Xếp Loại Học Lực Của 3 Hs Được Theo Dõi Sự Phát Triển Các Kĩ Năng Th Sinh Học


Bảng 3.2. Xếp loại học lực của 3 HS được theo dõi sự phát triển các kĩ năng TH Sinh học‌


TT


Họ và tên


Lớp/ trường THPT chuyên

Điểm tổng kết ở

lớp 10

Xếp loại học lực trong lớp

Môn

SH

Trung bình

các môn

1

Trần Khánh Linh

11Sinh/ Trần Phú

8,8

8,5

Nhóm giỏi

2

Phạm Hải Long

11Sinh/ Trần Phú

9,2

9,0

Nhóm xuất

sắc

3

Nguyễn Đức Việt

11Sinh/ Trần Phú

7.2

7,8

Nhóm khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

3.2.2. Phương thức sử dụng học sinh để thực nghiệm

Để phù hợp với đối tượng TN là HS chuyên và mục đích TN nhằm đánh giá sự phát triển NLTH Sinh học của HS qua các bài TH, chúng tôi không tiến hành TN song song lớp TN và lớp đối chứng mà tiến hành đối chứng ngay trên những HS được TN. Có nghĩa là, tất cả những HS được TN đều được đối chứng với chính mình ở các giai đoạn của quá trình TN.

3.2.3. Quy trình thực nghiệm

- Trao đổi, thống nhất với giáo viên về mục đích, phương pháp và các yêu cầu trong quá trình TN sư phạm.

- Chuyển tài liệu để GV nghiên cứu nhằm thực hiện quá trình thực nghiệm theo đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Tài liệu chuyển cho GV nghiên cứu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Khái niệm và biểu hiện các kĩ năng thành phần của NLTH Sinh học.

+ Các kĩ năng TH Sinh học đã được xác định để rèn luyện cho HS chuyên Sinh và các mức độ biểu hiện hành vi.

+ Quy trình tổ chức dạy học TH phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên Sinh.

+ Các chủ đề TH để dạy thực nghiệm và kế hoạch bài dạy các chủ đề được thiết kế trong dạy TH chuyên đề Sinh lý TV và Sinh lý ĐV (Phụ lục 4).

+ Định hướng công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên, ma trận các bài kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức tri thức


Sinh học cho HS chuyên trong quá trình dạy TN (Phụ lục 5) .

- Sau đó, tiến hành triển khai quá trình dạy học TH TN và đo nghiệm để đánh giá kết quả TN.

Bên cạnh đó, chúng tôi gửi tóm tắt quy trình dạy học phát triển NLTH Sinh học; hệ thống các bài TH Sinh học dùng cho HS chuyên Sinh lớp 11; các kĩ năng TH Sinh học đã được xác định để rèn luyện cho HS chuyên và các mức độ biểu hiện hành vi; công cụ đánh giá các kĩ năng TH Sinh học của HS cho các GV trường THPT chuyên để lấy ý kiến đóng góp.

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Tài liệu sử dụng dạy học và các bài thực nghiệm sư phạm

Để quá trình rèn luyện NLTH Sinh học vừa đảm bảo sự hình thành, phát triển của các KN, vừa đảm bảo được chương trình dạy học chuyên Sinh lớp 11, chúng tôi tiến hành và dạy TN các chủ đề TH trong chuyên đề Sinh lí TV và chuyên đề Sinh lí TV song song sau khi HS kết thúc chủ đề lý thuyết tương ứng. Lựa chọn 3 chủ đề TH tương ứng với 3 lần TN và đánh giá được thực hiện ở 3 thời điểm là đầu TN (ĐTN) sau dạy TN chủ đề 1, giữa TN (GTN) sau dạy TN chủ đề 2 và cuối TN (CTN) sau dạy TN chủ đề 3.

Theo lý thuyết tiếp cận hệ thống, Sinh lí TV và Sinh lí ĐV là một trong hai chuyên đề về Sinh học cấp độ cơ thể và mỗi chuyên đề nội dung trong chương trình tương ứng với một đặc điểm của cấp độ tổ chức sống. Mỗi chủ đề TH gồm 3 bài TH là một đơn vị rèn luyện và phát triển các kĩ năng TH cho HS chuyên Sinh, trong đó các bài đã được thiết kế theo định hướng rèn luyện các kĩ năng TH và phát triển các tri thức khoa học theo mức độ tăng dần, bài TH thứ 3 trong mỗi chủ đề là bài TH chứa đựng các tình huống nghiên cứu được sử dụng để đo mức độ hoàn thiện các kĩ năng TH của HS chuyên Sinh mà luận án cần thực hiện. Để phù hợp với nội dung dạy học chuyên Sinh lớp 11, chúng tôi lựa chọn các chủ đề dạy học TH thuộc cùng chủ đề kiến thức chiếm thời lượng lớn nhất là Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể sinh vật, với 2 chủ đề về cơ thể TV và 1 chủ đề về cơ thể ĐV. Nội dung cụ thể của 3 chủ đề TH được mô tả (đánh mã số) như trong bảng 3.3. Trong mỗi chủ đề, 2 bài TH đầu được thiết kế để dạy TN đồng thời được sử dụng để đo mức độ phát triển NLTH Sinh học ở các kĩ năng được biểu hiện trong quá trình học của HS,


bài TH thứ 3 (1.3; 2.3; 3.3) là công cụ đánh giá tốc độ và độ chính xác khi tiến hành TH ở từng kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bài TH.

Bảng 3.3. Các bài TH thực nghiệm và đánh giá NLTH Sinh học



TT


Chủ đề TH


Các bài TH

Giai

đoạn TN


1.

Tìm hiểu một số đặc điểm sinh lí tế bào TV

1.1. Xác định nguyên tố khoáng trong mô TV


Đầu TN

1.2. Xác định đặc điểm dung dịch dựa vào hiện

tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh

1.3. Sinh lí và di truyền ở TV


2.

Nhận diện mô và sinh lý tim của ấu trùng ruồi Calliphora

vicina

2.1. Xác định các trục cơ thể của ấu trùng


Giữa TN

2.2. Giải phẫu ấu trùng ruồi để tách và nhận diện

các mô.

2.3 Sinh lý tim của ấu trùng


3.


Quang hợp ở TV

3.1. Ảnh hưởng ánh sáng đến cường độ quang

hợp


Cuối TN

3.2. Xác định con đường quang hợp ở TV C3, C4

và CAM

3.3. Phân tích sắc tố lá và xác định tính cảm

quang của clorophin

3.3.2. Nội dung đo, công cụ đo và phương pháp đo

Căn cứ vào giả thuyết khoa học của đề tài luận án và cấu trúc NLTH Sinh học của HS chuyên Sinh, chúng tôi xác định nội dung cần đo chính là các kĩ năng thành phần của NLTH Sinh học và hành vi biểu hiện của các kĩ năng này, trên cơ sở đó chúng tôi sử dụng bảng tham chiếu đánh giá biểu hiện hành vi về các kĩ năng TH Sinh học và các bài TH để làm công cụ đo nghiệm.

Nội dung đo là biểu hiện hành vi của các tiêu chí thuộc các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển cho HS chuyên; là mức độ phát triển khả năng nhận


thức tri thức khoa học Sinh học của HS ở các giai đoạn ĐTN, GTN và CTN. Các nội dung đo được thực hiện trong quá trình tổ chức dạy học TH thông qua phiếu đánh giá kĩ năng của GV và bài báo cáo TH trong quá trình dạy học TH, bài kiểm tra kiến thức của HS sau khi thực hiện các chủ đề TH. Công cụ đo và phương pháp đo được thể hiện trong bảng 3.4

Bảng 3.4. Công cụ đo, phương pháp đo


Công cụ đo nghiệm


Thang đo

Phương pháp đo nghiệm

Phiếu đánh giá kĩ năng

TH

Đánh giá các kĩ năng TH theo các tiêu chí đánh giá các KN

thành phần của NLTH Sinh học.

Đánh giá trực tiếp thông qua việc quan sát quá trình thực

hiện của HS.


Báo cáo TH của HS


Các nội dung TH được HS trình bày trong báo cáo là bản mô tả về toàn bộ các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên đã được được nghiên cứu.

- Tiến hành theo dõi và đánh giá từng KN của HS khi tiến hành bài TH.

- Kiểm tra, chấm điểm và xử lí kết quả để đánh giá mức độ hình thành và phát triển kĩ

năng TH.


Bài KT lý thuyết

Các câu hỏi, bài tập trong bài kiểm tra tương ứng với các biểu hiện của khả năng nhận thức các tri thức khoa học Sinh học của

HS chuyên.

- Kiểm tra, chấm điểm và xử lí kết quả để đánh giá mức độ về khả năng nhận thức tri thức khoa học của HS.

Để theo dõi các biểu hiện của các kĩ năng TH khi HS thực hiện bài TH, chúng tôi sử dụng bảng tiêu chí đánh giá các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên. Bảng theo dõi biểu hiện hành vi (tiêu chí) do GV theo dõi trong phiếu đánh giá kĩ năng được trình bày trong bảng 2.9 ở chương 2 luận án. Quá trình xếp loại cấp độ đạt được của mỗi kĩ năng theo mức M1, M2, M3 được căn cứ dựa trên kết quả đo lượng hóa bằng điểm như mô tả ở mục 2.4.1.2 (bảng 2.10) của chương 2 luận án.


3.3.2.1 Đo kỹ năng đạt được qua theo dõi quá trình thực hiện bài TH

Khi thực hiện việc theo dõi biểu hiện hành vi của kĩ năng TH Sinh học ở mỗi HS, chúng tôi bố trí đủ các điều kiện TH thí nghiệm ngang nhau cho mỗi HS trong 1 buổi học. Mỗi ca dạy đều có 2 GV cùng tham gia điều hành hoạt động học tập của lớp. Trong suốt quá trình HS thực hiện bài TH, GV thường xuyên quan sát và đánh giá cấp độ đạt được về từng kĩ năng TH Sinh học ở mỗi HS theo mẫu phiếu đánh giá kĩ năng, đồng thời theo dõi hoạt động học tập của HS và đưa ra các nhận xét để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ HS hoàn thiện các kĩ năng.

3.3.2.2. Đo kỹ năng đạt được qua báo cáo TH của HS

Để đánh giá mức độ và độ chính xác khi tiến hành bài TH ở từng kĩ năng và khả năng nhận thức của HS về các vấn đề Sinh học thông qua các bài TH, chúng tôi tiến hành đo toàn bộ các hành vi của các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh trong báo cáo TH do HS thực hiện. Ở các bài TH, chúng tôi đưa ra tình huống và bài tập TH, trong đó mỗi nội dung sẽ đánh giá một kĩ năng TH Sinh học. Các câu hỏi và bài tập đánh giá theo mức độ đạt được của từng tiêu chí và sau đó sẽ được quy đổi ra điểm theo từng kĩ năng. Kết quả diễn đạt trong báo cáo TH của HS phản ánh cấp độ đạt được ở từng kĩ năng TH Sinh học và khả năng nhận thức các vấn đề TH Sinh học được đặt ra. Trong quá trình TN sư phạm, ở mỗi bài TH chúng tôi tiến hành theo dõi thao tác TH của HS và đánh giá thông qua tình huống, bài tập TH mà HS viết trong báo cáo TH .

Kế hoạch đánh giá các kĩ năng qua các bài TH được xử lí thống kê thu được kết quả thực nghiệm.

3.3.2.3. Đo khả năng nhận thức tri thức khoa học Sinh học của HS qua bài kiểm tra kiến thức lý thuyết

Để đánh giá mức độ phát triển khả năng nhận thức các tri thức khoa học của HS, chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra kiến thức ở 4 bài kiểm tra tương ứng các giai đoạn: trước TN (KT1), sau khi học xong các chủ đề TH (KT2, KT3 và KT4). Các bài kiểm tra được xây dựng theo cùng một ma trận về các mức độ nhận thức (phụ lục 5). Theo đó, nội dung các câu hỏi, bài tập TH trong bài kiểm tra tương ứng với các biểu hiện của khả năng nhận thức của HS chuyên. Kết quả bài viết thể hiện được mức nhận thức của HS và được chấm điểm để theo dõi và đánh giá, xử lí thống kê thu được kết quả TN.


3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Cấp độ đạt được về các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên

3.4.1.1. Kết quả đánh giá định lượng tổng hợp đối với 11 tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học

Kết quả đánh giá định lượng 10 tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện của 86 học sinh sau khi dạy học TN với 3 chủ đề thuộc cả 2 chuyên đề Sinh lí TV và Sinh lí ĐV của các HS chuyên Sinh lớp 11 thể hiện ở Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.1.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí trong các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển cho HS chuyên Sinh lớp 11


Tiêu chí


Mức độ

Kết quả đạt được

Đầu TN

Giữa TN

Cuối TN

SL

%

SL

%

SL

%


Phân tích nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề TH

3

12

14,0

36

41,8

62

72,1

2

54

62,7

44

51,2

22

25,6

1

20

23,3

6

7,0

2

2,3


Đặt giả thuyết cho vấn đề cần TH

3

0

0,0

26

30,3

44

51,2

2

54

62,8

50

58,1

40

46,5

1

32

37,2

10

11,6

2

2,3


Kiểm soát được các yếu tố có thể tác động đến quá trình thực hiện.

3

2

2,3

13

15,1

40

46,5

2

34

49,5

51

58,1

38

44,2

1

50

58,2

22

27,8

8

9,3


Sử dụng các kĩ năng khoa học để thực hiện các bước TH.

3

6

7,0

30

35,0

60

69,8

2

54

62,8

54

62,8

24

27,9

1

26

30,2

2

2,3

2

2,3

Vận dụng được các kĩ năng TH để

3

10

11,6

34

39,5

44

51,2





Mức độ

Kết quả đạt được

Tiêu chí

Đầu TN

Giữa TN

Cuối TN


SL

%

SL

%

SL

%

thực hiện các hoạt động TH.

2

46

53,4

37

43,0

30

34,8


1

30

35,0

15

17,5

12

14,0


Vận dụng được các phương pháp TH để thực hiện các hoạt động TH.

3

10

11,6

38

44,1

55

64,0

2

46

53,4

36

41,9

23

26,7

1

30

35,0

12

14,0

8

9,3


Quan sát, ghi chép kết quả một cách phù hợp.

3

12

14,0

36

41,8

62

72,1

2

54

62,7

44

51,2

22

25,6

1

20

23,3

6

7,0

2

2,3


Phân tích được các hiện tượng và số liệu thu được

3

8

9,4

28

32,5

50

58,2

2

42

48,8

52

58,1

36

41,8

1

36

41,8

8

9,4

0

0


Bình xét được kết quả ban đầu.

3

10

11,6

26

30,2

68

79,0

2

51

59,3

60

69,8

16

21,0

1

25

29,1

0

0

0

0

Có thể đưa ra được kế hoạch thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới xuất hiện.

3

2

2,3

24

27,9

40

46,5

2

28

32,5

50

58,1

43

50,0

1

56

65,2

12

14,0

3

3,5



Biểu đồ 3 1 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của các kĩ năng TH 1

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển cho HS chuyên Sinh lớp 11

Qua Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.1 cho thấy các tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực trong quá trình dạy học TN. Ở giai đoạn đầu TN, các tiêu chí HS đạt được chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể. Ví dụ tiêu chí 1: giai đoạn đầu TN có 0% HS đạt mức 3; 62,8% HS đạt mức 2; 37,2% HS đạt mức 1. Số liệu này tương ứng ở giai đoạn giữa TN lần lượt là 30,3%; 58,1%; 11,6 % và giai đoạn cuối TN lần lượt là 61,2%; 46,5%; 2,3%. Ví dụ, tiêu chí 7 có tỉ lệ HS đạt mức 3, mức 2, mức 1 lần lượt ở đầu TN là 14,0%; 62,7 %; 23,3 %; ở giữa TN là 41,8%; 51,2 %; 7,0 %; ở cuối TN là 72,1%; 25,6 %; 2,3 %.

Để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu thu được, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để tính độ tin cậy Spearman- Brown. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.6:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024