Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----------------------


TRẦN THỊ THANH THỦY


các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----------------------


TRẦN THỊ THANH THỦY


các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam


Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 7

1.1. Khái niệm các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 7

1.1.1. Các cách hiểu và tên gọi khác nhau về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 7

1.1.2. Định nghĩa và các đặc điểm của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 13

1.2. Phạm vi các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 21

1.3. Phân biệt các tình tiết loại trừ TNHS với những trường hợp không có TNHS và miễn TNHS 23

1.4. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 26

1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 26

1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 32

2.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự do phòng vệ chính đáng 32

2.1.1. Khái niệm phòng vệ chính đáng 32

2.1.2. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng 34

2.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết 43

2.2.1. Khái niệm tình thế cấp thiết 43

2.2.2. Các điều kiện của tình thế cấp thiết 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 52

3.1. Đánh giá các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS Việt Nam 52

3.2. Hoàn thiện BLHS quy định về các tình tiết loại trừ TNHS 57

3.2.1. Hoàn thiện quy định về phòng vệ chính đáng 58

3.2.2. Bổ sung quy định về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác ... 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 69

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.


Người cam đoan


Trần Thị Thanh Thủy

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ luật hình sự CHLB: Cộng hòa Liên bang CHND: Cộng hòa nhân dân CTTP: Cấu thành tội phạm PLHS: Pháp luật hình sự PVCĐ: Phòng vệ chính đáng TTCT: Tình thế cấp thiết TNHS: Trách nhiệm hình sự

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một dạng trách nhiệm pháp lý buộc người phạm tội phải chịu chế tài hình sự được luật hình sự quy định. Theo đó, luật hình sự có nhiệm vụ xác định các hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm và phải chịu TNHS. Bên cạnh đó, luật hình sự cũng có những quy định về các trường hợp mà hành vi đã thực hiện về hình thức tuy có các dấu hiệu của tội phạm nhưng vì có những tình tiết đặc biệt nên không bị coi là tội phạm và không phải chịu TNHS. Luật hình sự Việt Nam nói chung cũng như Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành chưa có tên gọi cho các tình tiết này mà chỉ có tên gọi cho từng tình tiết cụ thể, đó là phòng vệ chính đáng (Điều 15) và tình thế cấp thiết (Điều 16). Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết này được các nhà khoa học gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Các tên gọi khác nhau đó là: “căn cứ hợp pháp của hành vi nguy hiểm cho xã hội”; “những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”; “các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”; “những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự”; “các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” và “các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự”... Mặc dù chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ như kể trên nhưng xét về nội dung, các trường hợp này đều được hiểu không khác nhau và hậu quả pháp lý mà người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đều giống nhau – không phải chịu TNHS. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả chọn thuật ngữ “các tình tiết loại trừ TNHS” theo cách gọi trong Giáo trình Luật hình sự (Phần chung) của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2003).

Cùng với chế định TNHS, chế định “các tình tiết loại trừ TNHS” có ý nghĩa trong việc giải quyết TNHS, là “cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam trên con đường đổi mới” [9, tr.280]. Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự và trong thực tiễn, nhận thức và áp dụng các tình tiết loại trừ TNHS đang còn có một số vướng mắc. Bản thân hai tình tiết được quy định trong BLHS hiện hành (phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết) vẫn còn nhận thức và áp dụng chưa thống nhất; bên cạnh đó, phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS gồm những trường hợp nào vẫn còn nhiều tranh luận.

Hơn nữa, việc Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã quy định thêm một số trường hợp cùng với “phòng vệ chính đáng” (PVCĐ) và “tình thế cấp thiết” (TTCT) trong chương mới - chương IV - “Những trường hợp loại trừ TNHS” cũng đòi hỏi có sự nghiên cứu về các trường hợp bổ sung này để làm rõ hơn chế định “các tình tiết loại trừ TNHS”.

Với lý do như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề luận văn thạc sỹ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định “các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự” trong luật hình sự có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội cũng như về mặt pháp lý hình sự. Do đó, vấn đề này được nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước hết, các Giáo trình Luật hình sự - Phần chung của các cơ sở đào tạo đại học đều có nội dung trình bày những kiến thức cơ bản về chế định này cũng như về nội dung của hai điều luật trong BLHS quy định về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, đây chỉ là những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu sâu về lý luận cũng như thực tiễn.

Các công trình nghiên cứu khác về vấn đề mà tác giả luận văn nghiên cứu bao gồm các luận án, luận văn, các sách và các bài báo. Các công trình này có thể được chia thành các nhóm sau:

- Nhóm nghiên cứu về nhiều vấn đề của Luật hình sự trong đó có nội dung về chế định mà tác giả luận văn nghiên cứu. Ví dụ: Lê Văn Cảm, Những

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 14/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí