Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Và Hoạt Động Khác


mang thai 3 tháng cuối sẽ sinh ra trẻ từ 0-12 tháng tuổi trong cả năm can thiệp. Như vậy sau 12 tháng can thiệp các đối tượng can thiệp sẽ nằm trong nhóm tuổi từ 0-36 tháng. Chính vì vậy đối tượng đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp sẽ là trẻ từ 0-36 tháng và bà mẹ của chúng.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Trẻ em bị dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, bại não và trẻ em không thường trú tại các xã nghiên cứu.

+ Bà mẹ và trẻ không thường trú tại địa điểm nghiên cứu

+ Bà mẹ bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ hoặc không hợp tác

2.2.2. Nghiên cứu định tính


- Các bà mẹ nuôi con nhỏ từ 0-36 tháng tuổi thường trú tại các xã nghiên cứu

- Cán bộ tuyến xã: CBYT của TYT, lãnh đạo UBND, đại diện HPN, CTV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

- Cán bộ tuyến huyện: Chuyên trách dinh dưỡng (CTDD), lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện (TTYT)

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


Sơ đồ 2 1 Thiết kế can thiệp tổng thể Để xây dựng mô hình can thiệp và 1

Sơ đồ 2. 1: Thiết kế can thiệp tổng thể


Để xây dựng mô hình can thiệp và đánh giá hiệu quả mô hình trên thực địa các phương pháp nghiên cứu kết hợp sau đây đã được thực hiện:

1) Xây dựng mô hình

2) Thiết kế can thiệp phỏng thực nghiệm có đối chứng (Quasi-Experimental- Design) hay còn được gọi là can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, điều tra trước can thiệp (TCT) và điều tra sau can thiệp (SCT) để đánh giá hiệu quả mô hình.

3) Sử dụng phương pháp định lượng (mô tả cắt ngang) kết hợp với định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) trong điều tra TCT và SCT của nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng.


- Điều tra mô tả cắt ngang TCT để có số liệu nền về thực trạng SDD và các yếu tố liên quan giúp xây dựng mô hình can thiệp và thông điệp truyền thông phù hợp. Phương pháp định tính (PPĐT) cũng được sử dụng kết hợp trong điều tra TCT để khai thác sâu hơn về hiểu biết, quan niệm, thái độ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ và các cản trở thực hành đúng.

- Điều tra cắt ngang SCT để có số liệu và các thông tin nhằm so sánh với số liệu nền để đánh giá hiệu quả can thiệp. Trong điều tra SCT, PPĐT cũng được thực hiện nhưng chỉ ở 2 xã can thiệp để đánh giá khả năng áp dụng mô hình.

Dưới đây là sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng:


Sơ đồ 2 2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng 2


Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng


Sơ đồ 2.2 mô tả thiết kế can thiệp cộng đồng có nhóm chứng. Từ 6 huyện thị đồng bằng ven biển của tỉnh Khánh Hòa chọn chủ định 3 huyện thị, trong đó 2 huyện thị thuộc khu vực thành thị (TP Nha Trang và thị xã Ninh Hòa) và một huyện thuộc


khu vực nông thôn (huyện Diên Khánh). Từ 3 huyện thị chọn ngẫu nhiên 3 xã trong số những xã đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của nghiên cứu. (Cách chọn xã nghiên cứu xin xem phần chọn mẫu). Chia hai xã thành thị thành xã can thiệp và xã chứng, xã can thiệp này được gọi là xã can thiệp thành thị (CTTT). Xã nông thôn còn lại được đưa vào nhóm can thiệp và được gọi là xã can thiệp nông thôn (CTNT). Nhóm can thiệp: Bao gồm CTTT và CTNT được triển khai các hoạt động của mô hình truyền thông và hoạt động của chương trình Mục tiêu quốc gia “Dự án cải thiện TTDD trẻ em”. Nhóm đối chứng: Tại nhóm đối chứng chỉ thực hiện các hoạt động của Dự án cải thiện TTDD trẻ em.

Các bước triển khai nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng:


+ Sau khi đã có nhóm can thiệp và nhóm chứng, tiến hành điều tra thực trạng trước can thiệp (thời điểm T0) bằng mô tả cắt ngang kết hợp với phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN).

+ Tiến hành triển khai can thiệp ngay sau điều tra thực trạng trong khoảng thời gian 12 tháng (từ tháng 8/2011- hết tháng 7/2012).

+ Điều tra sau can thiệp (thời điểm T12) bằng mô tả cắt ngang kết hợp với PVS và TLN, so sánh với kết quả điều tra TCT để đánh giá hiệu quả mô hình và khả năng nhân rộng mô hình trên thực địa.

2.3.2. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp


2.3.2.1. Các bước xây dựng mô hình


Bước 1: Tổng quan tài liệu về tất cả những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xem xét các đánh giá các can thiệp PCSDD trên thế giới và ở Việt Nam, lý thuyết cơ bản về các loại hình truyền thông, chiến lược quốc gia về PCSDD, các khuyến cáo, tiêu chuẩn đánh giá của TCYTTG và VDD liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Bước 2: Xem xét thực tế môi trường tại địa phương, các dự án đang triển khai tại địa phương (các hoạt động đã và đang triển khai, tồn tại, khoảng trống chưa can thiệp) lồng ghép chương trình và tìm kiếm hỗ trợ.

Bước 3: Xây dựng mô hình can thiệp và nội dung can thiệp


Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia và hội đồng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật từ các tổ chức trong nước và quốc tế.

Bước 5: Xây dựng bộ công cụ can thiệp, thử nghiệm và sản xuất bộ công cụ can thiệp


2.3.2.2. Đối tượng đích và loại hình truyền thông


Nhóm đối tượng đích của can thiệp truyền thông


1) Nhóm đối tượng đích chính: PNMT 3 tháng cuối, bà mẹ có con từ 0-24 tháng tuổi.


2) Nhóm đối tượng đích 2, nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (chồng, mẹ chồng, mẹ đẻ, bạn bè, CBYT và CTV);

3) Nhóm đối tượng đích 3: Cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng.

Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS


Sử dụng các biện pháp truyền thông trực tiếp (TTTT) và truyền thông gián tiếp (TTGT) qua nhiều kênh truyền thông. Nơi triển khai mô hình là TYT xã với mục đích nhắm tới số đông các bà mẹ tại địa phương, là tầng lớp lao động không có nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin cập nhật về NDTN.

Cách tiếp cận đối tượng đích


Truyền thông trực tiếp tại phòng tư vấn (PTV), tại cộng đồng, tại hộ gia đình. Truyền thông gián tiếp qua các kênh thông tin đại chúng, tờ rơi, pano, áp phích, truyền thanh truyền hình.


Sơ đồ 2 3 Truyền thông đa dạng và đối tượng đích  Các hoạt động 3


Sơ đồ 2. 3: Truyền thông đa dạng và đối tượng đích


Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại phòng tư vấn


Các hoạt động TTTT tại PTV bao gồm tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm nhỏ, truyền thông nhóm lớn và truyền thông lồng ghép với các hoạt động y tế khác tại TYT. Các gói dịch vụ cung cấp tại PTV bao gồm khuyến khích NCBSMHT (đối tượng bà mẹ mang thai 3 tháng cuối); Hỗ trợ NCBSMHT (hỗ trợ bà mẹ cho con bú mẹ vào lúc sinh); Quản lý NCBSMHT (bà mẹ có con từ 0-6 tháng tuổi); Hướng dẫn cho ăn bổ sung và nội dung khác (bà mẹ có con từ 5-6 tháng tuổi); quản lý cho ăn bổ sung (bà mẹ có con 6-24 tháng tuổi).

Công cụ hỗ trợ cho tư vấn: PTV được thiết lập riêng biệt, có màu sắc thích hợp, trang bị ti vi và các vật dụng văn phòng khác, có Logo thương hiệu “Mặt Trời Bé Thơ”, có các dụng cụ hỗ trợ tư vấn như tranh lật, tờ rơi, mô hình em bé, vú giả, bình hút sữa mẹ, thực phẩm tươi sống, bếp nấu ăn v.v.. để hướng dẫn bà mẹ thực hành và cuối cùng là chia sẻ sử dụng các tài liệu truyền thông của các chương trình CSSK khác. Đồng thời với hoạt động tư vấn, dịch vụ còn cung cấp gói ORS, men tiêu hóa, thuốc bổ cho trẻ khi cần.

Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng


CBYT xã lập kế hoạch truyền thông. Triển khai các chiến dịch truyền thông cuốn chiếu theo thôn, tổ dân phố cho các nhóm đối tượng. TYT phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tuyên truyền cho các nhóm đối tượng. CTV tuyên truyền khi thăm hộ gia đình..

Các hoạt động truyền thông gián tiếp


Chọn nhiều kênh truyền thông, nhiều cấp truyền thông. Kênh truyền thông bao gồm tivi, phát thanh, Pano, áp phích, tờ rơi, sách nhỏ. Ban quản lý (BQL) cấp tỉnh thực hiện truyền thông qua ti vi, xây dựng Pano, áp phích. BQL tuyến huyện tổ chức hội thi, sự kiện. TYT xã phát tờ rơi, phát thanh .v.v.

Các biện pháp truyền thông gián tiếp, trực tiếp tại cộng đồng qua các kênh truyền thông đa dạng được thiết kế và thực hiện bởi nghiên cứu viên. Các biện pháp truyền thông trực tiếp tại phòng tư vấn ở các xã can thiệp được thực hiện với sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ dự án Nuôi dưỡng và Phát triển (Alive&Thrive)


2.3.2.3. Nội dung can thiệp


Nội dung can thiệp được thiết kế phù hợp dựa trên các kết quả điều tra ban đầu.

Tuy nhiên các nội dung tuyên truyền cơ bản bao gồm:


- Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trong thời kỳ mang thai, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

- Giáo dục về ABS, khuyến khích sử dụng đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu sắt và tránh sử dụng thực phẩm cản trở hấp thu sắt.

- Chăm sóc trẻ bệnh khi bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi


- Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm


- Khuyến khích bà mẹ tham gia các chương trình CSSK trẻ em khác như tiêm chủng mở rộng, chương trình Vitamin A.

- Đối với những trẻ SDD được xác định qua ngày tổng cân và trẻ thiếu máu qua xét nghiệm được tư vấn về chế độ ăn hoặc giới thiệu đến bệnh viện khám chữa.

2.3.2.4. Tìm kiếm Logo thương hiệu cho phòng tư vấn


Tổ chức hội thảo giới thiệu về mô hình can thiệp, lấy ý kiến đóng góp cho mô hình và tìm kiếm Logo thương hiệu để gửi đi tuyển chọn. Trong hội thảo đã thảo luận góp ý về xây dựng mô hình can thiệp và chia nhóm thiết kế Logo thương hiệu. Các nhóm đã vẽ Logo và gửi về ban tổ chức để lựa chọn. Tuy nhiên tổ chức A&T đã lựa chọn Logo Mặt Trời Bé thơ không phải là Logo tỉnh Khánh Hòa đề xuất.

2.3.2.5. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và hoạt động khác


Hệ thống nhận diện thương hiệu: Tranh thủ mọi ứng dụng trên mọi vật liệu, yếu tố, nắm bắt các cơ hội để tạo hệ thống nhận diện thương hiệu. Ví dụ trên các Pano, tờ rơi, áp phích, sách bỏ túi, biển hiệu PTV, giấy mời trẻ đi uống Vitamin A, giấy mời đi tiêm chủng, quà tặng (áo mưa, khăn, mũ), các phim quảng cáo, video, đồng hồ treo tường.

Quảng cáo thương hiệu và PTV: Sử dụng tất cả các kênh truyền thông và hệ thống nhận diện thương hiệu có thể có được để quảng bá thương hiệu và PTV. Ví dụ tranh thủ mọi cuộc họp của xã như họp HPN, tổ dân phố và tổ vay vốn, CTV sẽ giới thiệu PTV. Thực hiện phóng sự về PTV và phát trên đài Phát thanh và truyền hình tỉnh


Khánh Hòa (KTV), quảng cáo PTV “Mặt Trời Bé Thơ” trên sóng KTV, VTV2, VTV3 (do tổ chức A&T thực hiện). Cuối cùng là quảng cáo trên báo Khánh Hòa.

Các hoạt động bổ trợ khác: Thiết lập các PTV có cùng thương hiệu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện huyện, Trung tâm chăm sóc SKSS để tiếp nhận chuyển tuyến từ PTV của TYT xã và tận dụng mọi cơ hội tiếp cận, tuyên truyền cho những bà mẹ khám thai và sinh đẻ tại các CSYT này. Tạo môi trường thuận lợi cho nuôi con bằng sữa mẹ thông qua kiểm tra việc thực thi nghị định 21/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/2/2006 về việc Kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em

2.3.2.6. Sơ đồ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát


Sơ đồ 2 4 Hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát o Ban quản lý cấp tỉnh 4


Sơ đồ 2. 4: Hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát


o Ban quản lý cấp tỉnh: BQL cấp tỉnh (đại diện lãnh đạo Sở Y tế, phòng Nghiệp vụ Y, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc SKSS). Nhiệm vụ của BQL cấp tỉnh là điều hành hoạt động chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, tập huấn giảng viên nguồn cho tuyến huyện, tổ chức hội thảo triển khai nghị định 21 cho các cơ sở y tế tại 2 huyện thị nơi có các xã can thiệp, giám sát hỗ trợ các hoạt động can thiệp, kiểm tra hoạt động của mô hình theo định kỳ hàng quý và đột xuất, quảng bá thương hiệu PTV trên các phương tiện thông tin đại chúng

o Ban quản lý cấp huyện: BQL cấp huyện điều hành hoạt động chung, triển khai việc thực hiện nghị định 21 tại địa bàn quản lý, tham gia cử cán bộ đào tạo giảng viên nguồn tuyến huyện, đào tạo tư vấn viên, truyền thông viên, tập huấn cho CTV, hướng dẫn tổ chức điều hành hoạt động của các PTV và hoạt động truyền thông, kiểm tra và giám sát hỗ trợ các hoạt động truyền thông và hoạt động tư vấn tại các phòng tư vấn NDTN, theo định kỳ và đột xuất, thực hiện quảng bá thương hiệu PTV.

o Cán bộ y tế xã can thiệp: Trưởng trạm và chuyên trách dinh dưỡng lập kế hoạch truyền thông tại xã và tại các PTV, quản lý CTV, giao nhiệm vụ CTV, phối hợp với CTV triển khai các hoạt động truyền thông nhóm tại PTV và ngoài PTV, giám sát hỗ trợ CTV, báo cáo hoạt động tư vấn hàng tháng. Điều chỉnh kế hoạch truyền thông cho phù hợp với thực tế. Quảng bá thương hiệu PTV

o Cộng tác viên: Nhiệm vụ cộng tác viên là thăm hộ gia đình có đối tượng can thiệp (bà mẹ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ), tuyên truyền tại hộ gia đình, phát tờ rơi, giới thiệu bà mẹ tới PTV, thực hiện nghị định 21.

2.3.2.7. Quy trình can thiệp


- Tổ chức hội thảo với các đối tác và các bên liên quan: Sở Y tế, TTYT các huyện triển khai can thiệp, các ban ngành đoàn thể và các xã can thiệp.

- Tập huấn: cho cán bộ y tế về chăm sóc NDTN, các kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng lập kế hoạch truyền thông, cách tổ chức buổi truyền thông, quản lý phòng tư vấn. Tập huấn cho CTV dinh dưỡng về NDTN, giao nhiệm vụ cho CTV.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí