Đánh Giá Hoạt Động Marketing Online Qua Mạng Xã Hội


Nó cũng có một số công cụ SEO đơn giản để giúp bạn theo dòi cách xếp hạng và

lượng truy cập bạn nhận được, từ các từ khóa cụ thể.

Google Analytics - Theo dòi các chỉ số chặt chẽ

Google Analytics là công cụ được sử dụng nhiều nhất để phân tích trang web trên internet. Phiên bản cơ bản được sử dụng miễn phí, trong khi Analytics 360 là dịch vụ trả phí cao cấp được thiết kế cho các chủ doanh nghiệp cần nhiều hơn một chút từ phân tích trang web của họ.

Các đơn vị có thể quan sát các thông tin cơ bản trong dễ dàng trên bảng điều khiển phân tích chính và ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu sâu thông qua các sơ đồ với các số liệu cần thiết. Đó là một chức năng chính bên cạnh những chức năng hữu ích khác.

Google Analytics giúp các nhà tiếp thị dễ dàng theo dòi và báo cáo về tỷ lệ thoát, chuyển đổi, số lần xem trang, chuyển đổi khách truy cập và phân đoạn - tất cả các chỉ số cơ bản cho thấy hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp đang phát triển mạnh hay đang trì trệ.

Hootsuite - tận dụng tối đa mạng xã hội:

Hootsuite là một công cụ khác mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khuyên dùng và nó chủ yếu được thiết kế để quản lý nhiều kênh truyền thông xã hội (từ như Facebook, Twitter, LinkedIn và Instagram đến các ứng dụng thích hợp hơn như Tumblr, MailChimp hoặc Reddit). Tất cả được tích hợp ở một nơi, vì vậy nhà quản lý không cần liên tục chuyển đổi giữa các ứng dụng và gặp những cản trở bất tiện. Công cụ này đặc biệt chứa một số công cụ báo cáo tích hợp hữu ích.

Cung cấp phân tích thời gian thực về các chỉ số truyền thông xã hội, bao gồm người theo dòi, đề cập, tương tác, nhấp chuột vào các liên kết trong nội dung của kênh và hiệu suất của nhóm truyền thông xã hội trong việc phản hồi tin nhắn. Công cụ này khiến việc tính toán và thể hiện ROI của các nền tảng xã hội trởn nên dễ dàng hơn.

Hootsuite cũng cung cấp thông tin chi tiết về các phân khúc thị trường khác nhau đang thảo luận về thương hiệu của doanh nghiệp và cách thức - cho dù các đề cập nói chung là tích cực, tiêu cực hay trung lập giữa các nhóm khác nhau. Thông tin về đánh giá từ xã hội này có thể là chìa khóa quan trọng khi thước đo thành công của đơn


vị tập trung hơn vào nhận thức về thương hiệu và mức độ tương tác, hơn là cải thiện doanh số bán hàng hoặc lượt tải xuống một mặt hàng nhất định.

1.1.3.5 Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội

Theo một số mô hình lý thuyết nền tảng như thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết phân rã hành vi có kế hoạch (DTPB), thái độ của chủ thể đối với một sự việc là một trong hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định hành vi của người đó. Đồng thời, dựa trên các công trình nghiên cứu có liên quan, có thể thấy các yếu tố thuộc kênh quảng cáo/truyền thông qua MXH sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng, gián tiếp thông qua thái độ của họ đối với các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ đó:

Tính thông tin qua mạng xã hội: Yếu tố thông tin đề cập đến khả năng cung cấp thông tin có liên quan cho người tiêu dùng một cách hiệu quả, là lượng thông tin mà người tiêu dùng thu nhận được từ quảng cáo. Nó là một yếu tố quan trọng đối với quảng cáo qua MXH vì khách hàng tiềm năng thường đòi hỏi các thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họ có nhu cầu (Nguyễn Duy Thanh và ctv., 2013).

Tính giải trí của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội: có thể được hiểu là mức độ cảm xúc mang lại cho người dùng khi xem quảng cáo. Nghiên cứu của Tsang (2004), Ashmawy (2014) cho thấy tính giải trí trong thông tin QCTT có tác động tích cực đến giá trị nhận thức và thái độ của người tiêu dùng.

Sự tin cậy của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội: Sự tin cậy được định nghĩa là sự kỳ vọng lạc quan về kết quả của một sự kiện hay hành vi của con người hoặc là nhận thức của người tiêu dùng về tính trung thực và khả năng có thể tin tưởng của quảng cáo và các nhà quảng cáo nói chung (Bamoriya et al., 2012).

Tính tương tác – xã hội của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội: Tính tương tác là mức độ tương tác giữa người dùng với các loại hình quảng cáo, được mô tả như là phương tiện để các cá nhân giao tiếp hiệu quả với nhau, bất kể khoảng cách và thời gian; đồng thời nó còn là một đặc tính của môi trường trong đó cho phép người sử dụng tham gia sáng tạo và vui chơi giải trí. Sự tương tác trên Internet thay đổi cách thức mà người sử dụng cảm nhận đối với quảng cáo theo Yaakop et al. (2013).


Bảng 1.1 Các nhân tố đánh giá hiệu quả hoạt động online qua mạng xã hội


STT

Nhân tố

Nguồn


1


Tính thông tin

Blanco et al. (2010), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Tsang et al. (2014), Ashmawy (2014)


2


Tính giải trí

Blanco et al. (2010), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Tsang et al. (2014), Ashmawy (2014)


3


Tính tin cậy

Yaakop et al. (2012), Bamoriya et al. (2012), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Tsang et al. (2014), Ashmawy (2014)


4


Tính tương tác – xã hội

Radder et al. (2010), Yaakop et al. (2012), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Ashmawy (2014)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu

1.2 Cơ sở thực tiễn


1.2.1 Vai trò và xu hướng Marketing mạng xã hội trên toàn cầu

“Cách mạng công nghiệp 4.0” đang diễn ra trên khắp thế giới. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Trong thời đại 4.0 đó, Marketing Online ngày càng trở nên phố biến và vai trò quan trọng có phần vượt qua các phương thức Marketing truyền thống. Với việc con người ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu theo hình thức trực tuyến là điều mà bất cứ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng cần thực hiện.

Thông qua dữ liệu mới nhất từ Báo Cáo Digital Toàn Cầu Q1/2020 cho thấy số người dùng internet (internet users) và người dùng phương tiện truyền thông xã hội (social media users) trên toàn thế giới đã tăng hơn 300 triệu trong mười hai tháng qua. Đặc biệt với cuộc sống xã hội hiện nay, internet và marketing online là một phần không thể thiếu, là động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Thông qua các con số biết nói từ số liệu thống kê toàn cầu người dùng sử dụng Digital cho thấy người dùng kết nối Digital đang tiếp tục phát triển với tốc độ ấn tượng trên toàn thế giới.


Tính đến tháng 7 năm 2020, dân số thế giới là 7.79 tỷ người (tăng thêm 400 triệu người từ tháng 1 năm 2020), trong đó có hơn 4.57 tỷ người có tiếp cận Internet (tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 59%), có 5.19 tỷ thuê bao điện thoại di động (tương đương với tỉ lệ thâm nhập là 67%). Số người đang sử dụng mạng xã hội là 3.96 tỷ (tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 51%), tăng thêm 160 triệu người (tương ứng tỷ lệ thâm nhập là 2%) từ tháng 1 năm 2020.

Điều này có nghĩa, cho đến hiện tại, có hơn một nửa dân số thế giới đang sử dụng mạng xã hội, và ước tính trong mỗi giây có thêm khoảng 12 người dùng mạng xã hội trên toàn cầu. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh mẽ này đó là do trong đại dịch Covid-19, người dùng Internet có nhu cầu truy cập tin tức và giải trí ngay trên mạng xã hội.

Tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), tỉ lệ thâm nhập Internet và mạng xã hội cao hơn so với thế giới, với các con số lần lượt là 66% (Internet) và 63% (mạng xã hội), và 81% người dùng mạng xã hội từ 13 tuổi trở lên chỉ xếp sau Trung Mỹ (86%) và Bắc Mỹ (82%).


Hình 1 Tổng quan về sử dụng Digital toàn cầu trong Q1 2020 Nguồn Báo cáo từ 1

Hình 1: Tổng quan về sử dụng Digital toàn cầu trong Q1.2020

(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý 1

năm 2020 được xuất bản bởi HootsuiteWe Are Social)


Từ những tình hình thật sự rất biến động như năm 2020 qua, đã có các bước ngoặt thay

đổi lớn trong hoạt động digital, điều này xảy ra đặc biệt có thể thấy là tại các quốc gia


– nơi phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và rò ràng nhất bởi cơn đại dịch Covid-19. Một mặt từ sự kiện này, đó là sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, điểm nhấn video call. Cùng với đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của kênh thương mại điện tử, nổi bật là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Từ đó bên cạnh nhìn nhận những thách thức được đặt ra, các

nhà quảng cáo hoạt động trên kênh digital cũng tìm thấy nhiều cơ hội hơn.


Hình 2 Các loại nội dung đáng quan tâm trong thời kỳ COVID 19 Q1 2020 Nguồn Báo 2

Hình 2: Các loại nội dung đáng quan tâm trong thời kỳ COVID-19 Q1/2020

(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý 1

năm 2020 được xuất bản bởi HootsuiteWe Are Social)


Nhiều người nói rằng họ hy vọng thói quen mới của họ sẽ tiếp tục sau khi dịch Covid-19 qua đi. 57% người dùng internet nói rằng họ hy vọng sẽ tiếp tục xem nhiều nội dung hơn trên các dịch vụ phát trực tuyến và 15% nói rằng họ sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian hơn để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.

Cũng theo đó, Facebook vẫn là ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất. Tiktok đang bám sát Instagram (mặc dù Tiktok vẫn đang kín tiếng về số liệu người dùng). Các nhà quảng cáo hiện có thể tiếp cận hơn 2 tỷ người trên Facebook. So với số lượng advertising audience We Are Social và Hootsuite đã báo cáo trong Global Digital 2020 hồi đầu năm, Facebook đã có thêm 76 triệu người xem quảng cáo trên tính đến tháng 3 năm 2020 so với tháng 12 năm 2019. Phần lớn đến từ Ấn Độ và Hoa Kỳ. Nguồn: We Are Social & Hootsuite


Hình 3 Thứ hạng các ứng dụng điện thoại trên toàn cầu Q1 2020 Nguồn Báo 3


Hình 3: Thứ hạng các ứng dụng điện thoại trên toàn cầu Q1/2020

(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý 1

năm 2020 được xuất bản bởi HootsuiteWe Are Social)


Nghiên cứu từ GlobalWeb Index cho thấy, hơn một nửa số người dùng internet (51%) chấp nhận các thương hiệu tiếp tục quảng cáo như bình thường mặc dù chịu sự ảnh hưởng của Covid-19. Chỉ khoảng 18% cho biết họ không chấp thuận. Dưới 31% nói rằng họ không chấp nhận cũng không tán thành. Song các thương hiệu cần cẩn trọng trong việc sử dụng thông điệp truyền thông. Nguồn: We Are Social & Hootsuite

Hình 4 Thứ hạng tiếp cận quảng cáo Facebook ở các quốc gia trên thế giới 4

Hình 4: Thứ hạng tiếp cận quảng cáo Facebook ở các quốc gia trên thế giới Q1/2020


(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý 1

năm 2020 được xuất bản bởi HootsuiteWe Are Social) Từ đó những bảng thống kê, có thể thấy được số lượng người sử dụng mạng internet đang ngày càng gia tăng và là xu hướng. Có thể nói ít có thiết bị quảng cáo truyền thống nào như tivi, radio hay báo giấy lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy. Internet đã góp phần rất lớn trong việc xóa bỏ các ranh giới trong hoạt động tiếp thị, khi mà các thiết bị như tivi, đồng hồ thông minh, máy tính bỏ túi… bắt đầu được nối mạng. Chúng ta có thể thấy rằng, đây chính là thời điểm mà hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có cơ hội phát triển vượt bậc. Đây cũng chính là tiền đề tạo nên bước nhảy vọt của online marketing (hay internet marketing) nói riêng và digital

marketing nói chung trong hoạt động kinh doanh.

1.2.2 Tình hình tiếp cận Marketing Online/mạng xã hội ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhưng đang được đánh giá cao về khía cạnh tốc độ gia tăng nhanh chóng về việc sử dụng mạng internet, được xem như là một khu vực có tiềm năng đầu tư. Internet ở Việt Nam đã tăng trưởng gấp 100 lần trong vòng 10 năm qua, là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam còn nhỏ với ước tính doanh số 278 tỉ đồng trong năm 2009, chỉ bằng 2% tổng chi tiêu quảng cáo của thị trường dù đã tăng 71% so với năm 2008.

Tính đến năm 2020, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 38%. Cùng trong năm này, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất vào tháng 2/2020 thì Việt Nam đã có 67 triệu người dùng Internet. Đây chính là một thị trường marketing tiềm năng nói chung và marketing online nói riêng cho các doanh nghiệp phát triển.

Theo báo cáo thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social, bối cảnh Digital tại Việt Nam còn phát triển mạnh mẽ hơn mức trung bình Đông Nam Á. Trong tổng số 96.9 triệu dân, có 68 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỉ lệ thâm nhập là 70%); có tổng cộng hơn 145 triệu thuê bao di động (nghĩa là trung bình mỗi người sử dụng 1.5 số điện thoại). Số lượng tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt ở Việt Nam là 65 triệu, tương đương tỷ lệ thâm nhập là


67%. Mặc dù vẫn đứng sau một số nước ĐNA khác, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức

trung bình của khu vực và thế giới.

Đáng chú ý là trong số những người được khảo sát, có đến 93% sử dụng smartphone nhưng chỉ có 22% sử dụng điện thoại không thông minh, chứng tỏ smartphone giờ đã trở thành chuẩn mực của ngành điện thoại, và là cánh cửa mở ra nhiều thói quen của tương lai.

Hình 5 Tình hình sử dụng các phương tiện media tại Việt Nam tháng 1 năm 2020 5


Hình 5: Tình hình sử dụng các phương tiện media tại Việt Nam tháng 1 năm 2020

(Nguồn: HootsuiteWe Are Social)


Trong nhóm người từ 16-64 tuổi được khảo sát, ngoài smartphone, có 65% sở hữu laptop, 32% có ít nhất một máy tính bảng. Và điều đáng chú ý ở slide này đó là 9.6% số người được hỏi có sở hữu thiết bị xem TV và streaming trên Internet (ví dụ như smart TV, Android TV), 13% sở hữu smarthome và 18% sở hữu các thiết bị đeo tay.

Những con số này chứng minh rằng việc tiếp cận Internet của người Việt Nam hiện nay đã trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn. Điện thoại và máy tính vẫn chiếm phần lớn, nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của những thiết bị cá nhân hơn, như smart TV, smarthome, thiết bị đeo, game và cả thực tế ảo. Chúng ta nên lưu tâm để cân nhắc mức độ đầu tư nội dung và kênh tiếp cận người tiêu dùng tương ứng. Như

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí