Hoà Nhập Với Thị Trường Là Nền Tảng Để Người Nghèo Thoát Nghèo Bền Vững


Hướng đến mục tiêu tiến bộ xã hội, các quốc gia phải xây dựng những chiến lược phát triển kinh tế-xã hội một cách toàn diện, lâu dài, trong đó có chiến lược giảm nghèo. Ở khía cạnh khác, muốn đạt được mục tiêu tiến bộ xã hội bền vững thì phải dựa trên cơ sở tiếp cận phát triển mang tính bền vững và thực tế, cách tiếp cận này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới cam kết thực hiện. Dưới đây là những nội dung trình bày về phát triển và giảm nghèo theo hướng bền vững.

1.2.2 Phát triển và giảm nghèo bền vững

1.2.2.1 Vấn đề phát triển bền vững

Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về môi trường và Phát triển (WCED) của liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Johanesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây


dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992, 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chương trình Nghị sự 21 (AGENDA 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.

Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johanesburg, 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố JOHANNESBURG và bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

1.2.2.2 Giảm nghèo bền vững


Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 6

Phát triển bền vững theo nghĩa chung cần có các hợp phần của chiến lược phát triển phải mang tính bền vững. Như trình bày trên, giảm nghèo là một bộ phận quan trọng của phát triển bền vững do đó nó cũng đòi hỏi tính bền vững. Chưa có một khái niệm thống nhất nào về giảm nghèo bền vững tuy nhiên nhận thức về giảm nghèo bền vững cũng được quan tâm và phát biểu theo nhiều giác độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả tổng hợp từ các ý kiến của người dân, cán bộ các cấp (mà tác giả đã trực tiếp tiếp xúc, trao đổi) và xin đưa ra một số cách nhìn, tiếp cận về giảm nghèo bền vững.

- Giảm nghèo bền vững nhìn theo khía cạnh thu nhập người dân:


Đó là khi thu nhập của người dân đạt được mức gấp 1,5 lần chuẩn nghèo (một cán bộ Sở LĐTBXH Hà Tĩnh)

Giảm nghèo bền vững là không thuộc diện nghèo 3 năm trở lên (Một người dân xã Ea Sô- huyện Ea Kar-tỉnh Đắk Lắk)

Giảm nghèo bền vững là hoạt động hỗ trợ để người dân có ý chí tự vươn lên tạo được nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. (ý kiến tổng hợp trong khoá tập huấn cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo - tổ chức tại Hà Nội, 2004)


- Giảm nghèo bền vững nhìn dưới giác độ năng lực người dân:


Cần phải có khát vọng và được hướng dẫn cách làm ăn mới có thể giảm nghèo bền vững (ý kiến của một người dân thoát nghèo, x. Ngũ Lạc, h.Duyên Hải, t Trà Vinh).

Trong nền kinh tế thị trường, muốn thoát nghèo bền vững thì người dân phải được và có khả năng tham gia vào “sân chơi” của thị trường. (Ts. Nguyễn Hữu Dũng-Viện Khoa học Lao động Xã hội)

Muốn giảm nghèo bền vững thì người dân phải có biết cách làm ăn và có khả năng chống chọi với những rủi ro (Thảo luận của nhóm cán bộ xã Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh)

- Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ xã hội (bao gồm cả vốn xã hội, môi

trường, bình đẳng giới...)


Chỉ khi tạo được và duy trì quan hệ xã hội tốt thì người dân mới hết nghèo, vươn lên khá giả được và trong những lúc khó khăn họ tìm được sự giúp đỡ (Một cán bộ xã Trung Sơn, Yên Sơn, Tuyên Quang)

Do phong tục tập quán nên phụ nữ ít được tham gia các hoạt động xã hội, không tham dự tập huấn cách làm ăn (nhóm phụ nữ xã Krong Bong, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)

Do không nói được tiếng phổ thông nên không mở rộng giao lưu chỉ loanh quanh ở thôn thì thoát nghèo sao được (một người dân xã Xuân Phúc, Thanh Hoá)

Từ những ý kiến nêu trên tác giả tổng hợp và phác họa một quá trình (hình 1.4)

đi đến thoát nghèo bền vững, trong đó người nghèo ở vị trí trung tâm với các nguồn vốn hiện có (hạn chế) của mình cần được trợ giúp để cải thiện các nguồn vốn của mình cũng như cần được giảm thiểu các rào cản để có thể giảm nghèo bền vững gắn với tham gia vào thị trường.


Các thị trường

Thị trường đất đai - Thị trường vốn -Thị trường lao động-Thị trường hàng hoá -Thị trường thông tin - Thị trường khoa học, công nghệ...


HỘ NGHÈO VỚI CÁC NGUỒN VỐN

Vốn nhân lực Vốn xã hội Vốn tài chính Vốn vật chất

Vốn tự nhiên

Các trợ giúp giảm nghèo

Những vấn đề người nghèo gặp phải khi tham gia vào thị trường

Các rào cản khi tiếp cận các trợ giúp


Nguồn: Dự án Vie02/001, 2005

Hình 1.4: Hoà nhập với thị trường là nền tảng để người nghèo thoát nghèo bền vững

Để đi đến thống nhất nhận thức về giảm nghèo bền vững, nội dung nghiên cứu này xin đi từ quan niệm về giảm nghèo và quan điểm về bền vững. Nếu giảm nghèo được hiểu là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt được mức sống vượt trên mức sống tối thiểu thì bền vững(sustainable) được hiểu là có khả năng chống đỡ được hay có khả năng chịu được. Khi kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân đạt được mức


sống cao hơn mức sống tối thiểu và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này khi gặp (đối mặt) với các cú sốc (shock), hay rủi ro thông thường thì khi đó giảm nghèo là bền vững.

Quan điểm này chỉ ra rằng để giảm nghèo bền vững không chỉ dừng lại ở mức sống cao hơn mà còn đòi hỏi những điều kiện, yếu tố để duy trì và phát triển kết quả đó. Nội dung thứ 3 trong chương nghiên cứu này sẽ trình bày chi tiết hơn về các yếu tố cơ bản để giảm nghèo là bền vững.

1.2.2.3 Giảm nghèo trong mối quan hệ với phát triển bền vững

Như đã nêu trên, quan điểm phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và để đạt được mục tiêu phát triển bền vững phải bảo đảm nguyên tắc chính là lấy con người là trung tâm của phát triển bền vững. Thực tế trên thế giới vấn đề nghèo đói vẫn là một vấn đề gay cấn mà “nếu vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì không mục tiêu phát triển nào khác có thể được thực hiện” (phát biểu của nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan tại Hội nghị Thượng đỉnh-2001). Như vậy, giải quyết vấn đề nghèo đói là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình phát triển trên thế giới. Giảm nghèo và phát triển bền vững có vai trò, mối quan hệ tương tác lẫn nhau đó là để phát triển bền vững thì cần phải thực hiện giảm nghèo hay giảm nghèo là một yêu cầu của phát triển bền vững; và phát triển bền vững sẽ thúc đẩy giảm nghèo nhanh, hiệu quả hơn.

1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững

Trong nội dung 2 về giảm nghèo và phát triển bền vững đã đưa ra nét cơ bản của giảm nghèo bền vững với gợi ý rằng giảm nghèo bền vững là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi ro thông thường. Vậy những yếu tố nào bảo đảm rằng giảm nghèo là bền vững.

- Trước hết nhìn từ giác độ năng lực/khả năng, rõ ràng muốn giảm nghèo bền vững thì năng lực của người dân và cộng đồng cũng như chính quyền phải tốt.

- Tiếp đến là cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử dụng được năng lực để mà giảm nghèo.


- Thứ ba là an toàn. Nếu như cùng với nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp để chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi đó tính bền vững sẽ cao.

- Dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) tốt bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của các cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực qua đó giúp cho giảm nghèo bền vững.


Giảm nghèo bền vững

Năng lực Khả năng

Dịch vụ công cộng

Cơ hội phát triển

An toàn

Nguồn: Đánh giá tác động giảm nghèo trên địa bàn chương trình Chia se, 2007


Hình 1.5. Bốn trụ cột bảo đảm giảm nghèo bền vững

Đây là 4 trụ cột (khía cạnh) quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm nghèo có bảo đảm tính bền vững không. Trong phần dưới đây sẽ trình bày từng yếu tố của giảm nghèo bền vững.

1.2.3.1 Năng lực

Để giảm nghèo bền vững không thể thiếu yếu tố “năng lực’’. Có thể có những quốc gia, địa phương có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh) nhưng do chỉ dựa vào các nguồn trợ giúp trực tiếp nên khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân lại trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, của chính quyền và cộng đồng tốt khi đó người dân sẽ chủ động vươn lên thoát khỏi nghèo đói bằng nỗ lực của chính họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính quyền đồng


thời trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả đối phó với những rủi ro cũng cao hơn. Những điều này dẫn đến tính bền vững trong giảm nghèo. Ba nhóm đối tượng cần xem xét yếu tố năng lực bao gồm: người dân, cộng đồng và chính quyền.

Năng lực của người dân

Thông thường biểu hiện về năng lực của người dân được thể hiện qua các nguồn vốn sau:

- Vốn nhân lực (hay còn gọi là vốn con người): Bao gồm các yếu tố liên quan đến các đặc điểm cá nhân của con người với tư cách là nguồn lao động xã hội như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khoẻ và khả năng tham gia lao động... mà một người có khả năng phát huy để đạt được mục đích (nâng cao mức sống). Vốn con người có một vị trí rất quan trọng trong các nguồn vốn của hộ gia đình, do nó quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác (tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội). Hay nói cách khác, vốn con người là một yếu tố quyết định điều phối các yếu tố trong việc thực hiện các hoạt động (sinh kế). Vốn nhân lực được tích luỹ dựa trên cơ sở (i) qua đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, truyền thông và (ii) khả năng tự nhiên (yếu tố bẩm sinh). Do đó, để cải thiện vốn nhân lực thì chỉ có thể tác động qua đào tạo, vận động, huấn luyện và bồi dưỡng. Việc đánh giá vốn nhân lực là rất phức tạp bởi ngoài các yếu tố để đánh giá như kỹ năng, hiểu biết, sức khoẻ thì vấn đề kết hợp các yếu tố này trong môi trường cụ thể để phát huy hiệu quả lại rất quan trọng.

- Vốn tài chính: Được dùng để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được. Ba vấn đề cơ bản khi xem xét vốn tài chính đó là: (i) những phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có và khả năng tiếp cận,

(ii) phương thức tiết kiệm của người dân và (iii) các dạng thu nhập. Những chỉ dấu quan trọng về vốn tài chính là: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, vốn vay (nợ),.. Vốn tài chính có thể được cải thiện thông qua (i) tăng cường các hình thức, phương tiện và cơ hội tiếp cận tài chính như đa dạng hoá “sản phẩm“ và kênh “phân phối“ tín dụng-tiết kiệm, đa dạng hoá phương thức thanh toán, thế chấp,... (ii) đa dạng hoá các nguồn thu nhập[36].


- Vốn vật chất: là những yếu tố có tính chất hiện vật bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản và tài sản hộ gia đình: cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng bao gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, các hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng (điện), nơi làm việc của chính quyền, nhà ở, bệnh xá,.. Các tài sản trong gia đình như đồ dùng nội thất, dụng cụ sinh hoạt, trang thiết bị, máy móc... Các biện pháp nhằm tăng cường, bảo vệ vốn vật chất là (i) đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật; (ii) tự xây dựng nhà, làm đồ dùng gia đình nhưng cũng có thể thuê, mua sắm; (iii) thực hiện các biện pháp duy tu, bảo dưỡng các công trình, trang thiết bị để kéo dài thời gian sử dụng.

- Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lưới các mối quan hệ, các tổ chức và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó có được những cơ hội và lợi ích ,... (thông qua các mối quan hệ này có thể cải thiện được các nguồn vốn khác). Đó là mạng lưới kinh tế, xã hội thiết lập từ các nhóm bạn bè, họ hàng, láng giềng; các cơ chế hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường, các mạng lưới trao đổi thương mại với những con người tham gia vào mạng lưới; là những luật lệ, quy ước chi phối hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ; các cơ hội tiếp cận thông tin và nguồn tài nguyên, những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến công việc của địa phương như tham gia vào các tổ chức đoàn thể, chính quyền; những cơ chế giải quyết các xung đột,... Các biện pháp để cải thiện vốn xã hội gồm

(i) xây dựng các hội, nhóm hoặc các nhóm tăng cường hoạt động, thu hút sự tham gia một cách tự nguyện của người dân; (ii) tăng cường phân cấp và trao quyền để người dân được thể hiện tiếng nói của mình (tăng cường sự tham gia của người dân); (iii) thực hiện các cam kết và tạo dựng lòng tin.

- Vốn tự nhiên: Bao gồm những yếu tố liên quan hay thuộc về tự nhiên môi trường như khí hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng,... có thể không thuộc sở hữu của cá nhân nhưng con người phụ thuộc hay bị ảnh hưởng. Ví dụ như các khu bảo tồn, các khu rừng; các loại đất của hộ gia đình bao gồm đất ở, đất canh tác nông lâm nghiệp, thuỷ sản,... các nguồn cung cấp thức ăn và nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023