Tại mường trần gian, các không gian cũng được chia tách với: bản, mường của con người, nơi chứa hồn của cả người đang sống, hồn vía những tổ tiên đã chết; khu rừng ma (đẳm pá heo, nơi chôn người chết trong bản); linh hồn của các sự vật/ không gian hiện hữu trong phạm vi bản, mường như hồn chủ đất (chảu đin), hồn chủ nước (chảu nặm), hồn cột bản cột mường (lắk baan lắk miang),… Mường trần gian còn là nơi cư trú của các loại ma tự nhiên khác như ma rừng (phi pá), ma thuồng luồng (phi ngươk), ma lớn (phi luông)…
4. Con sông Ta Khái (nặm Ta Khái), con sông mang tính biểu tượng về mặt tâm linh của người Thái, vẫn được xem là con sông ngăn cách giữa mường trần gian và mường trời, nhưng trong các văn bản cúng lại mang một hàm nghĩa phức tạp hơn so với diễn giải này. Trong ý niệm của nhiều thầy mo, qua sông Ta Khái mới lên mường trời, và với họ, mường trời đồng nghĩa với đất mường Then1. Toàn bộ không
gian của mường một (mường riêng của thầy cúng, với các lực lượng siêu linh chuyên bảo vệ hồn vía người), mường phi (mường các ma hồn người chết, với nhiều ma chết dữ), đẳm chuống kang (nơi một số ma hồn tổ tiên cư ngụ) được xem là tầng tiếp giáp, ở lưng chừng, chưa phải là lên trời, dù không gian này vẫn thuộc về thế giới hư vô2. Phải vượt qua vùng đất trên cao có tính giáp ranh này mới tới con sông Ta Khái sóng dữ, và vượt sông là sang đất mường của các Then và đất đẳm đoi -
nơi ma hồn tổ tiên cư ngụ. Như vậy, Ta Khái, chính xác hơn, là con sông phân chia ranh giới giữa mường không trung (chuống kang) với mường trời. Các văn bản cúng (đặc biệt là các bài cúng tiễn hồn người chết và cúng giải hạn lên Then) cung cấp bằng chứng cho thấy rõ điều này (xin xem thêm [191], [206], [243]).
5. Nơi ngụ của hồn tổ tiên chết lành nằm gần với mường của các Then, và được phân chia theo đẳng cấp. Với người thuộc họ bình dân thì hồn được tiễn đúng thủ tục sẽ về liên pan nọi (niết bàn nhỏ, hay vẫn gọi ngắn gọn là đẳm đoi/ đẳm loi/ đẳm chao, tên gọi tùy theo từng vùng Thái). Ma hồn sống trong ngôi nhà chung của dòng họ, vẫn đi ruộng đi nương và mọi sinh hoạt diễn ra bình thường. Riêng với những dòng họ quý tộc Thái thì nơi ngụ của hồn sẽ là liên pan luông (niết bàn lớn), nơi tận cùng góc trời, muốn đến được phải đi qua nơi ở của các Then. Cuộc sống tại
liên pan luông được hình dung là nơi sung sướng vĩnh hằng3. Tuy nhiên, hồn người
1 Ông mo Xuyên (Quỳnh Nhai) nói rằng, "Then cai quản mường trời, Một thì vẫn ở trần gian thôi, phi thì ở
khắp mọi nơi, ở mặt đất, gốc cây, gạch đá, suối sông" (Tư liệu điền dã 01/02/2020).
2 Vì thế, cũng có thể hình dung vũ trụ quan Thái với 3 tầng: mường trần gian, mường không trung, mường
Có thể bạn quan tâm!
- Ma Thuật, Đời Sống Văn Hóa Và Đời Sống Văn Hóa Thái Đương Đại
- Khái Lược Về Lịch Sử Cư Trú Của Người Thái Ở Sơn La
- Mối Bận Tâm Về Phi - Những Lực Lượng Siêu Nhiên Có Mối Liên Hệ, Tác Động Và Chi Phối Tới Cuộc Sống Con Người.
- Phi: Kiến Tạo Về Thuộc Tính Người, Các Trật Tự Và Những Chiều Tác Động
- Ma Thuật Xác Định Bất Thường, Thăm Dò Phi: Bói Toán
- Bói Que Và Bói Úp Ngửa (Khuổm Hai) Bằng Thanh Tre, Đồng Xu
Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.
trời. Điều này tương hợp với sự tác động, ảnh hưởng của các phi ngụ tại không trung/ tầng tiếp giáp đến người sống dưới trần gian.
3 Lời cúng có đoạn: Niết Bàn chốn giàu sang/ Dỡ xôi không phải quạt/ Chải đầu không cần búi/ Hạt thóc dùng rìu bổ/ Khóm rau dùng dao đẵn/ Cơm hết, cơm khắc đến/ Cá hết cá tự về/ Lúa đầy đồng/ Cá chật sông/ Khoái, ong đầy hang núi/ Tay, tai đầy vàng bạc/ Chuối mía chật vườn sau [191, tr.103,104].
chết có lên được tới đẳm đoi hay liên pan luông hay không còn liên quan trực tiếp với việc làm heo (làm ma) trong lễ tang, với số lượng co heo1 và trâu, lợn, gà cúng dựa trên nguyên tắc: số lượng nhiều của co heo, trâu, bò, lợn sẽ quyết định việc hồn đi được xa tới đâu.
6. Từ hành trình của đội quân mo tới các không gian trên mường trời, có thể hình dung về bốn không gian cư ngụ của hồn người sau khi chết: đẳm kuông hưỡn (đẳm trong nhà, tại hóng thờ bên quản), đẳm pá heo (đẳm tại rừng ma chôn người chết), đẳm chuống kang (đẳm không trung, gần với mường của các ma chết dữ khác), đẳm đoi hoặc liên pan luông (đẳm gần đất các Then và là đích đến mong muốn trong các lễ tiễn hồn).
Như vậy, trong hệ thống vũ trụ quan Thái, phi được xem là một dạng thức vô hình, ngụ tại cả mường trời và mường trần gian. Phi ngụ tại ba không gian: ngụ trong sinh thể sống dưới mường trần gian (người, động vật, cây cỏ, sông, suối…), trên mường then và tại mường các ma. Phi có nhiều loại. Phi là phi Then - thần tạo sinh ra vạn vật dưới trần gian, trong đó có sinh thể và số mệnh con người. Phi là ma hồn (khuân/ phi khuân), thứ gắn với từng bộ phận trên cơ thể người nhưng cũng có thể rời bỏ sinh thể mà lang thang trong thế giới hư vô. Phi là phi đẳm - hồn của tổ tiên đã mất, ngụ tại đẳm trên mường Then và mường không trung. Phi cũng là đội quân ma hùng mạnh (phi một) ngụ tại nơi riêng có tên mường một, hỗ trợ cho thầy cúng một trong các lễ cúng bảo vệ, tìm kiếm hồn vía cho con người. Phi cũng còn là các ma chết dữ, ngụ tại các nơi riêng trên không trung và thường quấy phá cuộc sống con người (phi cướt - ma hồn trẻ con, phi ha - ma hồn người chết bệnh dịch, phi pái - ma hồn người chết tươi vì sinh đẻ khó,…). Phi còn là hệ thống phi bản phi mường gồm hồn người tạo bản dựng mường, hồn chủ của động vật, cây cối, không gian riêng của bản, mường (phi chẩu đin - ma chủ đất, phi chẩu nặm - ma chủ nước, phi hạy - ma nương…) cùng toàn bộ hồn vía của những tổ tiên đã chết trong bản mường. Ngoài ra còn có sự tồn tại của các phi trong tự nhiên (phi pá, phi luông, phi ngượk). Từ các văn bản cúng, từ hành trình và vai trò của phi trong các cuộc giao tiếp tại lễ cúng hồn, phi được cho là có thể đi lại giữa hai thế giới mường trời và mường trần gian, cũng như có thể tạo nên những ảnh hưởng, tác động tới con người và cuộc sống thường ngày của họ.
1 Co heo: cây trụ cắm xung quanh 20 lá cờ làm bằng vải trắng và thổ cẩm vây lấy khu nhà mồ dành cho
người chết.
2.2.2. Phi: kiến tạo về các dạng thức và đặc tính
Không chỉ được kiến tạo trong các chiều không gian (ở khắp mọi nơi), hệ thống các phi này còn trở nên sống động với những hình dung của truyền thống Thái về các dạng thức, đặc tính, những tác động cụ thể của phi với nhau và với con người. Dựa trên các thuộc tính này, các nghi lễ và hành vi ma thuật được tiến hành theo mục đích tương ứng, nhằm 'điều trị đúng' để có thể mang lại sự hài lòng cho phi, cũng là lấy lại sự yên ổn bình thường cho cuộc sống con người.
2.2.2.1. Khuân/ phi khuân - hồn của sinh thể: thực thể gắn với cái siêu nhiên, độc lập, dễ tổn thương, có thể rời bỏ và cần được chăm sóc
Hồn (khuân, khuần hay khoăn, khuôn)1, thứ vốn luôn được định danh là phần
"yếu tố tinh thần ở các sinh vật", là thứ "được coi là đối lập với thể xác" [247, tr.193]. Trong các nghiên cứu, nhiều tác giả đã luôn nhấn mạnh về thứ tín ngưỡng linh hồn này của người Thái, và "hầu như mọi hình thức tâm linh ít nhiều đều có liên quan đến hồn" [276, tr.409]. Hồn được xem là phần vô hình tồn tại ở mọi vật, và hồn cũng được xem là một loại phi, vì thế còn gọi là phi khuân (ma hồn). Ý niệm về loại ma hồn đặc biệt này được biểu hiện rất đa dạng trong các bộ tài liệu đã được "phê chuẩn" của cộng đồng2, trong nghi thức cúng lễ và trong thực hành văn hóa thường ngày của người Thái.
Theo các sách cúng hồn được thầy mo sử dụng, hồn vía của con người là phần gắn với mường trời, với một vị Then chuyên trách (Then Bẩu/ Then Ló), với bà mụ chuyên đúc linh hồn (me Bẩu). Hồn được đúc trước, và quyết định hình hài, số phận, vận số của con người. Hồn còn trong sinh thể, vật thể còn tồn tại, ngược lại, hồn rời thân thì vật thể tiêu vong. Người chết đi, hồn về lại mường trời, nhưng hồn về nơi nào trên mường trời lại do quãng đời làm người quyết định.
Hồn trong cơ thể người được hình dung với "tám mươi cái hồn của một cá nhân mà người ta có thể nhận biết được nhờ nằm mơ thấy" [275, tr.59]. Hồn gắn với những con số và sự phân bố cụ thể "ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn phía sau" (xam xíp khuân mang nả, hả xíp khuân mang lăng), với đầy đủ các hồn bộ phận/ hồn ngọn (khuân pai) từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, hồn ngón chân ngón
1 Khuân, khuôn, khoăn được dùng phổ biến trong tiếng Thái vùng Tây Bắc và Tày Thanh. Phương ngữ Thái Tày Dọ vùng Thanh Hóa gọi hồn là bẳn.
2 Trong bài viết “Văn hóa dân gian và nhân học”, Bascom đưa ra một luận điểm rất quan trọng, rằng văn hóa
“bao gồm mọi hình thức ứng xử mà con người có được thông qua việc học, và được mô hình hóa trong sự tuân thủ những chuẩn mực nhất định đã được phê chuẩn”; và văn hóa dân gian, thông qua các chức năng của nó, chính là “một sự phê chuẩn về phong tục và tín ngưỡng, cả tôn giáo lẫn thế tục”, cụ thể hơn, nó “phê chuẩn đức tin, quan điểm và thể chế đã được thiết lập, đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục của các xã hội không có chữ viết” [252, tr.82-91].
tay, hồn khớp xương, hồn tim, gan, dạ dày, lá lách…, trong đó, hồn chủ (chính hồn, hồn gốc, hồn bao trùm) ngụ ở chỏm tóc trên đỉnh đầu, được gọi là đỉnh hồn chom khuân. Hồn tồn tại trong cơ thể với 3 điểm tựa: minh, nen, khớ. Minh là điểm tựa của hồn, được hình dung như cái nền bằng phẳng, Nen là vạch đứng trên nền của minh, hồn đứng/ngồi trên minh và dựa lưng vào nen. Hồn có có thể bị ma bắt, có thể tự rời bỏ thân thể hoặc được thầy cúng một dẫn ra hoặc mang về nhập vào sinh thể. Như vậy, hồn có thể tách tạm thời thành các ma hồn lang thang (phi khuân) và tách vĩnh viễn khi con người chết. Hồn không phải lúc nào cũng dính vào thể xác, và nếu
hồn lìa thân thể thì người cũng sẽ không chết ngay1 (Xem thêm Phụ lục 7. Các hồn
trên cơ thể người).
Tuy nhiên, sự kiến tạo về khuân/ phi khuân của người Thái không chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân mà còn vươn đến một ý niệm khuân/ phi khuân của gia đình và bản mường ('hệ linh hồn của bản mường'2). Ngôi nhà của người Thái không chỉ là nơi ở mà còn là nơi đựng hồn vía của cả người sống lẫn người đã chết, với không gian cúng ma hồn tổ tiên (hỏng hóng) ở gian trong cùng bên quản; với nếp tạy cài trên mái - không gian chứa túi đựng vật thiêng có tên gọi tạy ho3 tượng trưng cho hồn vía của những người sống trong nhà. Với người Thái đen, ma hồn tổ tiên tuy nhiều nhưng tụ lại tượng trưng trong một người chủ mới chết gần nhất, người được thờ cúng đại diện cho các hồn tổ tiên4. Hồn vía người sống tụ lại tượng trưng trong chiếc áo hồn của ông chủ nhà (chảu xửa) được treo trên cột chủ trong nhà (xau hẹ). Với bản mường, hồn vía của mọi thành viên tập trung trong chiếc áo tượng trưng của chủ bản mường (tạo chảu xửa), vật quan trọng không thể thiếu trong các nghi lễ
1 Các nhà nghiên cứu Cầm Trọng, Phan Hữu Dật [276, tr.408] cũng đã nói về các trường hợp mà con người có thể nhận biết về sự tách rời tạm thời rồi lại có thể nhập lại của hồn với thể xác, qua bốn cách biểu hiện ra bên ngoài: 1- Cảm nhận qua giấc mơ: khi ngủ, hồn không ngủ mà đi chơi trong giấc mơ, trong “thế giới huyền hoặc”, và khi ấy nếu hồn gặp điều gì đó thì sẽ lập tức báo mộng; 2 - Cảm nhận qua các cơn giật mình: hễ giật mình là hồn đã bật khỏi thể xác rồi lại nhập vào, giật mình vì cú sốc quá mạnh tức ma hồn tan, “hồn xiêu phách lạc”; 3 - Cảm nhận qua thủ thuật bói khi bị ốm đau: hồn không ở bên thể xác, đang bị phi bắt giữ hoặc tự ý đi chơi trong cõi xa hoa cám dỗ, lạc đường về; 4 - Cảm nhận qua thói quen suy nghĩ: đi đường xa hoặc đi vào rừng sâu núi thẳm vắng bóng người nên hồn bị lạc, e rằng hồn chưa hoặc không biết đường trở lại với mình.
2 Chữ dùng của Cầm Trọng, Phan Hữu Dật [276, tr.425].
3 Tạy ho: theo lệ tục, mỗi người Thái khi sinh ra sẽ được làm cho một đồ vật tượng trưng hồn vía sinh mệnh, tạy cho nam và ho cho nữ. Tạy gồm: cán tạy (thanh tre vót mỏng, có đánh dấu hoặc đề tên chủ tạy), túi tạy bằng vải đỏ, đựng vật thiêng/ bùa hộ mệnh do ông cậu (lúng ta) dành riêng cho cháu, cung (tượng trưng cho hoạt động săn bắn và chính chiến), quạt nan (tượng trưng cho sự sống). Ho gồm: cán ho (thanh tre vót mỏng, trên cán đánh dấu hoặc ghi tên chủ ho), ho (vật đan bằng tre, như cái ổ, tượng trưng cho bọc thai), xlo một
(đan bằng tre, đựng thần che chở hồn vía). Tạy dành cho nam được treo ở gian đầu hồi bên quản, giáp với chỗ thờ tổ tiên. Giàn treo ho nằm ở gian bên chan, sát chỗ uốn vòng của mái hồi tròn, nơi được xem là chỗ ngụ của phi một (thần bảo vệ, che chở hồn vía người). Khi người nào đó chết, tạy/ ho của họ sẽ được ném xuống đất (Xem thêm Cầm Trọng [275, tr.208, 209] và Phụ lục Ảnh tr.15-16).
4 Liên quan tục phẵn hóng (chém gian thờ) trong tang ma: đạp bỏ nơi đang thờ ông để rước hồn bố mới mất về thay thế.
tâm linh của cộng đồng, ngay cả khi người chủ áo này hiện không giữ bất kì chức vụ nào trong bộ máy quản lý hành chính1 (xem thêm Cầm Trọng [274], Cầm Trọng và Phan Hữu Dật [276], Vi Văn An [3]).
Chiếc áo của chủ nhà gắn liền với cột chủ (xau chẩu sửa) trong ngôi nhà sàn, với các nghi lễ thiêng khi dựng cột và cấm kỵ trong va chạm khi bước vào ngôi nhà người Thái. Áo của chủ mường chủ bản liên quan mật thiết tới cột chủ của mường (lắc bản lắc mướng, thường được làm bằng gỗ cứng hoặc đá), tượng trưng cho linh hồn bản mường, được bí mật chôn giấu hoặc cất giữ cẩn thận vì nếu bị hủy đi hoặc bị hại thì hồn mường sẽ sụp đổ, chủ áo sẽ chết2. Và những truyện kể bản mường còn
cung cấp dữ liệu về một bản/ mường trung tâm, nơi được lựa chọn và xem như nắm giữ hồn chủ của toàn mường/ châu mường trong cấu trúc mandala Thái truyền thống3.
Như vậy, truyền thống Thái đã cung cấp hệ thống dữ liệu cho thấy các cấp độ
về khuân và hình ảnh biểu tượng liên quan gồm:
1 - Các hồn trong cơ thể với điểm tụ là đỉnh hồn trên chỏm đầu, hình ảnh biểu tượng là minh nen theo phương thẳng đứng, cây măng và chiếc áo đựng hồn trong các lễ cúng;
2 - Các hồn trong một nhà tụ ở hồn của người chủ nhà với hình ảnh biểu trưng là chiếc áo chủ nhà (chẩu sửa), gắn với cột chủ/ cột thiêng được dựng trong ngôi nhà (xau chẩu sửa);
3 - Các hồn của bản mường tụ trong hồn của chủ mường với chiếc áo (chảu sửa), gắn bó sinh mệnh với cột chủ bản mường.
Một hệ thống tồn tại theo đúng phương thẳng đứng của minh - nen ở mọi cấp độ, từ cá nhân, gia đình và bản mường; với nguyên lý tuy nhiều mà một, tuy tan mà tụ. Điều này là cơ sở cho ý niệm về các thực hành ma thuật nếu tác động vào những vật và người mang tính tượng trưng (áo, chủ áo, cột chủ bản mường) được xem như đã tác động toàn diện vào hệ thống hồn vía của cá nhân, gia đình hay bản mường.
1 Trong lễ xên bản xên mường tại bản Áng (Mộc Châu), chiếc áo cúng tượng trưng cho hồn chủ của cả bản là của một bà mo thuộc dòng họ đầu tiên đến dựng bản này. Bà hiện tại không giữ chức vụ gì trong bản, nhưng mọi việc tâm linh của bản đều liên quan đến vai trò quan trọng của bà.
2 Về các minh họa dân tộc học cho thấy sự đa dạng về chất liệu, cách thức bảo vệ, cất giấu và các thực hành
tâm linh liên quan tới cột mường, xin xem thêm nghiên cứu của Cầm Trọng [2574], Cầm Trọng, Phan Hữu Dật [276, tr.426-430].
3 Có thể xem thêm các ngữ liệu cụ thể trong câu chuyện về Pha Nha Nhọt Chon Cằm lựa chọn cư ngụ tại Chiềng Đi (Mộc Châu), chọn đất Chí Lống (hiện là xã Chò Lồng, Mộc Châu) là nơi cư ngụ của hồn mường Sang trong tư liệu của Cầm Trọng [275].
2.2.2.2. Phi đẳm - ma tổ tiên: phân tán và cư ngụ cố định trong những không gian
tưởng tượng
Trong ngôi nhà của người Thái, có nhiều những không gian kiêng kỵ mà một trong số đó là gian thờ (hỏng hóng) dành cho tổ tiên. Nơi này nằm sát đầu hồi phía bên trái ngôi nhà (phía bên quản), chỗ thờ phệt xuống mặt sàn1, hướng đến một lỗ tròn nhỏ trên vách (hụ hóng) được đục với bán kính tầm 5 -7 cm, có đặt bát hương (hoặc không)2, với một ống nước, vài chiếc chén, chai rượu, có nhà đặt thêm một chiếc nón, một thanh gươm gia truyền, sổ gia phả hoặc vài quyển truyện cổ đặt trong chiếc tráp gỗ. Thường là không ảnh thờ3. Chiếc lỗ tròn nhỏ được giải thích là để "bón cho tổ tiên ăn", khi trong các lễ cúng, người ta viên xôi, gắp thịt, múc rượu thả qua cái lỗ. Với các gia đình ở thành phố, làm nhà đất, nhà ống, họ dùng bàn thờ và khi cúng thì gắp thức ăn bỏ vào một cái chậu nhỏ. Vậy là tổ tiên ở tại đó? Đúng, phi ở tại hóng, là phi hươn (ma nhà), và thường thì phi ngủ suốt, chỉ đánh thức ma dậy khi cúng. Phi ngủ tại hóng, nếu dậy là sẽ có chuyện không lành, và khi đó phải mời phi ăn đồ sống (cũng tức là phải cúng)4. Chiếc cột tre trên nóc nhà (xau tổn lẳng) là chiếc thang tre5 để phi trèo lên, đi ra phía đầu hồi và rồi lên trời, hoặc khi ở trên mường trời xuống thì cũng theo lối đó để vào hóng. Ngoài ra, các bài cúng luôn có các phần nghi thức mời ma ngụ tại các nơi về ăn và nhận đồ lễ.
Các không gian khác nhau của ma tổ tiên đã đặt ra câu hỏi về việc, vậy ma tổ tiên là một dạng thức duy nhất nhưng có thể xuất hiện ở các nơi, hay đây là nhiều
1 Một số nhà dùng bàn thấp, không đặt đồ trực tiếp xuống sàn. Ở người Thái đen, theo lệ truyền thống, nhà họ Tạo sẽ đưa tổ tiên ngụ tại ho hóng, lầu thờ cao trên gác quá giang, còn dân thường làm Clọ hóng - chỗ thờ nơi góc nhà trên mặt sàn (xem thêm [114, tr.50]. Tuy nhiên trên thực tế, với các nhóm Thái khác nhau, cách bài trí nơi thờ cúng tổ tiên hiện đa dạng hơn rất nhiều. Với nhóm Thái trắng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, những quan sát đều cho thấy, nơi cúng tổ tiên được đặt trên bàn thờ cao, làm bằng gỗ, nhiều gia đình treo ảnh tổ tiên trên vách. Đặc biệt, trên vách gian thờ trong gia đình người Thái trắng không có lỗ hụ hóng để bón cho tổ tiên ăn, và khi cúng lễ, mo hoặc chủ nhà cũng không thực hiện thao tác gắp bón thức ăn thả qua lỗ hóng này.
2 Việc sử dụng hương hay không trong lễ cúng cho tổ tiên cũng không phải là vấn đề quan trọng với nhiều người Thái. Một số gia đình đặt mâm cúng tổ tiên (pạt tông, thường tiến hành 10 ngày một lần theo lịch Thái) và đọc bài cúng mà không sử dụng hương, hoặc có lên hương cùng với việc đọc bài cúng. Việc đọc bài cúng dành cho tổ tiên trong nghi lễ dường như quan trọng hơn là việc có dùng hương hay không. Chính vì vậy, nhiều hóng thờ không có bát hương. Thông tin từ các cuộc chuyện trò cũng cho thấy, xu hướng dùng bát hương và thắp hương mới gia tăng trong thời gian hai mươi, ba mươi năm gần đây.
3 Tuy nhiên, đây không phải là mô hình duy nhất và tuyệt đối đúng. Trong một số ngôi nhà sàn Thái có chiếc
hóng có hai, ba ảnh của người thân đã mất, đặt ngay ngắn bên phải của ban thờ. Một số ngôi nhà sử dụng bàn thờ tổ tiên (dạng bàn thờ bằng gỗ phổ biến trong ngôi nhà người Kinh), đặt bát hương, để đồ thờ cúng và có ảnh của những người thân đã mất.
4 Điều này cũng dẫn đến kiêng kỵ của người Thái trong việc không mang thịt sống đi qua trước gian thờ ma tổ tiên trong nhà, tránh để phi thức dậy khi không được mời.
5 Hình ảnh chiếc thang tre này hiện diện ít nhất trong hai không gian của hồn: 1 - tại hóng dành cho ma nhà (phi hươn) trong nhà; 2 - tại ngôi nhà sàn nhỏ thường dựng ở mé trái bên ngoài ngôi nhà sàn chính (hướn nọi, hướn nghé), với một chiếc thang tre nối từ dưới đất lên sàn cùng các nấc thang để hồn bước lên, được giải thích là để thờ tổ tiên bên ngoại. Ngoài ra, thanh tre cũng được sử dụng để cõng hồn chủ nhà từ mộ về, chờ đặt lên bàn thờ trong lễ đóng cửa mả, thực hiện trong ngày thứ ba sau khi chôn cất người chết.
dạng thức phân tán rồi ngụ tại các chốn? Cách người Thái ứng xử với hóng trong nhà, với nhà mồ tại rừng ma, cách họ hình dung về đẳm tổ tiên trên mường trời, lời và cách thức phân rải hồn trong tang ma đã cung cấp ngữ liệu cho thấy, phi tổ tiên là các dạng thức được phân tán để rồi cố định tại các không gian, chứ không phải chỉ là một dạng thức duy nhất có thể hiện diện tại các nơi theo cách "đi mây về gió"1. Bởi ý niệm về "rất nhiều hồn tổ tiên" và "một tổ tiên có nhiều ma hồn", nên
người Thái bận tâm đến cả bốn không gian nơi ma hồn người chết có thể tới, gồm
(1) hóng thờ trong nhà, (2) mộ tại rừng ma pá heo, (3) đẳm chuống kang trên không trung, (4) đẳm đoi trên mường trời. (Những khác biệt trong quan điểm của các nhà nghiên cứu về nơi đến của ma hồn tổ tiên Thái, xin xem thêm Phụ lục 8. Tư liệu về đời sống của hồn vía người trong quan niệm tâm linh Thái).
Ma tổ tiên như vậy có thể được hình dung với các từ khóa: phân tán, trú ngụ cố định tại các nơi; có đời sống độc lập theo các đẳm; giữ các hoạt động trong thế giới hư vô như khi còn sống; có năng lực bảo vệ con cháu trong nhà khỏi các ma dữ (điều này không quá nổi bật) nhưng cũng có thể là tác nhân gây ra các vấn đề bất ổn của đời sống người thân, chẳng hạn, nếu phi không ở đúng trật tự (tỉnh dậy và xuống nhà khi không được thưa mời) hoặc không thực hiện đúng phận sự (khi ăn trộm đồ của nhà Then mà bị bắt giữ). Thông thường, các hành vi và nghi lễ ma thuật liên quan tới ma tổ tiên đều xoay xung quanh các cụm từ khóa này.
2.2.2.3. Phi hại: nỗi bất an về các ma lang thang
Với người Thái, không gian trên trời có nhiều mường, trong đó có các mường phi của ma gây hại, khác với đẳm đoi là mường trú ngụ của tổ tiên chết lành thông thường. Những ma này dễ đi đây đó làm hại người, gây ốm đau bệnh tật, chết chóc. Hồn của trẻ em (phi cướt), hồn người chết dữ do tai nạn, chiến tranh, dịch bệnh (phi ha phi háo), phụ nữ chết khi mang thai hoặc do sinh con (phi pái), chết vì tình ái (phi chuông), chết khi chưa vợ chưa chồng2,… Những ma dữ kiểu này luôn khơi
dậy một mối bất an, và trong nhiều trường hợp, con người phải có các nghi lễ phức tạp để dỗ dành, cho ăn, khiến chúng hài lòng, thậm chí đe dọa làm chúng hoảng sợ mà về đúng mường của mình, không tiếp tục gây hại cho người sống. Với từng loại ma, người Thái sẽ có các đồ cúng lễ và lời cúng phù hợp. Chẳng hạn, nếu cúng ma
1 Văn bản tục lệ tang ma Thái trắng có bài hát kể Khóc điếu (bài khóc tiễn hồn) và bài Phân chia các hồn nói về việc sau khi người chết, các hồn trong thân xác thoát ra và đi về các nơi khác nhau.
2 Văn bản cúng trong hành trình mo lên mường trời có đoạn kể về các mường ma: “Đường kia đường đi đâu đến đâu/ Đường cây non chết trước khóm/ Đường trẻ chết trước già/ Vợ chồng chết non không xuống/ Đường chết vì khó đẻ/ Súc vải dệt chưa xong cắt ra mai táng/ Liệm vợ chưa xong liệm chồng liên hồi” [60, tr.644].
tình yêu (phi chuông), buộc phải có con dê sống và lễ chém dê. Phụ nữ chửa đẻ, thường cho là dễ bị đau do con ma hồn người chết đường sinh nở (phi pái) tìm tới, lễ không thể thiếu con vịt cái cho vào lồng, kèm theo tiền và vải, đặt bên cạnh đường dâng cho ma pái rồi đuổi chúng đi xa.
Có riêng một nỗi lo lắng sợ hãi Thái và kèm theo đó là nghi lễ dành cho ma chuông, hồn người tình cũ. Và ám ảnh về chuông khiến người yêu Thái luôn thận trọng trong việc trao kỉ vật làm tin (khăn, nhẫn đồng, lược)1. Điều này được giải thích rằng, khi đã trao vật làm tin cũng tức là đã trao đi hồn của mình; hai người nếu không được bên nhau, ngay cả khi đang sống cùng người
khác thì hồn người tình cũ rất có thể sẽ tìm đến, làm ảnh hưởng cuộc sống hiện tại. Các tư liệu Thái đã có mang đến một hình dung rằng, phi chuông là hồn ma tình nhân cũ, tức là hồn người đã chết còn vương vấn với người từng yêu2. Nhưng các cảnh huống bị chuông theo đa dạng trong đời sống tâm linh Thái
hiện tại lại cung cấp một thực tế khác, rằng chuông còn có thể là hồn của người tình hiện vẫn còn đang sống, rời bỏ thân thể, tìm đến quấn quýt với hồn người tình cũ, khiến họ đau ốm đến thập tử nhất sinh hoặc buồn phiền tới điên loạn. Để chữa bệnh chuông, người Thái phải nhờ thầy một lao (thầy cúng nam dòng một) cao tay đến cúng lễ, chuyện trò, xoa dịu, nói lí và đấu trí để chuông nghe ra mà rời bỏ, buông tha cho người tình (trong một số trường hợp nghi lễ, phải trả lại kỉ vật mà hai người đã từng trao khi còn yêu nhau cho chuông). Những câu chuyện cụ thể về con ma tình nhân này đã cho thấy một ý niệm thú vị hơn rằng, chuông không chỉ là phi tai (hồn người đã chết), mà chuông còn là phi khuân (hồn vía của cơ thể sống), tách rời sinh thể để kiếm tìm hồn vía của người tình không được chung đôi.
Bà Xọn (Phúng Tra, Thuận Châu) là bà Một có tiếng trong vùng, hiện đã ngoài 80 tuổi. Năm 78 tuổi, bà bị ốm liệt giường tới mấy tháng không khỏi. Người nhà đưa đi bệnh viện nhưng bác sỹ khám không ra bệnh, cuối cùng kết luận là bệnh tuổi già, trả về chờ chết. Con trai bà mang áo đến tìm mo dượng (mo bói) thì được biết, bà bị chuông theo, phải nhờ thầy làm lễ cắt chuông. Chuông này
1 Trong câu chuyện thơ về phi chuông mang tên Hiến Hom - Cầm Đôi (Hiễn Hom - Cẵm Đôi) có chi tiết, trước lúc chia tay, Hiến Hom lấy trong bem chiếc khăn thêu hoa, tháo từ tay ra chiếc nhẫn đồng, bẻ chiếc lược đang dùng làm đôi đưa cho Cầm Đôi mang theo làm vật tin của nhớ. Trao vật, trao hồn, nên khi Hiễn Hom làm ma vẫn không rời Cầm Đôi, khiến chàng trai nhớ nhung sầu muộn, gầy mòn đến chết [29, tr.6]. Người Thái cũng có câu “bạc đầy tay không bằng chiếc nhẫn đồng người yêu tặng” (ngớn têm khen báu to ven mứ tỏng lả phák).
2 Nguyễn Thị Việt Thanh, Vương Toàn [247] lí giải chuông là ma tình ái, một loại bệnh đường âm “theo tâm linh người Thái, nam nữ từ tuổi dậy thì trở lên bao giờ cũng có những người thầm yêu trộm nhớ đơn phương,
hoặc đã từng yêu thương nhau nhưng vì nhiều lí do mà không thành vợ thành chồng. Nếu chẳng may họ mất đi mà lòng vẫn còn vương vấn người xưa thì hồn vía hóa phi chuông và trở lại quấn quýt lấy hồn vía của người mình yêu vụng trộm. Người bị chuông quyến rũ thường mắc bệnh, nếu nhẹ thì trầm cảm, buồn phiền, hoang tưởng, mất trí nhớ, cơ thể héo mòn, nặng thì sinh điên loạn” (tr.78).