có người ở phương Bắc, có người ở phương Nam (tức là có người Việt Nam, có người Trung Quốc, có người Chiêm Thành, có người Bồ Lô). Về nghề nghiệp của cư dân ven biển Nghệ Tĩnh, theo tác giả vẫn tồn tại song song hai nghề: nông nghiệp và đánh cá. Ninh Viết Giao quan tâm trình bày các phương thức đánh bắt và các ngư cụ đánh bắt, quan tâm đến cuộc sống vất vả tất bật và không chắc chắn về sinh mạng của cư dân nơi đây (khi không được nhà nước phong kiến quan tâm dự báo thời tiết, khí hậu, thuỷ văn,...) được thể hiện qua những bài vè - một nét đặc trưng văn hoá dân gian xứ Nghệ, nặng về phản ánh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Từ cuộc sống bấp bênh và bấp bênh đến cả tính mạng của cư dân vùng ven biển Nghệ Tĩnh, ông nêu một số tín ngưỡng mà ngư dân tin tưởng thờ cúng bằng những liệt kê: “Từ Quỳnh Lưu cho đến Kỳ Anh, dọc bờ biển ta thấy ngư dân thờ các vị thần: Tứ vị thánh nương, Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, Chiêu Trưng vương Lê Khôi, Loan Nương Nguyễn Thị Bích Châu, Cao Sơn Cao Các, Tam toà Thánh Mẫu mà đứng đầu là Liễu Hạnh công chúa, Ông Cá (tức cá Voi), Tam toà đại vương Lý Nhật Quang,v.v…” [35, tr. 20].
Văn hoá dân gian làng ven biển [84], Ngô Đức Thịnh chủ biên, giới thiệu văn hoá dân gian của cư dân một số vùng ven biển Việt Nam, trong số chín vùng ven biển được giới thiệu trong công trình, tỉnh Hà Tĩnh có hai vùng là: Vùng biển Cửa Sót (của tác giả Nguyễn Duy Thiệu) và làng biển Nhượng Bạn (của tác giả Vò Quang Trọng). Trong đó, vùng biển Cửa Sót được tác giả Nguyễn Duy Thiệu đề cập nhiều đến phương thức đánh bắt, các tri thức kinh nghiệm đánh bắt, cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống. Còn ở làng Cẩm Nhượng, Vò Quang Trọng đề cập đến các sinh hoạt văn hoá dân gian của cư dân xã Cẩm Nhượng trước thời kỳ đổi mới. Cả hai tác giả đã cung cấp nguồn tư liệu có giá trị làm cơ sở kế thừa và so sánh, đối chiếu với các làng ven biển này trong thực tế xã hội hiện nay.
Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển Tây Nam Bộ [41], ở công trình nghiên cứu này, có bài viết của Nguyễn Trí Sơn đề cập đến hò Chèo Cạn và Hội Đám Chay - nét sinh hoạt văn hoá tinh thần của ngư dân làng biển Nhượng Bạn (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Bài viết tập trung giới thiệu hai trong số rất nhiều những lễ hội, trò diễn truyền thống tiêu biểu của ngư dân vùng biển
Cẩm Nhượng. Tuy vậy, hiện nay hội Đám Chay không còn tồn tại, còn hò Chèo Cạn đã được phục dựng và có nhiều yếu tố mới mang màu sắc thời đại.
Đề cập đến văn hoá ven biển thời kỳ đổi mới có bài viết của Lê Hồng Lý, Đôi nét về văn hoá dân gian ven biển trong nền kinh tế thị trường [52]. Trong bài viết của mình, tác giả đã khẳng định: Biển luôn ở cạnh người Việt, nhưng hình như nó không được người Việt chú ý đến và việc khai thác biển của người Việt chủ yếu là khai thác ven bờ và vùng nước lợ. Tác giả đã giới thiệu một số sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của các cộng đồng cư dân ven biển nước ta như: lễ hội cá Ông, lễ hội thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ tổ tiên với vấn đề nhà thờ họ hiện nay, các phong tục thuyền mới, lưới mới. Tác giả cho rằng với cư dân ven biển, thường cùng thờ nhiều vị thần có công trong dịp lễ hội,…Vấn đề mới trong bài viết của Lê Hồng Lý là tác giả đã đề cập đến những tác động của thời kinh tế mở cửa, của nền kinh tế thị trường, làm cho bộ mặt đời sống của cư dân ven biển có nhiều thay đổi, trở thành nơi giao lưu buôn bán sầm uất và cũng từ nền kinh tế thị trường đã làm cho nhiều yếu tố văn hoá biến đổi, tác giả đã chấm phá một số nét thay đổi cơ bản nhất trong đời sống của cư dân ven biển.
Văn hoá dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh [87], luận án Tiến sĩ của Phạm Thanh Tịnh, đã khái quát lên bức tranh toàn cảnh về người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh trong xã hội truyền thống cho đến hiện nay. Tuy nhiên, cư dân Bồ Lô chỉ là một bộ phận rất nhỏ của cư dân ven biển Hà Tĩnh, sống tập trung chủ yếu ở hai trong số bốn cửa biển của Hà Tĩnh là Cửa Nhượng và Cửa Sót.
Tóm lại, từ những tập hợp, tổng thuật, phân tích các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài luận án, nhận thấy:
- Về phương diện địa lý, tự nhiên, các công trình nghiên cứu đi trước nhận định Hà Tĩnh là tỉnh có bờ biển dài, biển Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, có nhiều hải sản quý, các cửa biển Hà Tĩnh đóng vai trò quan trọng về kinh tế, quân sự, văn hoá, giao lưu,... Dọc bờ biển Hà Tĩnh về phía nam từ núi Nam Giới (huyện Thạch Hà) trở vào (hết huyện Kỳ Anh) có đan xen những ngọn núi mọc ra tận biển… Đây là các điều kiện tài nguyên, khoáng sản, địa lý tự nhiên để Hà Tĩnh có một bộ phận cư dân sinh sống ở dọc ven biển, tạo dựng nên
Có thể bạn quan tâm!
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 1
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 2
- Quan Niệm Về Công Nghiệp Hóa , Hiện Đại Hóa
- Vị Trí Địa Lý, Đặc Điểm Tự Nhiên, Dân Cư, Kinh Tế Và Văn Hoá
- Tình Hình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Vùng Ven Biển Hà Tĩnh
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
một nền văn hoá biển và ngày nay trở thành trung tâm CNH, HĐH của tỉnh.
- Từ các di chỉ khảo cổ học trên đất Hà Tĩnh, các công trình nghiên cứu đi trước đã khẳng định cư dân tiền sử đã từng cư trú trên đất Hà Tĩnh, chủ yếu là sinh sống ở các vùng ven sông biển, ăn các loài nhuyễn thể và đã để lại dấu vết đánh bắt ở vùng khơi, vùng lộng bên cạnh sản xuất nông nghiệp, đó là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró. Ngoài cư dân tiền trú, một số công trình nghiên cứu còn nhận định vào khoảng từ thế kỷ thứ II - VIII (SCN) - vào đời Nam Tống đến các triều đại phong kiến sau này, ở Hà Tĩnh còn có người Trung Quốc, người Chiêm Thành, người Bồ Lô, người miền Bắc, người Thanh Hoá, người Quảng Bình do chạy loạn hoặc đến làm quan hoặc do di cư đã đến lánh nạn, cư trú ở Hà Tĩnh và họ sống chủ yếu ở các làng ven biển. Những công trình nghiên cứu này góp phần khẳng định cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có nguồn gốc bác tạp.
- Một số công trình nghiên cứu văn hoá đã đề cập đến các phương thức đánh bắt, phương thức tổ chức đời sống xã hội, các nghề thủ công nổi tiếng ở một số vùng thuộc ven biển Hà Tĩnh và một số nét sinh hoạt phong tục, tập quán, lễ hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh, nhưng chủ yếu đề cập ở góc độ xã hội truyền thống. Cũng có công trình đề cập đến văn hoá ven biển trong nền kinh tế thị trường, nhưng chỉ dừng ở một vài nét chấm phá về xu hướng biến đổi của văn hoá ven biển Việt Nam nói chung trong phạm vi một bài báo. Hoặc như ở Luận án tiến sĩ của Phạm Thanh Tịnh lại chỉ đề cập đến những biến đổi về văn hoá của một bộ phận cư dân Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh, cũng chỉ đến thời kỳ đổi mới, chưa có công trình chuyên sâu nào đề cập đến đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, nhận diện xu hướng biến đổi, là những vấn đề có giá trị, ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, đây chính là nội dung cơ bản mà đề tài luận án tập trung giải quyết.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Khái niệm đời sống văn hoá và cơ cấu của nó
1.2.1.1. Khái niệm đời sống văn hoá
Ở nước ta thuật ngữ “Đời sống văn hóa” được đề xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng cộng sản Việt Nam (năm 1981). Văn kiện của Đại
hội đưa ra chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: “Một nhiện vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đăc biệt chú ý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo đảm cho mỗi nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp, đều có đời sống văn hóa‟‟ [21]
Từ năm 1981 đến nay, thuật ngữ ĐSVH đã được sử dụng khá phổ biến trong các sách báo, trong đời sống thực tiễn, song chưa có một quan niệm thống nhất. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về ĐSVH, nhưng tựu trung có hai loại quan niệm rộng và hẹp sau đây:
- Quan niệm rộng: Quan điểm của Viện Văn hóa-Bộ văn hóa trong sách Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (năm 1984) „„Đời sống văn hóa là gì? Đó là một bộ phận của đời sống con người nói chung, nhưng là một bộ phận đặc biệt bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người, đời sống con người là một tổng thể, một tập hợp những yếu tố vật chất và tinh thần là toàn bộ những hoạt động của con người để thỏa mãn những yêu cầu vật chất và tinh thần của nó nhằm duy trì sự sống từ thế hệ này sang thế hệ khác”‟[101, tr.21].
Cũng trong tài liệu trên, tác giả Mai Luân tán thành quan niệm Đời sống văn hóa theo nghĩa rộng của Viện văn hóa và giải thích thêm: “ĐSVH bao trùm lên toàn bộ đời sống con người (cũng là toàn bộ đời sống xã hội), hai khái niệm “đời sống con người” và “đời sống văn hóa” cùng có một phạm vi giống nhau. Bởi vì con người chỉ có thể trở thành con người khi con người trở thành con người văn hóa (còn vấn đề con người trở thành con người- văn hóa đến mức nào đó là một vấn đề khác)”[101, tr.121-122]. Ông đưa ra sơ đồ về mối quan hệ giữa đời sống con người và đời sống văn hóa như sau:
Đời sống con người = đời sống văn hóa
Đời sống vật chất = đời sống văn hóa vât chất
Đời sống tinh thần = đời sống văn hóa tinh thần
Tác giả Hoàng Vinh trong tài liệu Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta (năm 1999) cho rằng: “Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nó. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể. Còn nhu cầu tinh thần thì giúp con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa. Hai nhu cầu này xuất hiện khi con người hình thành về mặt giống loài, tức là từ buổi bình minh của xã hội loài người. Tuy vậy, khi xã hội phát triển lên cao, đạt tới trình độ phát triển tương ứng. Từ hai nhu cầu cơ bản nêu trên hình thành nhu cầu văn hóa, thể hiện khía cạnh, chất lượng của trình độ đáp ứng nhu cầu” [105, tr.262]
Cùng với quan điểm của các tác giả trên, tác giả Nguyễn Thị Phương Lan lại diễn giải về ĐSVH như sau: “Đời sống văn hóa là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội” [47, tr.15].
Như vậy, các tác giả dù có diễn giải khác nhau (đôi chỗ mâu thuẫn với nhau) song đều thống nhất với nhau rằng: “phải hiểu đời sống văn hóa theo nghĩa rộng không bó hẹp tính văn hóa vào một lĩnh vực nào đó mà coi đời sống văn hóa là khái niệm rộng rãi bao quát mọi mặt của đời sống xã hội: sản xuất, trao đổi, tiêu dùng, nhận thức, sáng tạo”… “cả trong lĩnh vực sản xuất, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất” [101, tr.24].
NCS cho rằng các quan niệm trên về ĐSVH tuy ít nhiều có sự hợp lý, nhưng qúa rộng. Đúng là đời sống con người khác về bản chất so với đời sống động vật. Bởi đời sống con người có sự thẩm thấu và bị quy định bởi thuộc tính văn hóa- một thuộc tính đặc hữu, mang tính tộc loại của con người. Song dẫu vậy, đời sống con người cũng không thể qui vào ĐSVH chỉ vì nó mang thuộc tính văn hóa. Đời sống con người cũng còn mang và bị chi phối bởi thuộc tính sinh học. Song cũng không ai qui đời sống con người là đời sống sinh học.
Nếu ĐSVH được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến các sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần của xã hội, thì nội hàm của
khái niệm này quá rộng lớn, khó có thể nghien cứu thấu đáo. Hơn thế, nếu nói ĐSVH Là toàn bộ hoạt đông sống của con người, bao gồm cả hoạt động vật chất lẫn hoạt động tinh thần, thì điều đó có nghĩa là chúng ta đồng nhất “ĐSVH” với “hoạt động sống”. Khi đó không cần phải có khái niệm đời sống văn hóa nữa, mà chỉ cần nghiên cứu “hoạt động sống” là đủ [102, tr.68].
Chính vì vậy, cũng ngay trong sách Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của Viện Văn hóa-Bộ văn hóa, các tác giả đã đề xuất cách hiểu đời sống văn hóa theo nghĩa hẹp: “Tuy nhiên, trong khi giữ quan niệm tổng thể về đời sống văn hóa, chúng ta có thể nói tới “đời sống văn hóa” theo nghĩa hẹp hơn: đó là lĩnh vực đời sống con người có liên quan tới hưởng thụ và sáng tạo những sản phẩm văn hóa được gọi là “tác phẩm văn hóa”. Đó là những sản phẩm mang tính biểu tượng được thể hiện dưới hình thức:ngôn ngữ nói, văn tự, dấu hiệu đồ thị, dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu hình ảnh, dấu hiệu ứng xử, dấu hiệu pha trộn (…). Việc sản xuất và tiêu thụ các tác phẩm văn hóa được tiến hành theo phương thức thẩm mỹ và chủ yếu trong thời gian rỗi, nhất là về mặt tiếp thu” [101, tr.26]. Quan niệm về đời sống văn hóa theo nghĩa “hẹp” này có mấy nội dung cơ bản:
-Đời sống văn hóa là một lĩnh vực của đời sống con người có liên quan đến việc sáng tạo, hưởng thụ (tiêu dùng) sản phẩm văn hóa tinh thần hay “tác phẩm văn hóa”.
-Tác phẩm văn hóa dưới hình thức biểu tượng được tiến hành theo phương pháp thẩm mỹ (đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ mang tính thẩm mỹ). Nhu cầu thẩm mỹ chính là nhu cầu tinh thần chứ không phải là nhu cầu vật chất.
-Đời sống văn hóa diễn ra trong thời gian rỗi là chủ yếu (nhất là viêc tiếp thu/hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người).
Từ sự phân tích trên, NCS cho rằng: quan niệm về đời sống văn hóa theo nghĩa “hẹp” gắn với đời sống tinh thàn của con người hơn và đặc biệt gắn với các hoạt động tinh thần trong thời gian rỗi là chủ yếu. Nó đã khu biệt được nội hàm và ngoại diên của khái niệm ĐSVH không có sự lẫn lộn giữa ĐSVH với đời sống con người hay đời sống xã hội. Nó được diễn đạt một cách rò ràng không còn trìu tượng như cách hiểu theo nghĩa rộng: “Đó là một bộ phận của đời sống con người nói chung, nhưng nó là một bộ phận đặc biệt, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người”[101, tr.21]. Nó cũng không giống như cách giải thích của tác giả Mai Luân,
Hoàng Vinh mà luận án đã dẫn ở trên. Đồng thời nó cũng khác với quan niệm của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan về đời sống văn hóa lẫn lộn với môi trường văn hóa “đời sống văn hóa là những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần nằm trong cảnh quan văn hóa…”.
NCS dựa vào quan niệm về ĐSVH theo nghĩa “hẹp” của Viện Văn hóa- Bộ Văn hóa (đã trình bày ở trên) để đưa ra quan niệm về đời sống văn hóa sau đây: Đời sống văn hóa là tổng thể sống động những hoạt động tinh thần của con người (cá nhân và cộng đồng) trong thời gian rỗi là chủ yếu, bao gồm: sáng tạo, biểu hiện, truyền bá, thưởng thức, tiêu dùng … các sản phẩm văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Quan niệm mà NCS đưa ra có những nội dung đáng chú ý sau:
- Đời sống văn hóa là tổng thể sống động những hoạt động tinh thần trong thời gian rỗi là chủ yếu. Như vậy, ĐSVH gắn với hoạt động tinh thần hay nói cách khác ĐSVH được dệt nên bởi hoạt động tinh thần.
Song có những hoạt động tinh thần không thuộc về ĐSVH khi nó được tiến hành trong thời gian tất yếu (thời gian lao động tất yếu, bắt buộc của cá nhân hoặc cộng đồng) như các hoạt động học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thậm chí sáng tạo nghệ thuật do nghĩa vụ mà chủ thể của nó phải làm. Ngược lại có những hoạt động tinh thần tuy diễn ra trong thời gian tất yếu như hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, ma chay, cưới xin,… lại thuộc về ĐSVH vì nó thể hiện nhu cầu tinh thần, tâm linh của con người một cách tự do, tự nguyện. Về phương diện xã hội, thời gian dành cho các hoạt động trên cũng là thời gian “rỗi” mà xã hội tạo được, khi người ta có thể rút bớt được thời gian lao động tất yếu.
- Đời sống văn hóa là những hoạt động văn hóa tinh thần, nên chủ thể hoạt động (con người văn hóa), thiết chế, thể chế văn hóa (cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, quản lý văn hóa) tuy rất cần thiết cho hoạt động văn hóa nhưng không được coi là yếu tố của đời sống văn hóa. Vì chúng là các yếu tố tĩnh, yếu tố có sẵn thuộc về môi trường văn hóa - bảo đảm cho hoạt động văn hóa diễn ra. Do vậy, khi nghiên cứu, khảo sát ĐSVH nếu cần thiết có thể đề cập đến các yếu tố đó như những tiền đề quan trọng. Ngược lại các hoạt động xây dựng các cơ sở vật chất, bộ máy quản lý,
thậm chí cả việc kiến tạo môi trường văn hóa lại được xem là hoạt động văn hóa thuộc ĐSVH. Bởi đó là một bộ phận hoạt động tinh thần của con người, biểu hiện sự sáng tạo của con người. Tóm lại, NCS sử dụng quan niệm “hẹp” về ĐSVH như trình bày ở trên làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu đề luận án là phù hợp.
1.2.1.2. Cơ cấu của đời sống văn hoá
Nhu cầu
Từ nhận thức trên đi đến việc xác lập cơ cấu (cấu trúc) của ĐSVH. Theo NCS, các tác giả khi bàn về ĐSVH với nội dung quá rộng đã đưa ra một cơ cấu đời sống văn hóa cũng rất phức tạp và chồng lấn sang nội dung và cơ cấu của môi trường văn hóa, không gian văn hóa. Chẳng hạn, tác giả Hoàng Vinh cho rằng đời sống văn hoá “phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hoá, thể chế văn hoá, các dạng hoạt động văn hoá và con người văn hoá. Ba yếu tố ấy tạo thành cấu trúc của đời sống văn hoá” [104, tr. 266]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan lại đưa ra một mô hình cấu trúc đời sống văn hoá gồm: con người văn hoá, nhu cầu văn hoá, hoạt động văn hoá và sản phẩm văn hoá tác động lẫn nhau trong môi trường văn hoá. Mô hình đó được sơ đồ hoá như sau:
Môi trường
văn hóa
Con người
Hoạt động văn hóa
Sản phẩm văn hóa
Điều đáng nói là các tác giả đã khẳng định “đời sống văn hoá là một tổng