hiện đại ở hầu khắp các ngóc ngách của đời sống, những diễn giải về ma thuật từ điểm nhìn của người thực hành, trong sự tham chiếu với các bối cảnh tình huống và bối cảnh xã hội sẽ phần nào đó, hé lộ những góc khuất mà trước đó chưa được đề cập tới. Điều này chính là mục đích quan trọng mà nghiên cứu này hướng đến.
Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thái với một vũ trụ quan hoàn bị đã được kiến tạo từ trong lịch sử, với sự xuất hiện, tham gia của các thực hành ma thuật trong nhiều lĩnh vực đã đặt ra các câu hỏi về cách ma thuật tham gia giải quyết các vấn đề của con người trong bối cảnh hiện đại, cũng như những tác động, chi phối của vũ trụ quan truyền thống trong các ứng xử của con người đương đại. Trong nhiều trường hợp, những mô tả về thực hành ma thuật Thái thiếu vắng những cảm xúc, suy nghĩ của những người tham gia cụ thể và bối cảnh tình huống, bối cảnh xã hội liên quan. Điều này khiến cho các thực hành mang dáng vẻ tĩnh, có vẻ không thay đổi từ quá khứ tới hiện tại. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu lại cung cấp những dữ liệu khác, với nhiều thực hành ma thuật được xem là sản phẩm riêng có trong thời hiện đại/ đương đại: làm bùa giãn nợ ngân hàng khi vay đầu tư dịch vụ homestay hay khi buôn đất, làm bùa làm phép để bắt hồn vía con nợ cho khoản vay lãi cao hàng tỷ đồng; làm lễ sửa hồn cho người đi lao động xuất khẩu, đi làm khu công nghiệp dưới Hà Nội, Bắc Ninh, người đi tù về; làm nghi lễ tẳng cảu (búi tóc đỉnh đầu) giả để thuận lợi cho việc đi làm văn phòng hoặc đi dạy học; làm lễ tiễn hồn bổ sung, lễ hỏa thiêu và giao đồ đạc bù cho các ma hồn chưa được thực hiện nghi lễ này trong thời kì trước đây,…. Như thế, ma thuật - thứ được kiến tạo từ trong truyền thống nhưng không hề bất biến, hiện vẫn tiếp tục được kiến tạo, những hình thức ma thuật tiếp tục được tạo ra, mang theo những dấu ấn của đời sống xã hội đương đại - thuộc về cái hiện đại, như cách mà Pels [359] đã nói.
Những nghiên cứu đi trước về ma thuật cũng gợi nhắc về sự cảnh báo của Gell [334] rằng, niềm tin hoặc sự ngờ vực, những câu hỏi của nhà nhân học về sự tồn tại của ma lực trong ma thuật không phải là vấn đề quan trọng, và việc xác định trả lời các câu hỏi này dễ khiến dẫn đến sự áp đặt những ý nghĩ chủ quan của chính nhà nghiên cứu với các thực hành ma thuật. Thực hiện luận án, tác giả kế thừa kết quả của những nghiên cứu đi trước, đồng thời nỗ lực phân tích sâu hơn các phương diện nghĩa của các thực hành ma thuật trong sự gắn bó chặt chẽ với các lớp bối cảnh cụ thể của hành vi, hướng đến một hình dung cụ thể hơn về ma thuật Thái trong đời sống văn hóa của con người nơi này.
1.2. Cơ sở lý luận
Với câu hỏi nghiên cứu chính Ma thuật hiện diện như thế nào trong đời sống của người Thái ở Sơn La?, luận án triển khai qua hai câu hỏi nhỏ: 1. Với cộng đồng
Thái, thế nào là hành vi ma thuật, và các hành vi ma thuật đang được thực hành có đặc điểm gì? 2. Ma thuật tham gia giải quyết các vấn đề gì của đời sống văn hóa Thái? Các khái niệm, lý thuyết liên quan sẽ được người viết sử dụng để làm cơ sở cho quá trình trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên.
1.2.1. Ma thuật, đời sống văn hóa và đời sống văn hóa Thái đương đại
1.2.1.1. Quan niệm về ma thuật và ma thuật Thái
Ma thuật đã được định nghĩa trong rất nhiều các nghiên cứu. Các tác giả cuốn Từ điển nhân học Macmillan xem "ma thuật là nghi lễ được thúc đẩy bởi mong muốn đạt được một kết quả đặc thù, được xem như những nỗ lực thao túng các lực lượng siêu nhiên, tâm linh hoặc thần thánh thông qua các phương tiện được nghi lễ hóa" [372, tr.175]. Stein & Stein cho rằng, thuật ngữ ma thuật để chỉ các hoạt động mà qua đó, con người buộc cái siêu nhiên phải hành xử theo những cách nhất định. Thành phần chính của các hành động ma thuật là các từ được nói ra hoặc những lời chú, những đối tượng/ vật thể được thao túng theo những phương thức đã được cho trước [376, tr.158]. Với Tambiah, "các hành động ma thuật, thông thường cấu thành từ một hoặc một số câu nói, thần chú và động tác nhất định, sẽ tạo nên kết quả là một màn diễn xướng hướng đến đối tượng được định trước nhằm đưa đến một tác dụng cưỡng bách nào đó trên cơ sở và nguyên tắc analog" [382, tr.451].
Tác giả luận án quan niệm, ma thuật là một phương thức tương tác hoặc ứng xử của con người với cái siêu nhiên. Dựa trên các hiện vật, kĩ thuật, lời nói, trong sự lựa chọn cẩn trọng về tư cách người thực hành, con người muốn buộc cái siêu nhiên mà mình tương tác chú ý tới và thực hiện theo một kết quả cụ thể nào đó đã được đặt ra. Phụ thuộc vào những kiến tạo đã có trong từng nền văn hóa về cái siêu nhiên này, con người lựa chọn thực hiện những hành vi hoặc vật tương ứng1 nhằm đảm
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Tiếp Cận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu, Cơ Sở Lý Luận Và Địa Bàn Nghiên Cứu
- Nghiên Cứu Về Ma Thuật Trong Đời Sống Văn Hóa Ở Việt Nam
- Khái Lược Về Lịch Sử Cư Trú Của Người Thái Ở Sơn La
- Mối Bận Tâm Về Phi - Những Lực Lượng Siêu Nhiên Có Mối Liên Hệ, Tác Động Và Chi Phối Tới Cuộc Sống Con Người.
- Khuân/ Phi Khuân - Hồn Của Sinh Thể: Thực Thể Gắn Với Cái Siêu Nhiên, Độc Lập, Dễ Tổn Thương, Có Thể Rời Bỏ Và Cần Được Chăm Sóc
Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.
bảo rằng, điều họ mong muốn sẽ xảy đến. Trong thực hành ma thuật nổi bật vấn đề về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả hay tính mục đích trực tiếp của hành vi. Hướng đến một mục đích cụ thể, trong sự tương tác với đối tượng siêu nhiên nào đó, ma thuật là những thực hành có tính phức hợp gồm các thao tác gợi dẫn về kết quả kết hợp với công thức lời nói /lời chú và/ hoặc đồ vật có ý nghĩa liên quan.
Trong tiếng Thái không có một thuật ngữ với hàm nghĩa tương đương khái niệm 'ma thuật'. Những luận giải về ma thuật là không tương đồng giữa những người đã được phỏng vấn. Tùy từng bối cảnh, nghi lễ, mục đích, ma thuật sẽ có thể là măn2,
1 Chẳng hạn, nếu cái siêu nhiên được kiến tạo có thuộc tính rất thích máu tươi, vật hiến sinh sẽ không được cắt tiết mà phải mổ trực tiếp.
2 Măn: thổi, niệm chú vào một vật, thông quá đó tác động lên đối tượng cần măn.
là thót1, là phép phi sàng2, phúk khoăn3 hay taleo4 dù điểm chung của các hành vi, thực hành ma thuật đều hướng đến các thực thể siêu nhiên mang tên phi (thần linh, ma, hồn).
Ma thuật, đặt trong bối cảnh văn hóa của người Thái ở Sơn La, có thể được xem là sự giao tiếp, tương tác, thương lượng, xử lý, dụ dỗ, nói ngọt hay dọa nạt, chém, đuổi các phi nhằm để đối tượng này hành xử theo cách con người muốn. Việc xác định đúng loại phi, tương tác đúng cách, sử dụng các phương tiện phù hợp (lời, hiện vật, đồ lễ), đảm bảo các yêu cầu về người thực hành, thời gian và không gian, việc tương tác này sẽ (được xem là) diễn ra đúng theo ý muốn. Ý niệm 'làm phép' liên quan đến các loại phi Thái này sẽ được diễn giải trong Chương 2 của luận án, với những dữ liệu cho thấy, phi chính là mối bận tâm lớn, cũng là đối tượng khó kiểm soát nhất đối với người Thái tại nơi này.
Cụm từ "ma thuật Thái" được người viết sử dụng trong luận án là sự thay thế ngắn gọn cho cách diễn đạt "ma thuật của người Thái tại Sơn La". Với mục đích sử dụng như vậy, cụm từ này không hướng tới sự khái quát hóa với cả các không gian Thái khác (ngoài Sơn La), cũng không nhằm định danh căn tính tộc người Thái thông qua các thực hành ma thuật.
1.2.1.1. Quan niệm về "đời sống văn hóa" và "đời sống văn hóa Thái đương đại"
Như Havilland đã nói, muốn hiểu về một hành vi, một thực hành văn hóa cần phải đặt hành vi, thực hành đó trong cả một hệ thống "giá trị, niềm tin, quan điểm về thế giới" - thứ đã được kiến tạo trong cộng đồng và mang tên truyền thống - để diễn giải [341, tr.31]. Văn hóa lại không phải là thứ tĩnh tại, bất biến, cố định mà ngược lại, luôn không ngừng được bồi đắp ý nghĩa. Ngoài ra, văn hóa không chỉ là ý nghĩa, nó còn là cách con người cảm nhận về mọi thứ, cách con người trải nghiệm về thế giới mà thường không tách bạch với những hành động có ý nghĩa của họ (Stoller, 1989; Eipper, 1998, dẫn theo Phạm Quỳnh Phương [369, tr.15]). Những ý niệm về nghĩa văn hóa, những trải nghiệm về thế giới được diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người, và thường được biểu hiện ra trong cách con người tương tác với tự nhiên xung quanh, tương tác với nhau, với cộng đồng xã hội nơi họ là thành viên, và trong cách họ ứng xử khi phải đối diện với các vấn đề có tính thường ngày.
1 Thót: mút, rút vật gì đó ra khỏi một vật hoặc cơ thể, thường được người hành nghề tâm linh sử dụng trong một số bối cảnh đời sống (chẳng hạn, khi ai đó bị bùa, làm cho đau trên cơ thể, thầy một sẽ thót vật đó ra).
2 Phi sàng: được giải thích là phép liên quan tới việc điều trị ma nói chung.
3 Phúk khoăn: buộc hồn vía, chẳng hạn, buộc chỉ cổ tay.
4 Taleo: tấm phên đan bằng tre, nứa theo lối mắt cáo, cắm tại một vị trí nào đó (trên cửa, trước nhà, tại bờ ruộng, trên rẫy, dưới gốc cây, nơi bờ suối,...) nhằm thông báo về sự sở hữu hay cấm kỵ.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Ngôn, đời sống văn hóa "là kết quả của hoạt động tương tác giữa con người với môi trường văn hóa, tạo nên diện mạo cũng như chiều sâu của đời sống tinh thần con người, thể hiện chất lượng sống và góp phần hình thành nhân cách" [210, tr.9]. Nhà nghiên cứu cho rằng, khi nào con người thực hiện các hoạt động văn hóa thì khi đó con người có đời sống văn hóa. Và bởi hoạt động văn hóa rất đa dạng và con người có khả năng tham gia vào tất cả các lĩnh vực văn hóa, vậy nên đời sống văn hóa cũng rất phong phú. Việc xem xét đời sống văn hóa không thể tách rời văn hóa và môi trường văn hóa [210].
Nghiên cứu ma thuật trong đời sống văn hóa Thái được tác giả luận án xem là sự khám phá cách ma thuật tham gia vào đời sống văn hóa của con người và cộng đồng Thái, về cách ma thuật trở nên có nghĩa trong các bối cảnh đời sống Thái. Con người có thể tham gia vào một phạm vi hoạt động rất rộng, từ kiếm tìm sinh kế, thực hiện các nghĩa vụ và khao khát về mặt chính trị, duy trì và thể hiện niềm tin tôn giáo, tham gia vào các thiết chế và thể chế, níu giữ các mối quan hệ, thực hiện các bổn phận và trách nhiệm,… Vậy nên, việc tìm kiếm ma thuật trong đời sống Thái được xác định không chỉ là việc tìm các hành vi ma thuật được thực hành trong những thời điểm đặc biệt của cuộc đời một cá nhân hay của cộng đồng (chẳng hạn, vào ngày lễ tết, lễ hội hay trong các nghi lễ vòng đời hoặc nghi lễ xử lý các bất thường), mà còn là sự chú tâm vào các hành vi ma thuật được con người thực hiện thường ngày. Ma thuật có thể được người Thái sử dụng khi họ cảm nhận về điềm báo, khi họ thực hiện một điều kiêng kỵ hay đơn giản chỉ là cách lẩm nhẩm vài lời nói để kiểm soát hồn vía trong cơ thể khi đi đến một nơi xa lạ nào đó. Bởi văn hóa bao gồm "giá trị, niềm tin, quan điểm về thế giới ẩn sau hành vi của con người và được phản ánh qua hành vi của con người" [341, tr.31], nên các hành vi của con người trong đời sống thường ngày cũng sẽ luôn được quy định bởi giá trị, niềm tin, quan điểm vốn đã hằn sâu trong họ. Nghiên cứu về ma thuật trong đời sống văn hóa, vì thế là sự quan sát cách ma thuật tham gia vào đời sống của con người, trong các lĩnh vực và ở nhiều phương diện. Vì lẽ đó, ma thuật có thể sẽ hiện diện trong những chiều kích ít ngờ tới nhất và trong những hoàn cảnh tưởng chừng không nhiều liên quan.
Đời sống Thái đương đại đang hàng ngày đối diện với nhiều những biến động mạnh mẽ. Điều kiện sống có nhiều thay đổi, các hình thức sinh kế được đa dạng hóa, thông tin truyền hình, internet len lỏi tới các nơi tưởng chừng rất xa xôi. Sự chung sống xen kẽ cùng các nhóm cộng đồng dân tộc khác (người Kinh, người
Mường, H'mong…), chịu ảnh hưởng của những quan điểm về tiến bộ, hiện đại, văn minh cùng những tác động và biến động từ chính sách ở các phương diện từ sinh kế, cư trú tới lệ tục, tín ngưỡng dẫn đến nhiều những xáo động về cả đời sống vật chất lẫn tâm lý. Thêm vào đó là sự hồi sinh của nhiều các nghi lễ, lễ hội, xuất phát từ chính nhu cầu tinh thần, tâm linh và từ nhu cầu kiến tạo, xác lập bản sắc của các cá nhân và cộng đồng. Tất cả những yếu tố đó của đời sống đương đại đã tạo điều kiện cho sự 'làm mới' các thực hành ma thuật Thái.
1.2.2. Nghiên cứu ma thuật trong bối cảnh đặc thù
Luận án lựa chọn hướng tiếp cận ma thuật trong bối cảnh đặc thù, với trọng tâm là quan điểm nghiên cứu ma thuật của Stanley Tambiah trong Hình thức và ý nghĩa của các hành vi ma thuật (1973) [382], Quyền lực ma thuật của lời (1968) [381].
Hướng nghiên cứu ma thuật trong bối cảnh đặc thù
Hướng đi này, có thể nói đã xuất hiện từ trong nghiên cứu của Malinowski (1925) về ma thuật Trobriand, với những nhận định của tác giả về chức năng tâm lý của ma thuật trong việc trấn áp rủi ro, gia tăng sự hưng phấn, lạc quan của con người, nảy sinh trong cách người Trobriand thực hiện ma thuật làm vườn, đóng thuyền, câu cá [176, tr.159; 356, tr.70]. Với Evans-Pritchard trong Phép phù thủy, lời sấm và ma thuật Azande (1937) [370], ma thuật được nghiên cứu trong bối cảnh tâm linh của người Zande, và trong bối cảnh xã hội với hệ thống thiết chế phức tạp của cộng đồng này. Không sa vào cuộc tranh luận nhằm phân định ma thuật và tôn giáo, Evans-Pritchard nhấn mạnh nhiều hơn đến vấn đề bối cảnh xã hội cụ thể của hành vi ma thuật. Ma thuật Azande được hiểu trong một bối cảnh cụ thể, với trung tâm là những căng thẳng và xung đột xã hội trong mạng lưới liên kết của xã hội Zande. Trong nghiên cứu của mình, Evans-Pritchard chú tâm đặc biệt vào vấn đề xã hội nơi có sự tham gia của các thực hành ma thuật.
Hướng tiếp cận ma thuật trong bối cảnh cụ thể được Tambiah tạo lập khi ông, trong một nỗ lực chứng minh phương thức tư duy về cái tương tự (analog) trong ma thuật không hề giống với kiểu tư duy khoa học, đã đề xuất việc đặt các hành vi ma thuật trong môi trường nghi lễ, tức là trả ma thuật về đúng với bối cảnh thực hành cụ thể, trong một hệ thống niềm tin được chia sẻ, với các hành vi theo quy chuẩn, người thực hành đủ tư cách và đồ lễ hợp quy cách - nghi lễ ma thuật được xem là sẽ đạt được mục đích mong muốn. Ý niệm về niềm tin, sự quy chuẩn, hợp quy cách, về tư cách người thực hành,… này là được quy định khác nhau trong từng cộng đồng văn hóa. Xác định điều này trước hết để thay đổi nhận thức của nhà nghiên
cứu mà Evans-Pritchard gọi là vấn đề của người quan sát1, bởi "khá nhiều nhà nhân học đã áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm chủ quan của họ vào việc tiếp cận các diễn xướng nghi lễ của các xã hội khác, dẫn đến việc hiểu sai các cơ sở ngữ nghĩa của các hành động ma thuật trong các nghi lễ này" (Tambiah [382, tr.473]). Mục tiêu của nghi lễ và ma thuật chủ yếu là "thuyết phục", "nguyên lý hóa", "mở rộng ý nghĩa", và những tiêu chuẩn tương ứng để đánh giá ma thuật không phải là đúng hay sai, mà thường là 'hợp lệ', 'đúng cách' và cuối cùng, 'thỏa mãn' (về tinh thần) của việc tổ chức nghi lễ [382, tr.465].
Từ nhận xét đáng chú ý của Evans-Pritchard rằng, tín ngưỡng của người Azande không hề loại trừ các kiến thức nhân quả và hơn nữa, nó cung cấp một phương pháp xã hội và văn hóa để tác động vào thế giới, Tambiah cho rằng, "thông qua nghi lễ, con người đã tạo lập ý nghĩa của thế giới, hình dung tương lai, giải thích quá khứ và tác động vào các quá trình xung quanh họ" [382, tr.473].
Evans-Pritchard, Tambiah đã gợi dẫn một ý tưởng rất quan trọng với tác giả luận án khi tiếp cận ma thuật trong một bối cảnh cụ thể. Ma thuật cần được xem là một phương thức giải quyết vấn đề trong một hệ thống cho trước. Như vậy, muốn diễn giải về một hành vi ma thuật, cần hiểu về hệ thống cho trước này. Đó chính là các 'truyền thống văn hóa'2, là hệ thống ý niệm liên quan đến ma thuật đã được xác lập trong cộng đồng.
Ngoài việc xác định ma thuật phải được đặt trong môi trường nghi lễ, văn hóa liên quan, Tambiah còn đề cập tới hai thứ bối cảnh của hành vi ma thuật - mỗi hành vi ma thuật phải được mô tả và phân tích dựa trên cả hai bối cảnh này: (1) bối cảnh tình huống3 của hành vi/ nghi lễ; (2) bối cảnh ngữ nghĩa, thứ liên quan đến cơ chế hình thành của hành vi ma thuật với sự kết hợp trong một chuỗi cấu trúc của ngôn từ và hành động, hình thành nên ngữ nghĩa của hành vi.
1 Với trường hợp Azande của Evans-Pritchard, vấn đề của người quan sát nằm ở chỗ, ông bị bối rối về việc không xác định được hiệu quả của nghi lễ ma thuật chữa bệnh được tạo ra thông qua nghi thức (dược vật chữa bệnh phải được phù phép ma thuật) hay thuần túy là kinh nghiệm (ma thuật chữa bệnh có sử dụng dược vật nhưng thực ra không cần ma thuật vẫn khỏi bệnh, nghĩa là tác dụng đến từ các loại thuốc được sử dụng). Truyền thống văn hóa mà ông là một thành viên thì phủ nhận thứ hiệu quả nghi lễ này, song sống giữa cộng đồng Azande, truyền thống của họ lại thôi thúc Evans-Pritchard đặt niềm tin vào nó.
2 Truyền thống văn hóa (culture tradition): luận án xem "truyền thống" không phải khái niệm để chỉ một giai
đoạn giả định cụ thể nào đó trong lịch sử của một xã hội bởi trên thực tế, không thể xác định được thời điểm lịch sử khi xã hội truyền thống kết thúc và xã hội hiện đại bắt đầu. Khái niệm "truyền thống văn hóa" để chỉ những thực hành văn hóa - xã hội mà các cá nhân hay cộng đồng tiến hành lặp đi lặp lại một cách tự nhiên, mang tính thường ngày, quen thuộc tới mức các cá nhân không hề phản tư hay đặt câu hỏi tại sao họ lại làm như vậy. Đó có thể là những thực hành liên quan đến nghi lễ, lễ hội, hoạt động sinh kế, quan hệ xã hội thường ngày trong gia đình, cộng đồng,...
3 Thuật ngữ bối cảnh tình huống đã được Malinowski sử dụng trong nghiên cứu về ma thuật Trobriand (xem Tambiah [381]).
Tambiah gọi bối cảnh tình huống để chỉ một cấp độ khác của nghĩa ma thuật - đó là bối cảnh của phức hợp nghi lễ mà toàn bộ trong đó, các cá nhân hoặc nhóm tham gia thực hiện hành động nhằm hướng tới một mục đích cụ thể. Bối cảnh tình huống liên quan đến vấn đề rộng hơn, chẳng hạn, ngay trong khi đóng thuyền, người Trobriand đã hình dung mục đích của nó để đi trao đổi Kula1 với các đảo xung quanh. Chính vì thế, hành vi, ngôn ngữ ma thuật về bối cảnh trao đổi Kula này đã được thể hiện ngay trong khâu đóng thuyền (bên cạnh các loại ma thuật có tính bối cảnh hẹp để hướng tới mục đích cho thuyền nhẹ nổi trên nước, đi nhanh trên biển,…). Cấp độ bối cảnh tình huống là trong đó, hành vi ma thuật dự báo được
thực hiện, cho thấy những hiểu biết cặn kẽ về các sự biến và nguy cơ có thể xảy ra
liên quan đến tình huống này.
Ở bối cảnh ngữ nghĩa, Tambiah chọn phân tích ngữ liệu ngôn ngữ ma thuật Trobriand và gọi đây là 'khung bên trong' của ma thuật Trobriand. Cấp độ nghĩa bên trong này cho thấy cơ chế vận hành của hành vi/ thao tác/ nghi lễ ma thuật, sự đồng bộ giữa hành vi, thao tác, ngôn ngữ, logic lựa chọn các vật để sử dụng tạo thành một chuỗi có cấu trúc của hành vi ma thuật [381, tr.188].
Tiếp cận bối cảnh đặc thù với ma thuật Thái
Sử dụng quan điểm của Tambiah về nghiên cứu ma thuật trong bối cảnh cụ thể, tác giả luận án xác định mô tả, phân tích, diễn giải các thực hành ma thuật Thái trong các lớp bối cảnh sau:
(1) Bối cảnh nghi lễ, tâm linh, văn hóa: ma thuật Thái được đặt trong trong môi trường nghi lễ, tâm linh, văn hóa Thái liên quan để giúp có thể hiểu đúng về ý nghĩa hành vi.
Nói theo cách của Tambiah, ma thuật Thái được vận hành như một phương thức giải quyết vấn đề trong một hệ thống cho trước - ma thuật cần phải được diễn giải trong truyền thống văn hóa Thái - thứ bối cảnh văn hóa bên cạnh bối cảnh tâm linh, nghi lễ cụ thể. Điều này khiến dẫn tới một thực tế rằng, nhiều các thực hành ma thuật được thực hiện nhưng con người lại không hiểu rõ nghĩa về nó. Cả một hệ thống văn hóa, một "vũ trụ biểu tượng" vào cuộc để xác lập các hàm nghĩa cho hành vi ma thuật. Chẳng hạn, với nghi lễ ma thuật tẳng cảu (búi tóc đỉnh đầu) của phụ nữ Thái đen, khi được đặt trong hệ thống nghi lễ của hôn nhân Thái, trong hệ thống dựng các loại cột diễn ra phổ biến trong đời sống Thái (dùng cột để đánh dấu/ xác lập chủ
1 Kula: vật thể tâm linh của người Trobriand được làm từ vỏ sò lớn gắn các hạt đá màu. Theo phong tục Trobriand, mỗi người phải làm một Kula rồi trao đổi cho nhau để cầu may và tránh tai họa. Kula có cặp đôi, và người "chơi Kula" phải sưu tầm (trao đổi) vật thể này theo đúng cặp. Những chuyến đi trao đổi này có thể rất xa và kéo dài nhiều ngày tới các vùng đảo lân cận.
quyền, chiếm hữu với các không gian mới hay với nơi chốn sử dụng đầu tiên) sẽ giúp hé lộ một chiều kích khác của nghĩa hành vi. Khi đó, tẳng cảu không đơn thuần chỉ là một búi tóc phân biệt người phụ nữ có chồng với các cô gái chưa chồng như trong nhiều diễn giải đã có mà mang một hàm nghĩa sâu hơn về văn hóa, cho thấy sự chiếm hữu, xác lập chủ quyền của nhà trai với hồn chủ của cô dâu mới.
(2) Bối cảnh hành vi của thực hành ma thuật.
Thứ nhất, bối cảnh tình huống của hành vi ma thuật. Chẳng hạn, khi làm nghi lễ ma thuật tiễn hồn cho ma hồn người chết, mục đích hướng đến của nghi lễ là chia, tiễn để hồn sinh sống ở các không gian đã được quy định như rừng ma, trên không trung, trên mường tổ tiên tại đất của các Then. Chính vì thế, giống như việc một người đi đến một nơi ở mới, thứ người chết cần là toàn bộ tri thức và vật dụng liên quan để tạo dựng cuộc sống, từ việc làm ruộng làm nương, sinh hoạt trong gia đình với đầy đủ các loại đồ dùng, đồ nào dùng việc gì, cách dùng ra sao, cách sử dụng trâu bò, cách cày cấy,…; và hệ thống tri thức này được mo hát dạy trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ. Giống như cách người Trobriand thực hành các nghi thức ma thuật liên quan đến chuyến đi biển để trao đổi Kula ngay khi vẫn đang còn đóng thuyền (vì mục đích của thuyền là để phục vụ cho việc đi trao đổi Kula), hệ thống các tri thức để sinh tồn (cả trong tự nhiên lẫn trong ứng xử xã hội) được thầy mo Thái hát kể cho ma hồn, hướng tới mục đích lớn nhất của nghi lễ tiễn hồn là để ma hồn có thể tạo dựng được một cuộc sống yên ổn tại nơi ở mới.
Thứ hai, bối cảnh ngữ nghĩa (hệ thống bên trong), với một cấp độ tạo nghĩa hành vi từ lời, hành động và các vật thể được lựa chọn liên quan, trong đó Lời (lời nói, lời chú), phép tương tự (analog) thuyết phục, gợi dẫn đóng vai trò nổi trội. Ma thuật Thái mang đặc trưng giao tiếp, nên Lời lại càng trở nên nổi bật. Giá trị biểu đạt của Lời ma thuật trải trên nhiều phương diện - ngôn từ giúp mo vượt giới hạn không gian, thời gian, xác lập hiệu quả nghi lễ nhằm "biến thế giới phù hợp với lời", và đặc biệt, Lời ma thuật "cho vay hiện thực vào nghi thức", khiến Lời ma thuật Thái trở thành một 'kho lưu trữ thông tin' hay 'ngân hàng ký ức' [381, tr.188,189]. Nghi lễ ma thuật Thái trở thành không gian lưu giữ lý tưởng cho các tri thức văn hóa của cộng đồng. Nên sẽ không ngạc nhiên khi những người Thái sống trong đúng môi trường văn hóa của mình, thường nắm rất rõ tri thức thực hiện các công việc cụ thể. Chẳng hạn cách dựng một ngôi nhà, kinh nghiệm tìm gỗ trong rừng, cách đẵn và kéo gỗ, cách dựng cột, dựng nhà,… được nhiều người biết thành thục bởi trong thực tế, các ngôi nhà sàn Thái sau khi dựng xong đều có nghi lễ để lên nhà