Xu Hướng Biến Đổi Đời Sống Văn Hóa Của Cư Dân Ven Biển Hà Tĩnh


4.1.1. Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển đổi sâu sắc

Sự nghiệp CNH, HĐH ở Hà Tĩnh được bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX cho đến nay, đã góp phần đưa vùng quê ven biển Hà Tĩnh vươn lên với nhiều khởi sắc mới, từ vùng quê được mệnh danh là vùng sâu, vùng xa, trở thành vùng có nền kinh tế tăng trưởng mạnh của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Theo mục tiêu chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển và quy hoạch của tỉnh đến năm 2020, sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh tiếp tục được đẩy lên tầm cao mới, đưa các khu kinh tế đi vào hoàn thiện. Trước bối cảnh đó, dự báo nhu cầu lao động tại các khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ rất lớn, kéo theo hệ thống dịch vụ phát triển mạnh mới đủ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của lực lượng lao động mới đến đây, cũng là để cung cấp hàng hóa cho các khu kinh tế ven biển. Do đó, nghề dịch vụ sẽ được cư dân đầu tư nhiều bên cạnh những ngành nghề khác. Hai yếu tố nhân lực lao động và hoạt động dịch vụ ở các khu kinh tế sẽ là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy cơ cấu ngành nghề ở vùng ven biển Hà Tĩnh những năm tiếp theo sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ. Số cư dân làm dịch vụ và làm việc tại các khu kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, do đặc điểm ở mỗi khu kinh tế mà sự chuyển đổi này có sự khác nhau.

Ở khu kinh tế đánh bắt, khai thác thủy hải sản (đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn) sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ. Các chính sách ưu đãi về nguồn vốn của Nhà nước, cùng với thực lực phát triển của ngành, các tàu thuyền đánh bắt công suất lớn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, trang thiết bị đánh bắt ngày càng tối tân hiện đại, khả năng đánh bắt vùng biển khơi ngày càng gia tăng về số lượng,… kéo theo hệ thống các dịch vụ hậu cần nghề cá (cung cấp nhiên liệu, đá lạnh, sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản xuất khẩu, kho đông lạnh, thu mua hải sản,…) và một số dịch vụ khác sẽ phát triển ở khu kinh tế này. Lúc đó, ở khu kinh tế đánh bắt cơ cấu ngành nghề sẽ là: dịch vụ nghề cá; khai thác, đánh bắt; và một số ngành nghề khác.

Ở khu kinh tế du lịch, số lượng cư dân làm nghề đánh bắt sẽ giảm và có xu hướng chuyển sang nuôi trồng thuỷ hải sản, kinh doanh du lịch (ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,…) và làm việc trong khu du lịch. Do đó những năm


tiếp theo, tại các khu kinh tế du lịch ven biển Hà Tĩnh, các dịch vụ kinh doanh du lịch sẽ đem lại nguồn thu chính cho ngân sách của địa phương và vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến lúc đó nghề đánh bắt có thêm nhiệm vụ mới là phục vụ tham quan du lịch với hình thức du lịch làng nghề, nghề đánh bắt không còn nắm giữ vai trò là ngành kinh tế chủ đạo ở khu kinh tế này. Sản phẩm khai thác đánh bắt sẽ là nguồn cung cấp chủ yếu cho khu du lịch và khách du lịch, các khu nuôi trồng thuỷ hải sản tươi sống phục vụ cho du khách sẽ xuất hiện nhiều ở đây... Xuất phát từ thực tế đó, cơ cấu ngành nghề ở khu kinh tế du lịch những năm tiếp theo sẽ chuyển dịch thành: du lịch; vui chơi giải trí; khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Ở khu kinh tế công nghiệp, nghề đánh bắt có xu hướng khó tồn tại, bởi nguồn hải sản trở nên khan hiếm trước môi trường rộng lớn của khu công nghiệp, diện tích đánh bắt bị thu hẹp, địa bàn cư trú của cư dân cách xa với bờ biển, xa với môi trường đánh bắt, trong khi đó nhiều nghề mới mang lại thu nhập cao và có sức thu hút cư dân hơn nghề đánh bắt ở khu kinh tế này. Do đó, ở khu kinh tế công nghiệp, nghề đánh bắt chỉ còn tồn tại ở một số hộ gia đình cố níu giữ nghề cũ theo thói quen lúc nhàn rỗi (để cho vui) và để cải thiện bữa ăn gia đình là chính. Vì vậy, so với hai khu kinh tế trên đây, sự tồn tại của nghề đánh bắt ở khu kinh tế công nghiệp trở nên mong manh hơn, sự chuyển đổi ngành nghề diễn ra mạnh mẽ và rò nét, nghề đánh bắt không còn là nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho cư dân ở khu công nghiệp. Cơ cấu ngành nghề ở khu công nghiệp sẽ là: công nghiệp, dịch vụ, lao động phổ thông, nông nghiệp và đánh bắt.

Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh, quá trình chuyển đổi ngành nghề trong khu kinh tế công nghiệp diễn ra theo quá trình hình thành và phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và phi ngư nghiệp [97]. Đến hết năm 2015, khoảng 30% số lao động nông nghiệp hiện hữu - tương đương với khoảng 3.000 lao động được dự báo sẽ chuyển đổi ngành nghề sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến giai đoạn 2025, đa số lao động trong khu kinh tế làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chỉ còn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

lại một bộ phận nhỏ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp (khoảng 1.000 đến 2.000 lao động) [PL6.2, tr. 230].

4.1.2. Thành phần cư dân có sự biến đổi

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 17

Sự nghiệp CNH, HĐH tiếp tục được đẩy mạnh, các khu kinh tế ven biển Hà Tĩnh từng bước đi vào hoạt động đến hoàn thiện, kéo theo thành phần cư dân ở vùng ven biển Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo có những biến đổi nhanh chóng. Ngoài cư dân bản địa sống từ bao đời, có thêm thành phần cư dân từ các nơi khác đến đầu tư kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ mới tại đây, đặc biệt như ở khu kinh tế công nghiệp và khu kinh tế du lịch có cả thành phần cư dân từ các nước đến đầu tư kinh doanh và làm ăn. Thành phần cư dân sinh sống ở vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trở nên phức tạp và thường xuyên không ổn định, lượng người ra vào, tạm trú, tạm vắng, khách vãng lai đến rồi đi trong ngày tăng nhanh. Số cư dân ngư nghiệp và nông nghiệp giảm đi đáng kể trước chủ trương phát triển kinh tế mới của tỉnh cũng như trước thực tế phát triển của các khu kinh tế này. Thành phần cư dân ở ba khu kinh tế đến lúc đó sẽ như sau:

Ở khu kinh tế đánh bắt, xét dưới góc độ nghề nghiệp thành phần cư dân sẽ được phân hoá thành nhiều nhóm khác nhau như: cư dân chuyên nghề đánh bắt, cư dân chuyên về kinh doanh các dịch vụ phục vụ nghề đánh bắt (hậu cần nghề cá), cư dân buôn bán hải sản lớn (lái buôn), cư dân kinh doanh các dịch vụ hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, dịch vụ vui chơi giải trí, quán ăn,... Xét về nguồn gốc, thành phần cư dân bao gồm: cư dân bản địa (cư dân địa phương, cư dân tại chỗ, đã sống tại đây từ lâu đời), cư dân từ các nơi đến làm ăn buôn bán rồi định cư ở lại, cư dân làm ăn buôn bán đến rồi đi trong ngày, khách vãng lai,...

Ở khu kinh tế du lịch, thành phần cư dân sẽ có sự biến đổi mạnh mẽ hơn so với khu kinh tế đánh bắt. Theo dự tính của các nhà đầu tư và của tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2020 dân cư ở khu du lịch Thiên Cầm sẽ là 38,5 nghìn người, khách du lịch 10 nghìn người; năm 2025 dân cư 54,5 nghìn người, khách du lịch 20 nghìn người [92]. Như vậy, những năm tiếp theo cư dân cư trú ở các khu kinh tế du lịch sẽ có sự gia tăng đột biến, kéo theo thành phần cư dân có sự biến đổi, ngoài số cư dân sinh sống


trước đây, sẽ có một bộ phận cư dân di cư đến cùng với sự ra đời và hình thành của khu du lịch, nhóm cư dân mới đến sống và làm việc trong khu du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch,... Ngoài ra, ở khu kinh tế du lịch thành phần khách du lịch nghỉ dưỡng cũng sẽ chiếm số lượng khá lớn hàng năm. Do đó, thành phần cư dân ở khu kinh tế du lịch sẽ là: cư dân địa phương, cư dân các nơi di cư đến sinh sống làm việc trong khu du lịch, khách du lịch, khách đến rồi đi trong ngày,…

Ở khu kinh tế công nghiệp, thành phần cư dân có sự thay đổi đa dạng hơn so với hai khu kinh tế trên. Ngoài cư dân định cư lâu dài từ trước, có nhiều thành phần cư dân mới đến làm ăn sinh sống những năm gần đây (có cả cư dân trong nước và cư dân nước ngoài), có cư dân đến làm việc rồi đi hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày với số lượng khá lớn,…Dự báo về khả năng phát triển công nghiệp ở khu kinh tế Vũng Áng, số lượng lao động công nghiệp trong Khu kinh tế khoảng 23.000 người đến năm 2015; 64.000 người đến năm 2025 và 116.000 người đến giai đoạn định hình [91]. Trong đó, dự kiến khoảng 80% lao động làm việc trong khu kinh tế sẽ định cư trong các đô thị thuộc khu kinh tế, khoảng 20% còn lại được dự báo là lao động định cư tại thị xã Kỳ Anh và các khu dân cư lân cận [PL6.2, tr.230].

Về quy mô dân số trong phạm vi quy hoạch phát triển khu kinh tế Vũng Áng được dự báo: Đến năm 2025 khoảng 157.000 người; Đến giai đoạn định hình, hoàn thiện các khu chức năng chính khoảng 297.000 người. Ngoài dân số chính thức sinh sống và làm việc tại khu kinh tế, còn có các thành phần khác như: sinh viên nội trú, lực lượng vũ trang, khách vãng lai, lao động đến trong ngày từ các khu vực lân cận (lao động con lắc)... Các thành phần dân số này được dự báo tăng dần cùng với mức độ hoàn thiện của hệ thống giao thông liên đô thị trong vùng và bằng khoảng 10 - 20% dân số chính thức của Khu kinh tế [PL6.3, tr.231].

4.2. Xu hướng biến đổi đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh

Qua nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh ở chương 2,3, phần nào đã đề cập đến chiều hướng, nguyên nhân của sự biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước những tác động của CNH, HĐH. Ở


phần này, luận án đi vào phân tích, nhận định một cách cụ thể các xu hướng biến đổi ĐSVH đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong cả quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Các xu hướng đó là:

4.2.1. Mất đi các phong tục gắn với môi trường sống cũ

Thực hiện chủ trương CNH, HĐH, cư dân bản địa sống ở vùng ven biển huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã di dời đến nơi ở mới để nhường chỗ cho các dự án khu công nghiệp Vũng Áng. Việc di cư này đã làm cho cư dân phải sống xa biển, xa môi trường đánh bắt, nghề đánh bắt cũng vì thế không có điều kiện tồn tại, hơn nữa do nguồn tài nguyên đánh bắt ngày càng trở nên khan hiếm trước môi trường và sự phát triển của các dự án khu công nghiệp, vì vậy phần lớn cư dân chuyển đổi ngành nghề sang làm việc phục vụ cho khu công nghiệp và làm việc trong khu công nghiệp, nghề đánh bắt chỉ còn lại rất ít cư dân. Một khi môi trường sống thay đổi, những yếu tố văn hoá gắn với môi trường sống cũng mất theo, các phong tục, tập quán, không gian thiêng cũng vì thế không còn. Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 58 tuổi, bán quán ăn ở thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (phỏng vấn ngày 26/4/2014. Trước đây chị là cư dân của xã Kỳ Lợi-một xã ven biển của Kỳ Anh) cho biết: “Vùng biển chúng tôi bây giờ không làm nghề đánh bắt như trước, ngư dân phần lớn đã chuyển chỗ ở mới và làm rất nhiều việc khác nhau để sống, muốn làm nghề biển như trước cũng không còn chỗ, ở đó bây giờ là khu công nghiệp … Vì không còn nghề đánh bắt nên các phong tục, nghi lễ liên quan đến nghề biển trước đây cũng không còn được thực hành nữa”.

Cùng với sự mất đi các phong tục gắn với nghề cũ, môi trường sống cũ, một số kiêng kỵ trong xã hội truyền thống cũng mất theo do điều kiện kinh tế-xã hội thời kỳ CNH, HĐH đã có những thay đổi, các kiêng kỵ như: kiêng gặp phụ nữ trên đường đi đánh cá, kiêng đếm lưới, kiêng phụ nữ lạ lên tàu đánh cá,... vốn rất phổ biến trước đây, thì nay, còn lại rất ít trong cư dân ở cả ba khu kinh tế [PL4.9, tr.206]. Anh Lê Xuân Tiến, sinh năm 1964, ở thôn Lâm Hoãn, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, (phỏng vấn ngày 20/2/2014) cho biết: “Đối với nghề đánh bắt của chúng tôi hiện nay ai nắm bắt được khoa học thì người đó làm ăn, đánh bắt đạt được thành công, tránh được các thua lỗ, tôi không quan niệm chuyện ra đường gặp phụ nữ là không tốt. Hơn nữa ngày nay người qua lại đông, làm sao tránh hết được”.


Tục treo cây chứa (dứa) trước cổng và để khúc củi cháy dở trước cửa nhà khi có người sinh, là tục lệ khá phổ biến của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh trước đây. Tục này vốn dĩ gắn với kiêng kỵ của cư dân làm nghề đánh bắt, lênh đênh trên biển chịu nhiều rủi ro bất trắc. Cư dân ở vùng này quan niệm: người phụ nữ sinh đẻ đang trong thời gian ở cử (một tháng) là xú uế, vì vậy những người đi đánh cá thường tránh không gặp phụ nữ mới sinh trong thời gian này, cho rằng nếu gặp sẽ xúi quẩy, mắc phải “phong long”, không may cho việc đánh bắt trên biển,… Xuất phát từ quan niệm đó, những gia đình có người sinh chưa đầy tháng thường treo cây chứa (dứa) trước cổng để mọi người trong làng biết mà tránh, tục này ngày nay còn lại rất ít trong cư dân [PL4.6, tr.202]. Nghĩa thứ hai của tục treo cây chứa trước cổng với mục đích để giữ cho đứa trẻ, để mọi người biết có trẻ mới sinh mà tránh không mang “hơi hám” vào nhà ảnh hưởng đến đứa trẻ. “Hơi hám” theo cư dân là những người có tang, có khó, những người nặng vía,… nếu những người này vào nhà sẽ làm cho đứa trẻ quấy khóc, ăn ngủ không ngon. Tục treo cây chứa được tồn tại trong cư dân hiện nay chủ yếu với nghĩa thứ hai này.

Tục dội gáo nước lên mái nhà khi sinh đứa trẻ, gắn với quan niệm: đứa trẻ sinh ra vào lúc nước xuống là điềm tốt, sau này lớn lên sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi trong nghề đánh bắt. Hay tục cúng Bà Mụ sau khi đứa trẻ được sinh ra, gắn với quan niệm Bà Mụ là người chở che dạy bảo cho đứa trẻ các thao tác để gia nhập vào đời sống xã hội,… ngày nay cũng không còn trong cư dân ở ba khu kinh tế vùng ven biển Hà Tĩnh [PL4.6, tr.202]. Việc mất đi phong tục cúng Bà Mụ, phản ánh nhận thức của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH đã thay đổi, cư dân biết nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống, đối diện với thực tại, không đổ lỗi hay tìm kiếm lý do để trốn tránh trách nhiệm, hoặc an ủi bản thân trước những khó khăn và những gì con người không nhận thức được. Nói cách khác trong cư dân đã có những nhận thức thực tế hơn, biết chấp nhận, đương đầu trước mọi khó khăn để vượt qua, cư dân đã hiểu được cuộc sống của con người không tránh khỏi những vất vả, gian nan mà con người phải đối mặt,… Điều đó cũng thể hiện sự tiến bộ về nhận thức của cư dân trong cuộc sống xã hội hiện đại. Tất cả những nhận thức này giúp ngư dân


xa dần với việc phó mặc cho số phận, phó mặc cho sự may rủi, sẵn sàng đứng ra gánh vác phần trách nhiệm thuộc về mình, mà không đẩy phần trách nhiệm đó cho các đấng thần thánh, hay một vị tối linh nào đó.

Cùng với sự mất đi những kiêng kỵ dân gian, các tục lệ gắn với môi trường sống cũ và những tục lệ truyền thống có ý nghĩa nhân văn trong nghề đánh bắt cũng bị nhạt phai trước xu thế CNH, HĐH và sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở vùng ven biển Hà Tĩnh. Đó là tục phóng sinh cá ở mẻ lưới đầu của thuyền mới, lưới mới, tục kiêng đánh cá vào ngày “cá vượt vũ môn” (với ý nghĩa để cá đi dự thi, gắn với câu chuyện cá chép hóa rồng), tục cúng thuyền mới, lưới mới, cúng thuyền ra khơi,... là những tục lệ có ý nghĩa khơi dậy tính nhân văn, khích lệ lòng yêu nghề, sự hưng phấn nghề nghiệp bằng những dấu mốc quan trọng, vừa nhằm mục đích nhắc nhở, vừa có ý nghĩa khơi dậy tinh thần hăng say nghề nghiệp trước các sự kiện được diễn ra,...

4.2.2. Phục hồi văn hoá truyền thống có sự tái cấu trúc và giản lược

Tái cấu trúc văn hoá truyền thống là phục hồi, kế thừa các yếu tố văn hoá truyền thống có sự sáng tạo, biến đổi, sắp xếp lại,… cho phù hợp với đời sống xã hội đương đại. Với xu hướng đó, hầu hết các phong tục của cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay kế thừa các phong tục truyền thống, có sự sắp xếp, bổ sung những yếu tố mới của cuộc sống đương đại, làm cho các phong tục này trở nên có giá trị, ý nghĩa với cuộc sống đương đại và sống được trong xã hội đương đại. Các phong tục đó là: lễ chẵn tháng, lễ chẵn năm,… đây là những phong tục được thực hành khá phổ biến trong đời sống cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh xưa và càng phát triển hơn trong xã hội hiện nay. Về thực chất ý nghĩa của các lễ này trước đây là để tạ ơn Bà Mụ đã có công che chở, dạy bảo đứa trẻ, cầu mong Bà tiếp tục dạy bảo đứa trẻ cho đến trưởng thành. Ngày nay, các lễ này đã mang ý nghĩa khác, gia đình làm mâm cơm báo cáo tổ tiên, sau đó mời bạn bè, người thân đến liên hoan chia vui, lưu lại dấu ấn kỷ niệm về quá trình trưởng thành của đứa trẻ. Ngoài lễ chẵn tháng, chẵn năm, vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay còn phổ biến với phong tục tổ chức lễ sinh nhật (kỷ niệm ngày sinh), nghi lễ này mới được du nhập vào vùng ven biển Hà Tĩnh


những năm gần đây và được giới trẻ đón nhận, thực hành rộng rãi. Cùng với lễ sinh nhật, lễ mừng thọ cũng là tục lệ được xã hội thời nay quan tâm, và vùng ven biển Hà Tĩnh cũng vậy. Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, xã và thôn lại tổ chức mừng thọ cho các cụ tuổi từ 70, 75, 80, 85... trở lên.

Nghi lễ cưới xin ở vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay, mặc dù vẫn bảo lưu bốn lễ tục truyền thống, nhưng về thời gian, lễ thức và bản chất từng lễ tục có những biến đổi so với truyền thống, như: lễ dạm ngò trước đây là buổi gặp mặt giữa hai gia đình, nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, được tìm hiểu nhau và cũng nhân dịp này, gia đình nhà trai xem mặt cô gái và cũng thông qua đó biết được gia cảnh (gia phong) nhà gái, để đi đến quyết định có tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân giữa hai gia đình. Nhưng ngày nay, đã tiến hành lễ dạm ngò, cũng có nghĩa là đôi bạn trẻ quyết định đi tới hôn nhân. Do đó, ở lễ dạm ngò ngày nay, ngoài việc bố mẹ (người lớn) hai gia đình gặp mặt, mục đích chính của lễ, là nhà trai đến thông báo cho nhà gái biết việc đôi bạn trẻ đã quyết định đi tới hôn nhân và hai gia đình gặp mặt để bàn tính chuyện hôn sự. Vì vậy, trong lễ dạm ngò ngày nay nhà trai đến nhà gái là để trao đổi, thống nhất ngày ăn hỏi và ngày tổ chức lễ cưới. Còn tất cả những thông tin cần đưa tới hai gia đình trước và sau lễ dạm ngò đều thông qua đôi nam nữ để thưa lại với bố mẹ hai bên. Sau buổi gặp mặt ở lễ dạm ngò, nhà trai chọn ngày giờ tốt theo thời gian đã thống nhất giữa hai gia đình để tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Lễ ăn hỏi ngày nay, mặc dù vẫn giữ nguyên tên gọi, nhưng trên thực tế trong lễ ăn hỏi ngày nay bao gồm cả lễ dẫn cưới (lễ nạp tài). Đây là sự giản lược mang tính quy gộp chứ không phải mất đi, sự quy giản này cho thấy tính thích nghi của văn hoá truyền thống trong xã hội đương đại, nhằm mục đích giản lược, tiết kiệm về mặt thời gian cho phù hợp với điều kiện bận rộn của thời kỳ CNH, HĐH, nhưng về bản chất của các nghi lễ vẫn được đảm bảo, vì vậy trong lễ ăn hỏi ngày nay có cả lễ vật của lễ dẫn cưới. Về khoảng thời gian diễn ra lễ ăn hỏi và lễ cưới ngày nay gần hơn nhiều so với trước, thông thường chỉ hôm trước và hôm sau. Tức nếu ngày hôm sau tổ chức lễ cưới (lễ rước dâu), thì buổi sáng hoặc trưa ngày trước đó nhà trai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022