Ma Thuật Xác Định Bất Thường, Thăm Dò Phi: Bói Toán

ông chang đã xuất hiện ngay từ thuở khai thiên lập địa của người Thái, và đó là một số trong những 'tài sản nền' quan trọng được Then đưa xuống để “xây dựng vùng đất dưới trần gian” [110, tr.17]. Trong Táy ón óc, phần ca lần theo các chặng đường đời trong tang lễ của người Thái có lời hát kể về nguồn gốc của mo "Rằng mo đã có từ thuở trước/ Mo biết cầu hồn, cúng vía/ Xua tà ma ác quỷ/ Cho người sống bình yên/ Sống dài lâu trên cõi trần đời” [301, tr.74,75]. Chi tiết kể về “đá Kẹo Ưởng biết nhai người, ngáng đường” làm khiếp sợ đoàn người khiến không ai dám đi qua, chỉ sau khi mo xem ngày giờ, mổ trâu cầu cúng, đá mới há miệng cho người đi trong Quám tố mướng không che giấu một ý niệm rằng, phải nhờ có mo, chang cúng cầu thì những khó khăn vượt quá sức người mới có thể được giải quyết. Thêm vào đó, sự thành bại khi làm việc lớn cũng được trông chờ vào khả năng tính toán ngày giờ, xem quẻ bói, quan sát điềm gở điềm lành của thầy mo. Điều này được xác tín trong phần chuyện về Lạng Chượng (con út của Tạo Lò, cháu Tạo Xuông) chiêu

binh mã, tập hợp trai tráng, cùng ông mo đi tìm bản mường mới để 'ăn'1. Khi gặp

điềm chẳng lành, nhờ có mo lấy sách tính ngày, xem quẻ bói rồi biết làm lễ mà chuyến thiên di mới được thuận lợi [110, tr.20].

Như thế, có một ý niệm đã được xác lập trong nhiều các tài liệu quy chuẩn của cộng đồng Thái rằng, mo là một lớp người gắn với thế giới của các Then, với mường trời, với cái siêu nhiên, và năng lực của họ được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của con người trên mặt đất. Họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, tạo lập hệ thống mường Thái, và sự kết hợp của họ với các phìa, tạo - thủ lĩnh về mặt hành chính, quân sự - như hai mặt của một đồng xu. Công việc của họ được xem là một thứ nghiệp thiêng, chính vì thế, trong quá khứ, luật Thái còn có quy định riêng về dòng họ làm mo, bên cạnh dòng quý tộc nhà tạo “họ Lường làm mo, họ Lò làm tạo” (Sính Lướng dệt mo/ Sính Ló dệt tạo). Nghiên cứu của Hickey (1958) cung cấp thông tin về việc, tại các mường Thái Đen, hai dòng họ Lường và Ka chiếm vị thế độc quyền trong việc cung cấp các thầy mo cho bản mường [342, tr.141,145]. Vị thế của thứ nghiệp thiêng này còn được tái khẳng định trong hệ thống văn bản cúng hồn và các nghi lễ cúng diễn ra từ quá khứ tới hiện tại trong đời sống của người Thái, với vai trò không thể thay thế của thầy mo



1 Ngôn ngữ Thái dùng cách diễn đạt “Tạo ăn mường” (Tạo kin mương) để nói về người có công khai phá, lập bản dựng mường Thái tại một vùng đất mới hoặc được cử đi làm thủ lĩnh tại một mường mới thu phục được. Thuật ngữ kin mương (ăn mường) cũng được sử dụng trong các văn bản hành chính với hàm nghĩa chỉ Tạo hưởng lợi/ được ăn từ đồ cống nạp của các mường vảy mường xuối (tức mường con phụ thuộc, cống nạp mường lớn), ví dụ “Lạng Chượng đi ăn Mường Muổi, Lò Lẹt ăn mường Piêng” (Quám tố mướng) [110].

trong các lễ tiễn hồn đưa người chết lên mường trời, cũng như trong các nghi lễ kiếm tìm hồn vía của người sống bị bắt giữ, đi lạc hay lang thang mải chơi tại các không gian khác nhau tại cả mường trời lẫn mường trần gian. Thẩm quyền của thầy mo không chỉ đến ở tính thiêng của nghề (được Then lựa chọn), sự chính danh của nghiệp mà còn ở những năng lực/ chức năng đặc biệt đã và đang được thừa nhận trong cộng đồng (xem thêm Phụ lục 2. Tư liệu về vị thế, uy quyền và năng lực của thầy mo Thái).

Nổi bật lên trong các tiểu loại mo là mo một/môn/mun - những người được xem là có tinh linh ma một nổi trội trong người, thuộc về mường một của bà mẹ một chuyên bảo vệ hồn vía người, và có quyền năng sử dụng đội quân hồn một của mường tâm linh này trong các lễ cúng. Theo các mô tả, họ biết nhiều các thủ pháp ma thuật để thương lượng với các mường tâm linh trong việc tìm kiếm, gom tụ, bảo vệ hồn vía người và đánh đuổi các loại phi dữ (xem thêm Cầm Trọng [274], Cầm Trọng và Phan Hữu Dật [276], Tòng Văn Hân [94], Cà Chung [37], Lường Thị Đại và Lò Xuân Hinh [60], Lường Thị Đại [63] cùng nhiều tác giả khác). Các bà một (một nhinh) là nhân vật chuyên dùng lời để giao tiếp trong thực hành tâm linh, và thầy một nam (một lao) có thể dùng lời kết hợp sáo, kiếm đánh đuổi, chém ma khi cần. Trong nhiều bối cảnh nghi lễ còn diễn ra sự giành giật mạng sống (hồn vía người) từ các thầy một với các lực lượng siêu nhiên. Nếu thầy một không đủ mạnh, sẽ phải chịu thua ma tà, chấp nhận thất bại trong sứ mệnh bảo vệ đời sống của hồn vía người. Các thầy mo này có quá trình vào nghề và hành nghề khá khác biệt, họ được vị ma tổ nghề có tên phi một lựa chọn, bị nhập, bị làm cho buộc phải nhận tinh linh một đó, lập riêng một gác để thờ cúng riêng cho ma một và phải tuân thủ nhiều các kiêng kỵ. Họ được dạy và học nghề theo cách đặc biệt, thông qua giấc mơ hoặc học truyền khẩu, và phải học dần từ 3 đến 5 năm để có thể thông thạo các lễ cúng. Những tình huống diễn ra trong thực tế cho thấy, ma tổ sư có một vai trò quan trọng với đời sống và công việc của dòng mo một này.

Sự kiêng kỵ, tự vệ và năng lực thiêng của mo một còn liên quan tới các hiện vật thiêng (khụt xanh) mà họ thường đựng trong một chiếc túi nhỏ, là vật bất ly thân của thầy mo trong các lễ cúng. Những vật này có thể do mo sư phụ truyền lại, nhưng thông thường, vật hộ mệnh được thầy mo chủ ý thu thập trong suốt quãng đời hành nghề. Hiện vật có thể rất đa dạng, đến từ nhiều cảnh huống khác nhau, với nhiều hình dạng và chất liệu không tương đồng nhưng đều chia sẻ một đặc điểm chung là sự xuất hiện khác thường. Sự khác thường này luôn được thầy mo giải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

thích là do phi nó tìm cho (ý chỉ ma tổ sư trên gác thờ tìm cho mình), nên là luôn phải

để nó cẩn thận, nuôi nó, cho ít tiền, ít gạo trong đó, và không phải ai cũng được xem.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 11

Hiện vật thiêng có thể là tóc con ma rừng (chọng phi pá), một búi sợi dây màu đen cuốn tròn mà mỗi lần lấy ra khỏi túi, ông một Biêu (Thuận Châu) đều ồ lên sung sướng vì "nó lại to ra thêm một tí rồi". Đó có thể là một mẩu đồng gắn với tảng đồng hình cá nặng hơn một tạ "chắc là mình được trời nó cho"1. Bà một Song thì chỉ thường lấy 2 cái nanh con lợn lòi, một mẩu xương hình thù kì dị trong túi thiêng ra cắm lên bát gạo, để

trong điện thờ từ ngày 30 tết đến ngày mùng 6 là cất vào lại trong hộp. Bà bảo bà có nhiều đồ nhưng đây là mấy thứ rất quý, của ông ngoại bà để lại, rất thiêng, mấy ngày tết ma một đi vắng, bà phải mang ra để giữ nhà2. Bà một ở Thuận Châu có một túi to, rất nặng, khi bà lấy ra, tôi đếm thì có tới 23 hòn đá đủ các hình thù, chiếc rìu đồng nhỏ (khoản tông phạ), nanh con lợn lòi, và đặc biệt là hai viên đá có tên "ma pí then lôm"

(móng chân con ngựa bay) được bà bảo "quý lắm". Lúc cất đồ vào túi, bà cẩn thận nhặt từng hạt gạo rơi bên dưới và mấy đồng bạc cho vào. Khi được hỏi về việc có thường xuyên thay gạo không, bà bảo "cuối năm thì làm thôi, nuôi nó cũng đơn giản thôi mà"3. Với bà một Lót (Thuận Châu), bà phải xin phép phi trước khi mở túi cho tôi xem. Quả trứng dựng lên trong tay, "à, phi nó cho đấy, cứ xem cứ chụp thoải mái". Còn

bà mo Xuyên thì khi đang cho xem dở mấy viên đá, mặt bà bỗng đỏ bừng lên, rồi bà bảo "thôi, phi nó không thích đâu, bà cất nhé". Với bà một En ở Thuận Châu, thứ quan trọng nhất được bà gọi là khụt (bùa, vật báu) là tóc con ma rừng và một đồ bằng đá kiểu cái cối và chày ngườm vào nhau, màu đen bóng và rất lạ mắt. Hai thứ này được bà để trong một cái túi nhỏ riêng, được 'chăm sóc', 'nuôi' bằng gần chục đồng tiền xu,

"phải nuôi nó không thì nó sẽ bỏ mình nó đi"4.

Trong thực tại, ý niệm về thứ nghiệp thiêng, năng lực và vị thế đặc biệt của mo Thái không nằm 'yên lặng' trong các văn bản có tính lịch sử hoặc tư liệu mà vẫn hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống Thái. Với hầu khắp các bản làng Thái, bản nào cũng đều có một vài thầy mo, chuyên lo các công việc tâm linh cho dân trong và ngoài bản; và họ trở thành một phần quan trọng tham gia vận hành thứ trật tự đời

1 Trò chuyện với mo Tiến Quỳnh Nhai, 01/02/2020.

2 Trò chuyện với mo Song Mộc Châu, đợt tết âm lịch 2020, ngày 04/02/2020.

3 Trò chuyện với mo Xuyên Thuận Châu, 27/02/2019.

4 Tư liệu điền dã Púng Tra, Thuận Châu, 13/7/2018.

sống trong xã hội đương đại. Sự bận rộn trong nghề nghiệp của họ với các lễ cúng diễn ra liên tục; thứ cảm giác rõ rệt về hiệu quả của nghi lễ khi những căn bệnh thực sự được chữa khỏi trong một số trường hợp đã đi bệnh viện ở cả Sơn La, Hà Nội nhưng bệnh không thuyên giảm và bị trả về chờ chết; những câu chuyện kể quyền lực đặc biệt của mo, một thể hiện ngay trong lễ, chẳng hạn, hễ cúng là nhập hồn, hay ngay sau thao tác chém dê trong lễ cúng, người bệnh vốn đang thập tử nhất sinh lăn ra bất tỉnh và rồi khỏe lại nhanh chóng, càng thêm xác tín thứ uy quyền đã được kiến tạo của mo, và cung cấp thêm cho họ những thẩm quyền mới. Có thể nói, mo Thái là một thứ thực tại mang tính truyền thống, một "công trình của văn hóa" (chữ dùng của Keyes, 1987 [352]), được văn hóa Thái cung cấp "một ý nghĩa chặt chẽ và mạch lạc". Và đúng như Keyes đã nói trong một bài viết về tang lễ rằng, sự chặt chẽ, mạch lạc của thứ ý nghĩa được tạo ra về mặt văn hóa là có tính thực tiễn (chứ không phải có tính hợp lý), bởi nó "được người ta trải nghiệm hiểu rõ ở mức độ bằng nhau" [352]. Thứ thẩm quyền của mo được kiến tạo trong các tài liệu quy chuẩn đã cấp cho họ sự thừa nhận, sự công nhận của cả cộng đồng, và đến lượt họ, thứ năng lực, ma lực, quyền lực mà mo thể hiện trong những công việc được họ đảm nhận và đang thực hiện hàng ngày, một lần nữa lại tái củng cố thứ thẩm quyền đã có, thậm chí, thiết lập nên những thẩm quyền mới, đặc biệt trong các tình huống khó khăn. Chẳng hạn, một lễ chữa bệnh cho người bị con ma tình nhân cũ nhập khiến cho ốm đau điên loạn mà các bệnh viện đều đã bất lực thì chỉ mo mới có thể chữa khỏi. Mo Thái, có thể nói, là một công trình của văn hóa, và lớp người này, với thẩm quyền của họ, lại tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cho công trình văn hóa Thái trong các chặng đường tiếp theo.

Mo, như thế, là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hành ma thuật - cũng là công cuộc tương tác với các dạng thức phi. Ma thuật cũng có thể được xem là từ khóa để đảm bảo vị thế của mo, nhằm đáp ứng nhu cầu tương tác với thế giới siêu linh của đời sống Thái.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, tác giả luận án đã cung cấp những phân tích để hướng tới một hình dung cụ thể về bối cảnh tâm linh, bối cảnh văn hóa của các thực hành ma thuật Thái. Văn hóa Thái đã xác lập ý niệm về sự hiện diện của các phi (gồm hồn của người và vật thể trong tự nhiên; các thần tại mường trần gian và mường trời; các loại ma hồn của người và ma trong tự nhiên); về mối bận tâm thường trực của người Thái về hệ thống phi này.

Đối với hệ thống vũ trụ quan Thái, phi là chìa khóa, phi luôn có xu hướng được xem là nguyên cớ của mọi vấn đề trong đời sống Thái. Các thực hành ma thuật là các hành vi xử lý các vấn đề được xem có liên quan hoặc được gây ra bởi phi, được thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện bởi thầy mo - lớp người chuyên trách về tâm linh trong xã hội Thái. Từ hệ thống vũ trụ quan Thái, có thể xem ma thuật là công cụ được người Thái lựa chọn để tương tác với thế giới siêu linh (thế giới của các phi) nhằm tác động và làm thay đổi thế giới đó theo mong muốn của họ.

Chương 2 cũng cung cấp những mô tả và phân tích về dạng thức, thuộc tính của từng loại phi, về mối liên hệ và tác động giữa phi và người theo quan niệm Thái. Đây là cơ sở cho các thực hành ma thuật, quyết định cách thức người Thái thực hiện khi cần tương tác với từng loại phi cụ thể trong các nghi lễ liên quan.

Chương 3

MA THUẬT THÁI:

DIỆN MẠO NHỮNG THỰC HÀNH TƯƠNG TÁC VỚI PHI


Những phân tích ở Chương 2 cho thấy, ma thuật là công cụ được người Thái lựa chọn nhằm phòng tránh, xử lý các vấn đề được xem là liên quan đến phi (thần linh, ma, hồn), cũng tức là phương thức mà người Thái sử dụng để tương tác với thế giới siêu linh. Trong chương 3, ma thuật Thái sẽ được mô tả trong những tương tác cơ bản với hệ thống các loại phi, với các dữ liệu từ nghi lễ, lễ hội, lệ tục hiện đang diễn ra trong đời sống Thái. Xuất phát từ nỗi bận tâm của người Thái về phi, những mô tả về các thực hành ma thuật trong chương cũng theo từng khía cạnh và loại phi, với hệ thống hành vi, hiện vật sử dụng, thao tác, lời nói có liên quan chặt chẽ với các thuộc tính đã được kiến tạo về đối tượng phi này.

3.1. Ma thuật xác định bất thường, thăm dò phi: Bói toán

Sau khi lăn trứng sau lưng cô gái, đập trứng ra bát, ông một Biêu lấy một miếng lá trầu, chầm chậm chao đi chao lại lòng trứng 3 lần, dùng nến sáp ong soi một lúc rồi bảo: ma rừng ăn rồi, có chấm đỏ quanh đây này. Vừa nói, ông vừa chỉ cho mọi người xem về những vết đỏ vây quanh phần lòng quả trứng. Mọi người ồ lên, xôn xao một lúc. Ông bổ sung thêm, bị ăn nhẹ thôi, và rất nhanh chóng sau đó, việc chữa trị bắt đầu. Thầy mo cầm kiếm, bên cạnh là một bát nước có mấy lát gừng, ba lá trầu không đã được rửa sạch. Cô gái chỉ cho ông chỗ bị đau nhiều nhất bên sườn, rồi kéo áo ngồi im chờ đợi. Ông cho lá trầu vào miệng nhai, được một lúc, ông lấy bát nước uống một ngụm rồi phun vào chỗ đau của bệnh nhân, ba lần phun thì dừng. Sau đó, ông đưa kiếm lên ngang miệng, lẩm nhẩm một lúc rồi giơ kiếm chém nhẹ ba lần vào chỗ đã phun lá trầu. Chém - dừng - nhai trầu - phun - chém. Chu trình này được thực hiện ba lần thì dừng. Ông bảo: xong rồi, mấy hôm nữa về nhà ông làm tiếp nhé. Cô

gái cười tươi rồi đứng dậy, buổi chữa trị kết thúc1.

Dựa vào màu sắc và các dấu vết hiện lên trong quả trứng sau khi lăn trên cơ thể người bệnh, ông một Biêu đưa ra lời chẩn đoán về nguyên cớ của việc đau ốm, mức độ của bệnh và thực hiện việc chữa trị tại chỗ. Với lá trầu không, nước và kiếm, một nỗ lực đuổi con ma phi sà ngạn2 - thứ mà ông cho là đã ăn hồn vía cô gái và khiến cô xanh xao ốm yếu. Đợt chữa trị này diễn ra bốn lần, với các thao tác ma thuật lặp đi lặp lại. Và trong cuộc điện thoại với tôi sau đó một tháng, cô gái hồ hởi thông


1 Tư liệu điền dã tại bản Nà Làng, Mường Bám, Thuận Châu, Sơn La, tháng 2/2019.

2 Từ điển Thái - Việt giải thích phi xngạn: ma cà lồ [189, tr.253].

báo cô đã bình thường lại - cô ngủ được, không mệt và không còn đau đớn nữa. Cô còn bảo, nếu không khỏi, cô sẽ xuống bệnh viện ở Hà Nội, vì đã đi hết các bệnh viện trên này rồi mà không đỡ.

Đây chỉ là một trong nhiều các hành vi ma thuật bói toán kết hợp chữa bệnh được các mo Thái thực hành trong hiện tại. Giống như ở hầu khắp các nền văn hóa khác, các hình thức bói xuất hiện đa dạng trong đời sống tâm linh Thái, với mục đích "khám phá những điều được xem là ẩn giấu đối với nhận thức thông thường", thứ "không thể được xác định thông qua các phương thức tìm kiếm có tính thế tục" [319, tr.123]. Tuy nhiên, các mô tả và diễn giải về bói toán trong nhân học ở các không gian khác nhau đã cho thấy, mục tiêu của việc bói toán là rất khác biệt, bởi nó tùy thuộc vào mối bận tâm của từng nền văn hóa cụ thể1. Và như vậy, ở chiều ngược lại, việc quan sát và diễn giải các hình thức, mục đích của phương thức bói

toán cũng sẽ cho thấy những mối bận tâm của con người trong các nền văn hóa. Riêng với người Thái, trong mối bận tâm thường trực về phi, các hình thức bói gần như xoay xung quanh trục trung tâm này - vừa để tìm ra nguyên cớ của bất thường, vừa để thăm dò nắm bắt các thông điệp của thế giới phi. Bói, như thế, có thể xem là khâu đầu tiên trong chuỗi các hành vi tương tác với điều bất thường của người Thái, cũng là hành vi được cố định hóa, truyền thống hóa mỗi khi người Thái gặp điều bất thường.

Việc xem quẻ bói này đã được kể trong Quám tố mướng (Chuyện kể bản mường), khi thầy mo thấy điềm chẳng lành xảy ra với đoàn quân của Lạng Chượng2 đã nhờ đến bói toán, xem sách tính ngày tháng lành rồi làm lễ cúng cho đoàn quân không còn gặp trở ngại. Trong các bài cúng, các mo các một luôn có lời kể bất di bất dịch về việc, chủ áo "đang yên lại gặp hạn", "cơn sốt to bằng chăn, cơn đau dày bằng đệm", "việc làm không như ý", "kiếm gì cũng không được"; băn khoăn lo lắng "không biết ma nào đòi

ăn", "không biết ma nào làm" nên đã "đem áo đi nhờ thầy", nhờ xem bói áo, gieo quẻ bói hoặc xem chân gà để tìm nguyên cớ. Điều này đã kiến tạo một thứ mô thức quy chuẩn trong cộng đồng về việc, hễ có bất thường (điềm báo) thì xem bói, tìm ra phi, cũng là tìm ra cách xử lý để gặp điều lành, tránh điều dữ.


1 Chẳng hạn, trong một cộng đồng săn bắn, bói toán có thể tập trung vào nơi có thể tìm thấy nhiều muông thú hoặc vào những câu thần chú giúp hạ sát con mồi.

2 Lạng Chượng: con út của Tạo Lò, cháu của Tạo Xuông (tổ tiên của người Thái đen được Then đưa xuống xây dựng cuộc sống tại mường trần gian). Tạo Lò cai quản Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), sinh được bảy

người con trai, phân chia đất đai cho các con, riêng con trai út Lạng Chượng chưa có mường để chia. Lạn Chượng (tên gọi khi đã làm tướng) tập hợp trai tráng, đem theo các con của ông mo ông nghè, thành một đoàn rất đông cả quân cả dân, mang giống lúa các loại đi tìm bản mường mới. Đoàn người đi đến các nơi khai bản dựng mường, mở rộng không gian cư trú của người Thái đen lên toàn vùng Tây Bắc, lần lượt từ Yên Bái, sang Sơn La, lên Điện Biên.

Tiếng Thái có hai thuật ngữ chỉ việc bói, dượng/ dượng sửa - bói bằng áo và

- cách bói bằng gieo quẻ bắt chẵn lẻ, dùng que đếm chẵn lẻ (kếp cù kếp ki), bói đôi lẻ (kếp cù ki) hoặc sử dụng mảnh tre/ gỗ hoặc đồng bạc tung sấp ngửa (khuổm hai). Vật dụng dùng để bói khá đa dạng, có thể dùng áo, thanh tre, que (tre, nứa, lông nhím), đồng bạc, trứng gà sống (cướt xáy), nến sáp ong (tiễn minh), thóc, gạo (khảu) hoặc chân gà. Thành ngữ Thái gọi việc bói này là "dượng mo tò ók" (bói chỉ cho ra) - tức là tìm ra nguyên cớ của sự bất thường, từ đó xác định phương thức 'điều trị' phù hợp và hiệu quả. Bói có thể diễn ra trước, trong hoặc sau các hành vi nghi lễ như một cách để nhận biết những thông điệp từ thế giới của siêu nhiên khuân/ phi khuân - phi - Then (hồn - ma - thần). Và thông điệp này, nhiều khi có tính tức thời, chẳng hạn đang cúng thì thầy mo bói thêm ra một phi nào đó đòi ăn. Và lợn hay gà, vịt,… sẽ được mổ thêm ngay trong lễ tùy thuộc vào loại đồ ăn ưa thích hoặc phù hợp của riêng con phi này, thứ đã được quy định cụ thể trong sách cúng.

3.1.1. Bói áo (dượng sửa)

Với người Thái, áo không chỉ là đồ để mặc, áo còn là vật sử được sử dụng trong các hoạt động tâm linh. Những quan sát tại nhà của mo bói cho thấy, khi đến bói, người Thái thường mang theo một túi nylon đựng trong đó một ít gạo (tầm 1 - 2 kg), một quả trứng gà sống và một chiếc áo đã cuộn lại. Tiền bói (mệnh giá 50.000đ hoặc 100.000đ) được đặt trong túi gạo hoặc để lên đĩa cúng cho ma tổ sư của thầy bói. Chiếc áo này là của cá nhân người đang gặp biến cố, hoặc là áo của chủ nhà nếu đến xem việc của gia đình. Mo bói lấy áo cuộn lại thành hình quả, để thò một tay áo ra, hai tay cầm song song nâng phần tay áo lên để sát lên miệng rồi lẩm nhẩm đọc bài bói áo tìm ma. Lời khấn được nói rõ ràng, đủ nghe, cùng các thao tác được thực hiện trước mặt gia chủ. Thầy mo đưa ra tên từng loại phi cụ thể, nếu đúng phi nào, chiếc áo (được cho là) "khẽ động đậy", "cầm hơi nặng một tí" - đấy là do "ma muốn ăn nên nhập lên áo để đu đưa". Để xác tín thêm, sau khi bói xong, mo còn gieo quẻ hỏi lại, nếu được đúng "úp ngửa" thì câu trả lời được xem là chính xác. Gia chủ sẽ theo kết quả bói ra mà tìm thầy mo, tiến hành các nghi lễ cúng phù hợp hòng xử lý vấn đề do phi gây ra. (Về thao tác và trình tự khấn bói các loại phi, xin xem thêm mục Bói áo trong Phụ lục 3. Lời và thao tác trong các hình thức bói Thái).

Việc sử dụng chiếc áo để bói được các thầy mo giải thích rằng, vì áo đựng hồn người, nên khi hồn bị đau bị ốm, hồn bị lạc hay bị ma ác bắt giữ thì các dấu hiệu đều có thể tìm thấy qua áo. Do hồn vía người dễ rơi rụng và thường ngụ trong những vật sử dụng thường ngày nên áo được xem là vật đựng hồn và có thể sử dụng

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí