Phi: Kiến Tạo Về Thuộc Tính Người, Các Trật Tự Và Những Chiều Tác Động

là hồn người tình hồi trẻ của bà. Lúc ấy bà đã mê man không biết gì cả, nên người nhà cũng không thể hỏi gì thêm, liền mời thầy một tại bản tới cúng. Thầy Một làm lễ, nói chuyện với chuông đến hết một đêm. Một kể, cúng trường hợp này rất mệt, còn phải hát đối đáp với chuông nữa, vì hai người khi xưa rất sâu nặng, đã trao kỉ vật cho nhau rồi. Cúng vừa xong thì bà tỉnh dậy, khỏe mạnh như không hề có chuyện gì xảy ra, và kể lại cho con cháu nghe về mối tình khi xưa với một anh bộ đội, sâu nặng thắm thiết tới mức đã trao gửi kỷ vật (chiếc

lược bẻ đôi) cho nhau. Bà còn nói thêm, rằng hồi xưa, hạn khuống1 cùng nhau

say sưa lắm. Thầy một bảo vì hạn khuống rồi nên khi cúng, con chuông cứ đòi hát mãi. Người con trai sau đó tìm hiểu về người tình cũ của mẹ và được biết, ông hiện vẫn còn sống, và cũng vừa mới trải qua một trận ốm rất nặng (Tư liệu điền dã, Thuận Châu, 2018).

2.2.2.4. Phi bản phi mường: chia sẻ một vận mệnh chung

Phi với người Thái còn là nhiều lực lượng siêu nhiên khác trong tự nhiên nhưng có mối liên quan trực tiếp tới cuộc sống và sinh mệnh của con người như ma chủ đất, ma chủ nước, ma ruộng, ma cây lớn, ma rừng, ma thuồng luồng,... Một đơn vị bản làng tồn tại cố định tại nơi chốn đó được xem như gồm có phần sinh thể và hệ thống hồn của con người, phần hiện hữu và hồn chủ của đồ vật, cây cối, động vật, các điểm không gian quanh bản. Hệ thống phi này còn hiển lộ trong những câu chuyện về căn bệnh Thái sau khi đi rừng về, "hồn bị ma rừng phi pá bắt", trong nỗi lo lắng về phần nghi lễ và lễ hội truyền thống của bản thực hiện chưa đúng cách,

"làm cho các thần của bản mường, thần cây đa nổi giận"2 mà gieo điềm báo và gây

tai họa cho dân bản.

Nhiều những nghiên cứu cho thấy, đến tận trước những năm 1980, ở nhiều bản làng Thái vẫn giữ các khu rừng thiêng (đông sựa mường/ đông sựa bản), rừng nguyên sinh nằm ở trên đầu các con suối (đông cẳm) để phục vụ cho các thực hành tôn giáo tín ngưỡng của người dân trong bản mường (xem Cầm Trọng [274], Hoàng


1 Hạn khuống: loại hình diễn xướng dân gian, hát giao duyên khi xưa của người Thái vùng Tây Bắc, được thực hiện trên giàn hoa cao khoảng 1,5m, dài từ 5-6m, xung quanh có lan can bằng tre nứa, trang trí hoa văn mềm mại với 5 cây nêu dựng ở chính giữa và bốn góc, trên cây nêu buộc chim muông, ve sầu và những dây xích đan bằng lạt nhuộm màu ngũ sắc. Đây là nơi các cô gái Thái vừa làm việc vừa chuyện trò, chờ các chàng trai đến vui chơi ca hát; cũng là nơi người già tới se gai đan lưới kể chuyện xưa cho con cháu, ôn lại thời thanh xuân chơi hạn khuống của mình; nơi đám trẻ học làm học hát với các chị các anh. Hạn khuống đặc sắc với hình thức hát đối giữa nhóm nam và nữ, có khi diễn ra thâu đêm suốt sáng, không đêm nào giống đêm nào, thời gian có thể kéo dài suốt mùa thu sang mùa đông. Người xưa còn căn cứ vào số hạn khuống lập ở các nơi để đánh giá sự phồn vinh, trù mật của mỗi địa phương, chẳng hạn Mường Chanh (Mai Sơn), Chiềng Pấc, Púng Tra (Thuận Châu) có thời gian dựng tới 10 đến 12 hạn khuống. Thời Pháp đô hộ, hạn khuống lụi tàn, thay vào đó là các hình thức dú khuống (dăm ba người con gái đốt lửa làm việc dưới sàn đất) hay dú chán (nam nữ nhóm họp trên sân đầu sàn) (xem thêm [241, tr.82-84]; [247, tr.136-137]; [111, tr.122- 136]).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

2 Tư liệu phỏng vấn bà mo Song Mộc Châu, 24/03/2017.

Cầm [321], [322]). Những không gian thiêng này liên quan tới ý niệm về vị thần chủ đất, nước, núi, rừng, sông, suối nơi con người cư trú, tác động trực tiếp tới vận mệnh của họ và của cả bản mường. "Đó là những loại ma thuộc dạng tự nhiên, là linh hồn của từng con núi, khe suối, sông, cánh rừng… mà bản phải theo tập tục cúng tế"; là "những nhân vật thần thoại có công khai thiên lập địa, tạo ra thế giới tự nhiên và công cuộc lao động sản xuất" [274, tr.390]. Các bộ luật tục của các mường Thái còn lưu lại cũng ghi chép rõ về tên và vị trí cư ngụ của các ma thần này, "mường nào cũng có minh bản nen mường, có khúc sông sâu, suối lớn nơi chứa đựng các loài cá, có núi rừng rợp bóng bản mường" [256, tr.44]. Đồng thời, lệ cúng tế vào các thời điểm trong năm, vị trí cúng cũng như vật hiến tế cũng đều được ghi chép chi tiết trong luật tục của bản mường (xem thêm [256]).

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 10

Sự tồn tại của hệ thống phi bản phi mường này còn gắn với một ý niệm về vận mệnh chung của mọi cá nhân trong bản mường. Các phi này đều thuộc về những sự vật và các không gian thiết thân với đời sống Thái: nước sinh hoạt và sản xuất, đất sinh sống và gieo trồng, rừng nuôi sống và cung cấp các nhu cầu sinh tồn cơ bản,… Để đảm bảo nhu cầu sinh tồn, con người trải rộng diện hoạt động của mình ở mọi nơi, và điều này có vẻ như chính là nguyên cớ cho những tác động tới sự tồn tại cân bằng và đúng trật tự của hệ thống tự nhiên xung quanh. Nguyên cớ thực hiện các lễ xên bản xên mường cung cấp dữ liệu cho thấy, lễ cúng là sự can thiệp tới những mất cân bằng và rối loạn của tự nhiên qua biểu hiện về việc trời khô hạn hoặc lũ lụt. Lời cúng "Mo tôi mới có lời chúc các ngài yên lành/ Ai ở đâu thì về nơi đó" trong lễ xên bản cho thấy rõ nhất ý niệm Thái về việc, sự yên ổn, tốt lành đồng nghĩa với việc, phi nào ở yên chỗ đó.

2.2.3. Phi: kiến tạo về thuộc tính người, các trật tự và những chiều tác động

Phi không chỉ được người Thái hình dung với một hệ thống trong các không gian liên quan mà còn được kiến tạo với nhiều những thuộc tính, về cơ bản rất gần với tính cách con người. Từ thuộc tính người này, còn có thể nhìn ra các trật tự được kiến tạo trong thế giới của phi, cũng như những chiều tác động trong hệ thống trật tự đó.

Những xúc cảm giống như một sinh thể người khiến cho phi, thứ vốn là vô hình, trở nên hiện hữu và rất sống động. Trong các ban thờ dành riêng cho ma một, các thầy mo luôn treo những đồ vật với nhiều màu sắc, được lí giải là "đồ chơi của một", để "làm cho một vui" (xem Phụ lục Ảnh, tr.19-20). Những kiêng kỵ của người thực hành tôn giáo (không được ăn cơm thừa, không chui gầm sàn, không

chui qua dây phơi quần áo…) được diễn giải rằng, nếu vi phạm "sẽ khiến ma một tức giận" mà làm cho đau ốm. Trong một lần đến thăm bà một có tiếng ở Thuận Châu, tôi dù đã đặt quà, bà một dù đã xin phép tại hỉnh thờ nhưng khi mở túi khót1 cho xem các hiện vật thiêng bên trong, chỉ được một lúc là mặt bà bắt đầu nóng bừng lên như say rượu, và bà ngay lập tức phải đóng túi lại bởi "Một nó không thích nữa".

Sự chú tâm đến cảm xúc và ý muốn của ma tổ sư cũng xảy ra tương tự mỗi khi tôi đến nhà bà mo Lót (Thuận Châu). Khi muốn xem hiện vật thiêng, được đi cúng cùng hay không cũng phải chờ bà "hỏi xem một nó có đồng ý không đã". Những thần linh chịu trách nhiệm quản lý khuân đúc nặn hồn vía người trên mường trời (Me Bảu, Then Bảu), cũng có lúc "tự ái triền miên", "bực bội nhiều lúc" mà sinh "ném bảu vào lửa", "hất bảu vào nước" và "nặn bảu thành hình hài mới" [113, tr.80]. Trong một lễ hội được phục dựng và mang đi trình diễn nhiều nơi của một bản ở Mộc Châu, bà mo Song đã phải làm rất nhiều nghi lễ và động thái "có tính hậu trường" riêng vì cho rằng, hồn ma của các nghệ nhân thực hiện lễ hội này trong quá khứ) "không có chỗ đậu" và "bị bỏ lại dọc đường" nên "tủi thân", "tức giận" và gây họa. Phi chuông, ma tình yêu, trong một nghi lễ cúng được thầy mo Hiễn (thành phố Sơn La) mô tả "(ma chuông) khóc rống lên, nó khóc kêu là chết rồi

mà không đi được vì chưa được chia kỷ vật"2. Ông mo Biêu (Thuận Châu) kể, con

ma chuông xuống nhập vào người ốm, "cứ đòi hát đối đáp nam nữ suốt đêm, may mà mình cũng là một cây hát có tiếng trong vùng nên mới thắng được"3.

Trong các lễ cúng, ứng xử của thầy mo với phi thường diễn ra theo chu trình: thay mặt chủ nhà đánh thức các phi dậy - thưa chuyện - mời ăn - biếu quà - đề nghị phi phù trợ cho gia chủ về một việc cụ thể nào đó. Ứng xử với phi, như thế, theo đúng cách ứng xử với một thực thể người, bằng đúng nguyên tắc văn hóa và tâm lý mà cộng đồng đang duy trì - "côn kin cáo đi, phi kin cáo cụm" (người được ăn sẽ nói tốt, phi được ăn phi phù trợ)4.

Hệ thống phi này còn được hình dung với sự tồn tại, vận hành theo một trật tự chặt chẽ. Trong vũ trụ quan Thái, mỗi mường tâm linh có một vị trí riêng biệt, với mường Then cao nhất dành cho phi then và ma tổ tiên chết lành, mường ma của ma dữ gây hại phía dưới, mường một của các lực lượng siêu nhiên chuyên bảo vệ hồn

1 Túi khót hay thung xanh, khụt xanh: túi đựng hiện vật thiêng của các thầy mo Thái. Trong túi có thể là hòn đá thầy kiếm được trong một cảnh huống bất thường, có thể là nanh con lợn lòi, xương con dúi, chân con gà đen,… Rất đa dạng và phong phú, nhưng đều có chung đặc tính: quý - lạ - hiếm. Thầy mo giữ gìn và bảo vệ túi khót như sinh mệnh của chính mình và thường mang theo trong các lễ cúng tại nhà của gia chủ.

2 Tư liệu điền dã, thành phố Sơn La, 22/6/2018.

3 Tư liệu điền dã, Thuận Châu, 15/07/2018.

4 Thành ngữ Thái.

vía người nằm sát mường trần gian, phi bản phi mường ngụ tại mường trên mặt đất, ma hồn ngụ trong chính mường cơ thể người. Tại mường trần gian, "Tuy cùng chung sống trên mường bằng nhưng địa vực cư trú của con người và các thực thể siêu nhiêu hoàn toàn cách biệt nhau. Người ta có những cánh rừng sâu để dành cho các loại ma rừng, có các vực nước sâu, các mó nước tự nhiên cho phi nặm, phi ngược, có những đỉnh núi cao dành cho phi phống,..." [28, tr.19]. Quy định rõ ràng về địa vực này cũng đồng thời là chỉ dẫn cho phạm vi hoạt động an toàn của con người, cũng là sự cảnh báo về việc, nếu xâm phạm đến nơi ở của các phi, con người tất sẽ bị tổn hại.

Trật tự chặt chẽ đó còn được xác lập trong các lễ cúng Thái, với quy định buộc phải tuân thủ về phạm vi hoạt động/ lui tới của các tiểu loại mo. Chẳng hạn, mo một không được lên cửa nhà phi then cao nhất, nhưng mo then thì được phép. Mo phi chuyên tiễn hồn trong đám tang sẽ không cúng tìm gom hồn tụ vía người. Thứ trật tự cần tuân thủ này, chính là phản ánh một thứ trật tự của đời sống, cũng đồng thời cho thấy chiều cạnh liên quan tới thiết chế xã hội mà phi là một yếu tố liên quan.

Đặt trong mối quan hệ và chiều tác động với con người, phi được truyền thống Thái phân thành ba loại, với các tính năng chính: 1 - Phi báp: phi trừng phạt, trị tội; 2 - Phi phốc, phi cụm: phi phù trợ, làm tốt - "vàng bạc là của phi trời, cơm nước là của phi then, ai tay khỏe thì lấy được"1; 3 - Phi khên: loại phi cho xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Ba loại phi, gắn với ba tính năng - phù trợ, trừng phạt, chỉ dẫn

qua điềm báo. Vậy nên, tâm thế lắng nghe các chỉ báo từ siêu nhiên, chú ý đến đời sống của các phi trở thành một phần rất quan trọng trong cách người Thái xử lý và trấn áp các bất thường do phi gây ra, cũng đồng thời là để duy trì thứ trật tự đã được xác lập cho đời sống Thái.

Các nghi lễ và nhiều những diễn giải còn cung cấp ý niệm Thái về việc, phi được xem là nguyên cớ gây ra các biến cố, và nhiều trong số đó nằm ở sự tác động của các loại phi đến hệ thống hồn (của cá nhân/ gia đình/ bản mường). Ma Then có thể quyết định hồn của mọi sinh thể, từ đó biểu hiện ra thành hình hài đẹp/ xấu và cả kiếp sống ngắn/ dài, giàu sang, vinh hoa hay nghèo túng, khốn cùng của con người. Phi đẳm (ma tổ tiên) khi gia nhập tự nhiên có thể liên quan tới các thực thể ma, thần khác và gây ra biến cố (chẳng hạn, bị ma Then bắt phạt, báo điềm rủi ro cho con cháu trong nhà hoặc gây đau ốm khiến phải làm lễ cúng giải hạn, giải tội). Hồn vía người đi vào rừng núi hoang vu có thể bị ma tại đây bắt giữ, hoặc bị ma rủ



1 Tiếng Thái: ngân căm khong phi phạ, khẩu nặm khong phi then, phaư hãnh khen măn đảy.

đi chơi lên mường trời mà quên lối về1. Hồn cũng có thể bị ma hồn nghề thầy cúng hay ma tình yêu chiếm giữ cơ thể gây mệt mỏi đau ốm hoặc điên loạn.

Ở chiều ngược lại, thần, ma còn có thể giúp cho hồn được cứng cáp khỏe mạnh, tìm kiếm hồn đi lạc để mang trả về và buộc giữ lại cho sinh thể (ma nghề thầy cúng phi một), giúp đưa hồn đến với đúng dòng họ của mình tại các không gian trong nghi lễ tang ma (mo phi). Có thể nói, trong niềm tin Thái, đời sống của hồn phi đan bện - phi vừa là thế lực hỗ trợ, lại cũng là hệ thống siêu nhiên ảnh hưởng và cản trở hồn vía người.

Như vậy, phi được kiến tạo trong cộng đồng Thái mang một hàm nghĩa rộng, để chỉ một dạng thức vô hình thuộc về cái siêu nhiên. Phi tồn tại độc lập tại cả mường Trời và mường Người trong vũ trụ quan Thái, phi "có cuộc sống ngược với người, đêm của người là ngày của phi, người ăn bằng thức ăn thực, nhưng phi thì chỉ ăn hương ăn hoa của thức ăn thực đó"2 [274, tr.380]. Phi có cảm xúc, tâm trạng buồn vui hờn giận, biết yêu biết ghét, thích được ăn, được biếu tặng vải vóc vàng bạc

giống như con người. Phi có thể là phi tốt (phi đi), vừa gồm cả các phi dữ, xấu (phi hại). Thứ quyền năng mà phi có, rất có thể giúp phù trợ cho con người, nhưng cũng lại có thể gây nhiều sóng gió cho cuộc sống của họ, và ngay kể cả những phi tốt không phải lúc nào cũng mang lại điều thuận lợi và tốt lành. Sự thất thường này của phi - làm điều lành và cả điều dữ - được xem như thuộc tính chính khiến phi như một đặc ngữ của nhiều các rủi ro và biến cố, ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, như đã được đúc kết trong câu tục ngữ "khong đi phi cọ hụ" (cái gì ma cũng biết, cái gì cũng là do ma làm). Và phương thức ứng xử tối ưu mà người Thái lựa chọn chính là "muốn sống khỏe cúng phi" (chí dú hảo xỏm phi).

2.3. Người tương tác và điều khiển các phi: thầy mo

Truyền thống văn hóa Thái không chỉ kiến tạo về việc phi là chìa khóa của mọi nguyên cớ mà còn xác lập một hệ thống các ý niệm cho thấy vị thế, uy quyền, tính năng của một lớp người do Then lựa chọn để đảm nhận việc tương tác và điều khiển các phi, cũng chính là thực hiện các hành vi ma thuật: thầy mo. Nghiệp thiêng của lớp người này cùng năng lực và nhiệm vụ đặc biệt của họ đã được kiến tạo và xác


1 Có riêng một tập sách Thái về chuyến đi của hồn lên mường trời mang tên Páo khuân mương Phạ (Chiêu hồn mường Trời) [283].

2 Từ ý niệm này, nhiều các nghi lễ buộc phải tổ chức kéo dài đến đêm hoặc qua đêm (chẳng hạn, lễ cúng ma tình yêu phi chuông, lễ vào nghề làm mo một cái một), vì đêm mới là lúc phi xuống và con người có thể giao

tiếp với phi ngay trong lễ. Ý niệm này cũng là cơ sở cho điều kiêng kỵ về việc, ban ngày không được mang đồ sống hoặc gây động nơi phi trú ngụ, vì đó là lúc “phi đang ngủ”. Đời sống ban đêm của phi còn được biểu hiện qua triệu chứng của căn bệnh bị phi nhập - người đó sẽ ngủ đêm rất ít. Anh N. ở Thuận Châu có kể rằng, trong vòng 3 tháng, đêm nào anh cũng thức suốt, không ngủ tí nào. Chỉ sau khi làm lễ cái Một (nhận làm Một), anh mới bắt đầu ngủ lại được vào ban đêm.

lập quyền uy cả trong ý niệm truyền thống và thực tiễn đời sống Thái, mang lại cho họ một công việc và vị thế nổi bật, cũng như những đặc trưng riêng của nhóm trong cộng đồng. Ngoài ra, các hành vi ma thuật Thái còn được thực hiện bởi một số nhân vật khác (chẳng hạn, vai trò của ông cậu lúng ta trong các hành vi ma thuật liên quan đến việc dựng nhà và lên nhà mới, của ông ngoại trong kỳ sinh nở của con gái, của bà góa trong lễ cầu mưa, con rể gốc khươi cốc trong tang lễ…), mang theo trong đó các vấn đề liên quan đến bối cảnh tình huống và những tính toán lý trí về tính hiệu quả buộc phải đạt được trong một hành vi, nghi lễ ma thuật cụ thể. Phần viết này của luận án sẽ tập trung vào thế giới của mo - những người mà thực hành ma thuật là một phần trong công việc và đời sống của họ.

2.3.1. Mo Thái: đa dạng tiểu loại và tính năng

Những nghiên cứu đã có về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng Thái đều mặc định thầy mo là một nhóm người quan trọng không thể thiếu trong xã hội Thái, từ trong truyền thống đến hiện tại (xem thêm Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [165]; Cầm Trọng [274], [275], Chu Thái Sơn, Cầm Trọng [238]; Vi Văn An [3]; Ngô Đức Thịnh [257], Thái Tâm [403], [404] và nhiều tác giả khác). Sự đa dạng của nghề mo và vị thế của họ trong xã hội Thái trước năm 1954 cũng đã được mô tả chi tiết trong nhiều công trình nghiên cứu, cho thấy một hệ thống thiết chế đã được xác lập trong châu mường Thái xưa nhằm quản lý cộng đồng bằng hai hệ thống quyền lực, hệ thống hành chính quân sự với uy thế/ vị thế của chẩu mường (chủ mường); và hệ thống tâm linh, tư tưởng, văn hóa gắn với vị thế/ uy thế của lớp mo, chang. Một hệ thống thiết chế với đủ 'vương quyền' và 'thần quyền', tự thân nó cho thấy một mong muốn đầy chủ ý trong việc giải quyết trọn vẹn các vấn đề của đời sống xã hội Thái.

Những ứng xử và biểu hiện trong cộng đồng Thái hiện tại cho thấy, mo là một khái niệm chung chỉ một lớp người có thể thực hiện được nhiều tính năng riêng biệt. Những tư liệu mô tả trước đây cung cấp ngữ liệu rằng, danh xưng này không đơn giản để chỉ những người làm công việc tâm linh (mo cúng nói chung, hoặc có nơi gọi là mo hặc mạy, mo tảy - mo cúng trong các nghi lễ vòng đời hay nghi lễ 'bất thường' liên quan tới một sự vụ cụ thể); mà còn để gọi những người có khả năng xem bói (dượng sửa, bói tìm nguyên nhân biến cố thông qua áo, trứng, que); cũng để gọi những người được xem là có khả năng chữa bệnh thông qua nghi lễ cúng, kết hợp các phép thuật hoặc thuốc bào chế từ động thực vật (mo môn, mo một) hay người hiểu biết, thông thạo các tập quán cúng lễ bản mường, người thuộc nhiều áng thơ văn cổ, người ghi chép lại lịch sử của các dòng họ quý tộc - những trí thức bản

mường (mo mương, mo chang). Có thể nói, với xã hội truyền thống Thái, mo là danh xưng được sử dụng để chỉ một nhóm người với những năng lực riêng biệt hoặc tổng hợp của thầy cúng, thầy bói, thầy phong thủy, thầy chữa bệnh và trí thức bản mường. Trong xã hội hiện tại, vị thế quan trọng của mo và hệ thống ý niệm này về họ không mấy thay đổi, thậm chí, được tái kiến tạo và mở rộng biên độ với nhiều biểu hiện khác nhau.

Trong thực tế, khi một biến cố hoặc điềm báo xảy đến, được chia sẻ trong cộng đồng và hướng giải quyết thống nhất thường là: tìm đến mo. Đầu tiên là nhờ mo bói (dượng), xem áo của chính người gặp điềm báo/ biến cố, hoặc áo của chủ nhà. Sau khi đã có câu trả lời cụ thể, công cuộc tìm kiếm một thầy mo phù hợp để thực hiện nghi lễ sẽ diễn ra. Thông thường, với những nghi lễ không quá cấp bách thì có thể chờ thầy mo chọn ngày tốt (theo lịch Thái) và xếp lịch đến lượt vì thường mo rất bận rộn; còn với những việc liên quan tới sống chết, hạn rủi của cả nhà, mo sẽ ưu tiên cúng sớm. Thầy mo cũng là nhân vật thường được nhiều người Thái nghĩ tới đầu tiên trong các sự kiện/ biến cố bất thường. Mất con trâu, mất tiền, mất vàng bạc, tìm đến thầy mo bói. Gặp điềm báo xấu, cơ thể đau ốm, trẻ khóc ngằn ngặt, ốm yếu

khó nuôi… mang áo cho mo và thầy sẽ cúng (nếu cần)1. Dựng nhà mới, sinh nở,

đầy tháng trẻ, cưới xin, tang ma… - trọn vẹn các nghi lễ vòng đời được lớp thầy mo đảm nhận, từ việc xem ngày tốt, quyết định lễ cúng cần thiết đến những yêu cầu về đồ lễ liên quan.

Diện mạo của thầy mo hiện tại được kiến tạo nổi bật về mặt năng lực tâm linh, những mo "thuộc nhiều áng thơ văn cổ, ghi chép lịch sử bản mường, sáng tác phục vụ chế độ" đã mờ đi, nhưng không hoàn toàn biến mất, mà hiện diện dưới những hình thức khác, chẳng hạn những người am hiểu vốn văn hóa Thái truyền thống, lưu giữ nhiều văn bản lịch sử, lệ tục bản mường,... Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, mo còn đóng vai trò của một người tư vấn, với ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới các quyết định quan trọng trong cuộc đời của một cá nhân hoặc với những sự kiện cộng đồng. Như bà mo Song ở Mộc Châu, vừa có thể bói, lại có thể chữa đau ốm bằng cúng lễ hoặc thuốc nam (trong một số trường hợp bà sử dụng cả hai). Bà làm bùa cho khách hàng các dân tộc, không riêng người Thái, cho rút quẻ và cấp bùa đầu năm âm lịch. Bà cúng lễ cho hồn vía cứng cáp hoặc trị ma tà làm hại hồn vía khách hàng theo bài cúng truyền thống Thái song cũng tham gia rút thẻ, cấp bùa


1 Trên thực tế, đôi khi chỉ cần gửi áo cho thầy mo là vấn đề đã được “giải quyết”. Chị Hiên (Mộc Châu) có kể, hồi con chị gần 2 tuổi có khóc đêm suốt một đợt. Chị mang áo của bé cho ông mo Khặn, “chả hiểu ông thổi kiểu gì mà tối hôm ấy nó hết khóc luôn, ngủ ngon luôn ấy, hết luôn đến giờ” (Tư liệu điền dã 20/4/2019).

đầu năm âm lịch, bốc bát hương cho gia chủ khi họ về nhà mới. Bà có một hệ thống khách hàng thân thiết, với nhiều mối quan hệ được duy trì trong hàng chục năm, và cứ mỗi khi có vấn đề cần tư vấn (về tình cảm, tiền bạc, làm ăn, đường quan lộ), họ đều tìm đến bà để chia sẻ và xin ý kiến. Nhiều các quyết định về việc tiến tới hay chấm dứt một mối quan hệ, cưới hay không cưới, tham gia ứng cử hay không trong nhiệm kì tới tại phường/ xã, vay tiền ngân hàng làm ăn trong thời gian này hay chờ đợi thêm,… được đưa ra dựa trên lời tư vấn của bà mo trong những cuộc chuyện trò như vậy.

Có vẻ như, hệ thống công việc phức tạp mà lớp người này đảm nhận chính là nguyên cớ cho sự đa dạng trong danh xưng riêng mà cộng đồng Thái nơi này dành cho người mà năng lực tâm linh nào đó của họ nổi bật hơn cả. Nếu người đó có khả năng nổi trội trong việc cúng chữa các căn bệnh hồn sẽ được gọi là một1. Nếu mo có khả năng xem bói, cộng đồng Thái tại đây gọi họ là mo dượng/ dượng sửa2. Các mo chuyên làm nghi lễ trong đám tang sẽ được gọi riêng là mo phi, mo hảy lang xan3 (hay mo tiễn hồn), và theo đúng lệ là họ sẽ không cúng trong các lễ gọi/ buộc hồn vía, vì "hồn vía gặp thầy mo đám tang là sẽ sợ mà đi mất"4. Với các thầy mo sở hữu các phép thuật đặc biệt, chỉ có họ mới cúng được trong các lễ mà ma dứ rất khó thuyết phục thì được gọi là mo môn/ mun. Thầy mo có thể hát mở cửa nhà Then trên mường trời trong lễ cúng hồn thì được gọi là mo Then5. Như thế, những gì diễn ra trong thực tế lại đang cung cấp một ngữ liệu khác, vượt khỏi ranh giới và quy chuẩn của những phân loại và thuộc tính đã được gán cho lớp người thực hành tâm linh Thái này.

2.3.2. Nghiệp mo: năng lực thiêng và thẩm quyền được kiến tạo từ các tài liệu phê chuẩn

Quám tố mướng (Chuyện kể bản mường), cuốn sách kể về lịch sử của người Thái đen vùng Tây Bắc, cũng là áng thơ trước đây thường được hát kể trong các đám tang Thái, ngay đoạn mở đầu đã mặc định vật dụng cúng bái, sách chữ, ông mo


1 Thầy Một nữ trong tiếng Thái là Một nhinh, nam là Một lao. Một lao thường hát xướng bài bản cúng kết hợp tiếng sáo do mo pí thổi, còn Một nhinh chỉ hát xướng trong các lễ cúng.

2 Tiếng Thái: dượng: bói, sửa: áo. Trên thực tế, nhiều người Thái không gọi mo dượng mà gọi dượng sửa để

gọi chung thầy mo chuyên việc bói toán, dù thầy mo này có dùng phương thức bói que, bói trứng hay bói áo đi chăng nữa. Thông tin điền dã cho thấy, dù bói theo phương cách nào, thầy mo vẫn yêu cầu người bệnh phải mang theo áo và trứng. Điều này đã trở thành thứ luật bất thành văn trong cộng đồng – đi bói, là mang theo áo (áo cũ đã mặc) và trứng.

3 Mo hảy lang xan: mo khóc thay cho gia đình, cũng còn có thể gọi là bó ngái hảy lang xan, trong đó, bó ngái

là cúng cơm, tức là mo khóc thay gia đình trong lễ cúng cơm cho người chết.

4 Tư liệu phỏng vấn tại bản Vặt, Mộc Châu, 23/6/2019.

5 Trong phạm vi tư liệu điền dã tôi đã bao quát được, tại Sơn La hiện chỉ Quỳnh Nhai mới có dòng mo Then

này. Đây là dòng mo của người Thái trắng, và “trong số cả trăm người làm mo Một thì chỉ có một, hai người làm được mo Then” (Tư liệu phỏng vấn mo Xuyên, Quỳnh Nhai, 1.2.2020). Dòng mo này lập bàn thờ tên gọi hỉnh Then, với mô hình nhỏ của nhà rồng, nhà voi, nhà ngựa (tượng trưng cho quân của Then) đặt trên ban thờ. Nghi lễ dâng cúng dành cho phi sư phụ của dòng mo Then diễn ra năm năm một lần với tên gọi Kin pang Then.

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí