Tiếp Cận Ma Thuật Thái Trong Bối Cảnh Đặc Thù Và Những Khám Phá Mới Về Nghĩa

đời sống, các nghi lễ tâm linh diễn ra thường ngày trong cộng đồng. Khảo sát sơ bộ về một số nhóm (group) Facebook cho thấy, tình hình kinh tế, văn hóa có tính thời sự trong nước, những quảng bá các địa danh, khu du lịch mới, một số mặt hàng kinh doanh của người Thái cũng được đăng tải. Ngoài ra, rất nhiều phóng sự về các lễ cúng Thái cũng được phát trên đài truyền hình địa phương, và nhiều trong số đó có chạy phụ đề tiếng Việt, phục vụ những người xem không biết tiếng Thái.

Trong diễn giải về những thực hành ma thuật sôi động hiện diễn ra trong cộng đồng Thái, cũng cần tham chiếu tới các luận điểm đã được các nhà nghiên cứu đưa ra khi chứng kiến và lý giải về sự trỗi dậy của các thực hành tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam sau Đổi mới năm 1986. Hiện tượng này ở Việt Nam liên quan tới vấn đề mang tính bối cảnh chung mà cộng đồng Thái không phải là ngoại lệ, đó là sự thiếu vắng (về mặt hình thức) trong một thời gian dài của các nghi lễ trong phạm vi gia đình và cộng đồng, và sau khi được nhà nước 'cởi trói' đã sống động trở lại. Điều đó khiến Malarney (2002) nhìn ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai lĩnh vực tôn giáo và chính trị ở Việt Nam, còn với Taylor (2004), điều này được xem như sản phẩm của kinh tế thị trường (xem thêm [101], [233]). Salemink trong một bài viết về lên đồng ở Việt Nam thì cho rằng, sự bộc phát của hiện tượng này liên quan tới những vấn đề về an ninh tinh thần ở Việt Nam khi đời sống đương đại có nhiều những bất ổn, cả về sức khỏe, kinh tế và tâm linh [233]. Trong một nghiên cứu khác vào năm 2003, Salemink lập luận, đối với một số dân tộc thiểu số, thực hành tôn giáo tín ngưỡng cũng là một hình thức để họ khẳng định một số quyền tự chủ và bản sắc văn hóa của mình [dẫn theo 101].

Tất cả các lí do đã được các nhà nghiên cứu nói tới để lí giải về sự nổi lên của các thực hành tâm linh đều hiện diện và có thể sử dụng để giải thích về sự đậm đặc của các hành vi ma thuật Thái (thị trường bất ổn, xã hội đổi thay, an tinh tinh thần, tự chủ và bản sắc,…) nhưng vẫn là chưa đủ, và phần nào đó, chưa thực sự phù hợp với đời sống tâm linh, văn hóa của người Thái. Với những gì chứng kiến, tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, các thực hành nghi lễ ma thuật diễn ra đậm đặc trong nhịp sống thường ngày tại cộng đồng Thái tại Sơn La lại mang thêm những vấn đề văn hóa khác, trong đó đặc biệt nổi lên vai trò của yếu tố thế giới quan Thái. Một hệ thống vũ trụ quan đã được thiết lập, với sự hiện diện của phi (thần, ma, hồn) ở khắp mọi nơi đã quyết định cách con người dùng hành vi, nghi lễ ma thuật nhằm tương


đến 11/4/2021). Ngoài ra còn có một sô trang như Bản làng người Thái, Hoa ban food, Tôi người Tây Bắc, Nhịp sống Tây Bắc, Hoa Ban Tây Bắc, Gái Bản, Trai Bản, Nhịp Xòe Tây Bắc, Facebook người Thái sốp cộp,…

tác với các lực lượng siêu nhiên này, đảm bảo cho một thứ "trật tự riêng của văn

hóa Thái" luôn được vận hành.

Hiện tại, những thực hành ma thuật được thực hiện bởi khá nhiều người Thái hiện đang sống tại các thành phố, thị trấn, bản làng tại địa phương, không xa lạ với wifi, thông tin từ Internet, có xe máy, ô tô để tiện di chuyển tới các không gian khác, có thể đi xuống Hà Nội để khám chữa bệnh, học hành hay tìm kiếm việc làm. Ở chiều cạnh khác, các bản làng cũng không còn "heo hút", "lạc hậu", "chỉ rừng với núi" như phần lớn những hình dung. Đường nhựa và bê tông được trải đến lối vào các ngôi nhà sàn xa xôi nhất. Vietel, Mobiphone, Agribank, các cửa hàng tạp hóa hiện diện ở mọi nơi. Trong nhiều ngôi nhà sàn Thái, tivi màn hình phẳng, với kết nối ăng ten chảo và có wifi kết nối ngay trong nhà. Có thể nói, thông tin về thế giới hiện diện theo nhiều cách khác nhau tại những nơi xa xôi nhất trong địa bàn, tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp và lứa tuổi, đặc biệt là những người trung tuổi và lứa tuổi thanh thiếu niên. Thực tế này cho thấy sự không phù hợp của các quan điểm nghiên cứu xem các thực hành tín ngưỡng sôi động diễn ra trong cộng đồng dân tộc Thái [dù cho thấy "ý thức dân tộc" của người dân trong việc "gìn giữ bản sắc và duy trì tính thuần khiết về tín ngưỡng - tôn giáo"] là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm phát triển của đời sống kinh tế Tây Bắc, và cần vận động để người dân làm tốt kinh tế vì "khi đời sống vật chất được cải thiện, con người sẽ có óc thực tế hơn, ham muốn hơn, duy vật hơn, hiểu biết hơn, tất sẽ xa rời những, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu" [99, tr.55]. Ở nhiều thị trấn, thành phố, bản làng, người dân có đời sống kinh tế ổn định và phát triển song không hề xa rời

các thực hành ma thuật mà thậm chí, "làm ăn được thì năm nào cũng cúng"1.

Việc phục dựng và trình diễn các nghi lễ, lễ hội Thái trong nhiều bối cảnh cụ thể nhằm giữ gìn, bảo vệ, phát huy, phô diễn bản sắc văn hóa tộc người, hoặc nhằm kích cầu du lịch tại một vùng đất đều mang trong đó những dàn xếp về tâm linh phía sau sân khấu. Câu chuyện phục dựng lễ hội Hết Chá tại Mộc Châu, trình diễn Kin pang Then hay dựng mới đền thờ Nàng Han ở Quỳnh Nhai đều cung cấp ngữ liệu về sự tham gia, nỗ lực liên tục hiệu chỉnh của các thầy mo trong quá trình tương tác với các lực lượng siêu nhiên nhằm đảm bảo sự an yên cho cá nhân và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

Và cũng không thể đơn giản coi sự nổi lên của các thực hành ma thuật Thái như là nhu cầu kiếm tìm sự trợ giúp tâm linh trong bối cảnh kinh tế thị trường nhiều bất ổn, giàu lên hay phá sản một cách nhanh chóng. Trong nhiều nghi lễ ma thuật mà


Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 23


1 Tư liệu phỏng vấn tại Púng Tra, Thuận Châu, 24/3/2021.

tôi tham dự, khi hướng đến cái siêu nhiên, người Thái không hề có những lời cầu xin liên quan tới tiền bạc hay việc làm ăn mà họ đang thực hiện, khác với các lời khấn, cúng của nhiều người Việt khi đi chùa hay đến cửa Mẫu. Ý niệm về việc "cầu tài cầu lộc" từ thánh thần không hề xuất hiện trong nghi lễ Thái. Ngôn ngữ Thái được sử dụng trong các hành vi, nghi lễ ma thuật vẫn cho thấy vẹn nguyên một mối bận tâm về thế giới của các phi. Bất thường và sự biến là do phi. Phi yên ổn, đúng vị trí, đúng trật tự, mọi vấn đề từ vật chất đến tinh thần của con người sẽ đều ổn thỏa.

Một hệ thống văn hóa đã được kiến tạo hàng ngàn năm trong lịch sử, sản phẩm để lại là hệ thống truyện kể bản mường, văn bản cúng, thành ngữ tục ngữ, luật tục,… đã góp phần quan trọng trong việc quyết định về cách con người tồn tại, tri nhận, tương tác và ứng phó với thế giới xung quanh. Không đứng ngoài lề của cuộc sống hiện đại, nhưng mối bận tâm lớn của con người thuộc về những thứ mang tên truyền thống. Một hệ thống quy chuẩn và vũ trụ quan khác được con người nơi này chia sẻ, và nghiên cứu về ma thuật Thái khi được đặt trong bầu khí quyển đó sẽ giúp khám phá các chiều kích khác của các thực hành này.

5.2. Tiếp cận ma thuật Thái trong bối cảnh đặc thù và những khám phá mới về nghĩa

Những phân tích về bối cảnh của những diễn giải trái chiều liên quan tới ma thuật cho thấy, ma thuật trên thực tế thường bị tách khỏi bối cảnh văn hóa của chính nó. Ma thuật luôn có xu hướng được diễn giải bằng một định kiến có sẵn nào đó, hoặc cho thấy sự mê tín, hoặc thể hiện sự tuyệt vọng không còn nơi bám víu, hoặc vì mục đích khơi dậy truyền thống và bản sắc của nhóm cộng đồng. Những minh chứng dân tộc học trong Chương 2, Chương 3, Chương 4 về các thực hành ma thuật Thái trong bối cảnh tâm linh, bối cảnh nghi lễ và bối cảnh xã hội Thái đã cung cấp những ngữ liệu giúp mở ra những hướng diễn giải khác về nghĩa hành vi của ma thuật, đặt lại câu hỏi về những định kiến sẵn có với các hành vi này.

5.2.1. Ma thuật Thái: mê tín hay một phương thức tri nhận và ứng xử với thế giới Nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng của người Thái, quan sát cách người Thái tiến hành các nghi lễ và hành vi, không ít nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo lắng về ranh giới giữa niềm tin tâm linh và mê tín, phê phán việc quá nhiều các nghi lễ Thái được thực hiện và thậm chí, còn đặt một nhiệm vụ cho nhà nghiên cứu, nhà quản lý về việc cần chỉ dẫn người dân trong việc phân biệt những yếu tố nào là truyền thống

cần giữ gìn và điều gì lạc hậu cần loại bỏ (xem thêm [165], [99], [288], [303],...).

Những phân tích và minh chứng trong Chương 2 đã cho thấy, ma thuật được người Thái thực hành trong một bối cảnh tâm linh liên quan tới hệ thống vũ trụ

quan tộc người Thái, với niềm tin về sự tồn tại của thực thể phi (thần, ma, hồn) ở khắp các không gian, cả trong không gian thực thể hiện hữu lẫn các không gian hư vô, cả tại mường trần gian lẫn nơi mường trời. Phi được xem là có những liên hệ mật thiết, có tác động, ảnh hưởng, và trong nhiều trường hợp, quyết định cuộc sống của con người. Với điểm xuất phát này, ma thuật trở thành một sự lựa chọn hợp lý và duy nhất để người Thái có thể tương tác với phi, cũng là với thế giới quanh mình.

Ý niệm về sự hiện diện của phi trong mọi vật thể và trong các chiều không gian hình thành nên một phương thức tương tác, ứng xử, cũng là phương thức người Thái tri nhận, tư duy về thế giới, cả với thế giới tự nhiên và xã hội. Với tự nhiên, các thực thể như cây cỏ, núi rừng, sông suối,… được con người xem là không vô tri vô giác, mà là các sinh thể có linh hồn, có xúc cảm, có đời sống riêng giống như con người. Xung quanh đời sống của người Thái là nhiều các đời sống khác. Nhận thức này, quyết định cách con người ứng xử, khiến họ thận trọng trong mọi tương tác với tự nhiên. Một mảnh ruộng cũng có hồn có vía, vì thế, những chiếm giữ đầu tiên đều phải có thao tác (cắm cọc) và lời thưa (xin với chủ đất). Muốn làm chủ một mảnh nương, một vạt gianh, một mó nước, một khoảnh rừng,… đều phải có lời thưa với vị hồn chủ tại nơi đó. Muốn xác lập chủ quyền, cần có sự tương tác với những thứ hư vô khác, như một thỏa thuận. Các biểu hiện đa dạng trong thực tế cho thấy một tâm thế ứng xử với thế giới tự nhiên nhất quán của người Thái: mọi sự hiện diện trong tự nhiên đều có linh hồn, vậy nên những giao tiếp, tác động, tương tác của con người với xung quanh đều hướng đến và nương theo phần hồn này của vật thể.

Có thể nói, ý niệm về sự tồn tại khắp nơi của phi, phương thức ứng xử nương theo phần hồn này của người cho thấy sự phóng chiếu từ điểm nhìn của người Thái vào các hiện tượng tự nhiên quanh họ, hay nói cách khác, thế giới tự nhiên được truyền thống Thái gán cho các thuộc tính người, cũng tức là thế giới tự nhiên được 'nhân tính hóa', 'người hóa' - không phải một thế giới vô tri nơi con người xem mình là trung tâm, làm chủ và có tính bá quyền. Sự người hóa thế giới này quyết định phương cách ứng xử của người Thái, kiến tạo một thế giới quan mà trong đó, con người chỉ là một phần của thế giới tự nhiên, những ứng xử của con người được đặt trong quan hệ ràng buộc cũng như ý thức tôn trọng các chủ thể khác để giữ gìn và

duy trì thứ trật tự đã được thiết lập từ trong truyền thống. Chính "hệ qui chiếu nhân tính"1 này quyết định cách con người giữ đất, giữ nước, giữ rừng, bảo vệ đời sống của tự nhiên xung quanh mà không khai thác tận dụng, tận diệt chúng. Cách người



1 Chữ dùng của nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh (2006, tr.455).

Thái sợ hãi và tránh xâm phạm tới khu rừng đông tu sửa (rừng cửa áo) hay mó nước thiêng nơi có chảu nặm (thần chủ nước) cư ngụ, cách họ sử dụng ma thuật để gọi hồn, gom vía khi bị ma rừng (phi pá) bắt, cúng các phi trong tự nhiên,… chính là một thứ thiết chế tâm linh để giữ gìn cảnh quan, đảm bảo sự cân bằng trong vũ trụ, cũng chính là bảo đảm đời sống và nguồn sống cho chính con người. Tự nhiên, đời sống và quy luật sinh tồn của tự nhiên trở thành một thành tố trong xã hội Thái.

Phương thức tri nhận và ứng xử này trong nghiên cứu nhân học được gọi là "vũ trụ quan của sự tiếp tục" (cosmoligies of continuities) hay "vũ trụ quan sinh thái" (eco-cosmologies) [316, tr.186]1. Theo đó, con người được coi là một dạng sống cụ thể tham gia vào một cộng đồng sống rộng lớn hơn, được quy định bởi một bộ quy tắc ứng xử duy nhất và có tính toàn diện. Thay vì tuyên bố quyền lực tối thượng của con người với các hình hài sống khác và từ đó hợp thức hóa việc con người khai thác tự nhiên, vũ trụ quan này nhấn mạnh trách nhiệm của con người đối với môi

trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tự nhiên và xã hội [316, tr.201].

Cách ma thuật hoạt động còn cho thấy sự khoanh vùng những thứ quan trọng với sự sinh tồn của người Thái. Soi vào ma thuật sẽ thấy một tiểu vũ trụ của cộng đồng Thái, thấy những điều quan trọng với đời sống của người Thái, thấy sinh kế, nguồn sống, các tương tác cơ bản cũng như phạm vi hoạt động của họ. Thế giới của rừng, thế giới của nước, sinh kế, thiết chế xã hội được phản chiếu từ ma thuật. Và ở chiều ngược lại, ma thuật cũng chỉ dẫn những thứ được xem là đe dọa tới cuộc sống con người (sâu hại, dịch bệnh, thiên tai, đau ốm,...) trong không gian cư trú của con người nơi này, khi con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Thực hành ma thuật, nói theo cách của Kej Arhem (1996), cung cấp sự hiểu biết sâu sắc của người Thái về môi trường sinh thái - thứ tri thức được hình thành và phát triển trong nhiều thiên niên kỉ tương tác thực tiễn mật thiết với môi trường xung quanh [316, tr.201-202]. Thứ hiểu biết này hình thành nên hệ thống tri thức bản địa, có vai trò và ý nghĩa chỉ dẫn đặc biệt quan trọng với con người trong quá trình sinh tồn, không phải chỉ trong chiều tương tác với thế giới tự nhiên mà còn cả trong các mối quan hệ xã hội. Các hành vi, nghi lễ ma thuật Thái không chỉ hướng dẫn con người cách thức hoạt động trong tự nhiên, cách sản xuất, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn cung cấp các hiểu biết cho con người về chính bản thân mình, với sự tồn tại của hệ thống các hồn vía, cũng chính là các bộ phận trong sinh thể, những sự mất cân bằng dẫn đến đau ốm và phương thức chữa trị. Giống



1 Thuật ngữ được nhà nghiên cứu Hoàng Cầm (2019) chuyển ngữ trong một công trình chưa xuất bản.

như cách người Makuna (một cộng đồng cư dân bản địa vùng Tây Bắc Amazon, Brazil) quan niệm, rằng tình trạng bệnh tật của con người được đặt trong mối liên quan với sự lạm dụng tới môi trường tự nhiên, và bệnh tật được xem là kết quả của việc quản trị vũ trụ một cách yếu kém; và các quan niệm về sức khỏe và chữa bệnh không chỉ chú trọng vào từng cá nhân mà còn là về toàn thể thế giới tự nhiên và xã hội mà trong đó, bệnh nhân chỉ là một bộ phận [316, tr.201]; các nghi thức chữa bệnh ma thuật của người Thái cũng được thực hiện dựa trên một tinh thần tương tự.

Một hệ thống "y tế sinh thái" (eco-medical)1 được thầy mo tiến hành, trong sự

tương tác với toàn thể hệ thống các phi trong tự nhiên, phi đẳm tổ tiên và hồn vía cơ thể người. Vũ trụ quan Thái đã phân chia và chỉ dẫn về các không gian sinh tồn riêng biệt, vậy nên mọi sự tác động hay ảnh hưởng quá mức từ phạm vi hoạt động của con người sẽ dẫn đến những sự mất cân bằng. "Tôn trọng hiệp ước với tự nhiên là cách duy nhất để đảm bảo sự thịnh vượng cho cuộc sống con người và sự phì nhiêu tiếp tục của đất đai" [316, tr.201] - chính sự tương tác vừa đủ sẽ khiến sự thịnh vượng của đời sống Thái được lâu dài.

5.2.2. Ma thuật Thái: niềm tin thơ ngây hay một phương thức tư duy bằng văn hóa

Nhiều các nghiên cứu về ma thuật cho rằng, con người thực hành các hành vi này với một niềm tin thơ ngây vào việc họ, hoặc những người chuyên hành nghề tâm linh trong cộng đồng, có thể tác động được tới các lực lượng tự nhiên và làm chúng thay đổi theo ý muốn của con người. Niềm tin đó của con người không gây quá nhiều tranh cãi, xong cách thức mà họ thực hiện, việc làm một điều gì để cái siêu nhiên bắt chước theo hay tiến hành các kiêng kỵ với hy vọng điều tương tự không xảy ra, dù giữa hành vi và kết quả mong muốn không có bất kì mối tương liên nào trong thực tế; lại chính là điểm mấu chốt khiến ma thuật luôn bị đánh giá là thứ niềm tin thơ ngây, phi lý, thiếu logic, giả khoa học,... Và nhiều học giả còn mặc định rằng, chỉ những con người thuộc về thời kì/ xã hội chưa phát triển mới đặt niềm tin vào ma thuật.

Từ gợi dẫn của Evans-Pritchard [370, tr.37] và Tambiah [382] về việc ma thuật là một phương thức giải quyết vấn đề trong hệ thống cho trước, có thể xem hệ thống các hành vi ma thuật được người Thái thực hiện dựa trên một hệ thống văn hóa Thái đã có trước đó. Hệ thống có sẵn này, với việc giao tiếp bằng Lời, việc sử dụng phép tương đồng thuyết phục, gợi dẫn với sự tham gia của một hệ thống các biểu tượng trong văn hóa Thái (các loại dây, vòng, lưới, áo, trứng,...) cung cấp các


1 Chữ dùng của Arhem [316, tr.201].

ngữ liệu và phương thức để con người thực hiện quá trình "buộc cái tự nhiên phải hành xử theo cách mà mình muốn". Ma thuật Thái như vậy là một phương thức tư duy bằng "vũ trụ biểu tượng" Thái, là sự rút gọn, cô đặc của một hệ thống văn hóa, với một khung ma trận của toàn thể các ý nghĩa đã được chia sẻ trong cộng đồng.

Điều này trước hết đặt ra một yêu cầu trong việc diễn giải hành vi ma thuật, rằng để hiểu ma thuật, cần vận dụng các tri thức thuộc về hệ thống văn hóa đã được cộng đồng chia sẻ, thể hiện thông qua hệ thống các vật, thao tác, Lời có tính biểu tượng. Vấn đề này cũng liên quan tới cảnh báo của nhà nghiên cứu Tòng Văn Hân

[96] về việc, người Thái có những tập tục tín ngưỡng gắn với đời sống từ bao đời nay, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ thì rất dễ bị cho là "lạc hậu", là cần gạt bỏ ra ngoài cuộc sống của đồng bào. Việc tìm hiểu kĩ này, chính là liên quan tới bề sâu của các lớp nghĩa mà trong nhiều trường hợp, được biểu hiện bên ngoài bằng các hành vi ma thuật tưởng chừng đơn giản.

Búi tóc trên đỉnh đầu của người phụ nữ Thái đen (tẳng cảu) sau nghi lễ khửn cảu trong hôn nhân là một "hiện vật" ma thuật, mang trong đó chiều sâu văn hóa Thái. Từ các từ khóa tẳng, khửn trong nghi lễ, đặt trong hệ thống dựng các loại cột của văn hóa Thái với các ý niệm tâm linh và kiêng kỵ, hành vi ma thuật tẳng cảu mang một lớp nghĩa rất đặc biệt. Việc dựng cột nhà xau hẹ với các nghi thức ma thuật được ông cậu lúng ta thực hiện phía trên đầu cột; tục dựng cột bản, chôn cột mường (lắc bản lắc mướng), với bí mật được giấu kín về nơi chôn cột mà chỉ tạo bản phìa mường và thầy mo là biết rõ; bởi nếu kẻ xấu biết được, đào lên, làm phép hại vào cột thì bản mường sẽ lụn bại; và đặc biệt là những tín hiệu trong tục cắm cột ruộng (lắc ná) vào loại ruộng chủ hồn (ná chảu xửa) "cắm cột vào ruộng cũng coi như ruộng đó là gốc và đánh dấu sự chiếm đoạt của người Thái đối với toàn bộ ruộng đất trong vùng thung lũng đó của mường" [274, tr.192] đã cung cấp thêm những tham chiếu hữu ích cho hành vi dựng búi tóc trên đỉnh đầu người phụ nữ này. Tẳng cảu, như thế, đặt trong hệ thống văn hóa Thái, có thể xem là một nghi thức dựng cột hồn trên hồn đầu của người phụ nữ, cũng chính là tạo dựng không gian chứa đựng hồn chủ của cả hai vợ chồng. Đám cưới này là đám cưới hồn, hồn vợ hồn chồng nhập chung, được bảo vệ bởi búi tóc trên đỉnh đầu người nữ. Vậy nên khi chồng đi xa, vợ kiêng không gội đầu, bởi nếu người vợ hạ tẳng cảu vì sẽ dễ gây tổn thương đến hồn chủ (khuân hua) của chồng bởi lúc đó, hồn chủ hai vợ chồng đều không được bảo vệ. Hồn vía hai vợ chồng không chỉ được bảo vệ bởi búi tóc dày (tóc của chính người vợ, tóc giả của bà, của mẹ chú rể, thứ tóc độn được đặt vào chính giữa đỉnh đầu cô dâu), mà còn bằng cái túi lưới màu

đen ca xa chụp bên ngoài búi tóc1, bằng đồng tiền bạc2, sợi dây xọi móc vào phía đầu nhọn cây trâm bạc, chiếc piêu đội trên đầu. Việc bảo vệ hồn vía cho chồng bằng búi tóc cũng logic với lệ tục, nếu chồng chết thì sau một năm, người phụ nữ được phép bỏ cảu. Thậm chí, nếu nhìn từ lệ tục này, có thể thấy tính mục đích quan trọng và rõ rệt nhất của tẳng cảu là nhằm bảo vệ cho hồn vía người chồng và cho sự gắn kết của hai hồn - người chồng mất đi thì tẳng cảu có thể bỏ vì tính mục đích của hình thức ma thuật này đã không còn nữa. Và chiếc piêu đội đầu, phủ trên tẳng cảu của người phụ nữ Thái đen cũng không đơn giản chỉ là một chiếc khăn đội hay để trang trí. Trên piêu thêu nhiều hoa văn sặc sỡ, nhiều trong số hoa văn đó thuộc về hệ thống trừ ma trong ý niệm của người Thái như hoa văn hình răng cưa như răng nhọn, hình quả trám nhọn hai đầu, hoa văn hình taleo với nhiều mắt dọa ma, các hoa văn hình vằn (hạt bầu, hạt dưa…). Từ việc piêu được dùng trong nhiều bối cảnh - đặc biệt được sử dụng trong nhiều các nghi lễ cúng hồn cúng vía, chiếc piêu được treo trên mâm cúng và chủ áo ngồi càng gần piêu càng được xem là tốt - khi đội chiếc piêu lên đầu, hồn đầu của người phụ nữ được xem là "đã được bảo vệ".

Đặt cùng hệ thống với tục dựng cột nhà, cột ruộng và tục chôn cột bản cột mường, có thể xem tẳng cảu còn như một sự đánh dấu chủ quyền, một hành vi dựng cột sở hữu của người chồng/ gia đình nhà chồng/ hồn đẳm nhà chồng với hồn chủ của người con gái. Việc dựng này diễn ra trên đầu, trên chỏm tóc, trên chom khuân nhằm chiếm hữu hồn chủ của người nữ. Đây cũng là một hành vi ma thuật lựa chọn đặt sự chiếm hữu lên cái bộ phận (hồn đầu), nhưng vì là một bộ phận được người Thái xem là quan trọng nhất (hồn chủ), nên có thể xác lập sự chiếm hữu lên cái toàn thể, tức chiếm hữu toàn bộ hệ thống hồn vía của người con gái. Vì lẽ đó, việc tẳng cảu này mới không được phép làm hỏng, làm hai lần hay kiêng không chải tóc, quấn tóc theo các chiều lộn xộn - mọi thao tác cần tuân thủ tuyệt đối theo một chiều hướng (chải tóc từ phía dưới gáy, hai bên tai, phía trán kéo ngược lên đỉnh đầu, lấy tay cuốn tóc thành búi theo chiều từ trái sang phải, lưu ý là lúc này, cô dâu ngồi hướng mặt về phía mặt trời mọc); và sự chiếm hữu hồn chủ này không được phép làm hỏng, làm lại hay chiếm dụng nhiều lần. Và chính vì để chiếm hữu, nên đồ vật để tẳng cảu phải do nhà trai chuẩn bị, nhà gái chỉ tham gia chải tóc cho thật mượt rồi hất 'bàn giao' tóc cho nhà trai tẳng cảu, tức nhà trai sẽ đảm nhận việc dựng cột hồn vợ hồn chồng.

1 Lưới là vật có ý nghĩa chặn tà ma theo quan niệm truyền thống Thái.

2 Đồng bạc này xuất hiện trong nghi lễ dựng nhà mới, khi ông cậu lúng ta đục một lỗ nhét đồng bạc vào mặt gốc chủ Xau hẹ trước lúc dựng, gọi đồng bạc là khụt xanh (bùa hộ mệnh). Lúng ta cũng đặt một đồng bạc dưới một trong ba hòn đá kê trên bếp, trước khi bà chủ nhà châm mồi lửa đầu tiên để đặt nồi ninh xôi với hai thanh tre xếp theo hình dấu cộng để phía trên miệng ninh.

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí