Bùa: Những Nguyên Tắc Thực Hành Của Thầy Mo Thái

Bùa của bà mo Song tham gia giải quyết rất nhiều vấn đề cho khách hàng ở Mộc Châu. Có một loại bùa được bà gọi là "bùa mến" (khiến người khác yêu mến), thường được bà dùng cho những khách hàng đang cần sự ưu ái nào đó trong các công việc sự vụ. Chẳng hạn, người đang nợ nần nhiều mà không có tiền trả, cần ứng phó với chủ nợ, bà sẽ dùng bùa mến này. Bà giải thích: "Thấy người ta đến, người ta bị hành hạ đánh đập đòi tiền thì mình phải làm giúp. Có cái bùa ấy thì nó (tức chủ nợ) không dám làm như vậy. Người ta vẫn đến đòi tiền nhưng mà không làm nặng như vậy nữa". Bà kể trường hợp một khách hàng, vay nợ 65 triệu, lãi 10 phân (10%) đến điện nhờ bà giúp đỡ, "không có cái bùa này thì khéo nó đánh cho suốt ngày ấy chứ. Ví dụ có người đến đòi nợ, đòi đánh đập, cắt cổ mình thì dùng bùa nó sẽ hạ hỏa, nó không làm gì mình đâu, không đụng chạm đến mình". Rồi có gia đình vay lãi ngoài, lãi suất cao không cách nào trả được, đến nhờ bà làm bùa để "chủ nợ thương mà nó giảm nhẹ xuống". Thông thường, khi vay nợ không có tiền trả, chủ nợ sẽ đến siết các tài sản (nhà cửa, xe cộ, đồ dùng vật dụng,...). Bà mo làm bùa ngoài việc để người vay không bị đánh đập còn nhằm để việc bắt bớ tài sản gán nợ sẽ không diễn ra, "của cải của ai thì chỉ người đó mới được chạm vào, người khác

không động vào được"1.

Loại bùa mến này cũng được bà dùng với khách hàng đang làm thủ tục vay ngân hàng lấy tiền làm ăn buôn bán đất. Có bùa này "để vay cho nó nhanh, thủ tục lắm thứ có khi kéo dài cả mấy tuần". "Nguyên lý vay cho nhanh" nằm ở chỗ, bùa tác động vào cán bộ ngân hàng, "tự dưng cán bộ ngân hàng họ quý, họ thương mình, họ chạy lo thủ tục mà có khi lấy của mình ít thôi"2. Theo bà mo, không có bùa mến, vị khách hàng có thể "cũng mất tiền kha khá vì nhà này vay nhiều để buôn đất"3.

Hay khi việc làm ăn của khách hàng có bất trắc, cần ứng phó với công an, bùa mến cũng được bà mo đem ra sử dụng. Như trường hợp của một gia đình có hai chị em dâu một Thái một Kinh, nhà làm dịch vụ san lấp đất, đến chầu chực cầu cứu bà mo vì "nhà có 4 cái máy xúc nay đã bị công an bắt cả". Theo lời kể của hai cô, bình thường khi đi san lấp tại địa điểm nào thì gia đình đều có thao tác 'báo luật' với bên quản lý, người ta 'nhận luật' rồi sẽ coi như không liên quan, để yên cho làm. "Nhưng hôm qua 'đen' quá, mà mình lại 'không tinh'. Chiều hôm thứ sáu thấy bà Phó Chủ tịch huyện đứng quay phim chụp ảnh, mình biết mười mươi là có vấn đề


1 Tư liệu điền dã, 24/03/2018.

2 Ý chỉ tiền hoa hồng chi cho người trực tiếp thực hiện hồ sơ thủ tục vay mượn.

3 Tư liệu điền dã, 13/01/2019.

rồi, nhưng mình không nghĩ ra. Bà này gửi ảnh với clip qua Zalo cho công an. Nếu mình tinh ra, chắc chắn có vấn đề thì mình chuyển máy đi chỗ khác, mình không làm chỗ đấy nữa, nếu người ta vào có bằng chứng đây thì mình nói "vầng em trót làm" xong rồi mình xin thì sẽ được. Nhưng máy mình vẫn để ở đấy, họ vào cái là buộc phải mang máy mình đi". Các cô cho biết, khi bị công an giữ máy như vậy, số tiền bị phạt tầm 20 triệu. "Tiếc lắm chị ạ, nhờ bà làm hộ hy vọng là giảm được tí

nào hay tí ấy"1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

Những thông tin hai cô cung cấp cho biết, dịch vụ san lấp đất mấy năm gần đây

kiếm tiền rất tốt ở Mộc Châu. Trong thực tế, dự án "Tuyến đường cao tốc Hòa Bình

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 19

- Mộc Châu" (2019-2024), "Khu du lịch quốc gia Mộc Châu" (2019-2030) và hàng loạt các dự án trước đó đã đẩy thị trường đất đai và xây dựng ở Mộc Châu trở nên cực kì sôi động. Giá đất lên gấp hàng chục lần. Khách sạn, nhà nghỉ, homestay mọc lên như nấm. Người Kinh dưới xuôi đổ lên từng đợt, tìm kiếm những cơ hội làm giàu. Như trong bản Áng tại thị trấn Mộc Châu, các gia đình thi nhau dựng lại nhà sàn để làm dịch vụ du lịch cộng đồng (dịch vụ này bắt đầu xuất hiện ở bản từ năm 2008, với sự tiên phong của một bà mo trong bản). Trong số 350 hộ tại bản Áng thì có tới hơn 200 hộ làm dịch vụ này, cùng nhiều người dưới Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng… và ngoài thị trấn vào mua đất vườn đất nương để làm nhà nghỉ, trồng bưởi, trồng hoa hồng. Dịch vụ san lấp đất của nhà hai cô mấy năm liền kiếm được nhiều tiền, nhưng vẫn chỉ là đơn vị kinh doanh nhỏ, không có nhiều vốn nên không xin được giấy phép chính thức. Để có tờ giấy này phải bỏ chi phí tầm một tỷ hoặc 1 tỷ 200 triệu, và phải là công ty lớn mới làm được. Gia đình chấp nhận làm ăn ngoài lề, nộp tiền làm luật nhưng vẫn rất nhiều rủi ro. Nhiều chuyện không may xảy ra trong hai năm nay khiến mọi người trong nhà rất lo lắng, muốn nhờ bà mo giải quyết giúp sự vụ trước mắt này rồi sẽ cúng tiếp, nếu không thì "làm được bao nhiêu lại rải hết". Bà mo cúng, làm cho cái bùa, dặn hai cô mang theo trong người lúc đến làm việc với công an. Trong cuộc điện thoại sau đó, cô vui vẻ cho biết, "chỉ mất có 6 triệu để

lấy mấy cái máy xúc ra, cả nhà em mừng quá chị ạ. May mà có bùa của bà"2.

Bùa của bà mo còn tham gia vào việc 'đẩy đi lô đất'3 5000 mét cho một gia đình người Thái vốn là khách hàng lâu năm của bà mo. Vị khách này vốn dĩ rất giàu và có duyên buôn đất. Bình thường khi mua bán đều có hỏi bà mo, nhưng với lô đất này thì không đến và "mãi không đẩy đi được". Khi bói tại điện thờ, sau lúc gieo


1 Tư liệu điền dã Mộc Châu, 14/01/2019. 2 Tư liệu điền dã Mộc Châu, 14/01/2019. 3 Tức là mua đất để buôn đi bán lại.

đồng sấp đồng ngửa trên đĩa, bà mo báo với gia chủ "lên toàn đài đen, đất hai hồi có một cái gì đó đặc biệt lắm, phải làm lễ mới bán được". Vị khách lúc này ồ lên và cho biết, cả hai đầu mảnh đất này đều có một cái miếu, vì gia đình bán có tranh chấp với chủ đất cũ nên mới xây lên ở đó. Nghe vậy, bà mo bảo, "phải sang tận nơi làm lễ mới được, không làm ở điện cô được, việc này liên quan đến thổ địa là phải đến tận nơi". Khi được hỏi lại, bà mo cho hay, thổ địa là phi đin (ma chủ đất) trong tiếng Thái, bà sẽ cúng phi đin ở mảnh đất đó, xin cho nhà được bán đi. Trong cuộc điện thoại sau đó hai tuần, tôi được biết mảnh đất đã bán được cho một người mua mới (Tư liệu điền dã, 23/11/2018).

Việc làm bùa hỗ trợ những giao dịch đất đai được bà mo tiến hành khá thường xuyên, và có khi, sau lúc lô đất được bán đi, khách hàng lại thông báo và gửi quà cảm ơn bà mo đã giúp đỡ. Có những người khách tận tỉnh Vĩnh Phúc lên Mộc Châu buôn đất, mua từ khi đất vùng này "sốt nhất" nhưng mua trúng khu quy hoạch nên lâu không bán được, sau khi lấy bùa của bà mo một thời gian ngắn đã được nhà nước thỏa thuận đền bù với giá không lỗ1.

Bùa còn được bà mo dùng để giúp đòi nợ cho khách hàng. Như câu chuyện về món nợ 1 tỷ 43 triệu, chủ nợ và người vay là bạn cùng chung hệ thống cho vay lãi ngoài. Con nợ đã quá hạn trả hơn một tháng, lại tắt máy suốt mấy hôm không liên lạc được nên chủ nợ rất sốt ruột, đến nhờ bà mo giúp đỡ. Cô khách bảo, "tiền này không phải tiền của em, của cậu dì trong nhà nên giờ nó không trả là nhà em căng đấy". Bà mo hỏi cụ thể mọi thông tin rồi yêu cầu người khách đến vào hôm sau, mang theo một tấm ảnh 4x6 một cái áo (đã mặc rồi) của con nợ. Ngày hôm sau, khi đã có đủ đồ cần thiết trong tay, bà mo xiên kim lên ảnh (kim nạm đồng do khách hàng tự tay mua) - một cái xiên ngang vào giữa hai mắt, một cái dọc từ trán xuống qua mũi cằm rồi cắm một loạt kim theo chiều dọc áo. Cầm chiếc gương nhỏ có tên "gương 36 phép bùa" được mua ở Thái Lan, bà chiếu lên ảnh và xoay mấy chục lần, miệng lầm rầm khấn. Bà bảo, "đã bùa bắt hồn vía nó vào trong gương, xoay ảnh thêm mấy trăm lần nữa để hồn vía nó chỉ có nghĩ đến khoản nợ của mình thôi, không trả không đươc". Khi được hỏi, bà xiên kim lên ảnh khuôn mặt như thế thì con nợ có đau đớn gì không, bà mo bảo "không, cô chỉ bắt hồn vía nó thôi, không đau gì đâu". Thông tin phản hồi lại sau đó ba tháng từ chủ nợ cho biết, cô đã nhận lại được 600 triệu đồng, và đang được hẹn để trả nốt trong một tháng nữa (Tư liệu điền dã, 15/1/2019). Chuyện đòi nợ tương tự cũng được ông mo Hiễn ở thành



1 Tư liệu điền dã, 13/01/2019.

phố Sơn La thực hiện. Với vị khách sống tại Cầu Diễn (Hà Nội), ông làm lễ để giúp đòi khoản nợ 500 - 600 triệu. Ngay sau lễ cúng, ông yêu cầu gia chủ gọi điện thoại và con nợ đã mang đến trả 300 triệu đồng, "nó tự khắc nó đến, không đến là cắt cổ, đấy cứ nói thế cho nó sợ, chứ cũng là gọi hồn nó thôi"1.

Các bối cảnh sử dụng trong thực tiễn cho thấy sự mở rộng biên độ của nhiều loại bùa. Chẳng hạn như bùa yêu, vốn vẫn thường được hiểu theo hàm nghĩa rất hẹp (để sử dụng trong quan hệ tình yêu đôi lứa), nay được dùng trong các tình thế và các mối quan hệ khác - quan hệ làm ăn, quan hệ giữa người dân - người quản lý, quan hệ con nợ - chủ nợ,... với mục đích khiến người khác vì thương, quý mà nương nhẹ và giúp đỡ mình. Sự mở rộng biên độ sử dụng này cũng là nguyên cớ khiến xuất hiện thuật ngữ mới mang tên "bùa mến". Bùa được dùng trong nhiều bối cảnh và gắn với một tình huống cụ thể nào đó mà con người gặp phải trong thực tại. "Khi mình gặp khó khăn hoạn nạn thì bùa giúp mình vượt qua", câu nói của bà mo Song cho thấy rõ nhất tính năng giải quyết các vấn đề tức thời của bùa trong đời sống của con người đương đại, cũng thể hiện sự linh hoạt của người làm bùa trong việc áp dụng các nguyên lý sử dụng truyền thống trong những bối cảnh mới.

4.3.2. Bùa: những nguyên tắc thực hành của thầy mo Thái

Với các mo Thái, việc làm bùa luôn có những nguyên tắc và lệ luật riêng. Như trường hợp của bà mo Song (Mộc Châu), khi bà xin đồng úp ngửa (xin âm dương) không được, tức Cha Mẹ ở cửa điện bà không đồng ý làm bùa, bà sẽ không làm. Nguyên tắc riêng luôn được bà tuân thủ là "xin âm dương không được quá 3 lần". Việc xin âm dương không được, theo bà là do đấy là "những người không có tâm, miệng nói khác mà tâm họ lại khác". Hoặc có khi là do trường hợp quá nặng, làm bùa cũng không giúp được gì, bà sẽ thôi. Việc phán đoán tình hình nặng, nhẹ này còn được bà mo căn cứ vào việc "sờ lên áo" của khách hàng mang đến: "cái áo nó nặng trĩu rồi là mình biết vụ này sẽ rất là nặng". Trường hợp xin âm dương không

được, nếu bà vẫn làm bùa cho khách, vẫn lấy tiền của họ, bà sẽ là người bị phạt2

(Nhật kí điền dã, 24/3/2018).

Với nhiều thầy mo, nguyên tắc và giới hạn của việc làm bùa ngoài việc phán đoán theo các chỉ dẫn từ lực lượng siêu nhiên, từ các ma tổ sư mà họ thờ cúng (chẳng hạn xin đồng âm dương, gieo hai thanh tre, bói đếm chẵn lẻ bằng gạo, bằng que bói,...) còn có thêm một điều quan trọng liên quan tới các vấn đề về đạo đức của

1 Phỏng vấn mo Hiễn, thành phố Sơn La, 28/02/2019.

2 Việc bị phạt được bà mo liên hệ với các vấn đề sức khỏe của bà hoặc người thân trong nhà (có thể ốm mệt, đau đớn đâu đó) hoặc có việc không hay, mất của cải,... xảy ra ngay sau thời điểm bà vẫn làm bùa dù xin âm dương không được.

người hành nghề tâm linh. Vấn đề đạo đức được đặc biệt được đặt ra trong những cuộc trò chuyện về bùa hại - thứ bùa có thể gây những tác động tiêu cực đến người/ vật nào đó, chẳng hạn bùa khiến ai đó điên loạn (bà mo Song gọi là loại bùa điên), gây đau đớn trên cơ thể, bùa làm ai đó yêu, ghét, thù hằn, bỏ nhau hoặc thậm chí giết nhau. Có bốn điểm rất rõ ràng được các thầy mo nói tới về việc làm loại bùa này.

Thứ nhất, nhiều thầy mo học và làm được loại bùa hại. Dòng mo một, mo mun thường được cộng đồng xem là có năng lực đặc biệt trong việc làm các loại bùa (điều này cũng được nói tới trong các nghiên cứu của Cầm Trọng 1999, 2004; Tòng Văn Hân 2016a, 2016b, 2016c; Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh 2010; Lương Thị Đại 2019 và nhiều tác giả khác).

Thứ hai, không phải khi nào mo cũng được phép làm bùa hại, vì theo diễn giải của nhiều người, nếu vô cớ làm vậy tức là làm việc ác và sẽ bị quả báo. Với bà mo Song (Mộc Châu), việc "bùa chết con trâu, chết con bò hoặc giết người nọ người kia là một cái tội cực kì lớn"1, và vì cái tội này mà hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, "phải là mạng đổi mạng", "mình chài tùy tiện thì con dao kia lại tự vào mình hết, mình là người chết đầu tiên"2. Điều này tương tự với diễn giải của nhiều thầy mo khác, rằng nếu làm bùa hại không đúng người đúng tội, người đi nhờ làm bùa "sẽ bị quả báo"3 (mo Khắt), "nó làm ác thì phải chịu, sau này đời con cháu nó sẽ khổ" (mo Mân4), "làm như thế không có phúc có đức gì, ảnh hưởng đến con cháu mình, mình thì không sao nhưng sẽ hại đến chồng con mình", "làm thế con nó rồi cũng chết, không có ai nuôi đâu" (mo Lót5). Chính vì thế, trong các trường hợp phải làm bùa tác động lên sức khỏe, thân thể hay tài sản của ai đó, bà mo Song thường cho biết "phải rất cân nhắc". Còn bà mo Mân (thành phố Sơn La) thì kiên quyết: "nếu chị muốn làm, chị có thể làm được, nhưng đưa tiền tỷ để hại người giết người là chị không làm"6, tương tự như lời khẳng định dứt khoát của bà mo Lót (Thuận Châu): "mình không bao giờ làm ác như thế (...), có thuê bao nhiêu tiền cũng không học, không làm"7.

Vậy trong hoàn cảnh nào, mo được phép làm loại bùa hại này? Câu trả lời thống nhất từ hầu khắp các thầy mo Thái: chỉ làm bùa hại khi trường hợp đó, người đó đáng phải nhận như vậy. Bà mo Song (Mộc Châu) cho biết: "không có ai mất công tự dưng đi làm bùa điên bùa hại cho một người, người bị làm bùa điên đấy cũng phải


1 Phỏng vấn bà mo Song (Mộc Châu) ngày 15/01/2019.

2 Phỏng vấn bà mo Song (Mộc Châu) ngày 15/01/2019.

3 Phỏng vấn ngày 01/02/2020 tại Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai.

4 Phỏng vấn ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.

5 Phỏng vấn ngày 25/02/2019 tại Chiềng Ly, Thuận Châu.

6 Phỏng vấn ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.

7 Phỏng vấn ngày 25/02/2019 tại Chiềng Ly, Thuận Châu.

đáng bị làm như thế, đáng thì mới làm, bùa vu vơ cũng không vào được, người đó mà không đáng thì nó lại vào mình hết, tự mình lại bị điên"1. Những tình huống làm bùa hại của bà mo cũng xác tín cho điều bà nói, rằng bà "chỉ làm bùa phạt, phạt người làm điều ác, phạt cho nó biết sợ", như những người tự dưng đánh bố mẹ, rượu chè, đập bát hương thờ cúng. Ranh giới của việc "đáng hay không đáng" này còn được diễn đạt qua những tiêu chí: "khi người ta làm cho mình khổ đến mức khóc nước mắt đầy một cái sọt thì mới làm được"2; "nếu khiến gia chủ phải rơi nước mắt ba lần, phải bị rơi ba lần thì mới được phù phép bùa úm, nếu không rơi đủ ba lần, người đi nhờ sẽ bị quả báo, vì tội của kẻ trộm chưa đáng phải chết" [94, tr.22]. Việc làm bùa hại tùy tiện sẽ khiến thầy mo "phải khốn khổ", "thất bại, nghèo khó, không giàu có","không có phúc"3, như trường hợp của một ông mo đã mất tại Mộc Châu mà hiện, người trong bản mỗi khi chuyện trò vẫn nhắc tới. Ông mo này rất giỏi bùa phép nhưng bị nghiện thuốc phiện. Mỗi khi thiếu thuốc, ông lại chài vào trẻ con làm chúng khóc ốm khiến bố mẹ đứa trẻ phải đến nhờ ông gỡ giúp. Gỡ xong, cúng xong, ông lại chài lại vào bát đầu tiên, vòng đi vòng lại như vậy. Mọi người trong bản đều biết nhưng vì không có cách nào nên vẫn phải nhờ ông cúng. Nhưng đến sau 1954, ông mất hết ruộng, trâu bò, có lúc đói phải đi xin ăn khắp nơi.

Thứ ba, việc làm bùa hại (trong trường hợp đáng bị làm) là rất công phu và không hề dễ dàng. Mô tả của bà mo Song (Mộc Châu) cho biết, thầy mo phải "đọc thần chú 36 tiếng mới giết được người". 36 tiếng đó là không liên tục, mỗi ngày phải đọc một ít theo quy định tăng dần về thời lượng "ví dụ hôm nay làm 1 tiếng, mai làm 2 tiếng, ngày kia làm 3 tiếng, cứ đến giờ ấy là cúng, mất rất nhiều thời gian"4. Ngoài ra, phải lấy được một thứ gì đó trên cơ thể của đối tượng (sợi tóc, cái áo), việc bùa

mới công hiệu. Chẳng hạn, nếu muốn làm ai đó bị điên, có một dạng bùa được tiến hành theo cách: lấy áo của người sẽ bùa, thỉnh (đọc lời bùa) vào áo rồi xiên 3 cái lông giá trị nhất của con don con dúi lên áo (nhổ lông đúng các vị trí theo quy định trên mình con vật), cuốn áo rồi bọc vào trong ba lớp vải đen, đào đất tầm 80 phân, đặt mấy tảng đá phía dưới, đặt áo lên trên rồi đè tiếp một hòn đá lên (dưới đá trên đá). Sau khi lấp đất, gọt một que nhọn đóng xuyên xuống, đặt tiếp một hòn đá lên trên cùng, người đó dần phát điên. (Tư liệu điền dã Mộc Châu, 15/01/2019).

Thứ tư, trong cộng đồng Thái, có một số người học để chuyên làm loại bùa chài hại người. Theo các mô tả, những người làm bùa kiểu này không được gọi bằng

1 Phỏng vấn bà mo Song (Mộc Châu) ngày 15/01/2019.

2 Phỏng vấn mo Khắt ngày 01/02/2020 tại Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai.

3 Phỏng vấn mo Song ngày 15/01/2019 tại Mộc Châu.

4 Phỏng vấn mo Song ngày 15/01/2019 tại Mộc Châu.

danh xưng thầy mo, "gọi là người ác thôi, không gọi là mo một gì cả, nó học thì nó biết làm, dạng như thầy phủ thủy"1, "bọn này nó chuyên về bùa, nó học để làm cái này"2. Theo lời kể của các thầy mo và người dân, những người làm bùa dạng này học để làm bùa chài nên "nếu nó không làm thì nó lại bị ốm đau đấy nên cứ phải làm, giống như thợ sửa xe máy thì chỉ chuyên sửa xe máy thôi, không làm thì không có gì mà ăn cả"3, "khi đi học để làm phép chài hại người như thế thì buộc phải làm ác, nếu nó không làm thì người khác sẽ hại nó"4. Cách bùa của những người này được bà mo Lót (Thuận Châu) mô tả: "nó chỉ thổi phù một cái là xong ấy mà, nó chỉ chỉ tay một cái là có khi cũng bị rồi"; "nó cho vật này vật kia vào cơ thể mình ấy, muốn lấy lông măng hại cho đau mắt t thì lấy lông măng thổi vào, muốn lấy thịt trâu thì thổi thịt trâu vào"5. Tuy nhiên, theo bà mo, "người lạ thì nó không làm được, phải chủ ý mới làm được". Sự chủ ý này được bà mo Mân (thành phố Sơn La) kể lại trong câu chuyện mà chính bà là nạn nhân. Bà là kiểu mo nhập, khi bói hay làm lễ thường có 3 ma hồn thầy cúng (một hồn ma Thái, một hồn ma Mường và một hồn ma H'mông) nhập vào bà để làm mọi thủ tục. Ngoài lúc bị nhập, bà không biết cúng và xem bói. Hôm ấy, khi bà đang ngủ, ma hồn ông mo Thái đánh thức dậy bắt chạy ra cổng nhà để mút bùa lên. Bùa chôn dưới đất là một gói nylon bên trong có mảnh vải khít Thái và miếng da bò. Bà khẳng định biết ai là người đã hại mình, "đây là thầy bùa, khách đến nhà mình nhiều nên nó tức, nó hại mình"6.

Sự tồn tại về loại bùa và những người làm bùa hại này còn được xác tín trong các câu chuyện kể ở nhiều bản làng Thái. Theo đó, người ta có thể được thuê để làm bùa, chài khiến ai đó đau ốm đến chết, vợ chồng cãi vã, bỏ nhau. Có trường hợp hàng xóm vì cãi nhau tranh giành từng mét đất mà sinh thù hằn, một nhà thuê làm bùa rồi chôn sát cổng nhà bên cạnh. Người chủ của nhà bị hại tự dưng ốm, đi khắp các bệnh viện không tìm được căn nguyên. Đến khi đi bói biết có chuyện bùa hại liền nhờ mo về làm lễ. Mo cúng xong một bài liền đi ra cổng, quỳ rạp người xuống đất rồi mút lên một túi nylon, bên trong có tấm vải khít Thái đỏ trắng (thứ vải Thái dùng trong tang lễ) và miếng da bò. Cúng xong, bệnh của chủ nhà tự hết7.

Vì cảnh giác với những trường hợp làm bùa hại như vậy nên bà mo Song (Mộc

Châu) thường dặn mọi người: "Đi đâu thì đi, không được mượn quần áo để mặc,


1 Phỏng vấn mo Lót ngày 26/02/2019 tại Chiềng Ly, Thuận Châu.

2 Phỏng vấn mo Mân ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. 3 Phỏng vấn mo Mân ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. 4 Phỏng vấn mo Lót 26/02/2019 tại Chiềng Ly, Thuận Châu.

5 Phỏng vấn mo Lót ngày 26/02/2019 tại Chiềng Ly, Thuận Châu.

6 Phỏng vấn mo Mân ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.

7 Tư liệu điền dã tại thành phố Sơn La, 23/6/2018.

không nên để rơi quần áo của mình (...) Nếu đi nhà nào, mình quên quần áo chỗ nào thì đừng nên lấy lại, không mặc lại vào người được nữa, không tốt. Có loại bùa nó muốn cho mình bị điên sẽ lấy áo mình về rồi làm cho dần phát điên"1.

Về mức giá của việc thuê làm và gỡ loại bùa hại này, thông tin từ các thầy mo và người dân cho thấy một biên độ giá cả khá đa dạng. Bà mo Lót (Mộc Châu) cho biết, "cháu mất một hai tỷ, cháu muốn chài cho vỡ cái bát này cho nó chết đi nên thuê thầy, thầy lấy cháu 10 triệu. Nhưng rồi cháu thấy có lỗi, cháu muốn gỡ lại cái bùa đó vì sợ nó quật lại vào mình, cháu sẽ bị thầy phạt 40 triệu cho việc gỡ lại"2. Bà mo

Mân khi được hỏi thì bảo, "hết nhiều lắm". Chồng của bà mo nói, "tùy từng người, để chết hoặc là không chết, nếu cho ốm đau thì hết ít, cho chết thì hết nhiều". Giá làm bùa chết người theo anh biết từ 30 triệu đến 50 triệu, còn làm cho ốm đau thì tầm 5 triệu đến 10 triệu. Anh còn cho biết thêm, "nó thù nhau thì kể cả bán nhà nó cũng làm, Thái, Mường, Kinh có hết, vì cãi nhau bằng luật thì không biết để cãi nên nó thâm hơn, nó phải chơi kiểu này"3.

Những câu chuyện được lưu truyền trong và ngoài cộng đồng Thái, nỗi e dè, thậm chí sợ hãi về khả năng làm bùa, chài của thầy mo hay của những người chuyên làm bùa gợi nhắc đến luận điểm về "tính năng bảo vệ và giúp duy trì một thiết chế xã hội ổn định" của ma thuật đã được Mbiti [360] nói tới. Theo đó, nỗi lo âu về sự trả thù, sự sợ hãi khi người hàng xóm có thể dùng ma thuật và phép phù thủy sẽ khiến con người kiềm chế các hành vi xâm phạm đến quyền lợi, tài sản, danh dự của người khác (tr.168, 169). Những lời đồn thổi về bùa hại một mặt càng khiến gia tăng thêm vị thế thiêng của thầy mo trong cộng đồng Thái, mặc khác, cũng là lời cảnh báo cho các thành viên trong cộng đồng về một thứ thiết chế khác - thiết chế của ma thuật trừng phạt, bên cạnh thứ thiết chế của luật tục truyền thống và luật pháp nhà nước đang được duy trì tại bản mường. Giống như chia sẻ của ông Tiến, một nghệ nhân dân gian, trí thức của một bản tại Mộc Châu: "nghe chuyện bùa hại, ai cũng sợ mà không dám ăn trộm ăn cắp của người khác, không dám tranh chấp đánh chửi

nhau vì nhỡ người kia tức quá lại nhờ thầy làm hại mình thì chả đáng"4.

4.4. Ma thuật, sự thích nghi, các hình thức mới và những lựa chọn mới

Pels trong Ma thuật và cái hiện đại [Magic and Modernity: Interfaces of Revelation and Concealment] cho rằng, ma thuật không chỉ tồn tại trong thời hiện đại, mà cái hiện đại còn tạo ra những hình thức/ loại ma thuật của riêng nó, thứ mà

1 Phỏng vấn ngày 16/01/2019 tại Mộc Châu.

2 Phỏng vấn ngày 16/01/2019 tại Mộc Châu.

3 Tư liệu phỏng vấn ngày 28/02/2019 tại Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.

4 Tư liệu phỏng vấn ngày 22/03/2018 tại Mộc Châu.

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí