Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 21

theo quy chế khoán. Bên cạnh đó, công ty cũng nên xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, với cơ quan chức năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và kiểm tra xử lý các vụ vi phạm xâm hại đến rừng; đồng thời tích cực tuyên truyền, giáo dục các hộ nhận khoán nghiêm chỉnh chấp hành các điều lệ khoán, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của hộ nhận khoán để có phương án giúp đỡ, khắc phục. Tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty với các hộ nhận khoán.

- Căn cứ vào tiêu chí phân loại rừng của Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty cần rà soát, đánh giá lại từng khu vực địa chất, đất lâm nghiệp của công ty.để làm căn cứ xây dựng bộ các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể phù hợp với thực tế để phục vụ cho công tác giao khoán và đánh giá chất lượng rừng hàng năm. Từ đó có cơ sở cho việc xây dựng tỷ lệ ăn chia công bằng và phù hợp đối với từng vùng khác nhau.

Tóm tắt phần 4

Các hình thức liên kết trong sản xuấttiêu thụ GNL đã được hình thành và phát triển rõ nét trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang gồm: i) Liên kết tập trung trực tiếp, ii) Liên kết qua trung gian, iii) Liên kết theo hình thức hạt nhân trung tâm.

Đánh giá các hình thức liên kết theo 4 nội dung: 1) Cơ chế liên kết; 2) Kết quả thực hiện liên kết; 3) Lợi ích liên kết; 4) Mức độ bền vững của liên kết. Kết quả chỉ ra: các HGĐ tham gia vào các hình thức liên kết đều có kết quả SXKD từ trồng rừng cao hơn các hộ không tham gia liên kết. Lợi ích từ việc tham gia liên kết mà các hộ nhận được là: nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng rừng, thay đổi phương thức trồng rừng truyền thống, tiêu thụ GNL ổn định, thu nhập từ trồng rừng cao hơn. 100% các HGĐ đã tham gia liên kết đều có nhu cầu và mong muốn tiếp tục tham gia.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ bao gồm: diện tích rừng trồng, tham gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, được tập huấn, nguồn thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ được tiếp cận. Về phía công ty, tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường là 2 yếu tố được cho là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động liên kết với hộ, tiếp đến là yếu tố về nguồn nhân lực và quy mô sản xuất của công ty. Các yếu tố về chính sách như chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ và phát triển trồng rừng, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết cũng có những tác động nhất định tới phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, căn cứ dựa trên quan điểm phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp; iii) Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

5.1. KẾT LUẬN

1) Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu là sự thỏa thuận hợp tác giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và cung cấp ổn định gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ của doanh nghiệp. Trong đó, người trồng rừng cam kết thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đảm bảo cung cấp gỗ tròn theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết thu mua toàn bộ gỗ sau khi khai thác và hỗ trợ hộ trồng rừng thông qua các yếu tố đầu vào và tư vấn kỹ thuật. Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn gắn với yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm gỗ. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong liên kết là mối quan hệ bất cân xứng. Liên kết còn mang tính xã hội sâu sắc. Liên kết được biểu hiện dưới 3 hình thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 21

2) Ba hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL điển hình ở Tuyên Quang là: i) Hình thức tập trung trực tiếp: liên kết giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ trồng rừng trong vùng nguyên liệu; ii) Hình thức trung gian: liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng; iii) Hình thức hạt nhân trung tâm: liên kết giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ dân. Các hình thức liên kết này được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng chính thống giữa các bên. Mối liên kết tập trung vào tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng sau khai thác, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, hỗ trợ các vật tư đầu vào cần thiết và chia sẻ thông tin. Các hình thức liên kết được xem xét, đánh giá theo các nội dung: i) Đặc điểm hình thức liên kết và cơ chế liên kết; ii) Kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết; iii) Lợi ích liên kết; iv) Mức độ bền vững và khả năng phát triển của liên kết.

3) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: i) Hình thức liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân mặc dù đã đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đồng thời tạo sự gia tăng tham gia liên kết của các hộ qua mỗi năm nhưng chưa tạo được sự bền vững cao bởi sự lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu mua, tiêu thụ GNL. Điều này cũng khiến cho Công ty Cổ phần Giấy An Hòa khó kiểm soát được tỷ lệ các hộ bán gỗ lại cho công ty; ii) Liên kết giữa Công ty Cổ

phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân đã hình thành chuỗi liên kết khép kín từ trồng rừng, khai thác đến tiêu thụ chế biến. Liên kết giúp công ty có nguồn gỗ nguyên liệu đạt tiêu chuẩn FSC phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hộ trồng rừng được nâng cao kiến thức, tăng thu nhập, thay đổi hẳn phương thức trồng rừng truyền thống từ đó giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Hình thức liên kết này đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý rừng bền vững và bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp trên thế giới.; iii) Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa công ty lâm nghiệp với các hộ nhận khoán đã tạo được lợi ích kép: người dân có đất trồng rừng và có thu nhập ổn định từ rừng; công ty bảo vệ được diện tích đất lâm nghiệp và đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên, hình thức này khó có thể nhân rộng do bị giới hạn về diện tích đất. Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa và Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân là hai liên kết có khả năng nhân rộng và phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng vùng, đặc điểm SXKD của từng công ty và nhu cầu tiêu thụ gỗ cho chế biến mà các hộ lựa chọn hình thức liên kết phù hợp để tham gia.

4) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết trong sản xuất và tiệu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được xem xét theo 4 nhóm chính: i) Nhóm các yếu tố thuộc về phía hộ bao gồm: diện tích rừng trồng, tham gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, được tập huấn, nguồn thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ được tiếp cận là các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ; 2) Nhóm các yếu tố thuộc về phía công ty bao gồm: quy mô sản xuất, tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường; 3) Thị trường: giá thu mua gỗ, thị trường xuất khẩu; 4) Nhóm yếu tố thuộc về chính sách bao gồm: chính sách về đất đai, chính sách về hỗ trợ và phát triển trồng rừng và các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết.

5) Để đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL tại Tuyên Quang, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp; iii) Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các

hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Trong đó, tăng cường việc nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và những lợi ích từ liên kết đem lại; đồng thời bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết là những giải pháp cần được chú ý để tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ trồng rừng và công ty trong thời gian tới.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với chính phủ

Để phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam nói chung và thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL nói riêng, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu thông qua các chính sách và ưu đãi về vốn, đất đai, thuế...chú trọng định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu cho chế biến và giảm dần lượng gỗ nhập khẩu hàng năm. Với vai trò đầu mối, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, tiếp xúc với các đối tác tại các thị trường lớn và đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Nga, Đông Âu... Triển khai tốt luật lâm nghiệp, thực hiện tốt các cam kết mà Việt Nam đã tham gia như: CP, CTTP, EVFTA...đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn gỗ đưa vào chế biến. Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và người dân tạo ra mối liên kết hợp tác kinh tế. Sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả vào việc xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường.

5.2.2. Đối với các Bộ ngành

Các cơ quan Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cần xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới thông tin thị trường và kịp thời cung cấp thông tin thị trường quốc tế về sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp. Cập nhật các thông tin về chính sách thương mại của các đối tác, các quốc gia khác, đồng thời có các chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn phổ biến cho các doanh nghiệp kiến thức về luật pháp quốc tế liên quan đến thương mại sản phẩm gỗ như: luật LACEY của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn FLEGT của EU, trang bị các thông tin cơ bản để các doanh nghiệp khỏi bỡ ngỡ, có phản ứng hợp lý, kịp thời tháo gỡ rào cản, vướng mắc và chủ động trong việc tham gia thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu, bảo hộ sản phẩm tại thị trường quốc tế nhất là các thị trường trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật, Nga... Hỗ trợ

và tạo điều kiện cho các chủ rừng đạt chứng chỉ rừng quốc tế (FSC). Hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

5.2.3. Đối với các nghiên cứu tiếp theo

Trong luận án này, nghiên cứu chưa đi sâu phân tích và tính toán cụ thể được hiệu quả về mặt kinh tế của hoạt động liên kết đối với kết quả SXKD của các công ty chế biến gỗ, mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính thông qua phỏng vấn lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, do nguồn lực và vật lực có hạn nên luận án cũng chưa tiến hành khảo sát, nghiên cứu sâu vai trò và sự tham gia của nhóm đối tượng trung gian như: thương lái, người thu gom, đơn vị thu mua GNL. Trong mối quan hệ liên kết giữa công ty với các hộ, nhóm đối tượng trung gian này có vai trò nhất định trong chuỗi tiêu thụ GNL bởi đa số các hộ dân trồng rừng đều bán GNL thông qua kênh trung gian này. Do đó, để hoàn thiện chuỗi giá trị rừng trồng, tiến tới việc thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ, hoàn thiện mối liên kết thì nghiên cứu vai trò của nhóm đối tượng trung gian thu mua GNL là cần thiết.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Do Hai Yen (2018). Linkages between Timber Processing Companies and Local Forest Communities: A Case Study in Vietnam. Proceedings book, 2nd International Conference On Food And Agricultural Economics, 27th -28th April 2018, Alanya Alaaddin Keykubat University, Turkey. ISBN: 978-605-245-196-0.

2. Đỗ Hải Yến & Nguyễn Tuấn Sơn (2019) Mô hình liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (FSC) tại tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(10): 847-856.

3. Do Hai Yen (2020). Assessing the economic benefit share of Woodsland Joint Stock Company and Forest growers household at Tuyen Quang Province, Viet Nam. International Journal of the Science of Food and Agriculture. 4(1): 65-72. DOI:10.26855/ijfsa.2020.03.010.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2016). Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025, BCH Đảng bộ tỉnh Khóa XVI

2. Bảo Trung (2008). Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý kinh tế. (22): 60-66.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Quyết định về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Kế hoạch Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014- 2020. Số 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/4/2014.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019). Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018. Số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019.

7. Bùi Minh Vũ (2001). Kinh tế Lâm nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Bùi Thị Vân (2020). Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng trồng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các công ty trực thuộc tổng công ty giấy Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy & Tô Xuân Phúc (2020). Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng năm 2020-Thực trạng, xu hướng và cảnh báo rủi ro. Báo cáo hàng tháng của Hiệp hội VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Tổ chức Forest Trends.

10. Chính phủ (2014). Quyết định phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014.

11. Chính phủ (2018). Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về Chính sách khuyến khích và phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

12. Chu Thị Thu, Đinh Đức Trường & Trần Thị Thu Hà (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 277: 53-62.

13. Công ty Cổ phần Giấy An Hòa (2016). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016.

14. Công ty Cổ phần Giấy An Hòa (2017). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí