Tình Hình Tiếp Cận Chính Sách Của Các Hộ Trồng Rừng

quyền sử dụng hoặc chứng minh được tính sở hữu pháp lý. Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Các quyết định về giao đất, giao rừng mới chỉ tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người được giao khoán đất, chưa có văn bản nào đưa ra được những định hướng về việc tạo quỹ đất để giao cũng như mục tiêu hình thành liên kết. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp tiến độ còn chậm so với kế hoạch. Qua tìm hiểu, nguyên do của sự chậm trễ này là do quá trình triển khai thiếu kinh phí để lập hồ sơ, giao nhận thực địa, kiểm đếm tài sản trên đất rừng. Bên cạnh đó, mặc dù tỉnh cũng đã có chỉ thị về tăng cường quản lý đất lâm nghiệp, ngăn chặn việc xâm lấn đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, trồng cây ngắn ngày (chủ yếu là trồng cây sắn, cây ngô), sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích còn xảy ra. Do vậy, còn nhiều hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây cũng là lý do khiến hộ chưa tham gia được vào liên kết với các công ty (Bảng 4.40).

Bảng 4.40. Tình hình tiếp cận chính sách của các hộ trồng rừng


Hộ liên kết

(n=220)

Hộ không liên kết

(n=170)

Chính sách

Số hộ

tiếp cận (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ

tiếp cận (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ cây giống chất lượng cao

148

67,3

117

68,8

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

220

100,0

88

51,8

Giao đất, giao rừng

179

81,4

123

72,4

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

220

100,0

58

34,1

Vay vốn trồng rừng

97

44,1

108

63,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 19

Nguồn: Tổng hợp kiết quả điều tra hộ (2019)

Đối với chính sách hỗ trợ và phát triển trồng rừng: hướng đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Tuyên Quang là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước áp dụng Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chi phí cấp chứng chỉ rừng. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và thu nhập cho người trồng rừng, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2017/NQ- HĐND về hỗ trợ cấp cây giống miễn phí chất lượng cao như giống cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô và cây keo tai tượng được gieo ươm từ hạt giống nhập ngoại, cá nhân trồng rừng sản xuất. Đây là những quyết sách có

giá trị thực tiễn cao, hỗ trợ người dân trồng rừng giảm bớt gánh nặng về chi phí các yếu tồ đầu vào sản xuất. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết số 03 trên địa bàn xã hiện còn một số khó khăn như: diện tích rừng phải từ 0,5 ha trở lên thì mới được hỗ trợ, nhưng hiện nay trên địa bàn một số xã, diện tích rừng trồng của hộ còn tương đối manh mún nên chưa tiếp cận được chương trình. Có hộ đủ điều kiện thì do thời gian cung cấp cây giống không đáp ứng đúng kịp thời điểm sau khai thác nên người dân không đợi được mà phải mua cây giống ở ngoài để trồng cho kịp thời vụ.

Hộp 4.14. Người dân không chờ được cây giống từ chương trình hỗ trợ


Bà con thường khai thác rừng vào cuối tháng 12 năm trước thì đầu tháng 1 năm sau đã chuẩn bị đất để sẵn sàng trồng rừng. Bởi theo kinh nghiệm, trồng rừng vào thời điểm có mưa xuân là cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với thời điểm hè thu. Vụ vừa rồi, bà con trong xã đăng ký hơn 30 ha để nhận hỗ trợ, nhưng do việc hỗ trợ chậm, nên bà con tự mua cây giống về để trồng đúng vụ xuân.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Lê Văn Dần, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thọ, Sơn Dương, Tuyên Quang, 2019


Đối với chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết: để khuyến khích phát triển các Hợp tác xã qua đó khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX; tỉnh cũng đã ra Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Cụ thể mỗi Hợp tác xã nông, lâm nghiệp được hỗ trợ lãi suất 01 lần vốn vay để thực hiện dự án đầu tư sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đây là những quyết sách có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân và đầu tư sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường. Tạo tiền đề cho phát triển các mối liên kết nhiều chiều giữa nông dân với doanh nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức khác; đồng thời khuyến khích sự tham gia của các bên có liên quan trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.

Có thể thấy một hình thức liên kết muốn duy trì và phát triển được, ngoài sự cần thiết phải liên kết giữa các bên theo yêu cầu của sản xuất thì cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội thông qua việc hỗ trợ các nguồn lực, điều tiết thị trường, xử lý các vi phạm trong hoạt động liên kết để đảm bảo tính

công bằng, hiệu quả trong liên kết. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy nơi nào có được sự quan tâm sâu sát, sự tích cực vận động của chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể cùng với sự đồng tình hưởng ứng từ phía người dân thì nơi đó các phong trào liên kết, sản xuất hợp tác được phát triển mạnh. Quan điểm này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu về vận động nông dân tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại Đồng Tháp của (Nguyễn Việt Thanh & Phan Thị Minh Hiền, 2019). Tuy nhiên, hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ liên kết của tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp còn nhiều bất cập và hạn chế. Cụ thể:

- Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 về Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, nội dung Nghị quyết này mới chỉ tập trung về khuyến khích và hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, không đề cập đến sản phẩm lâm sản là cây gỗ nguyên liệu. Do đó, chưa thấy được rõ hiệu quả từ Nghị quyết đã ban hành trong khi phát triển kinh tế lâm nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá của tỉnh.

- Các chính sách để khuyến khích hỗ trợ phát triển liên kết hiện mới chỉ dừng lại chủ yếu ở khâu định hướng, không bắt buộc nên các bên, đặc biệt là người dân chưa thấy hết được nhu cầu tất yếu và trách nhiệm phải cùng nhau thực hiện liên kết.

- Để thúc đẩy liên kết phát triển thì vai trò của chính quyền địa phương cụ thể là cấp xã và các tổ chức xã hội tại thôn bản là rất quan trọng bởi đây là những lực lượng có liên hệ và tác động thường xuyên tới bà con nông dân. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, tỷ lệ tham gia của hộ vào các tổ chức này là khá đông (chiếm trên 80%), những nơi người dân biết đến liên kết và tham gia vào liên kết với các công ty rất tích cực là do bên cạnh nỗ lực của công ty còn có vai trò tuyên truyền và vận động rất lớn của những tổ chức này. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít, còn lại phần lớn người dân chưa biết đến thông tin liên kết, kể cả các thành viên trong tổ chức xã hội cấp xã. Như vậy vai trò của các tổ chức xã hội này là khá mờ nhạt, hầu như không biết đến thông tin cũng như không có sự tham gia gì vào các hình thức liên kết.

Nhận xét: các chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển rừng trồng đã góp phần thúc đẩy người dân gắn bó với nghề rừng, giảm thiểu chi phí tạo rừng và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng, qua đó tạo điều kiện cho các mối liên kết giữa người dân với công ty chế biến phát triển. Xong công tác tuyên truyền và phổ biến các chính sách này còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy, còn nhiều hộ dân trồng rừng chưa biết đến chính sách, chưa nhận được các hỗ trợ từ chính sách. Theo đó, tác động của những chính sách này đến các hộ trồng rừng vẫn chưa nhiều.

4.4. GIÁI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Các giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL tại tỉnh Tuyên Quang được đề xuất dựa trên những căn cứ sau:

Quan điểm và mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định rõ mục tiêu: Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng, phát triển nhanh và bền vững ngành lâm nghiệp; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nh thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số và giữ vững quốc phòng, an ninh.

Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL phải phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2035. Từng bước xây dựng Tuyên Quang trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn, hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước.

Kết quả luận giải tổng quan lý luận, các bài học kinh nghiệm về liên kết giữa công ty với cộng đồng trồng rừng tại các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, được thể hiện ở phần 2.1, phần 2.2 và phần 2.3 của luận án.

Kết quả nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang theo 3 hình thức chủ yếu: liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trong vùng nguyên liệu; liên kết qua trung gian giữa công ty Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC; liên kết theo hình thức hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân nhận khoán trồng rừng theo chu kỳ; cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết giữa công ty và các hộ dân. Việc đánh giá đúng những thực trạng và các yếu tố tác động đến liên kết là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phù hợp nhất nhằm tăng cường và phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Những kết quả này được thể hiện ở mục 4.1, mục 4.2 và mục 4.3 trong luận án.

4.4.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang

Mục tiêu lớn của tỉnh Tuyên Quang đặt ra là phát triển lâm nghiệp phải bảo đảm cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái; trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến sản phẩm từ rừng, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng làm tốt công tác bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển kinh tế du lịch; phát huy lợi thế sinh thái của tỉnh để phát triển mạnh việc trồng rừng và khai thác bền vững rừng sản xuất, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, nhu cầu dân dụng, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu; nâng cao tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh. Cơ bản chuyển hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay theo hướng xã hội hóa nghề rừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng; rừng phải có chủ, trong đó Nhà nước tập trung quản lý diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích tích tụ đất lâm nghiệp trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.

Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút và huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào lâm nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ

sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đẩy mạnh phát triển hợp tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ liên kết với chủ rừng trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích hai bên để thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, phát triển rừng trồng theo hướng rừng sản xuất gỗ lớn, đảm bảo các tiêu chí rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC và các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc gỗ; phát huy tối đa hiệu quả từ rừng có chứng chỉ FSC; đảm bảo nguyên tắc phát triển chế biến gỗ phải gắn với vùng nguyên liệu ổn định, không xuất khẩu trực tiếp gỗ hoặc dăm gỗ; góp phần đưa Tuyên Quang trở thành vùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ xuất khẩu trong khu vực.

Quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; phát huy các giá trị rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với phát triển du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả ngành lâm nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, phát triển rừng gỗ lớn và mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững để tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản đồng bộ với phát triển vùng nguyên liệu, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa nhà máy với người sản xuất nguyên liệu. Phát huy công suất nhà máy bột giấy, giấy tráng phấn cao cấp; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL.

4.4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới

4.4.3.1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và phát triển rừng trồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy số hộ trồng rừng tham gia liên kết với các công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh còn ít do thiếu thông tin về các hình thức liên kết và hạn chế nhận thức về lợi ích khi tham gia liên kết. Nhiều hộ còn bảo thủ trong kinh nghiệm trồng rừng, quy trình chăm sóc, ngại thay đổi theo phương thức mới. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định tham gia vào các hình thức liên kết của hộ.

Mục đích của giải pháp: nhằm khuyến khích các hộ dân trồng rừng tham gia vào liên kết trên tinh thần tự nguyện, nghiêm túc để bảo đảm tính bền vững trong các hoạt động liên kết và phát triển liên kết. Nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của hộ về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Trong đó, tập trung tuyên truyền sự cần thiết của liên kết, lợi ích liên kết và nguy cơ thiệt hại khi không tham gia liên kết.

Các biện pháp cần tập trung thực hiện đồng bộ như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; xu hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh; các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn đối với các hộ trồng rừng. Tuyên truyền vận động liên kết là cần thiết để các hộ thấy được rõ về lợi ích của liên kết trong trồng rừng. Những điều kiện cần và đủ để tham gia liên kết, những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia, cùng với đó là nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành nghiêm các cam kết liên kết. Tùy thuộc vào điều kiện và khu vực mà khuyến khích hộ tham gia vào hình thức liên kết phù hợp nhất.

Để làm được điều đó, các công ty chế biến gỗ cần tích cực tuyên truyền, phối kết hợp với chính quyền địa phương cấp huyện, xã, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương trong vùng nguyên liệu như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để phố biến chương trình liên kết đến các hộ trồng rừng. Duy trì và đẩy mạnh các chính sách phát triển vùng nguyên liệu thông qua việc tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kiến thức sản xuất cho người dân. Việc làm này không những thể hiện sự quan tâm từ phía công ty, thông qua đó tạo sự uy tín và hình ảnh của công ty trong việc phục vụ cộng đồng mà còn góp phần gây dựng lòng tin đối với các hộ nông dân vào mối liên kết bởi liên kết trong sản xuất trồng rừng chỉ có thể phát triển được bền vững khi mà được gây dựng trên cơ sở lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau.

Để công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động được hiệu quả cần đa dạng hình thức và cách làm như: lồng ghép phổ biến các thông tin về liên kết trong các buổi họp thôn, xã; nêu gương người thật, việc thật; tham quan mô hình có hiệu quả; phát huy vai trò của những người có uy tín, tiêu biểu trong cộng đồng như: trưởng thôn, cán bộ nghỉ hưu, cán bộ kiểm lâm, khuyến nông xã...Việc cập nhật thông tin và phổ biến các hình thức liên kết cần cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng đối tượng. Ví dụ như ưu tiên lựa chọn những hộ có diện tích rừng lớn, có trình độ học vấn và nhận thức tốt để mời tham gia trước tiên. Cần làm cho người dân hiểu

được lợi ích lâu dài và xu hướng tất yếu khách quan của việc tham gia vào liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trong tiến trình phát triển ngành lâm nghiệp trong nước và trên thế giới.

- Chính quyền địa phương cần đứng ra là cầu nối trung gian kết nối giữa hộ trồng rừng và doanh nghiệp. Để làm được như vậy, cần có chủ trương nhất quán, khuyến khích tham gia vào liên kết từ các cơ quan cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Cụ thể khi tiến hành giao cây giống theo tinh thần hỗ trợ của Nghị quyết 03/HĐND và trong các buổi họp xã, thôn, đồng thời định hướng người dân tham gia vào liên kết với các công ty chế biến gỗ đóng tại trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong cách thức vận động. Chính quyền địa phương không nhất thiết phải can thiệp sâu bằng các yêu cầu ép buộc, mà nên phối kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến về xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước và trên thế giới. Làm sao cho người dân tự ý thức được tầm quan trọng của liên kết và xu thế tất yếu phải tham gia liên kết. Đồng thời, giới thiệu công ty liên kết, cũng như hướng dẫn cụ thể cách thức liên kết với công ty, làm trọng tài giữa mối quan hệ các bên, can thiệp và xử lý kịp thời những vi phạm trong liên kết. Làm được điều này sẽ giải quyết được tâm lý lo lắng của doanh nghiệp sợ hộ trồng rừng bỏ, không làm theo cam kết hay ngược lại hộ trồng rừng cũng lo doanh nghiệp không bao tiêu sản phẩm.

4.4.3.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ nói riêng đều cần thiết phải có và đẩy mạnh năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường. Bởi điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt tốt được cơ hội thị trường, có đầu ra ổn định, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó đem lại cho doanh nghiệp nguồn lực tài chính, cơ sở để mở rộng quy mô và là điều kiện tiên quyết

để duy trì và phát triển liên kết bền vững với hộ.

Mục đích của giải pháp: nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty chế biến gỗ, nhất là thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó duy trì và phát triển mối liên kết bền vững với các hộ dân trồng rừng;

Các biện pháp cần thực hiện:

- Nội tại mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí