Tăng Cường Các Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu

phát triển thị trường. Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi, cung cấp thông tin và dự báo thị trường, nhất là xu hướng cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm từ gỗ; dự toán kinh phí và lên kế hoạch cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chuyên môn trong sản xuất kinh doanh nhất là các hoạt động “marketing xuất khẩu”, nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, năng lực đàm phán và coi trọng uy tín trong kinh doanh cho đội ngũ lãnh đạo công ty và bộ phận phát triển thị trường này. Có kỹ năng đàm phán tốt cùng với việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh.

- Doanh nghiệp cũng cần nắm bắt các phương thức kinh doanh mới trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 như sự phát triển của thương mại điện tử, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến quảng bá. Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu; đưa sản phẩm gỗ chế biến, bột giấy, giấy của tỉnh lên sàn giao dịch ở các thành phố lớn và xuất khẩu. Tích cực quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm kinh doanh qua các sàn giao dịch thương mại, website; tổ chức các chuyến khảo sát thị trường xuất khẩu, các thị trường cần tập trung mạnh như là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông. Bên cạnh đó, Sở Công Thương, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan ban ngành có liên quan trong tỉnh cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối tìm kiếm đối tác, tạo cơ chế thông thoáng trong hợp tác kinh doanh. Thông qua các buổi tiếp xúc với các đoàn đối tác cấp tỉnh, cấp trung ương, cần tạo cơ hội cho doanh nghiệp được tiếp cận.

- Tranh thủ cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: theo Báo cáo thường kỳ về nhu cầu và thị trường xuất nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới, Mỹ là thị trường khổng lồ cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhất là đồ nội thất, và là thị trường chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Cao Thị Cẩm & cs., 2020). Tranh thủ cơ hội chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại này. Việc Mỹ áp đặt mức thuế 25% đối với các sản phẩm đồ gỗ của Trung Quốc đã làm cho kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Mỹ giảm từ 7 - 8 tỷ USD, nhưng do nhu cầu thị trường không giảm nên Mỹ sẽ phải tìm nguồn cung thay thế (Tô Xuân Phúc & cs., 2019). Theo đó, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh

nghiệp gỗ của Việt Nam mở rộng thị phần tại Mỹ. Các công ty chế biến gỗ nhất là công ty sản xuất đồ nội thất xuất khẩu như Woodsland nên tranh thủ cơ hội này tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Để có cơ hội tiếp cận, các công ty cần chủ động kết nối thông qua các tổ chức như Hiệp hội gỗ và Lâm sản, các Sở, Bộ ngành có liên quan để cập nhật thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như chủ động trong kinh doanh và phòng bị những rủi ro trong thương mại.

4.4.3.3. Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu

Hiện tại, Tuyên Quang vẫn đang thiếu chính sách cụ thể và đồng bộ về khuyến khích, hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL. Một số chính sách nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện hành đang triển khai có hiệu quả xong vẫn còn những hạn chế và có độ trễ trong thực tế triển khai. Để các liên kết có thể phát triển một cách hiệu quả và bền vững, đồng thời thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần bổ sung chính sách cụ thể về khuyến khích, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ đồng thời duy trì và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành đối với phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của giải pháp: tạo lập môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế đặc biệt là các hộ trồng rừng tham gia vào liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Định hướng các liên kết phát triển đúng hướng.

Các biện pháp cần thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với Chi cục Kiểm lâm tỉnh cần tham mưu đề xuất với UBND, HĐND tỉnh xây dựng chính sách cụ thể thông qua Nghị Quyết về hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nội dung cần tập trung vào các vấn đề như: đối tượng áp dụng, nguyên tắc liên kết, các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL, hợp đồng liên kết, chính sách hỗ trợ phát triển và mở rộng liên kết thông qua: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ phương án xây dựng quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, hỗ trợ hình thành vùng nguyên liệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ có hợp đồng liên kết với các chủ rừng trồng sản xuất...Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp

- Đối với chính sách đất đai cần tạo điều kiện và đẩy nhanh tiến độ cấp sổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

đỏ với quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các chủ rừng. Sổ đỏ hay quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp là một đòi hỏi bắt buộc trong tiêu chuẩn của tất cả các liên kết và quy trình cấp chứng chỉ rừng quốc tế. Công tác giao đất gắn với giao rừng cần được coi trọng và tiếp tục rà soát, bảo đảm thống nhất ranh giới trên bản đồ và trên thực địa; Tiếp tục thực hiện triệt để việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó tỉnh và các địa phương cần khuyến khích việc dồn đổi tích tụ tập trung đất lâm nghiệp để có điều kiện đầu tư thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- UBND tỉnh cần có chủ trương và phương án cụ thể về quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh theo hướng: duy trì các cơ sở chế biến nhỏ làm nhiệm vụ sơ chế nguyên liệu cho các nhà máy; không tiến hành cấp phép đầu tư đối với cơ sở sản xuất dăm gỗ; quản lý nguyên liệu gỗ chế biến theo quy hoạch vùng nguyên liệu được duyệt.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 20

- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các chính sách đã áp dụng như hỗ trợ cây giống chất lượng cao, tuy nhiên cần đẩy nhanh tiến độ và thời hạn giao cây giống cho người dân. Thay vì giao vào tháng 6-8 như hai năm đã thực hiện 2018, 2019 nên tiến hành giao cây vào thời gian từ tháng 1-3 vụ xuân để kịp thời vụ trồng rừng của bà con. Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân, đặc biệt là hộ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong xã hội nhưng cũng kiên trì bám trụ nghề rừng khi có đất để canh tác. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo, cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp cấp huyện, xã cần tiếp tục chú trọng phổ biến và công khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp như: Nghị quyết 03/2017/HĐND về hỗ trợ cây giống chất lượng cao; Nghị quyết 05/2016/HĐND về khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế tập thể như HTX. Đây là những chính sách tạo tiền đề và định hướng người dân vào liên kết rất thuận lợi. UBND xã cần tiến hành lập danh sách nhu cầu đăng ký nhận cây giống và gửi thông tin kịp thời tới cơ quan cấp trên để được nhận hỗ trợ đúng thời vụ cho bà con.

- Ban hành các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, đầu tư vào vùng nguyên liệu, nhất là các doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ để xuất khẩu. Khi đó, phần thừa của cây gỗ có chứng chỉ FSC, mà Công ty cổ phần Woodsland không thu mua, sẽ được giải

quyết. Bởi đặc điểm các nhà máy sản xuất viên nén gỗ là ưu tiên dùng các loại cây gỗ thân nhỏ, mềm, dễ băm để nén, thường khai thác ở năm thứ 3 -4 và phải có chứng chỉ FSC. Như vậy, phần thân cây gỗ to thì hộ bán cho Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang, phần thừa như đầu ngon, cây thân nhỏ, hộ có thể tiêu thụ bán cho nhà máy sản xuất viên nén. Để thu hút được các doanh nghiệp ngoài tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Tuyên Quang; tỉnh cần tiếp tục đổi mới, cải cách tạo sự thông thoáng hơn nữa về thủ tục hành chính, rút ngắn thời hạn cấp phép đầu tư, tạo điều kiện về địa điểm để doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất phù hợp, đồng thời có các ưu đãi về vốn vay, tuyển dụng lao động và đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Với những cơ chế thông thoáng vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng đầu tư xây dựng và hoạt động tại địa bàn, tạo nền tảng cho việc hình thành và tổ chức các hoạt động liên kết với hộ.

4.4.3.4. Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu

1) Hình thức liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trồng rừng trong vùng nguyên liệu

Hiện công ty còn thiếu nguồn nhân lực mà cụ thể là đội ngũ nhân viên phụ trách phát triển vùng nguyên liệu, tiếp xúc với dân và cải thiện mối quan hệ liên kết. Việc áp dụng hình thức liên kết trực tiếp khiến công ty phải đổi mặt rất lớn với những thách thức từ việc mở rộng liên kết với hàng nghìn hộ dân và theo sát hộ trong quá trình thực hiện liên kết. Cùng với đó, mối quan hệ liên kết lỏng lẻo do không có ràng buộc trong việc tiêu thụ gỗ sau khai thác, nên công ty khó kiểm soát được số lượng hộ bán gỗ lại cho công ty. Ngoài ra, liên kết khó duy trì được rừng gỗ lớn do khai thác sớm dẫn đến thu nhập từ rừng chưa cao; chưa tạo được động lực kéo dài chu kỳ khai thác cho người dân.

Mục đích của giải pháp: nhằm hoàn thiện mối liên kết giữa công ty với các hộ dân trồng rừng; tận dụng những lợi thế và cơ hội để khắc phục những hạn chế nhằm xây dựng mối liên kết bền vững lâu dài; nâng cao thu nhập từ rừng cho người dân thông qua liên kết.

Các biện pháp thực hiện:

- Tỉnh Tuyên Quang đã có quy hoạch vùng nguyên liệu cụ thể cho Công ty Cổ phần giấy An Hòa với tổng diện tích 163.358 ha trải đều tại các huyện. Công ty cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này, phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý lâm nghiệp cấp xã tuyên truyền và khuyến khích các HGĐ trong vùng quy hoạch tham gia liên kết với công ty. Vận động các hộ thành

lập nhóm sản xuất và tham gia liên kết theo nhóm. Đồng thời, công ty cần tạo lập liên kết với các xưởng thu mua và chế biến gỗ dăm đóng ngay tại địa bàn để tạo sự thuận tiện và dễ dàng tiêu thụ sau khai thác của hộ.

Nhóm trưởng nhóm 1

Hộ LK

Hộ LK

Hộ LK

Hộ LK

Nhóm trưởng nhóm 2

Nhóm trưởng nhóm 3

Hộ LK

Hộ LK

Hộ LK

Hộ LK

- Đối với những hộ dân đã tham gia liên kết, công ty cần triển khai việc hình thành các nhóm hộ trồng rừng như hình thức nhóm hộ của công ty Woodsland. Mỗi nhóm hộ đều cử ra các nhóm trưởng, nhóm phó, đây là những người có năng lực tổ chức sản xuất và có kết quả SXKD trồng rừng tốt nhất. Cách thức quản lý hoạt động theo Sơ đồ 4.5. Áp dụng phương pháp đào tạo TOT về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, cầm tay chỉ việc cho những người này, sau đó họ sẽ hoạt động như những cộng tác viên của công ty trong việc tư vẫn kỹ thuật, hỗ trợ hộ trong suốt quá trình chăm sóc và bảo vệ rừng cho đến khi khai thác, ngoài ra còn giám sát việc thực hiện các cam kết hợp tác với công ty của hộ, đồng thời vận động những hộ khác tham gia vào liên kết. Công ty cũng cần có những chế độ ưu đãi cho những cộng tác viên này như tổ chức gặp mặt thường kỳ, đi thăm quan, mua GNL với giá ưu đãi. Việc làm này sẽ giúp công ty tăng khả năng kiểm soát và mở rộng liên kết với nguồn nhân lực có hạn. Thông qua đầu mối các nhóm hộ, những thông tin về thị trường, giá thu mua gỗ của công ty và những chương trình tập huấn sẽ được cập nhật. Từ đó tạo sự gắn kết giữa công ty với các hộ trong vùng nguyên liệu, duy trì mối liên kết và ổn định nguồn cung gỗ cho chế biến trong dài hạn.


Cán bộ kỹ thuật công ty phụ trách khu vực



Hộ LK

Sơ đồ 4.4. Cách thức tổ chức các đội nhóm hoạt động trong khu vực liên kết

- Khuyến khích hộ dân kéo dài chu kỳ trồng rừng: Công ty Cổ phần giấy An Hòa cần xây dựng phương án quản lý và phát triển vùng nguyên liệu hợp lý, trong đó khuyến khích các hộ trồng rừng nên kéo dài chu kỳ khai thác từ 6-7 năm trở lên để tăng tỷ trọng gỗ có đường kính lớn. Đồng thời, phát triển rừng trồng theo hướng có chứng chỉ FSC. Song song với đó là đánh giá nhu cầu GNL thường xuyên của công ty và thông tin đến các đối tác liên kết, các nhóm hộ để có kế hoạch khai thác lâu dài. Đồng thời điều chỉnh giá thu mua cho phù hợp với thị trường và có lợi cho các bên. Do đặc thù sản xuất và nhu cầu nguyên liệu đầu vào nên hiện thị trường tiêu thụ GNL của công ty không rơi vào tình trạng cạnh tranh nguyên liệu đối với các công ty chế biến gỗ khác. Ngay cả khi hộ bán theo hình thức gỗ tròn (tức thân cây to) thì có đến 30%-40% lượng gỗ (phần ngọn, những cây, đoạn cây có đường kính bé) là hộ sẽ phải bán làm nguyên liệu giấy hoặc băm dăm. Bởi vậy, phát triển rừng trồng theo hướng bền vững có chứng chỉ FSC vẫn là hướng đi đúng và đảm bảo cho công ty có thể truy xuất nguồn gốc gỗ và tăng khả năng mở rộng thị trường quốc tế.

2) Hình thức liên kết qua trung gian giữa công ty Woodsland với các hộ dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

Trong tương lai khi công ty dừng trợ cấp các khoản chi phí về đánh giá, cấp chứng chỉ rừng hoặc không thu mua GNL với giá cao hơn giá thị trường của gỗ thông thường, liên kết có nguy cơ khó có thể hình thành và phát triển. Mặt khác do người dân khó thay đổi thói quen, tập quán canh tác truyền thống trong trồng và chăm sóc rừng. Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn của FSC. Liên kết còn đối mặt với nguy cơ các hộ đã nhận hỗ trợ từ công ty nhưng không tuân thủ các điều kiện của liên kết như: tự ý bán gỗ trước thời hạn hoặc không bán cho công ty.

Mục đích của giải pháp: khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện liên kết. Tăng cường hình thức tổ chức liên kết từ đó có cơ sở nhân rộng hình thức liên kết; vận động các hộ dân trồng rừng theo hướng quản lý rừng bền vững có chứng chỉ FSC.

Các biện pháp thực hiện:

- Tiếp tục vận động hộ dân trồng rừng tham gia vào liên kết. Hiện tại trong giai đoạn khi sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hỗ trợ về nguồn kinh phí để cấp chứng

chỉ rừng đang được công ty woodsland chi trả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hợp tác xã và các trưởng chi hội, nhóm hộ trồng rừng FSC cần tiếp tục rà soát, vận động các hộ gia đình có đất lâm nghiệp, đặc biệt là những hộ có đất lâm nghiệp trong cùng một lô, khoảnh trong vùng tham gia vào liên kết trên tình thần tự nguyện tham gia, tự nguyện tuân thủ các quy định của việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Thành lập các nhóm hộ trồng rừng mới, mỗi nhóm hộ cần đảm bảo quy mô tối thiểu là 100ha. Với quy mô này, các hộ trồng rừng có thể tiếp cận được chính sách hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ rừng của Nhà nước theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg. Mặt khác, khi diện tích rừng có chứng chỉ càng mở rộng thì lợi ích thu được của hộ gia đình càng lớn, trong khi chi phí đánh giá để đạt chứng chỉ FSC phân bổ cho mỗi ha càng nhỏ (chi phí cho mỗi lần đánh giá là cố định không phụ thuộc vào diện tích). Do vậy, việc xây dựng quy chế hoạt động của nhóm có đưa ra mức kinh phí đóng góp Quỹ cho việc duy trì cấp chứng chỉ rừng tại các giai đoạn tiếp theo (khi nguồn hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng từ Công ty Cổ phần Woodsland kết thúc) là hoàn toàn khả thi.

- Thành lập tổ chức Hội các nhóm trồng rừng có chứng chỉ FSC cấp tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tham mưu thành lập tổ chức Hội các nhóm trồng rừng có chứng chỉ FSC cấp tỉnh, trong đó tập hợp các thành viên tham gia là các tổ chức, đơn vị như HTX, CTLN, Ban quản lý rừng, nhóm trồng rừng FSC trên toàn tỉnh. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT. Hội có chức năng hỗ trợ thực hiện quy trình kỹ thuật, nâng cao năng lực cho hộ dân trồng rừng thực hiện theo các yêu cầu, nguyên tắc của FSC; huy động và bảo lãnh vốn góp trồng rừng có chứng chỉ FSC từ các nhóm hộ và các công ty sử dụng GNL có chứng chỉ; đứng ra mời tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ rừng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như xác định ưu tiên bán gỗ cho những doanh nghiệp có cam kết giữ mức giá thu mua hợp lý và có lợi cho các bên.

- Xây dựng cơ chế liên kết bền vững thông qua hợp đồng liên kết. Do mối liên kết giữa hộ trồng rừng và công ty chế biến chịu nhiều tác đồng từ cung cầu trên thị trường, nên khi thị trường biến động có thể dẫn đến tình trạng không tuân thủ hợp đồng nhất là từ phía các hộ gia đình. Để khắc phục tình trạng này, phía công ty và các nhóm hộ dưới sự đại diện là HTX cần thương thảo và xây dựng cơ chế liên kết bền vững thông qua hợp đồng liên kết. Hợp đồng cần đảm bảo công

bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Ngoài việc duy trì và cam kết thực hiện tốt các điều khoản về hỗ trợ, công ty cần thêm các điều khoản về bao tiêu sản phẩm khi khai thác, minh bạch về giá, hỗ trợ tài chính…Công ty cũng cần trao đổi thường xuyên với HTX, trưởng các nhóm hộ để xây dựng kế hoạch khai thác thường niên, duy trì nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

- Nâng cao vai trò của Hợp tác xã, nhóm trưởng các nhóm hộ. Để nâng cao trách nhiệm của mỗi hộ gia đình trong việc tuân thủ theo các yêu cầu, nguyên tắc của FSC. Cần nâng cao vai trò của Hợp tác xã, các chi hội, nhóm hộ gia đình đã tham gia liên kết hiện tại. Cán bộ Hợp tác xã, các trưởng nhóm và thành viên có trách nhiệm duy trì nhóm hộ trong việc thực hiện kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn, tái sản xuất rừng trồng có chứng chỉ cho chu kỳ tiếp theo. Vận động, hỗ trợ và giám sát các hộ gia đình mới tham gia tuân thủ theo đúng các yêu cầu, nguyên tắc. Mặt khác, công ty cần kết hợp các cán bộ khuyến nông thuộc Sở, cán bộ thôn xã, cán bộ hợp tác xã, trưởng nhóm, chi hội để truyền tải đúng và rõ ràng các thông tin về những cơ hội, sự cần thiết và lợi ích có thể nhận được khi tham gia hình thức liên kết đến các hộ gia đình. Từ đó tăng niềm tin đối với các hộ cũng như trách nhiệm khi tham gia liên kết của các hộ. Tổ chức các lớp tập huấn, dạy và chia sẻ kiến thức về trồng rừng FSC.

3) Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trồng rừng nhận khoán

Tình trạng vi phạm quy chế khoán như: rút ruột rừng bán, sử dụng đất rừng sai mục đích, số sản phầm vượt khoán bán ra ngoài mà không bán cho công ty do giá thị trường cao hơn. Bên cạnh đó, công tác xây dựng tỷ lệ ăn chia khó có sự phù hợp cho tất cả các khu vực rừng mà công ty quản lý do điều kiện phức tạp, khó khăn của mỗi vùng khác nhau.

Mục đích của giải pháp: tăng cường mối liên kết giữa công ty với các hộ nhận khoán. Nâng cao ý thức trong trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của hộ.

Các biện pháp thực hiện:

- Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu từng công đoạn, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và cán bộ giám sát với kết quả và chất lượng rừng trồng hàng năm. Nghiêm khắc xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm khi đã có nhắc nhở, tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng xử phạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023