Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty Liên Kết

trồng rừng trong nhiều năm tới. Ta cũng thấy, do sản phẩm chế biến của các công ty là khác nhau nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu cũng khác nhau và không có sự tranh giành nguyên liệu với nhau trên thị trường. Đây được xem như một điều kiện thuận lợi cho các công ty trong việc thu mua GNL, các hộ dân trồng rừng cũng có nhiều lựa chọn hình thức liên kết sao cho phù hợp với điều kiện và mục đích của mình.

Tiềm lực tài chính: đây là nguồn lực quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả Bảng 4.38 cho thấy, doanh thu và lợi nhuận sau bán hàng của công ty An Hòa và công ty Woodsland tăng đều qua 3 năm, điều đó chứng tỏ sản phẩm do công ty sản xuất ra được tiêu thụ đều, công ty có đơn hàng ổn định và thường xuyên, nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến tăng, tỷ lệ đầu tư cho liên kết, phát triển vùng nguyên liệu cũng tăng. Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên có doanh thu bán hàng giảm là do thực hiện chủ trương của Tổng công ty giấy Việt Nam về thử nghiệm duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn, chuyển từ chu kỳ 7 năm sang chu kỳ 10-12 năm, xong lợi nhuận của công ty vẫn có sự tăng lên.

Như vậy, công ty có tiềm lực tài chính càng mạnh, kinh doanh có lợi nhuận sẽ có khả năng đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng quy mô, từ đó xây dựng và tạo lập thêm nhiều mối liên kết.

Nguồn nhân lực: để phát triển vùng nguyên liệu và duy trì mối quan hệ với các hộ trồng rừng, 100% các doanh nghệp đều có tổ đội kĩ thuật phụ trách mảng nguyên liệu. Đội ngũ cán bộ kĩ thuật này thường xuyên tiếp xúc với hộ thông qua các đợt kiểm tra giám sát việc trồng rừng và các lớp tập huấn kĩ thuật, hướng dẫn hộ cách thức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến khai thác. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp kiểm soát mối liên kết chặt chẽ và đảm bảo liên kết có hiệu quả với hộ. Như liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân, mặc dù số lượng cán bộ trực tiếp đến tiếp xúc và hỗ trợ dân không nhiều xong công ty đã kết hợp với đội ngũ trung gian là các đầu mối HTX và trưởng các nhóm hộ để thường xuyên giám sát và theo sát các hộ trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Kết quả 100% các hộ tham gia liên kết đều tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC.


Bảng 4.38. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết


Chỉ tiêu

ĐVT

2017

2018

2019

So sánh (%)

2018/2017

2019/2018

1. Công ty Cổ phần Giấy An Hòa







Doanh thu bán hàng

Tỷ đồng

1.935,9

2.645,2

3.058,2

136,6

115,6

Lợi nhuận gộp

Tỷ đồng

189,3

285,6

797,3

150,9

279,2

Nộp ngân sách nhà nước

Tỷ đồng

109

120

170

110,1

141,7

Đầu tư cho liên kết

Tỷ đồng

8,9

12,7

16,5

142,7

129,9

2. Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

Doanh thu bán hàng

Tỷ đồng

207,2

282,1

380,9

136,1

135,0

Lợi nhuận gộp

Tỷ đồng

8,7

14,3

27,1

164,4

189,5

Nộp ngân sách nhà nước

Tỷ đồng

1,9

17

25

894,7

147,1

Đầu tư cho liên kết

Tỷ đồng

2,7

8,1

4,1

300

50,6

3. Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên







Doanh thu bán hàng

Tr. đồng

20.413

18.587

17.405

91,1

93,6

Lợi nhuận gộp

Tr. đồng

5.873

6.794

7.404

115,7

109,0

Nộp ngân sách nhà nước

Tr. đồng

216

95

78

44,0

82,1

Đầu tư cho liên kết

Tr. đồng

1.132,1

993,8

1.153,6

87,8

116,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

120

Nguồn: Công ty Cổ phần Giấy An Hòa (2016, 2017, 2018); Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2016, 2017, 2018); Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên (2016, 2017, 2018)

Đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, số lượng cán bộ kĩ thuật mà công ty bố trí để hỗ trợ các hộ và giám sát việc thực hiện liên kết hiện còn mỏng. Công ty đã thành lập hẳn một Công ty Cổ phần nguyên liệu giấy, đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, với chức năng quản lý và vận hành các trung tâm nghiên cứu; ươm giống theo công nghệ hiện đại; cung cấp giống cây trồng; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc phát triển cây rừng cho các hộ dân trong vùng nguyên liệu. Xong số lượng cán bộ được bố trí chuyên làm công tác phát triển liên kết và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp các hộ lại chỉ có 8 người. Như vậy, bình quân mỗi cán bộ phụ trách khoảng 300 hộ trồng rừng trong liên kết, chưa kể công tác tuyên truyền, mở rộng liên kết tới các hộ khác trong vùng. Đánh giá từ phía các hộ cho thấy có đến 64,5% số hộ không hài lòng và cho rằng công ty ít khi cử cán bộ đến hỗ trợ. Có nơi hộ chỉ gặp cán bộ của công ty thời gian lúc đầu trồng rừng, công ty đến nghiệm thu kết quả sau khi cấp cây giống, còn lại sau đó cũng không thấy cán bộ công ty đến hỗ trợ hay kiểm tra gì. Có nơi thì được công ty đến tập huấn một vài lần trong năm. Quá trình trồng rừng là quá trình diễn ra trong thời gian dài nhiều năm, do đó, số nhóm hộ ít được tiếp xúc với công ty gần như không có ý thức rằng mình đang tham gia liên kết với công ty, dẫn đến tình trạng mối quan hệ liên kết giữa công ty với các hộ còn khá lỏng lẻo. Hay như ở Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên, mặc dù công ty có 13 cán bộ kỹ thuật phụ trách các đội sản xuất và kỹ thuật trồng rừng nhưng mức độ và tần suất kiểm tra rừng không được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ ở những năm chăm sóc nên tình trạng hộ lấn chiếm sử dụng đất rừng để trồng cây khác, hoặc tình trạng rút ruột rừng để bán vẫn diễn ra thường xuyên.

Như vậy, việc duy trì mối quan hệ giữa cán bộ công ty với các hộ trồng rừng là rất cần thiết, được xem là yếu tố quan trọng góp phần phát triển bền vững mối liên kết giữa công ty với các hộ nông dân. Qua đây cũng cải thiện được hình ảnh và sự uy tín của công ty đối với các hộ.

Năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường: quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và các hộ trồng rừng có được duy trì và tiếp tục phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, ký kết được nhiều đơn hàng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì việc liên kết với người dân trồng rừng sẽ được thông suốt. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm; cần có một đội ngũ nhân lực

có trình độ cao có khả năng nghiên cứu, phân tích và phát triển thị trường nhưng cũng cần phải thành thạo năng lực ngoại ngữ để có thể phát triển sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, đây lại là một trong những điểm còn hạn chế tại các công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Hộp 4.13. Công ty thiếu đội ngũ vừa thành thạo ngoại ngữ, vừa có khả năng nghiên cứu phát triển thị trường

Năm 2019, công ty chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm giấy mới bao gồm: giấy in, giấy viết cao cấp có độ trắng 76% ISO, định lượng từ 58÷70gsm. Dòng sản phẩm này là nguyên liệu sản xuất các ấn phẩm sách truyện, sổ tay, vở tập... đạt tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường châu Á và châu Âu. Chúng tôi đang hướng tới các thị trường khác ở khu vực Châu Âu, Mỹ, Anh. Tuy nhiên, công ty hiện vẫn đang thiếu đội ngũ nhân lực từ quản lý tới bộ phận marketing, những người vừa có trình độ ngoại ngữ giỏi vừa có khả năng nghiên cứu, phân tích tìm kiếm thị trường, ...Điều này khiến chúng tôi gặp khó khăn trong việc ghi dấu ấn tại các thị trường nước ngoài, theo đó hạn chế nhiều đến khả năng phát triển thị trường của công ty.

Nguồn: Phỏng vấn ông Hoàng Minh Sơn, Giám đốc Hành chính nhân sự, Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, 2019


Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

Hiện tại thị trường đầu ra của Công ty Cổ phần giấy An Hòa chủ yếu là thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Trung Quốc và một số nước khu vực Châu Á tuy nhiên thị phần chưa nhiều. Do đó, nhu cầu nguyên liệu của công ty cũng chưa cần đến gỗ tiêu chuẩn cao có chứng chỉ quốc tế, thời gian khai thác của hộ cũng không cần quá dài (từ 4 năm trở đi đã có thể khai thác), làm cho mối liên kết giữa công ty và hộ cũng lỏng lẻo tại khâu thu mua và trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, sản phẩm đồ gỗ do Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang sản xuất đã có mặt hầu hết khắp thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản. Trong nhiều năm liền, Woodsland được tập đoàn đồ gỗ lớn nhất thế giới IKEA đánh giá là nhà cung cấp gỗ tiềm năng luôn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng và thỏa mãn được thị trường khó tính như EU. Do đó, vấn đề kiểm soát liên kết, theo dõi sát quá trình trồng rừng của hộ đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế luôn được công ty chú trọng. Công ty có hẳn một bộ phận là phòng xuất nhập khẩu chuyên nghiên cứu, theo dõi và phát triển thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang là đơn vị chịu nhiều

ảnh hưởng nhất do không xuất được hàng đi. Từ đó cũng ảnh hưởng đến tình hình thu mua gỗ từ các hộ dân, có nơi phải dừng thu mua như đã cam kết. Do vậy, để ổn định sản xuất và thích ứng với hoàn cảnh công ty cần tìm thị trường mới và thúc đẩy phát triển thị trường nội địa.

Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên chuyên cung cấp gỗ cho Nhà máy giấy Bãi Bằng thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. Sản phẩm Giấy Bãi Bằng đã có thương hiệu, uy tín lâu năm ở cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện thị phần kinh doanh của Tổng công ty cũng chiếm tới tỷ lệ 50% là xuất khẩu. Do vậy, trong những năm gần đây công ty đã chuyển mục đích từ sử dụng gỗ thường sang gỗ có chứng chỉ FSC và duy trì rừng gỗ lớn tại các Công ty Lâm nghiệp là đơn vị thành viên.

Như vậy, việc tăng cường đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển thị trường là rất quan trọng, bởi chi khi doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì việc liên kết với các hộ mới được duy trì và phát triển.

Kết quả khảo sát các công ty liên kết về đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc về phía công ty có ảnh hưởng đến liên kết với hộ dân trồng rừng được thể hiện ở Biểu đồ 4.8. Qua đây ta thấy, các công ty đều cho rằng yếu tố về tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường là 2 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động liên kết với hộ. Tiếp đến là yếu tố về nguồn nhân lực và quy mô sản xuất của công ty.

Biểu đồ 4 8 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về phía công ty 1

Biểu đồ 4.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về phía công ty tới liên kết với hộ dân trồng rừng

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp (2019)

4.3.3. Nhóm các yếu tố thị trường

Giá thu mua gỗ: đây là yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều đến việc quyết định bán gỗ sau khai thác của hộ. Qua Biểu đồ 4.9 ta thấy mức giá thu mua mà các công ty đưa ra đều có giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường. Đây là điều rất thuận lợi cho các hộ tham gia liên kết và cũng là yếu tố thúc đẩy hộ mong muốn tiếp tục được liên kết với công ty trong thời gian tới. Trong khi đó, đối với những hộ chưa tham gia liên kết thì thông tin về giá gỗ nguyên liệu chủ yếu được cập nhật thông qua tư thương, hoặc từ các hộ khác. Điều này cũng dẫn đến tình trạng hộ bị tư thương ép giá, cùng với đó là thiếu thông tin về liên kết, do vậy, số hộ tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện còn rất hạn chế.

Bởi vậy, trong thời gian tới các công ty cần tích cực hơn nữa trong công tác quảng bá thông tin về liên kết tới các hộ dân trồng rừng. Để làm được điều này cũng cần có sự tham gia của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi hộ sinh sống.

Biểu đồ 4 9 Diễn biến giá thu mua gỗ trên thị trường và giá thu mua gỗ của 2

Biểu đồ 4.9. Diễn biến giá thu mua gỗ trên thị trường và giá thu mua gỗ của các công ty

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả (2020)

Thị trường xuất khẩu: ngành công nghiệp chế biến gỗ đang là ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ 6 trong tổng số các ngành đem lại giá trị kim ngach xuất khẩu của cả nước. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến gỗ đang ngày càng phát triển mạnh, đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước.

Bảng 4.39. Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020


Mặt hàng


Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Đồ nội thất

4.315,8

4.540,1

5.229,8

5.365,6

5.424,2

6.617,6

Dăm gỗ

1.146,8

986,8

1.072,6

1.340,1

1.393,4

1.560,6

Các loại ván

329,3

407,2

506,3

790,4

595,8

774,5

Gỗ tròn và xẻ

405,9

249,5

172,3

63,9

32,5

37,1

Sản phẩm gỗ khác

513,7

615,3

677,5

916,3

663,6

710,1

Nguồn: Tô Xuân Phúc & cs (2019); Gỗ Việt (2020)

Trong những năm gần đây, đồ nội thất là nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất và liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy dư địa phát triển về thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang là còn rất lớn. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu dăm gỗ liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước lại là thách thức không nhỏ đối với Công ty Cổ phần giấy An Hòa trong tương lai, bởi công ty hiện đang sử dụng nguyên liệu chế biến phần lớn là gỗ dăm. Nếu như ngành dăm tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới thì việc cạnh tranh nguyên liệu là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó liên kết giữa công ty với các hộ trồng rừng lại đang có sự lỏng lẻo ở khâu thu mua. Do vậy, để có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất thì việc tăng cường liên kết với các hộ là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong khuôn khổ chương trình Tăng Cường Thực Thi Luật Lâm Nghiệp, Quản Trị Rừng và Thương Mại Gỗ (FLEGT). Hiệp định đối tác tự nguyện VPA được thực thi, có hiệu lực, Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng Định nghĩa gỗ hợp pháp và thực thi Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trên toàn lãnh thổ đối với tất cả các cơ sở trồng rừng, khai thác rừng, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu. Theo đó, các công ty chế biến gỗ, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chế biến lâm sản và các hộ dân trồng rừng buộc phải tham gia liên kết với nhau để đảm bảo quá trình truy xuất nguồn gốc gỗ từ công đoạn khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh đến khi sản phẩm gỗ được bán ra thị trường. Do vậy, liên kết là xu thế tất yếu đối với cả các công ty và các hộ trồng rừng.

Mặt khác, khi Hiệp định VPA được thông qua và thực thi là một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ có cơ hội xuất khẩu dễ dàng sang thị trường tiềm năng Châu Âu. Từ đó sẽ kéo theo hiệu ứng tích cực: doanh nghiệp có được những đơn hàng ổn định, tăng tỷ trọng xuất khẩu, ổn định sản xuất và mở rộng quy mô, nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ tăng, do đó sẽ phải liên kết chặt chẽ với nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào là các HGĐ trồng rừng. Tuy nhiên, với số lượng lớn HGĐ trong địa bàn, công ty không thể tự mình liên kết với hàng nghìn hộ. Chưa kể việc phải giới thiệu, đào tạo, tập huấn cho các hộ trồng rừng biết và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của VPA/FLEGT là điều không hề đơn giản.

4.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế chính sách

Hệ thống văn bản chính sách có liên quan tới thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã được ban hành và triển khai đồng bộ với nhiều ưu điểm và tác động tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những khoảng trống giữa văn bản chính sách và thực tế.

Đối với chính sách đất đai: Giai đoạn từ 2006 - 2020, tỉnh Tuyên Quang đã 4 lần điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng theo hướng tăng diện tích rừng trồng sản xuất nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu để cung cấp gỗ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh thông qua một số văn bản như: Nghị quyết 96/2006/NQ-HĐND, Quyết định 65/2010/QĐ-UBND, Quyết định 258/2015/QĐ-UBND, Quyết định 295/2016/QĐ-UBND, Quyết định 1858/2016/QĐ-UBND. Kết quả đã quy hoạch lại ba loại rừng phòng hộ chiếm 31%, rừng đặc dụng 11% và rừng sản xuất 58%, tăng hơn gấp hai lần so với trước, (giai đoạn trước năm 2006 diện tích rừng đặc dụng chiếm 18%, rừng phòng hộ chiếm 55,8% và rừng sản xuất chỉ có 26,2%) (Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, 2006). Việc quy hoạch lại quỹ đất đã tạo điều kiện cho nhiều hộ dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có đất trồng rừng thông qua chính sách giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các hộ được giao đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo tiền đề và thúc đẩy phát triển liên kết với doanh nghiệp chế biến bởi một trong những điều kiện bắt buộc để có thể tham gia liên kết là đất rừng của hộ phải có giấy chứng nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023