So Sánh Sinh Trưởng Giữa Nhóm Cây Bình Thường Với Nhóm Cây Bị Gãy Ngang Thân Trong Lâm Phần


Qua điều tra thực địa cho thấy, ở rừng Keo lai trồng năm 2002 xuất hiện nhiều cây bị gãy ngang thân, trong đó bao gồm cả những cây còn nguyên hiện trạng (còn đầy đủ các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, Dt) và những cây gãy đã bị mất đi phần ngọn (chỉ còn chỉ tiêu D1.3). Vì thế, đề tài tiến hành lập ra 2 dạng phương trình logistics cho 2 trường hợp cụ thể như sau:

* Trường hợp 1: Lập hồi qui logistics giữa biến khả năng cây bị gãy ngang thân với các biến D1.3, Hvn, Hdc, Dt, và biến phân cành (ký hiệu là PC). Phương trình mô hình có dạng:

Logit(pi) = bo + b1D1.3 + b2Hvn + b3Hdc + b4Dt + b5.PC (3.16) Những cây gãy ngang thân trong trường hợp này còn đầy đủ các chỉ tiêu.

* Trường hợp 2: Lập tương quan hồi qui logistics giữa biến khả năng cây bị gãy ngang thân với các biến D1.3, Hvn, Dt. Phương trình mô hình có dạng:

Logit(pi) = bo + b1D1.3 + b2Hvn + b4Dt (3.17)

Những cây gãy ngang thân trong trường hợp này bao gồm tất cả những cây bị gãy còn nguyên và không còn nguyên hiện trạng. Trong đó những cây gãy ngang thân không còn đầy đủ các chỉ tiêu sẽ được dựng lại.

Rừng Keo lai trồng năm 2003 (tuổi 4) cũng có rất nhiều cây bị gãy ngang thân nhưng hầu hết không còn nguyên hiện trạng, chỉ còn lại chỉ tiêu D1.3, vì thế không được nghiên cứu trong nội dung này.

3.2.3.6. So sánh sinh trưởng giữa nhóm cây bình thường với nhóm cây bị gãy ngang thân trong lâm phần

+ Nhóm cây bình thường bao gồm những cây còn sống và sinh trưởng bình thường tại thời điểm điều tra.

+ Nhóm cây bị gãy ngang thân bao gồm cả những cây gãy ngang thân còn nguyên trạng (còn đầy đủ các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, Dt) và những cây gãy không còn nguyên trạng (chỉ còn lại chỉ tiêu D1.3).


Nội dung này chỉ áp dụng cho rừng trồng năm 2002.


Ta giả thuyết Ho: F(x) = F(y) hay sinh trưởng của 2 nhóm cây này là như nhau. Đối thuyết H1: F(x) F(y).

Quy trình tính toán tương tự như ở mục 3.2.3.1


3.2.3.7. So sánh cặp đôi giữa những cây bị gãy ngang thân với những cây đi kèm trong thí nghiệm cặp đôi

t t

Các chỉ tiêu tham gia so sánh bao gồm D1.3, Hvn, Hdc, Dt và a (diện tích dinh dưỡng), Do , Lo của các cây bị gãy ngang thân và các cây đi kèm trong thí nghiệm cặp đôi ở mỗi tuổi.

* Đề tài sử dụng tiêu chuẩn T của Student để so sánh sinh trưởng về D1.3, Hvn, Hdc, Dt của nhóm cây gãy và nhóm cây kèm trong thí nghiệm cặp đôi.

Đặt giả thuyết: Ho: x = y. Đối thuyết: H1: x y

Nếu Ho là đúng và d = X - Y có phân bố chuẩn thì đại lượng


T = d n Sd


(3.18)


Có phân bố t với k = n - 1 bậc tự do


Trong đó: X đại diện cho các chỉ tiêu đem so sánh của cây gãy; Y đại diện cho các chỉ tiêu đem so sánh của cây đi kèm; Sd là sai tiêu chuẩn của dãy quan sát d; n là dung lượng mẫu quan sát.

Đề tài đã sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu. Từ kết quả tính toán được trong máy tính, căn cứ vào xác suất của t (Sig.T) để biết được giả thuyết Ho có được chấp nhận hay không. Cụ thể:

Sig.T < 0,05 hay T > t/2 tính theo (3.18) thì giả thuyết Ho bị bác bỏ.

Ngược lại nếu Sig.T > 0,05 hay T < t/2 thì Ho được chấp nhận.


Nếu kết quả so sánh về sinh trưởng Dt của cây gãy và cây đi kèm trong thí nghiệm cặp đôi không có sự khác biệt rõ rệt, để biết được giữa chúng có


thực sự không khác biệt nhau không, đề tài sử dụng thêm phương pháp tuyến tính để kiểm tra. Cụ thể, tiến hành lập quan hệ giữa Dt của cây gãy với Dt của cây kèm theo dạng phương trình đường thẳng (3.19):

Dtg = a + bDtk (3.19)

Trong đó, Dtg là đường kính tán của cây gãy và Dtk là đường kính tán của cây đi kèm. Trong quá trình lập phương trình quan hệ tiến hành kiểm tra sự tồn tại của các hệ số.

Giả thuyết Ho: A = 0 và B = 1

Đối thuyết H1: A ≠ 0 và B ≠ 1

Nếu Ho đúng thì Dtg và Dtk là thực sự không khác nhau còn nếu Ho sai và H1 là đúng thì giữa 2 đại lượng Dtg và Dtk có sự khác nhau.

Dùng tiêu chuẩn t của Student để kiểm tra giả thuyết Ho. Trong đó tiêu chuẩn t được tính như sau:

ta =

a (3.20)

S


tb =

a


b 1

S


(3.21)

b


a, b là các tham số hồi qui; Sa, Sb là sai tiêu chuẩn của tham số a, b.


Nếu

ta , tb

> t/2 ứng với bậc tự do k = n - 2 thì giả thuyết Ho bị bác bỏ


và ngược lại thì Ho được chấp nhận.

3.2.3.8. So sánh kích thước lá cây để truy tìm dòng Keo lai bị gãy


Để so sánh kích thước lá (về chiều dài và chiều rộng) lấy ở 2 lô rừng (trong đó, 1 lô có nhiều cây bị gãy ngang thân còn lô kia không có cây gãy hoặc dòng chuẩn ở Ba Vì), đề tài sử dụng tiêu phương pháp phân tích khác biệt. Qui trình tính toán và đánh giá tương tự như ở mục 3.2.3.4.


Chương 4

Kết quả nghiên cứu


4.1. Kiểm tra sự thuần nhất giữa các ô tiêu chuẩn Keo lai cùng tuổi


Tiến hành kiểm tra sự thuần nhất giữa 2 ô tiêu chuẩn cùng tuổi bằng tiêu chuẩn U của Mann - Whitney cho các rừng Keo lai trồng từ năm 2000 đến 2005 với cả 3 chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về D1.3, Hvn, Dt giữa các OTC cùng tuổi

Tuỉi rõng

D13

Hvn

Dt


2

Z

-0,079

-1,042

-0,985

Sig.Z

0,937

0,298

0,325


4

Z

-0,443

-1,184

-1,416

Sig.Z

0,658

0,236

0,157


5

Z

-0,422

-0,770

-0,369

Sig.Z

0,673

0,441

0,712


6

Z

-0,922

-0,319

-1,259

Sig.Z

0,357

0,750

0,208


7

Z

-0,885

-1,441

-1,494

Sig.Z

0,376

0,149

0,135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 5

Qua bảng 4.1 cho thấy, ở tất cả các rừng đều cho Sig.Z > 0,05 ở cả ba chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt. Vì vậy, có thể gộp chung các ô tiêu chuẩn trong cùng tuổi

để nghiên cứu các nội dung tiếp theo.


4.2. Xác định cấp đất cho các lâm phần Keo lai


Cùng với tuổi tăng lên, các chỉ tiêu sản lượng của lâm phần cũng không ngừng biến đổi theo. Vì vậy, cần thiết phải dự đoán trước các chỉ tiêu này cũng


như biện pháp kỹ thuật cần tác động cho mỗi lâm phần ở các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Đơn vị để dự đoán sản lượng và xác định hệ thống biện pháp kinh doanh được gọi là cấp đất.

Cấp đất là một công cụ dùng để đánh giá năng suất của một loại rừng xác định trên điều kiện lập địa cụ thể. Căn cứ vào hệ thống cấp đất, phân chia các lâm phần thực tế thành các đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị tương ứng với một cấp năng suất và hệ thống biện pháp tác động.

Theo Nguyễn Ngọc Lung (1999), cấp đất hay cấp năng suất của một loại rừng nào đó là đánh giá sự phù hợp của điều kiện lập địa với loại rừng đó thông qua năng suất gỗ. Vì vậy, với mỗi loài cây trồng khác nhau thì phân chia cấp đất nhằm đánh giá năng suất của lập địa đối với sản phẩm mục đích là khác nhau.

Như vậy, cùng một loài cây, điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ đến qui luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Những lâm phần có điều kiện lập

địa tốt cây sinh trưởng nhanh (đặc biệt sinh trưởng về chiều cao và diện tích tán lá) và sớm đạt thành thục.

Theo suy đoán của tác giả, hiện tượng Keo lai bị gãy hàng loạt ở khu vực nghiên cứu, có thể do nó sinh trưởng quá nhanh (đặc biệt là sinh trưởng tán lá). Mà khi cấp đất tốt (điều kiện lập địa phù hợp) thì cây sẽ sinh trưởng nhanh, tán lá rậm rạp. Vì lý do đó mà đề tài tiến hành phân chia cấp đất cho các lâm phần Keo lai ngoài thực tế ở khu vực nghiên cứu.

Việc xác định cấp đất cho các lâm phần Keo lai được thực hiện theo qui trình cụ thể cho ở mục 3.2.3.2. và dưới đây là các kết quả tính toán:

*Xác lập phương trình quan hệ giữa Hvn/D1.3

Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này không chỉ giới


hạn trong một lâm phần mà tồn tại trong tập hợp nhiều lâm phần và khi nghiên cứu nó không cần xét đến tác động của hoàn cảnh (cấp đất) và tuổi. Thông quan mối quan hệ này chúng ta có thể xác định được chiều cao tương ứng ở từng cỡ đường kính mà không cần thiết đo cao toàn bộ. Phương trình toán học biểu thị quan hệ này rất phong phú và đa dạng. Việc lựa chọn phương trình thích hợp cho những đối tượng cụ thể thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, dạng phương trình được sử dụng nhiều để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit. Vì thế mà đề tài sử dụng phương trình Logarit để mô phỏng quan hệ Hvn/D1.3 ở các lâm phần Keo lai có tuổi khác nhau. Kết quả tính toán cho ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tổng hợp các tham số của phương trình tương quan Hvn/D1.3 theo dạng phương trình Hvn = a + b.lnD1.3


Tuỉi rõng

R2

Sig.F

a

Sig.Ta

b

Sig.Tb

2

0,582

0,000

-3,207

0,000

5,202

0,000

4

0,860

0,000

-10,607

0,000

9,030

0,000

5

0,607

0,000

-4,815

0,000

8,089

0,000

6

0,636

0,000

-12,609

0,000

10,913

0,000

7

0,741

0,000

-17,882

0,000

13,114

0,000


Qua bảng 4.2 cho thấy, ở tất cả các rừng có tuổi khác nhau đều có hệ số xác định (R2) > 0,58, chứng tỏ giữa Hvn/D1.3 trong các lâm phần Keo lai tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình logarit. Từ các giá trị Dg xác

định được theo công thức (3.4), tra đường cong chiều cao vừa lập được (ở từng

tuổi) ta xác định được giá trị của Hg tương ứng. Căn cứ vào Hg và tuổi (A), tra biểu cấp đất sẽ xác định được cấp đất tương ứng ngoài thực địa. Kết quả cụ thể

được thể hiện ở bảng 4.3.


Bảng 4.3. Xác định cấp đất ngoài thực tế cho các lâm phần Keo lai ở Hàm Yên


Tuỉi rõng

Dg (cm)

PT tương quan Hvn/D1.3

Hg(m)

Cấp đất

2

7,89

Hvn = -3,207 + 5,202.ln(D1.3)

7,60

II

4

11,91

Hvn = -10,607 + 9,030.ln(D1.3)

11,76

II

5

14,33

Hvn = -4,815 + 8,089.ln(D1.3)

16,72

I

6

15,26

Hvn = -12,609 + 10,913.ln(D1.3)

17,13

I

7

15,91

Hvn = -17,882 + 13,114.ln(D1.3)

18,40

I


Qua bảng 4.3 cho thấy, các lâm phần Keo lai ở khu vực nghiên cứu đều thuộc các cấp đất tốt, nói cách khác điều kiện lập địa ở đây phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Keo lai.

4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của Keo lai


4.3.1. Đánh giá sinh trưởng các rừng Keo lai


Sinh trưởng của cá thể hay lâm phần đều là sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng điều tra (đường kính, chiều cao…).

Quy luật sinh trưởng của cá thể hay lâm phần cùng với qui luật kết cấu lâm phần là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của rừng.

Từ số liệu điều tra ngoài thực địa về đường kính, chiều cao, đường kính tán lá, đề tài tiến hành tính toán một số chỉ tiêu thống kê cơ bản như giá trị trung bình, sai tiêu chuẩn, hệ số biến động,…, lượng tăng trưởng bình quân chung ở các lâm phần Keo lai có tuổi khác nhau. Kết quả tính toán cho ta cái nhìn tổng quan về đặc điểm sinh trưởng của rừng Keo lai ở khu vực nghiên cứu.

Kết quả xử lý số liệu cho ở bảng 4.4 (trang bên).


Bảng 4.4. Kết quả tính toán một số chỉ tiêu thống kê mô tả


Tuæi

Các chỉ tiêu thống kê

D13 (cm)

Hvn (m)

Dt (m)


Trung bình (X)

7,700

7,357

2,459


Sai tiêu chuẩn (Sx)

1,070

1,034

0,424

2

Phạm vi biến động (Rx)

Phương sai mẫu (S2x)

6,6

1,145

6,1

1,069

2,7

0,180


Độ biến động (Sx%)

13,899

14,056

17,250


Lượng tăng trưởng bình quân chung (x)

3,850

3,679

1,230


Trung bình (X)

11,767

11,652

2,857


Sai tiêu chuẩn (Sx)

1,923

1,611

0,547

4

Phạm vi biến động (Rx)

Phương sai mẫu (S2x)

8,00

3,699

6,00

2,596

2,75

0,299


Độ biến động (Sx%)

16,345

13,829

19,133


Lượng tăng trưởng bình quân chung (x)

2,942

2,913

0,714


Trung bình (X)

13,978

16,401

3,134


Sai tiêu chuẩn (Sx)

2,820

2,175

0,695

5

Phạm vi biến động (Rx)

Phương sai mẫu (S2x)

12,10

7,952

10,00

4,731

3,45

0,483


Độ biến động (Sx%)

20,175

13,262

22,174


Lượng tăng trưởng bình quân chung (x)

2,796

3,280

0,627


Trung bình (X)

15,246

17,064

3,163


Sai tiêu chuẩn (Sx)

1,535

1,404

0,566

6

Phạm vi biến động (Rx)

Phương sai mẫu (S2x)

7,90

2,355

6,40

1,970

2,90

0,321


Độ biến động (Sx%)

10,066

8,226

17,902


Lượng tăng trưởng bình quân chung (x)

2,541

2,844

0,527


Trung bình (X)

15,839

18,237

3,171

7

Sai tiêu chuẩn (Sx)

2,100

2,102

0,668


Phạm vi biến động (Rx)

11,00

9,00

3,50


Phương sai mẫu (S2x)

4,410

4,417

0,446


Độ biến động (Sx%)

13,258

11,524

21,071


Lượng tăng trưởng bình quân chung (x)

2,263

2,605

0,453

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí