Tổng Hợp Và Đánh Giá Chung Các Hình Thức Liên Kết Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang

* Hình thức liên kết theo hình thức hạt nhân trung tâm giữa Công ty Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trồng rừng nhận khoán

- Mặc dù hợp đồng giao khoán giữa công ty và người dân được cụ thể hóa bằng văn bản và có tính pháp lý, song trên thực tế hiện tượng khá phổ biến là các hộ nhận khoán thường phá vỡ hợp đồng liên kết. Khi quá trình sản xuất trồng rừng thất bại như sâu bệnh hại, mưa bão dẫn đến cây chết đổ, cháy rừng, hoặc khi giá GNL trên thị trường cao hơn giá hợp đồng. Trong trường hợp giá gỗ thị trường cao hơn, người dân thường bán lén ra ngoài thị trường tự do. Thực tế này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của (Barbara Grosh, 1994) về liên kết qua hợp đồng ở Nam Phi. Theo đánh giá của công ty, những trường hợp này thường xảy ra ở các hộ là người dân tộc thiểu số. Các hộ này còn tồn tại lối canh tác lạc hậu, do nhận thức hạn chế nên số các hộ này vẫn thường xuyên vi phạm quy chế khoán như: khi hộ cần tiền hộ vẫn “rút ruột rừng” chặt cây bán trước chu kỳ khai thác (tối thiểu 7 năm), hay trồng thêm cây khác vào diện tích đất rừng của công ty như cam, sắn. Việc này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là việc thực hiện các quy định về quản lý rừng bền vững theo bộ tiêu chuẩn FSC. Tuy nhiên, công ty cũng chưa xử lý về mặt pháp luật đối với trường hợp nào mà vẫn duy trì việc giao khoán cho các hộ này bởi đây là những hộ gần sát với khu vực diện tích rừng thuộc vùng xa nhất của công ty. Việc giao khoán cho hộ nhằm mục đích giữ đất là chủ yếu.

- Mùa vụ trồng, chăm sóc rừng thường trùng với thời vụ làm nông nghiệp của người dân nên việc huy động lao động cho trồng rừng nhiều khi gặp khó khăn do các hộ đang tập trung sản xuất nông nghiệp của gia đình.

- Công tác xây dựng tỷ lệ ăn chia khó có sự phù hợp cho tất cả các khu vực rừng mà công ty quản lý do điều kiện phức tạp, khó khăn của mỗi vùng khác nhau. Hiện tại công ty mới chỉ xây dựng một mức ăn chia chung cho từng loài cây. Vẫn còn tình trạng công ty không mua được sản phẩm vượt của người nhận khoán do giá GNL của Tổng Công ty Giấy thấp so với giá thị trường.

Tổng kết những thành công và hạn chế chung của các hình thức liên kết và bài học kinh nghiệm rút ra được tổng hợp tại Bảng 4.33.

112

Bảng 4.35. Tổng hợp và đánh giá chung các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang


Nội dung

Liên kết trực tiếp

Liên kết qua trung gian

Liên kết hạt nhân trung tâm


Đặc điểm liên kết

- Liên kết giữa công ty với từng hộ dân; Gỗ không yêu cầu có chứng chỉ FSC

- Không có hợp đồng thỏa thuận ăn chia sản phẩm.

- Liên kết thích hợp với những người trồng rừng muốn quay vòng vốn nhanh; khai thác sớm.

- Công ty không liên kết đơn lẻ với từng hộ mà liên kết theo nhóm hộ; Gỗ yêu cầu phải có chứng chỉ FSC.

- Không có hợp đồng thỏa thuận ăn chia sản phẩm

- Thích hợp với những hộ có quy mô diện tích và kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, kéo dài chu kỳ khai thác.

- Công ty liên kết với từng hộ dân; sản phẩm gỗ phụ thuộc theo yêu cầu của công ty.

- Có hợp đồng thỏa thuận ăn chia sản phẩm cụ thể.

- Thích hợp với những hộ không có hoặc có ít đất lâm nghiệp, sống gần đất rừng của công ty

Thành công của các liên kết

- Khai thác được lợi thế và tiềm năng của vùng GNL, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng.

- Đa dạng hóa việc tiêu thụ gỗ.

- Coi trọng vai trò của tác nhân trồng rừng, không đặt áp lực lên các hộ khi tham gia liên kết.

- Giải quyết được vấn đề nhỏ lẻ, manh

mún về đất đai của HGĐ.

- Nâng cao kiến thức, đổi mới phương thức trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Giải quyết được vấn đề nhỏ lẻ, manh mún về đất đai của HGĐ.

- Nâng cao hiệu quả trồng rừng. Thu hút được sự tham gia của người dân vào tạo vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC

- Đem lại thu nhập cao hơn cho người

trồng rừng

- Khai thác được lợi thế các bên tham gia liên kết.

- Huy động được nguồn lực lao động nông nhàn vào trồng rừng và giữ đất.

- Giải quyết được vấn đề thiếu đất lâm nghiệp để sản xuất của hộ.

- Tạo động lực tăng năng suất rừng vượt khoán.


Hạn chế của các liên kết

- Liên kết lỏng lẻo tại khâu thu mua. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác phát triển vùng nguyên liệu của công ty còn hạn chế

- Hạn chế sự phát triển rừng trồng gỗ

lớn do thời gian trồng rừng ngắn, khai thác sớm.

- Nguy cơ vỡ liên kết cao khi giá GNL có chứng chỉ FSC giảm.

- Liên kết phụ thuộc nhiều vào phía công ty như: hỗ trợ kinh phí xin cấp chứng chỉ, giá thu mua gỗ nguyên liệu.

- Yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thực

hiện dài.

- Tại một số địa bàn vùng núi cao, khó khăn về địa hình phức tạp, ít dân cư; liên kết phụ thuộc nhiều vào phía hộ.

- HGĐ không chủ động được việc điều chỉnh chu kỳ kinh doanh theo hướng có lợi cho kinh doanh trồng rừng gỗ

lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 17

113

113


Nội dung

Liên kết trực tiếp

Liên kết qua trung gian

Liên kết hạt nhân trung tâm

Khả năng phát triển và

bài học kinh nghiệm

- Cần xác định cơ chế và quy định liên kết bền vững bằng cách tạo LK qua trung gian, kết nối những người thu gom mà có LK thông qua hợp đồng với công ty với các HGĐ có liên kết với công ty.

- Liên kết không cần thiết phải có hợp đồng cam kết rõ ràng hoặc ràng buộc về sản lượng khi tiêu thụ. LK có thể dựa trên lòng tin (bằng chứng thu hút được lượng lớn dân vẫn bán gỗ cho công ty mà không tham gia liên kết)

- Hình thức có khả năng nhân rộng tới

các HGĐ trồng rừng.

- Tạo động lực phát triển bền vững đối với vùng kinh tế lâm nghiệp, đưa sản phẩm gỗ rừng trồng vào chuỗi giá trị.

- Phía doanh nghiệp phải đảm bảo được nội dung kỹ thuật và thị trường tiêu thụ GNL.

- Hình thức nên được nhân rộng bởi đáp ứng đầy đủ yếu tố để hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững

- Hình thức phù hợp với các CTLN khi có đủ năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có đất lâm nghiệp.


- Hình thức khó có thể nhân rộng do bị giới hạn về diện tích đất trồng rừng



4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

4.3.1. Các yếu tố thuộc về phía hộ dân trồng rừng

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã hình thành rõ nét ba hình thức liên kết giữa các công ty chế biến gỗ và hộ dân trồng rừng. Tuy nhiên, số hộ biết đến và tham gia liên kết vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Do vây, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ thông qua mô hình Logit. Trong đó, biến phụ thuộc là quyết định có tham gia liên kết của hộ hay không. Các biến độc lập bao gồm: (1) Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu của hộ; (2) Kinh nghiệm trồng rừng của chủ hộ; (3) Lao động của hộ tham gia trồng rừng; (4) Dân tộc của chủ hộ; (5) Chủ hộ tham gia các tổ chức xã hội tại địa phương; (6) Thu nhập từ hoạt động trồng rừng của hộ; (7) Nhận biết của hộ về liên kết (có hay không việc biết đến các hình thức liên kết hiện có trên địa bàn); (8) Tập huấn các phương pháp, kỹ thuật trồng rừng (hộ có được tập huấn các kỹ thuật trong quá trình trồng rừng hay không); (9) Nguồn thông tin biết đến liên kết của hộ; (10) Các chính sách hỗ trợ hộ.

Mô hình Logit cho kết quả hệ số -2 Log likelihood = 137,23, hệ số R2 = 0,64, chứng tỏ mô hình có ý nghĩa và các yếu tố độc lập trong mô hình ảnh hưởng tới 64% sự biến động của biến phụ thuôc (chi tiết kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong phụ lục). Kết quả Bảng 4.36 cho thấy các biến số nêu trên có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới quyết định tham gia liên kết của hộ. Mức độ ảnh hưởng cụ thể như sau:

- Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quy mô diện tích rừng trồng của hộ ở mức ý nghĩa 1% cho thấy các hộ có diện tích rừng trồng GNL càng lớn càng có xu hướng muốn tham gia liên kết hơn các hộ có diện tích rừng trồng nhỏ lẻ, manh mún. Qua khảo sát cho thấy, đa phần các hộ tham gia vào các liên kết với công ty là các hộ có nhiều diện tích rừng trồng và gắn bó với nghề rừng lâu năm, thu nhập từ rừng đóng góp cho kinh tế của hộ từ 50-80%. Các hộ nhận thức được việc tham gia liên kết sẽ có thể giúp họ tránh được những rủi ro thị trường, có đầu ra tiêu thụ GNL ổn định qua cam kết thu mua GNL của công ty. Tại hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân, điều kiện công ty đưa ra ban đầu khi tham gia vào liên kết là hộ phải có diện tích rừng đủ lớn, như vậy mới giảm thiểu được chi phí và tạo sự thuận tiện cho mỗi

lần mời các chuyên gia, tổ chức nước ngoài đánh giá cấp chứng chỉ. Đây cũng là lý do tại sao công ty không liên kết với từng hộ đơn lẻ mà chỉ liên kết thông qua các nhóm hộ. Do vậy, để thúc đẩy liên kết, bên cạnh việc ưu tiên vận động những hộ có nhiều diện tích trồng rừng tham gia vào liên kết trước, cần khuyến khích những hộ có diện tích nhỏ lẻ, manh mún tập hợp lại để tạo thành một vùng có diện tích lớn hơn để tạo thuận tiện cho việc liên kết với các công ty chế biến gỗ.

Bảng 4.36. Kết quả mô hình Logit phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ


Tên biến

Ký hiệu

Hệ số hồi

quy

S.E.

Mức ý

nghĩa

Diện tích rừng trồng

X1

0,007

0,003

0,009*

Kinh nghiệm trồng rừng

X2

-0,024

0,032

0,463ns

Lao động

X3

-0,391

0,542

0,471ns

Dân tộc

X4

-0,297

0,473

0,530ns

Tham gia các tổ chức xã hội

X5

1,536

0,581

0,008*

Thu nhập từ lâm nghiệp

X6

2,590

0,537

0,000*

Nhận biết của hộ về liên kết

X7

3,120

0,511

0,000*

Được tập huấn

X8

2,016

0,502

0,000*

Nguồn thông tin về liên kết

X9

2,951

0,502

0,000*

Chính sách hỗ trợ

X10

2,222

0,506

0,000*

Constant

B0

-9,222

1.650

0,000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ (2019)

- Kinh nghiệm trồng rừng, lao động và dân tộc là các biến không có ý nghĩa thống kê. Thực tế, có những hộ có kinh nghiệm lâu năm rất dễ dàng tham gia vào liên kết do nhận thức được lợi ích từ liên kết đem lại, ngược lại một bộ phận hộ chính vì có kinh nghiệm trồng rừng lâu năm nên rất bảo thủ trong tư duy khi thay đổi một phương thức trồng rừng đã đi vào truyền thống sang phương thức mới, do đó, rất khó vận động những hộ này tham gia vào liên kết. Bên cạnh đó, tiêu chí công ty đưa ra để xét duyệt hộ khi liên kết chỉ tập trung vào quy mô diện tích và yêu cầu chứng minh quyền sở hữu về đất lâm nghiệp của hộ mà không quan tâm đến số lượng lao động tham gia trồng rừng hoặc dân tộc của chủ hộ.

- Tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương, nhận biết của hộ về liên kết và nguồn thông tin biết đến liên kết là các biến có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 99%. Đây là nhóm các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia liên

kết của hộ. Thực tế qua khảo sát cho thấy các hộ hiện chưa tham gia liên kết nguyên nhân chính là do chưa biết đến thông tin gì về liên kết tại địa phương. Ngược lại, đối với các hộ tham gia liên kết, khi hỏi hộ về kênh thông tin để biết đến liên kết là từ đâu thì 100% các hộ trả lời là qua chính những đợt tuyên truyền và giới thiệu của công ty kết hợp với các cuộc họp tại thôn, xã. Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức xã hội của hộ là khá cao, cụ thể tham gia Hội nông dân chiếm 90,1

%, Hội phụ nữ là 88,8 % và tham gia các Hợp tác xã là 60,12%. Theo đó, hơn 80% số hộ trở lên trả lời thông qua các tổ chức xã hội mà hộ tham gia. Điều này cho ta thấy vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền vận động người dân. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về các hình thức liên kết hiện có trên địa bàn là việc làm cần thiết mà công ty và chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ chức hội, đoàn thể cần tiếp tục duy trì để thúc đẩy hộ dân tham gia vào liên kết.

- Kết quả ước lượng mô hình cũng cho thấy yếu tố về tập huấn có tác động tích cực đến quyết định tham gia liên kết của hộ. Điều này có nghĩa khi hộ được tiếp cận, giới thiệu về chương trình liên kết và tập huấn phổ biến kỹ thuật trồng rừng thì khả năng tham gia vào liên kết của hộ sẽ rất cao. Kết quả này cũng tương đồng với phát hiện trong nghiên cứu của Byron (2001) khi cho rằng việc thiếu kiến thức kỹ thuật trồng rừng là yếu tố làm hạn chế việc tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Khảo sát thực tế cho thấy, ở các hình thức, các hộ tham gia liên kết đều là các hộ có quy trình kỹ thuật trồng rừng bị chi phối bởi công ty liên kết và đây cũng là một trong những yêu cầu ràng buộc với hộ khi kí kết hợp đồng hợp tác với công ty. Ở hình thức liên kết trung gian, Công ty Woodsland muốn có nguồn GNL đạt tiêu chuẩn FSC cho sản xuất đã phải đầu tư một lượng kinh phí lớn vào việc hỗ trợ các hộ trong quá trình đánh giá và xin cấp chứng chỉ. Công ty luôn có một đội ngũ cán bộ cùng với các chuyên gia tiến hành khảo sát địa bàn, tập huấn kỹ thuật, phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền và giới thiệu về hình thức liên kết. Yêu cầu để đạt tiêu chuẩn FSC rất khắt khe nên công ty thường xuyên theo sát các nhóm hộ và tổ chức các đợt tập huấn hàng năm. Còn ở hình thức hạt nhân trung tâm thì khi tham gia nhận khoán, việc hộ phải tuân theo quy trình trồng rừng của công ty là một yêu cầu bắt buộc. Công ty Cổ phần Giấy An Hòa cũng đã phải thay đổi phương thức tiếp cận, tạo sự gắn kết với người dân, gây dựng hình ảnh công ty thông qua việc cung cấp cây giống miễn phí và hỗ trợ người dân trong khâu thiết

kế rừng trồng cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Do vậy, nhóm hộ thường xuyên được tham gia tập huấn sẽ có khả năng tham gia vào liên kết cao hơn những hộ ít hoặc không tham gia.

- Thu nhập từ rừng là biến có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% có ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào liên kết của hộ. Mục đích chính của hộ khi tham gia liên kết là kỳ vọng có được thu nhập từ rừng tốt hơn, bán gỗ với giá cao và ổn định hơn. Theo đó, khi doanh thu từ rừng càng cao càng khuyến khích hộ tham gia vào liên kết. Tính toán kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ trồng rừng cũng cho thấy, các hộ liên kết có thu nhập từ rừng cao hơn các hộ không liên kết, đây là minh chứng tốt nhất để khuyến khích các hộ tham gia vào liên kết. Do vậy, phía công ty khi tham gia liên kết cần phải đảm bảo và thực hiện đúng cam kết đem lại lợi ích về kinh tế cao hơn cho các hộ trồng rừng.

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển liên kết và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp là biến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia liên kết của hộ. Khi hộ càng được tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước, địa phương trong quá trình sản xuất kinh doanh rừng trồng, hộ càng dễ tham gia vào các hình thức liên kết với công ty chế biến gỗ. Tại Tuyên Quang các chính sách hỗ trợ hộ gồm: chính sách về giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp cho hộ, hỗ trợ hộ trong việc tiếp cận với cây giống chất lượng cao, chính sách vay vốn...Thực tế cho thấy 100% các hộ đã tham gia liên kết là những hộ đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Đây cũng là điều kiện cơ bản để hộ có thể tham gia được vào liên kết.

Như vậy, diện tích rừng trồng, tham gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, được tập huấn, nguồn thông tin về liên kết, chính sách hỗ trợ là các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ.

4.3.2. Các yếu tố thuộc về phía công ty

Sự thành công và tính bền vững của liên kết tùy thuộc nhiều vào tiềm lực và khâu tổ chức thực hiện liên kết mà chủ yếu là từ phía các công ty, những yếu tố này được xem như là yếu tố tiên quyết trong việc tạo lập và phát triển mối quan hệ liên kết với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ GNL (Del Gatto, 2000). Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các yếu tố thuộc về phía công ty có ảnh hưởng đến liên kết với hộ nông dân bao gồm: quy mô sản xuất, tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường.

Quy mô sản xuất: quy mô sản xuất của công ty càng lớn thì nhu cầu tiêu thụ GNL càng cao để phục vụ cho chế biến. Qua Bảng 4.37 ta có thể thấy, các công ty đều có công nghệ sản xuất hiện đại và quy mô sản xuất lớn thông qua công suất nhà máy chế biến và nhu cầu khai thác ha rừng tối thiểu mỗi năm. Ước tính đến năm 2035, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến của các công ty đều tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.

Bảng 4.37. Quy mô và đặc điểm sản xuất của các công ty liên kết



Doanh nghiệp


Công suất nhà máy

Nguyên liệu chính sử dụng cho chế biến

Thị trường kinh doanh

Nhu cầu nguyên liệu (ước tính đến năm

2035)

Số ha rừng tối thiểu cần khai thác/

năm

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

- Bột giấy: 1.300.000

m3/ năm

- Giấy cao cấp: 1.400.000

m3/ năm

gỗ dăm

Nội địa: 70%

Xuất khẩu: 30%

1.295.000

m3/ năm

Khoảng 8000 ha rừng đạt chu kỳ 4-6 năm, không yêu

cầu FSC.

Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

650.000

m3/năm

Gỗ thanh, gỗ xẻ

Nội địa: 20%

Xuất khẩu: 80%

720.000

m3/ năm

Khoảng 2500 ha,

yêu cầu rừng có chứng chỉ FSC, chu

kỳ 7 năm

Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên - Đơn vị hạch toán trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO).

Nhà máy giấy Bãi Bằng với công suất 7.200.000

m3/ năm

Gỗ dăm, gỗ tròn

Nội địa: 50%

Xuất khẩu: 50%

Cung cấp theo yêu cầu hàng năm của Nhà máy Giấy Bãi Bằng.

250.000

m3/ năm

Khoảng 9000 ha rừng đạt chu kỳ 6-8 năm, không yêu cầu chứng chỉ FSC

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2020)

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, các công ty vẫn cần thiết phải duy trì và mở rộng thêm liên kết với các hộ

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí