Hoạt Động Của Tòa Án Và Cơ Chế Bảo Hiến

với cuộc đảo chính vào năm 2006, quân đội Indonesia vẫn ở yên trong doanh trại của mình. Và cũng không giống như Philippines, nơi mà các cuộc bầu cử bị súng đạn, những kẻ giết mướn hay vàng bạc chi phối, với hàng chục vụ ám sát, Indonesia được hưởng một bầu không khí an lành hơn rất nhiều [25]. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được được thực hiện và tôn trọng.

Một dẫn chứng khác về việc đảm bảo quyền con người theo Hiến pháp là việc Quốc hội đã chấp nhận một số yêu cầu của người dân trong lần sửa đổi Hiến pháp sau một cuộc biểu tình quy mô ngàn người yêu cầu thay đổi hiến pháp cho phép người dân trực tiếp bầu ra tổng thống và bỏ đi 38 ghế dành cho các đại diện của lực lượng an ninh nước này [17]. Và chỉ 4 ngày sau, Quốc hội Indonesia (MPR) đã thông qua đạo luật sửa đổi hiến pháp quan trọng, theo đó người dân Indonesia lần đầu tiên sẽ được trực tiếp bầu chọn tổng thống và phó tổng thống nước này kể từ năm 2004. Đồng thời, trong phiên họp thường niên kéo dài 10 ngày này, MPR cũng thông qua thay đổi rằng giới quân sự và cảnh sát sẽ không còn có ghế đại diện nào trong Quốc hội từ năm 2004 [18]. Không chỉ quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình được đảm bảo, thông qua cuộc biểu tình cùng quyết định thay đổi Hiến pháp, quyền bầu cử của người dân và sự công bằng trong Quốc hội được đảm bảo hơn. Nó cho thấy sự tôn trọng và lắng nghe người dân đến từ cơ quan lập pháp cao nhất Indonesia.

Trường hợp thứ ba đáng kể, Toà án Hiến pháp của Indonesia đã bác bỏ một luật từ chối sự công nhận và quyền hợp pháp của các tín đồ tôn giáo bản địa, đây được đánh giá là sự tiến bộ bất ngờ đối với tự do tôn giáo ở quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Phán quyết được đưa ra vào 7/11 với sự nhất trí của toàn bộ 9 Thẩm phán với lý do: "Các điều luật này sẽ không có hiệu lực về mặt pháp lý vì chúng mâu thuẫn với Hiến pháp" (Thẩm phán phiên tòa Arief Hidayat) và trái với quyền công bằng được Hiến pháp Indonesia ghi nhận. Theo đó, đạo luật yêu cầu tín đồ tôn giáo không nằm trong sáu tôn giáo được chính quyền Indonesia công nhận (Hồi giáo, Tin lành, Công giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Khổng giáo) sẽ không được thực hiện một số quyền: quyền kết hôn, quyền sở hữu đất, nhà ở, không được điền đầy đủ thông tin trên giấy tờ,… sẽ hoàn toàn được xóa bỏ. Quyết định này là một chiến thắng bất ngờ cho những người ôn hòa. Phán quyết

của Tòa án vừa thực hiện nhiệm vụ bảo hiến, vừa đem lại công bằng và sự bình đẳng cho người tôn giáo thiểu số tại Indonesia [90].

Indonesia cũng từng có cuộc thảo luận gay gắt về “Dự thảo Luật về xóa bỏ bạo lực tình dục” nhằm mục đích ngăn chặn và ngăn chặn sự xuất hiện của bạo lực tình dục trong đó bao gồm cưỡng hiếp, mại dâm cưỡng bức, nô lệ và lạm dụng tình dục trong các hộ gia đình, tại nơi làm việc và trong không gian công cộng vào năm 2016 để phản ứng với vụ cưỡng hiếp cũng như vụ ám sát một học sinh trung học cơ sở 13 tuổi tên là Yuyun bởi 14 thanh niên ở Bengkulu. Dù có nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận đến từ các phe đối lập, song, không thể phụ nhận điều này cho thấy động thái của Chính phủ và Tòa án trong việc đảm bảo và nâng cao quyền con người, bảo vệ phụ nữ, tại Indonesia [93].

Trong những năm gần đây, trong xu thế phát triển về quyền con người, Indonesia cũng thể hiện nỗ lực thực hiện và đảm bảo quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Bằng chứng là Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền của Cộng hòa Indonesia (Komnas HAM) đã được thành lập và biết đến như một trong những địa chỉ đáng tin cậy để người dân tự bảo vệ chính mình trước những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng.

2.2.5.2. Hoạt động của tòa án và cơ chế bảo hiến

Thứ nhất, Hiến pháp Indonesia dành một khoảng không gian nhất định cho việc quy định về Tòa án và điều khoản để đảm bảo Tòa án hoạt động độc lập. Trên thực tế, quy trình tuyển chọn Thẩm phán của Tòa án rất gắt gao với các tiêu chuẩn cơ bản như: ứng viên phải có bằng cử nhân luật và phải thi đỗ khoá đào tạo tư pháp kéo dài khoảng vài tháng,… Indonesia cũng thành lập Ủy ban Tư pháp giám sát hoạt động và hành vi của các Thẩm phán ở tất cả các Tòa án Indonesia, kể cả Tòa án tối cao và Tòa án Hiến pháp, như một phần của chức năng “bảo vệ danh dự, phẩm giá, và bảo đảm tư cách (tốt) của Thẩm phán” [77]. Nỗ lực đảm bảo thực hiện các quy định trong Hiến pháp nhằm đảm bảo Tòa án hoạt động độc lập được minh chứng bằng vụ việc Thẩm phán bị bắt hay xét xử bởi những tội danh vi hiến, điển hình như vụ Thẩm phán Moechar với tội tham nhũng đã bị sa thải.

Dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc minh bạch hệ thống pháp lý, Tòa án Tối cao mất thời gian nhiều hơn để công bố quyết định của mình so với Tòa án Hiến pháp, nhưng

Tòa án Tối cao cũng có vai trò và tầm quan trọng trong thi hành Hiến pháp và pháp luật tại Indonesia [42, 208]. Thẩm quyền Tòa án Tối cao được quy định rõ ràng trong Hiến pháp hiện hành (Điều 24C), Tòa án Tối cao đã vận hành trơn tru và thuận lợi hơn trên thực tế các nhiệm vụ của mình so với các giai đoạn lịch sử trước đó của Indonesia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Điểm đáng lưu tâm nhất là cơ quan độc lập thực thi nhiệm vụ bảo hiến theo Hiến pháp Indonesia – Tòa án Hiến pháp. Có rất nhiều vụ việc cho thấy Tòa án Hiến pháp đã thực hiện và đảm bảo khá tốt nhiệm vụ của mình.

(1) Tòa án Hiến pháp cũng từng tuyên bố rằng Luật số 27 năm 2004 liên quan đến Ủy ban Sự thật và Hòa giải đã mâu thuẫn với Hiến pháp và đi đến quyết định bãi bỏ Luật này. Trong quá trình thúc đẩy thành lập Ủy ban Sự thật và Hòa giải (TRC) để xử lý các vi phạm nhân quyền trong quá khứ, dựa trên các Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, Argentina và Chile, Tòa án Hiến pháp nhận được đơn yêu cầu xem xét lại tư pháp từ các nhóm NGO. Rõ ràng, Tòa án Hiến pháp Indonesia đã dựa trên luật tối cao nhất của quốc gia – Luật Hiến pháp để xem xét và đưa ra quyết định [91].

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 7

(2) Ngay khi vừa thành lập, Tòa án Hiến pháp đã thực hiện nhiệm vụ giải thích Hiến pháp của mình, thông qua giải thích về khái niệm: “Hiến pháp” của Giáo sư Jimly Asshiddiqie, Chánh án đầu tiên của Tòa Hiến pháp. Ông cho rằng Hiến pháp thực hiện việc: “đảm bảo hoạt động các cơ quan Nhà nước là dân chủ và hạn chế lạm quyền”, đồng thời “bảo vệ công dân khỏi sự lạm quyền của các tổ chức nhà nước vi phạm các quyền cơ bản được bảo đảm bởi hiến pháp” [42, 208]. Việc giải thích khái niệm cơ bản về Hiến pháp của Chánh án đầu tiên cho thấy Tòa án Hiến pháp đã ý thức được tầm quan trọng xứng đáng của mình, nó giúp các Thẩm phán có cái nhìn rõ ràng về công lý và thực thi nhiệm vụ bảo hiến một cách tốt nhất sau những giai đoạn bất ổn, phát triển trồi sụt của cơ quan hiến định độc lập này [72, 21].

(3) Tòa án Hiến pháp cũng từng ra quyết định về cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp thứ ba của Indonesia theo đúng Hiến pháp. Khi cả hai ứng cử viên Joko Widodo và Prabowo Subianto cùng tuyên bố thắng cử sau khi kết quả kiểm

phiếu sơ bộ được công bố, người ta quan ngại về nguy cơ bất ổn chính trị tại quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới và cũng là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á [23]. Tuy vậy, người dân vẫn tin tưởng vào sự làm việc sáng suốt của Tòa án Hiến pháp, Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền - Denny Indrayana, nói: "Xét tới những tuyên bố thắng cử của cả hai ứng cử viên, dường như khó tránh khỏi một trận chiến pháp lý tại Tòa án Hiến pháp... Uy tín của Tòa án Hiến pháp, với tư cách là cơ quan quyết định cuối cùng đối với kết của bầu cử tổng thống Indonesia, đang bị thách thức". Và phán quyết sau đó của Tòa án Hiến pháp đã chứng tỏ Tòa án Hiến pháp vượt qua thách thức và giành được sự tin tưởng của người dân. Chánh án tòa án Hiến pháp Indonesia Hamdan Zoelva tuyên bố toàn bộ chín thẩm phán của Tòa bác bỏ mọi khiếu nại của ứng cử viên Subianto và phán quyết của tòa là không thể kháng cáo. Tòa án Hiến pháp Indonesia đã nhất trí ủng hộ kết quả cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tháng 7 vừa qua, điều này đồng nghĩa với việc ứng viên Joko Widodo trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của nước này. Ứng viên về thứ hai trong cuộc chạy đua này Prabowo Subianto tuyên bố chấp nhận kết luận của Tòa án Hiến pháp. [22]

2.2.5.3. Ảnh hưởng của Hồi giáo với Hiến pháp

Như phần phân tích ở trước, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dù có nhiều thay đổi, song, ảnh hưởng Hồi giáo tại Indonesia không hề giảm sút, sự ảnh hưởng đó được thể hiện ngay trong Hiến pháp. Với lời mở đầu của Hiến pháp cũng như Điều 29, Hiến pháp Indonesia dù không tuyên bố quốc giáo, song đã cho thấy dấu vết lớn mạnh của Hồi giáo tại quốc gia này.

(1) Ngược lại lịch sử, sẽ thấy Hồi giáo ảnh hưởng ngay trong quá trình thành lập Hiến pháp. Hiến pháp đầu tiên 1945 của Indonesia được tạo thành do Ủy ban gồm 9 người, trong đó 8 người thuộc Hồi giáo [88]. Điều đó, thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo tại Indonesia với lượng lớn người tham gia. Đồng thời cũng là một trong số các nguyên nhân lý giải Hiến pháp Indonesia ngay từ bản đầu tiên đã

chịu ảnh hưởng tư tưởng Hồi giáo. Và tư tưởng đó tiếp tục được khẳng định qua từng bản Hiến pháp.

(2) Lời nói đầu của Hiến pháp qua các thời kỳ cũng cho thấy rõ vị thế của Hồi giáo và các tôn giáo khác trong Hiến pháp. Triết lý Pancasila phù hợp đức tin về tín ngưỡng và sự sùng bái về các bậc tối cao [65, 16]. Điều này hoàn toàn phù hợp với giáo lý Hồi giáo. Nó cho thấy có một mạch đập Hồi giáo chảy trong Hiến pháp Indonesia.

(3) Trong điều 29 đoạn (1), người ta giải thích rằng Nhà nước dựa trên thiên tính tối cao. Điều này phù hợp với học thuyết của kinh Koran: "Hãy nói:" Ngài là Allah, Đấng toàn năng ". Các quy định trong việc thực hiện các tôn giáo và tín ngưỡng tương ứng của họ có trong Hiến pháp năm 1945 đề cập đến sự công nhận sự tồn tại của một Thiên Chúa tối thượng. Do đó, công dân Indonesia có thể tự do xác định cách sống của mình với mối quan hệ với Thiên Chúa, theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, đó là niềm tin của họ trong khi duy trì sự cân bằng cho việc tạo ra sự khoan dung giữa người tin và người tin (Setiardja, 1993: 121) [65, 16].

(4) Triết lý của Thiên Chúa tối thượng trong bài viết này có thể được hiểu là đồng nghĩa với tauhid, vốn là cốt lõi của giáo lý Hồi giáo, với sự hiểu rằng giáo lý Hồi giáo dung túng cho tự do và cơ hội rộng lớn nhất cho những người theo các tôn giáo khác để thực hiện giáo lý tôn giáo tương ứng của họ.

(5) Cũng theo tinh thần công lý, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm không có sự phỉ báng nhân danh tôn giáo hoặc tín ngưỡng của những người theo các tôn giáo khác. Hãy để tất cả mọi người tin vào tôn giáo của họ là chính nghĩa, thậm chí là quyền duy nhất, mà không phải phỉ báng tôn giáo hoặc niềm tin của người khác là sai lầm hoặc sai lầm. Chuẩn mực là như nhau: nếu bạn không thích tôn giáo của mình bị xúc phạm, thì đừng xúc phạm tôn giáo của người khác. Ngược lại, nếu bạn thích người khác tôn trọng tôn giáo của bạn, thì hãy tôn trọng tôn giáo của người khác. Kinh Koran dạy: "Và đừng nguyền rủa sự thờ phượng mà họ tôn thờ ngoại trừ Allah, vì họ sẽ nguyền rủa Allah bằng cách vi phạm mà không có kiến thức. Vì vậy, chúng tôi làm cho mọi ummah xem xét công việc của họ tốt. Sau đó, họ trở lại với Chúa, và họ nói với họ những gì họ đã làm trước đây [65, 16].

2.2.6. Đánh giá và lý giải

Về các nội dung trong Hiến pháp

Như vậy, có thể thấy, trải qua thời gian, từ bản Hiến pháp đầu tiên 1945 đến bản Hiến pháp hiện hành, bộ mặt đất nước Indonesia có nhiều đổi thay. Từ Hiến pháp ngày đầu thành lập, sau đó được phục hồi vào năm 1959. Hiến pháp 1945 đã quy định về Pancasila - triết lý quản lý nhà nước ở Indonesia; phân chia quyền lực một cách hạn chế giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, theo đó Indonesia được coi là chính thể tổng thống pha trộn một số nét của chính thể nghị viện. Tuy nhiên, sau khi chế độ Suharto bị lật đổ, một loạt điểm sửa đổi được đưa vào Hiến pháp dẫn đến những thay đổi quan trọng trong hệ thống chính quyền. Hiến pháp được sửa đổi qua 4 lần vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002, tăng từ 37 điều lên 73 điều, trong đó chỉ 11% tổng số điều được giữ nguyên so với bản Hiến pháp 1945. Những điểm thay đổi quan trọng nhất của Hiến pháp Indonesia bao gồm: Quy định Tổng thống chỉ được giữ chức hai nhiệm kỳ; thiết lập Hội đồng Đại diện vùng (DPD) cùng với Hội đồng Đại diện nhân dân (DPR) tạo thành Đại hội đồng tư vấn nhân dân (MPR)-cơ quan lập pháp tối cao của Indonesia; thay thế chính thể tổng thống hỗn hợp bằng chính thể tổng thống đơn thuần; bầu cử Tổng thống trực tiếp thay vì được bầu bởi MPR; thay đổi mối quan hệ theo chiều dọc giữa các cơ quan nhà nước thay vì trao cho MPR vị thế hiến định tối cao; quy định bầu cử trực tiếp, tự do và bí mật đối với DPR và các cơ quan lập pháp vùng; thiết lập Tòa án Hiến pháp nhằm bảo vệ Hiến pháp; thiết lập Ủy ban Tư pháp; bổ sung 10 điều mới về quyền con người [76, 188]. Hiến pháp Indonesia đã có những quy định rõ ràng hơn về các bộ máy nhà nước, tránh làm quyền, bổ sung quyền con người.

Có thể lý giải những vấn đề nội dung của Hiến pháp Indonesia cụ thể:

Thứ nhất, Indonesia sở dĩ chấp nhận triết lý Pacasila bởi trên thực tế công dân Indonesia là đa nguyên, do đó sự thống nhất trong đa dạng trở thành một điều cần thiết. Sự thất bại của các nước châu Âu như Đức vì đã biến văn hóa Đức thành thánh địa của tất cả các nền văn hóa khác sống ở Đức. Sự kiêu ngạo này đã khiến Đức thất bại trong quá trình hội nhập được thực hiện bởi chính sách của Bộ Nội vụ Đức. Thực tế này khác với các điều kiện ở Mỹ mà ngay từ đầu đã xây dựng văn hóa của họ dựa trên nguyên tắc

“nấu chảy” hoặc lò luyện kim từ các nền văn hóa khác nhau của người khác. Do đó, tỷ lệ làm cho văn hóa địa phương và trí tuệ địa phương trong cuộc sống Indonesia là lựa chọn đúng đắn [94, 16]

Thứ hai, sự thay đổi của Hiến pháp Indonesia dựa trên sự học hỏi các quốc gia tiến bộ. Trong thời đại toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể không học, mượn hay chấp nhận một số ý tưởng hiến pháp từ những nước khác hay người khác. Mặc dù Indonesia đã phát triển hơn hàng trăm là một xã hội rất đa nguyên với các nền văn hóa chính trị địa phương, nhưng ngay từ Hiến pháp thành văn đầu tiên của Nhà nước, Indonesia đã xây dựng theo xu hướng hiện đại. Một số khía cạnh của hệ thống tổng thống Mỹ, cân bằng với sự tồn tại của cơ quan cao nhất của hội đồng người dân như thường thấy ở Liên Xô và Đông Âu các nước. Một số thể chế nhà nước đã được điều chỉnh từ những cái cũ dưới thời thuộc địa Hà Lan. Một số thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong phần giải thích chính thức của Hiến pháp năm 1945 phản ánh các từ tiếng Đức, cho thấy các tài liệu tham khảo về các nhà soạn thảo về tiếng Đức hệ thống hiến pháp. Ý tưởng của hệ thống ba đại diện trong Hội đồng nhân dân bao gồm đại diện chính trị (Hạ viện), đại diện khu vực (từ các tỉnh) và đại diện chức năng (từ các nhóm bộ lạc và các đảng phi chính trị khác Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chuyên nghiệp khác) đã được cấy ghép một cách sáng tạo từ một số lưỡng viện hệ thống nghị viện bao gồm Anh, Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác.

Thứ ba, Tòa án Hiến pháp Indonesia phát triển trong sự tin tưởng và kỳ vọng của người dân bởi lẽ mong muốn có một Tòa án trong sạch và dễ tiếp cận là niềm khao khát và mơ ước của nhiều người Indonesia. Tòa án cũng có thể hiểu được khoảng cách và kỳ vọng của công chúng từ một cơ quan tư pháp, hoạt động trên thực tiễn của Tòa án Hiến pháp cũng ngày càng được đảm bảo. Do đó, sự ủng hộ của công chúng đối với tòa án ngày càng tăng. Bằng cách thành lập Tòa án, chính phủ thực hiện nguyện vọng công cộng. Việc tạo ra Tòa án được thực hiện vào đúng thời điểm khi mọi người đang mất niềm tin vào hệ thống tư pháp. Do đó, khi Tòa án được thành lập, có nhiều kỳ vọng từ công chúng sang một tòa án mới [42, 237].

Thứ tư, tình hình chính trị ủng hộ cũng ủng hộ cho sự lớn mạnh của Tòa án Hiến pháp. Theo quan điểm của Horowitz, những gì mà các đảng thống trị đã làm trong 13 năm qua là soạn thảo luật mới cho mỗi cuộc bầu cử khác xa với thông lệ tiêu chuẩn ở các nền dân chủ trên toàn thế giới. Nó không chỉ tạo ra luật bất ổn từ bầu cử này sang bầu cử khác mà còn tạo ra cuộc chiến giữa các đảng chính trị lớn và nhỏ. Những cấu hình đó tạo ra sự cân bằng phe phái trong đó Tòa án Hiến pháp có chỗ để hoạt động độc lập, tuyên bố chính sách của chính phủ là vi hiến, và không ai xem xét việc không tuân theo quyết định của Tòa án. Dường như bầu không khí cạnh tranh chính trị mới này đã giải phóng không gian cho Tòa án xây dựng tính hợp pháp về thể chế của họ [42, 237].

Và mặc dù Tòa án được tạo ra thông qua sửa đổi hiến pháp, các đảng chính trị đã ủng hộ việc tạo ra Tòa án. Tuy nhiên, khi thành lập Tòa án, Tòa án quay lưng lại và bắt đầu xem xét những gì các đảng chính trị đã tạo ra. Nghị viện không có đòn bẩy để tấn công hoặc sửa đổi Tòa án thông qua các cơ chế khác. Người ta nhận ra rằng Tòa án có sự hỗ trợ của công chúng, đó là điều mà Nghị viện không có [42, 237].

Về sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong Hiến pháp

Lý giải cho sự ảnh hưởng của Hồi giáo mạnh mẽ ở Indonesia với xu hướng ngày càng tăng, có thể đưa ra một số lý do sau: tư tưởng nhà nước trong Hồi giáo vẫn duy trì sự hội nhập giữa tôn giáo và nhà nước vì Hồi giáo có những quy định điều chỉnh hệ thống xã hội, bao gồm các vấn đề chính trị. Trong mô hình tích phân, tôn giáo và nhà nước được thống nhất. Do đó, người đứng đầu nhà nước là người nắm giữ quyền lực tôn giáo và quyền lực chính trị. Chính phủ của ông được tổ chức trên cơ sở “chủ quyền thiêng liêng”, bởi vì chủ quyền bắt nguồn và nằm trong “bàn tay của Chúa”.

Quan hệ Hồi giáo và Nhà nước trong hệ thống hiến pháp, tôn giáo và nhà nước Indonesia vận hành một cách linh hoạt - biện chứng, do đó việc thể chế hóa các quy tắc tôn giáo Hồi giáo trong cuộc sống của quốc gia và nhà nước không thể được thực hiện theo cách lập hiến, nhưng phải thông qua một quá trình lập hiến, dựa trên hiến pháp NRI 1945. Bản chất của các chuẩn mực tôn giáo Hồi giáo chỉ có thể được áp dụng trong hệ thống pháp luật quốc gia nếu được ban hành theo cách lập hiến và phù hợp với Hiến pháp Pancasila và Hiến pháp năm 1945 [136].

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí