2.3.4.6. Sửa đổi Hiến pháp, bảo hiến và các thiết chế hiến định độc lập
Về sửa đổi Hiến pháp:
Trong Hiến pháp hiện hành của Malaysia, không có điều khoản nào quy định những nội dung “bất di bất dịch” không được thay đổi hay hạn chế thay đổi như Hiến pháp của Indonesia. Đồng thời, Hiến pháp cũng không chỉ rõ, những đối tượng nào được quyền sáng kiến sửa đổi. Như vậy, có thể hiểu bất cứ nghị sĩ hay nhóm nghị sĩ nào đều có thể đề xuất sáng kiến sửa đổi Hiến pháp và có thể đề xuất ở bất kỳ Nội dung nào. Thủ tục và quy trình của việc sửa đổi sẽ qua ba (3) lần điều trần và được quyết định bởi cả hai
(2) viện. Tỷ lệ để được thông qua tại phiên thứ hai và phiên thứ ba là 2/3 số thành viên trong Nghị viện. Hiến pháp cũng quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản liên quan đến việc sửa đổi địa vị Quốc vương, Hội đồng tiểu vương, các vấn đề liên quan đến vùng Sabah và Sarawak,…
Về các thiết chế hiến định độc lập:
Ủy ban bầu cử quốc gia. Ủy ban công vụ, Ủy ban nhân quyền là những thiết chế hiến định độc lập được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ. Đáng chú ý nhất là Ủy ban nhân quyền mới được thành lập để tăng cường đảm bảo vấn đề quyền con người theo quy định của Hiến pháp.
2.3.4.7. Chính quyền địa phương
Trong Hiến pháp của Malaysia hiện hành không có quy định cụ thể về cấu trúc các cấp chính quyền địa phương cho các cấp ở các bang mà các vấn đề liên quan đến quyền lập pháp của các cấp chính quyền của Liên bang và cấp bang trong phụ lục 9 trong Hiến pháp. Thông qua đây có thể thấy căn cứ phân định phạm vi thẩm quyền hành pháp của chính quyền cấp bang và các việc chính quyền cấp bang không có quyền thực hiện.
2.3.4.8. Hiệu lực
Khác với Hiến pháp Indonesia, Hiến pháp Malaysia quy định rất rõ ràng về hiệu lực của Hiến pháp: “Hiến pháp này là hiến pháp chính của Liên bang và bất kỳ luật nào được thông qua sau ngày Merdeka không phù hợp với Hiến pháp này đều vô hiệu cho đến khi không thống nhất.” (Khoản 1 – Điều 4). Nếu như Hiến pháp Indonesia chỉ nói chung chung “tuân theo Hiến pháp” mà không xác định rõ ràng vị trí tối cao của Hiến
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Của Tòa Án Và Cơ Chế Bảo Hiến
- Ảnh Hưởng Và Đặc Điểm Của Hồi Giáo Tại Malaysia
- Nội Dung Hiến Pháp Hiện Hành Malaysia 2.3.4.1. Khái Quát Chung
- Ảnh Hưởng Và Đặc Điểm Của Hồi Giáo Tại Indonesia Về Ảnh Hưởng
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Xu Hướng Chế Định Hóa Quyền Con Người Và Đảm Bảo Thể Chế Dân Chủ Ở Một Mức Độ Nhất Định
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
pháp trong hệ thống pháp lý quốc gia thì Hiến pháp Malaysia lại tỏ ra trân trọng và tôn vinh Hiến pháp đúng vị trí của nó. Qua khoản 1, điều 4, có thể thấy, Hiến pháp Malaysia được khẳng định là đạo luật cao nhất, buộc các cơ quan, người dân phải tuân theo. Đồng thời cũng chỉ rõ mọi luật hay đạo luật được ban hành có nội dung trái với Hiến pháp đều bị hủy bỏ. Nội dung cũng như vị trí về quy định có hiệu lực của Hiến pháp được đặt ngay đầu vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến pháp, vừa cho thấy điểm đáng lưu ý và cần thiết của nó trong sự vận động và phát triển của quốc gia.
2.3.5. Thực tiễn thi hành
2.3.5.1. Quyền con người
Sự nâng cao của quyền con người không chỉ thể hiện trong các điều khoản của Hiến pháp mà còn thể hiện ở các quyết định của tòa án bảo vệ quyền con người.
Hiến pháp đã ghi nhận một số điều khoản quan trọng về quyền con người, cụ thể:
(1) Tự do của bản thân: Điều về tự do của bản thân đã được quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Hiến pháp Liên bang quy định rằng không ai có thể lấy mạng sống của mình và bị tước quyền tự do ngoại trừ theo luật. Một người bị bắt phải được thông báo ngay khi biết lý do bị bắt và anh ta được phép tự bào chữa bởi một luật sư do chính anh ta chọn. Ngoài ra, một người bị bắt và được thả nếu không bị đưa ra xét xử sau 24 giờ.
(2) Bình đẳng trong pháp luật: Hiến pháp Liên bang Malaysia quy định rằng mọi người đều có quyền được bảo vệ như nhau. Khoản 2 quy định rằng một công dân không thể được phân biệt chỉ vì tôn giáo, chủng tộc, tổ tiên hoặc nơi sinh. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 153 cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho người Malaysia và các “bumiputeras” khác ở Sabah và Sarawak trong các lĩnh vực khác nhau như giữ chức vụ dịch vụ công cộng, cấp học bổng và cấp giấy phép.
(3) Tự do ngôn luận, hội họp và lập hội: Điều 10 của Hiến pháp Liên bang Malaysia quy định quyền tự do của mọi công dân được nói, tập hợp và thành lập các hiệp hội. Tuy nhiên, quốc hội có thể áp đặt một số biện pháp trừng phạt nhất định nếu họ gây ảnh hưởng đối với an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức.
Trong thực tế, Tòa án từng có phán quyết để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm, tư tưởng của công dân. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sử dụng quyền hạn của mình theo Đạo luật Xuất bản và In ấn 1984, đã cấm xuất bản một số sách báo. Các nhà xuất bản của NXB Herald sau đó đã nộp đơn kiện lên Tòa án, và vào tháng 12/2009, Tòa án Tối cao đã đưa ra một bản án mạnh mẽ giáng xuống lệnh cấm của Bộ trưởng với lý do vi phạm quyền thực hành tôn giáo trong hòa bình và hòa hợp theo Điều 3 (1) và quyền tự do ngôn luận.
Không chỉ có vậy, chính kỳ bầu cử 2018 mới làm nổi bật hẳn tinh thần tự do bầu cử và làm chủ đất nước của người dân Malaysia. Chiến thắng của Liên minh PH với 47% số phiếu phổ thông đã cho thấy rằng, sức mạnh của người dân có thể đẩy lùi cả một liên minh BN hùng mạnh, vốn đã quá nổi tiếng với những chiêu trò gian lận bầu cử và thao túng truyền thông. Với tinh thần tích cực tham chính của cả người dân lẫn các tổ chức xã hội dân sự như vậy, chắc chắn nền dân chủ Malaysia sẽ còn tiến xa hơn nữa [28].
Một minh chứng nữa cho việc đảm bảo quyền con người là quy định và sửa đổi Hiến pháp nhằm đảm bảo cho quyền con người kể cả với những người bị xét xử trong Tòa án Shari’ah với những tội liên quan đến Hồi giáo. Với sửa đổi này, một người phạm tội có thể bị xét xử tại Tòa án Syariah sẽ có các quyền tương tự được cấp cho anh ta trong trường hợp anh ta bị xét xử tại Tòa án của Thẩm phán. Hiệu quả là nếu anh ta bị giam giữ vì mục đích này, anh ta sẽ được đưa ra trước một thẩm phán Tòa án Syariah trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm bị bắt mà không có sự chậm trễ vô lý [126].
Không chỉ vậy, sự ra đời của Ủy ban Nhân quyền Malaysia (SUHAKAM) được thành lập bởi Nghị viện theo Đạo luật Ủy ban Nhân quyền Malaysia năm 1999, Đạo luật 597 nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn quyền con người tại Malaysia đã được tiến hành một cách nhanh chóng. Với những mục đích và mục tiêu:
+ Để nâng cao nhận thức và cung cấp giáo dục nhân quyền.
+ Tư vấn và hỗ trợ Chính phủ xây dựng các hướng dẫn và thủ tục lập pháp và hành chính và đề xuất các biện pháp được thực hiện.
+ Đề xuất với Chính phủ về việc ký kết hoặc tham gia các điều ước và công cụ quốc tế khác trong lĩnh vực nhân quyền.
+ Để điều tra các khiếu nại liên quan đến vi phạm nhân quyền.
Ủy ban Nhân quyền được hy vọng sẽ là chỗ dựa vững chắc đảm bảo về nhân quyền tại Malaysia.
2.3.5.2. Hoạt động của Tòa án và cơ chế bảo hiến
Bên cạnh việc nâng cao quyền con người, trên thực tiễn cũng cần nhìn nhận những phán quyết của Tòa án về các vấn đề liên quan đến quyền con người, về các đạo luật vi hiến để xem xét khả năng thực thi trên thực tế của Hiến pháp.
Từng có một thời gian Malaysia hạn chế quyền của những người theo tôn giáo cải đạo với lý do an ninh quốc gia và tránh xung đột tôn giáo sắc tộc. Nhưng đã có một vụ án nổi tiếng làm thay đổi điều đó. Trong vụ Bộ trưởng Bộ Nội với Jamaluddin bin Othman, Tòa án tối cao đã bãi bỏ lệnh giam giữ phòng ngừa được ban hành theo Đạo luật An ninh Nội bộ năm 1960 chống lại một người Malay chuyển đổi sang Cơ đốc giáo, người đã chuyển đổi một số người Hồi giáo sang Kitô giáo, theo một quyết định tiên tiến, rằng ngay cả an ninh quốc gia cũng không thể thắng thế đối với tự do tôn giáo [32, 356] và nhằm đảm bảo quyền thực hiện tự do tín ngưỡng không bị ngăn cản bởi những lý do phi lý của người dân.
Các phán quyết trước đó về quyền con người kể trên của Tòa án cũng được xem là minh chứng rõ ràng trong nỗ lực thực hiện của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền con người trên thực tiễn của Malaysia.
2.3.5.3. Ảnh hưởng của Hồi giáo
Việc quy định về vị trí của Hồi giáo trong Hiến pháp cho đến nay vẫn là một cuộc tranh cãi giữa các luồng ý kiến. Việc ghi nhận “Hồi giáo là tôn giáo liên bang, nhưng các tôn giáo khác vẫn được tự do phát triển trong hòa bình” tạo ra hai luồng quan điểm khác nhau về vị trí của đạo Hồi trong Hiến pháp. Có hai ý kiến khác nhau về vị trí của đạo Hồi trong Hiến pháp Liên bang. L.A Sheridan và H.E Groves đưa ra quan điểm của họ rằng quy định về Hồi giáo nhằm mục đích cho thấy Malaysia có những đặc điểm và đặc điểm Hồi giáo cũng như các nghi lễ chính thức quốc gia (Sheridan L.A và Groves H.E). Đọc kinh tại các nghi lễ chính thức như Yang di-Pertuan Agong và Ngày quốc khánh là một trong những ví dụ về mục đích của điều khoản về đạo Hồi. Tuy nhiên cũng có quan điểm
cho rằng với quy định tôn giáo “liên bang” và quy định Yang di-Pertuan Agong được trao quyền lực là người đứng đầu tôn giáo Hồi giáo đối với các quốc gia đã cho thấy vị trí của Hồi giáo nổi bật của Hiến pháp so với các tôn giáo khác. Trong cuộc tranh luận đầy căng thẳng đó, vai trò của Tòa án thu hút được chú ý với việc giải thích vị trí của Hồi giáo trong Hiến pháp. Trong vụ Che Omar v. Public Prosecutor, Tòa khi đó tuyên bố rằng địa vị của Hồi giáo trong Điều 3 chỉ giới hạn vào những “hoạt động liên quan đến nghi thức và lễ nghi” (rituals and ceremonies), và rằng luật pháp của đất nước là luật pháp thế tục [106, 56]. Hai năm sau, Tòa Tối cao tái khẳng định cơ sở thế tục của Hiến pháp, căn cứ trên những tuyên bố của các nhà lập pháp rằng thừa nhận đạo Hồi là tôn giáo nhà nước “không ảnh hưởng theo bất cứ cách thức nào đến các quyền dân sự của những người không Hồi giáo” [79]. Nhưng dù theo cách giải thích của Tòa án, Hồi giáo chỉ mang tính nghi lễ thì không thể phủ nhận đạo Hồi và pháp luật Hồi giáo có ảnh hưởng lớn và ngày càng mạnh mẽ trên thực tế.
Mặc dù chỉ mang tính hình thức, song trong tuyên thệ nhậm chức của Vua Malaysia, ông tuyên thệ nhậm chức trước tuyên thệ cụm từ “wabillahi, watallahi” và thề rằng: “Và chúng tôi thề sẽ tôn trong và thực sự duy trì Hồi giáo và chính phủ sẽ dựa trên công bằng và hòa bình trong nước.” Tuyên lời thề đó là cần thiết trong tôn giáo Islam và nó biểu thị sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong các nghi lễ vương quyền tại Malaysia [112]. Năm 2016, lãnh đạo đảng đối lập Đảng Hồi giáo liên Malaysia (Pan-Malaysian Islamic Party, PAS) đề xuất một dự luật nhằm mở rộng quyền lực của Tòa án Syariah ở Malaysia để áp đặt các án phạt hà khắc hơn nữa. Dự luật gây ra phản đối mạnh mẽ từ xã hội dân sự và các nhóm đối lập, nhưng cũng nhận được ủng hộ từ những thành phần khác trong xã hội Malaysia thể hiện bằng một cuộc biểu tình lớn ủng hộ dự luật diễn ra ở Kuala Lumpur tháng 2/ 2017. Điều đó cũng cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của Hồi giáo trong
đời sống pháp luật và xã hội tại Malaysia.
Việc duy trì pháp luật Hồi giáo cũng gây ra những rào cản nhất định trong quá trình thực hiện quyền tự do của người dân trong nhiều trường hợp, đặc biệt là vấn đề cải đạo – một trong những tội được xem là nặng nề nhất trong giáo lý đạo Hồi. Điều đó càng đặc biệt khó khăn khi hệ thống tòa án thường không có quyền can thiệp vấn đề thuộc Hồi
giáo hay công việc của Shari’ah. 750 người Hồi giáo (chủ yếu tự chuyển sang đạo Hồi) đã nộp đơn lên Cục Đăng ký quốc gia để đổi tên thành tên không theo đạo Hồi; chỉ 220 trong số này đã thành công. Chỉ có 100 người nộp đơn lên tòa án tổng hợp để từ bỏ Hồi giáo từ năm 1994 đến 2003. Trong số những người nộp đơn này, chỉ có 16 người đã thành công. Năm bang đã thông qua luật phạt một người Hồi giáo từ bỏ Hồi giáo, với hình phạt tối đa là ba năm tù tù [32, 382]. Điều đó khiến việc cải đạo trở nên khắc nghiệp và gần như là không tưởng với những ai theo đạo Hồi và cũng ngăn cản người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình.
Một ví dụ nổi tiếng cho vấn đề cải đạo, đó là vụ kiện của Lina Joy. Sinh ra trong một gia đình Hồi giáo Malay, Lina Joy sau đó cải sang Thiên chúa giáo và định kết hôn với một vị hôn phu theo đạo Thiên chúa. Theo Luật Gia đình Hồi giáo năm 1984 (trong lãnh thổ Liên bang), Lina sẽ không được kết hôn và cải đạo khác với Hồi giáo. Cô buộc phải có được giáy chứng nhận từ Tòa án Shari’ah nhưng bị từ chối. Lina Joy kháng cáo lên tòa dân sự trên căn cứ rằng sự cải đạo của mình được bảo hộ dưới Điều 11 về quyền tự do tôn giáo. Năm 2007, Tòa Phúc thẩm Tối cao Malaysia ra phán quyết chống lại cô, viện dẫn việc cô rời bỏ đạo Hồi không được bảo vệ bởi Hiến pháp bảo đảm quyền “tuyên xưng và thực hành” tôn giáo; mà đây là vấn đề do tòa Syariah quyết định. Đa số Toà Liên bang xem việc bỏ đạo là việc liên quan đến Luật Hồi giáo, do đó nằm trong thẩm quyền của Tòa Shariah. Tổng Chưởng lý sau đó đã trả lời rằng “người ta không thể từ bỏ hay chấp nhận một tôn giáo theo ý thích và sở thích bất chợt riêng của mình được”. Điều đó khiến Lina gần như phải trốn chạy khỏi Malaysia và luật sư Nhân quyền của cô sau đó bị đe dọa giết hại nhiều lần.
Nhưng điều đó không có nghĩa lúc nào Hồi giáo hay tòa Shari’ah cũng lấn lướt trước Tòa án thường hay Tòa án thường bất lực trước việc bảo vệ quyền công dân. Trong Hiến pháp cũng quy định những giới hạn nhất định cho việc thực hiện giáo lý đạo Hồi. Theo đó, Chính phủ tiểu bang không thể thực thi hoặc thi hành luật Hồi giáo ngoài những gì đã được đề cập trong Danh sách Nhà nước vì nó trái với Điều 74 (2) của Hiến pháp Liên bang, hay ngoài vấn đề được liệt kê trong Danh sách Nhà nước (nghĩa là Danh sách thứ hai được nêu trong Thứ chín Lịch trình) hoặc Danh sách đồng thời [43].
Luật Hồi giáo chỉ có thể được trao quyền cho người Hồi giáo và không cho người Hồi giáo. Ví dụ, trong các trường hợp quyền nuôi con, nếu một người là cha hoặc mẹ không theo đạo Hồi thì vụ việc sẽ được giải quyết tại tòa án dân sự chứ không phải tại tòa án. Trong trường hợp bắt giữ liên quan đến nhóm người trong đó có người không theo Hồi giáo liên quan đến vấn đề Hồi giáo, cáo buộc chỉ áp dụng đối với người Hồi giáo [120].
Cũng theo Điều 121 (1A) Hiến pháp, Tòa án Syariah không có quyền miễn trừ đối với bất kỳ bên nào liên quan nếu một trong số họ không phải là người Hồi giáo. Chẳng hạn, Tòa án Syariah đã không thành công trong việc bảo vệ một người cải đạo Re Susie Teoh vì người cha không theo đạo Hồi. Và ông có quyền cao hơn đối với tôn giáo của người con chưa đầy 18 tuổi. Điều này đúng bởi vì theo Điều 11 và 12, một người cha hoặc người giám hộ có quyền quyết định về tôn giáo và giáo dục con cái của họ. Trong trường hợp này, Tòa án Tối cao Dân sự đã phê chuẩn yêu cầu của người cha đối với Re Susie Teoh để hủy bỏ việc nhận con trai của mình vào đạo Hồi. Tóm lại, trong trường hợp này, vị trí của luật Hồi giáo tại Tòa án Syariah bị hạn chế.
Theo một thông cáo báo chí, vào tháng Tư, Cục Đăng ký Quốc gia đã kháng cáo quyết định của Tòa án Tối cao Liên bang về một người đàn ông Sarawakian sinh ra trong một gia đình Kitô giáo chuyển sang đạo Hồi khi anh ta còn nhỏ có quyền trở lại Kitô giáo khi trưởng thành và có chứng minh thư trong đó cho thấy tôn giáo của mình là Kitô hữu. Có thông tin rằng cho rằng chỉ có tòa án Shari’ah mới có thể đưa ra quyết định này, nhưng thẩm phán Tòa án tối cao không đồng ý với câu nói: “... tự do tôn giáo là quyền lập hiến và chỉ anh ta (ám chỉ vị Thẩm phán đó) mới có thể thực hiện quyền đó” [115].
2.3.6. Đánh giá và lý giải
Về các nội dung của Hiến pháp
Dù còn nhiều vấn đề trong việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật thường và luật Hồi giáo, nhưng không thể phủ nhận vấn đề quyền con người tại Malaysia ngày càng được quan tâm và nỗ lực nâng cao nó của Hiến pháp. Việc nâng cao quyền con người trong Hiến pháp Malaysia có thể lý giải qua sự lớn mạnh, xu hướng của quyền con người trên thế giới, cũng như sự học hỏi của Malaysia với các điều khoản Hiến pháp trên thế
giới. Ví dụ, Điều 3 quy định về “quyền tự do của con người” và bảo vệ cá nhân khỏi bị bắt hoặc giam giữ bất hợp pháp. Dự thảo ban đầu có nội dung: “Không ai bị tước đoạt mạng sống hoặc quyền tự do cá nhân theo luật pháp.” Điều khoản này về tự do cá nhân là một đặc điểm cơ bản của các hiến pháp hiện đại lấy cảm hứng từ Dự luật Nhân quyền trong hiến pháp Hoa Kỳ. Phần này được rút ra từ Điều 5 (2) của hiến pháp Pakistan, Sửa đổi thứ năm của hiến pháp Hoa Kỳ, Điều 21 của hiến pháp Ấn Độ cũng như Điều 16 của hiến pháp Miến Điện.
Hay Điều 4 (1) về quyền bình đẳng của công dân trong hiến pháp liên bang đã rút ra từ Sửa đổi thứ 14 của Hiến pháp Mỹ, Điều 14 từ Ấn Độ và Điều 5 từ Pakistan. Khoản 4 (2), mặt khác, được rút ra từ Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935.
Điều 5 quy định về quyền tự do đi lại của công dân trong bất kỳ lãnh thổ nào của liên bang. Bài viết này nhấn mạnh rằng không có công dân nào bị loại trừ khỏi bất kỳ phần nào của đất nước chỉ dựa trên tôn giáo, chủng tộc, nơi cư trú, ngôn ngữ hoặc nơi sinh.Điều khoản tương tự được tìm thấy trong hiến pháp của Miến Điện, Điều 17 (iv), Ấn Độ, Điều 19 (1) (d) và (e) và Pakistan.
Như vậy cùng với xu hướng thế giới, Indonesia hay Malaysia đều thể hiện sự hiện đại hóa trong Hiến pháp của mình, và phần dễ dàng nhận ra nhất chính là nhân quyền.
Về ảnh hưởng của Hồi giáo
Thứ hai, cũng giống như các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo, có thể lý giải sự phát triển và lớn mạnh của pháp luật Hồi giáo tại Malaysia qua các cơ sở sau:
Từ đầu thập kỷ 70, Islam ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần với nhiều lý do: (1) Islam ở Malaysia đã chịu ảnh hưởng của phong trào phục hưng Islam quốc tế bắt đầu từ cuộc chiến tranh Ả rập – Israel năm 1973 và cuộc khủng hoảng dầu lửa xảy ra sau đó, đặc biệt là từ cuộc cách mạng Islam ở Iran năm 1979. Các sự kiện trên góp phần đẩy mạnh phong trào phục hưng Islam phát triển như một lực lượng chính trị trên trường quốc tế, tác động mạnh mẽ đến tinh thần Islam ở Malaysia. (2) tinh thần phục hưng Islam ở Malaysia đã được hun nóng từ chính tình hình nội bộ phức tạp của một nước đa dân tộc, đa tôn giáo, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 1969. Mối quan hệ giữa Islam và Malayu (người Malayu và bản sắc Malayu) là mối quan hệ