Khái Quát Chung Về Hiến Pháp Và Ảnh Hưởng Hồi Giáo Tại Các Quốc Gia Trong Khu Vực Đông Nam Á

các nơi khác trên thế giới như Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Do đó, các hiến pháp ở các quốc gia phương Tây có thể được gọi là hiến pháp nguyên sơ và những hiến pháp ở các quốc gia nằm ngoài quỹ đạo của phương Tây được gọi là hiến pháp thứ cấp [78, 177]. Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng của những bản hiến pháp nguyên sơ đến hiến pháp ngoài quỹ đạo phương Tây.

Thứ ba, con người là một trong những nhân tố quan trọng trong mọi vấn đề. Yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đến pháp luật và hiến pháp các quốc gia. Tính cách và sự dễ thích nghi khiến việc tiếp nhận các luồng ý kiến, tư tưởng, học thuyết về pháp luật nhanh nhạy hơn. Như đã lý giải ở trên, một trong những yếu tố khiến Hồi giáo ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á là do việc giao thương giữa con người với nhau. Không chỉ vậy chính những cuộc hôn nhân chính trị cũng là nhân tố thúc đẩy việc ảnh hưởng của Hồi giáo vào lối sống và pháp luật khu vực Đông Nam Á.

Thứ tư, bối cảnh thời đại cùng xu hướng thế giới là nhân tố có tầm ảnh hưởng đến pháp luật nói chung và hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo. “Thế giới phẳng” với sự san bằng mọi ranh giới khiến việc thông tin, trao đổi ngày càng trở nên dễ dàng. Những biến đổi không ngừng của thế giới, bản thân các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập trên cơ sở sự tự nguyện và chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế. Đó là một hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nó không chỉ thúc đẩy cho nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo phát triển mà còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thi trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Không chỉ vậy, các quốc gia bên ngoài luôn gây sức ép buộc bản thân các quốc gia Hồi giáo phải thay đổi. Các quốc gia Hồi giáo nhất là ở khu vực Trung Đông - khu vực có khoảng 90% dân số theo đạo Hồi, được mệnh danh là “kho vàng đen” khổng lồ của thế giới, do đó các quốc gia này cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình để có được một nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn.

Cuối cùng, xu hướng hội nhập khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của pháp quyền, dân chủ và nhân quyền,… trên thế giới đã có “gõ cửa” mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo nói riêng. Sự ra đời của các tổ chức khu vực, các công ước quốc tế, cùng với đó là các yêu cầu đảm bảo giá trị pháp

quyền, dân chủ, nhân quyền,… phổ quát trên toàn thế giới tạo thành sức ép và luồng gió mới tác động dến sụ đổi thay của các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á.

1.4.Tiểu kết chương 1

Có thể thấy, vấn đề quyền con người ngày càng phát triển và Tôn giáo thêm một bước ngoặt khác biệt cho bức tranh nhân quyền ở châu Á. Luật tôn giáo có thể thách thức các chuẩn mực nhân quyền thế tục và đặt ra một thách thức đặc biệt khó khăn đối với các tổ chức nhân quyền [49]. Câu trả lời nào sẽ là thích hợp cho việc cân bằng luật Hồi giáo, Hiến pháp và Nhân quyền cũng là thách thức đặt ra trong bối cảnh thời đại.

Qua việc tìm hiểu lịch sử khu vực Đông Nam Á, cùng những đặc điểm cơ bản của pháp luật các quốc gia trong khu vực nói chung và các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo nói riêng, khóa luận đã phần nào làm rõ những yếu tố tác động đan xen cùng những đặc điểm cơ bản khác biệt của Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo tại khu vực. Đây sẽ là tiền đề để đi sâu vào nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á.

Chương 2.

LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Theo dòng lịch sử, dù Hồi giáo đến với Đông Nam Á muộn hơn song đã nhanh chóng có được vị trí vững vàng trong tư tưởng và đời sống pháp luật của khu vực. Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á là cuộc “hôn phối” tự nguyện giữa nền văn hóa Á Đông và tư tưởng giáo lý đạo Hồi. Đó hoàn toàn không phải là một cuộc “ép gả” truyền thống cho đức tin một cách khiên cưỡng. Các văn bản luật tiền hiện đại Hồi giáo ở Indonesia, Malaysia và miền nam Philippines ngày nay có từ thế kỷ 15 [50]. Dấu ấn Hồi giáo để lại trong cả khối óc và trái tim của cư dân Đông Nam Á hải đảo. Ngoài “trái tim Ả rập”, Đông Nam Á dần trở thành một vùng đất thịnh vượng khác của giáo lý đạo Hồi [51]. Ba quốc gia tiêu biểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hồi giáo là Indonesia, Malaysia và Brunei [71]. Nghiên cứu tập trung đi sâu vào ba (3) quốc gia Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á dựa trên ba (3) cơ sở chính. Thứ nhất, như đã khẳng định, Indonesia, Malaysia, Brunei là các quốc gia chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc Hồi giáo trong hệ thống pháp lý của mình, cụ thể là trong hiến pháp. Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hồi giáo, những biểu hiện Hồi giáo và hiến pháp các quốc gia khá rõ rệt và điển hình. Cũng tùy vào môi trường và nhân sinh quan mà hình ảnh Hồi giáo được khúc xạ trong hiến pháp từng quốc gia lại có sự khác biệt. Thứ ba, khi nghiên cứu một vấn đề, rất khó và hạn hẹp về thời gian cũng như nhân lực để có thể nghiên cứu kỹ càng toàn bộ các quốc gia ở Đông Nam Á về vấn đề Hồi giáo do dấu vết của giáo lý đạo Hồi tại mỗi quốc gia đậm nhạt khác nhau. Với phương pháp chọn lọc điển hình, việc nghiên cứu Indonesia, Malaysia, Brunei sẽ đem đến cái nhìn rõ rệt và bao quát nhất về vấn đề lịch sử và sự phát triển của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á nói chung.

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 4

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á đều có hiến pháp thành văn với nội dung tương đấy đầy đủ: lời nói đầu, thể chế chính trị, bộ máy nhà nước, quyền con người, hệ thống tư pháp, chế độ bảo hiến,… 7/10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có sự ghi nhận rõ ràng

quyền con người và bộ máy chính quyền trong hiến pháp. Các nước cũng thừa nhận quyền tự do tôn giáo và vị trí nhất định của Hồi giáo trong hiến pháp. Điều 3 của Hiến pháp liên bang Malaysia tuyên bố: "Hồi giáo là tôn giáo của Liên đoàn, nhưng các tôn giáo khác có thể được thực hành trong hòa bình và hòa hợp trong bất kỳ phần nào của Liên đoàn." Tương tự như vậy, Hiến pháp của Brunei tuyên bố rằng: "Các tôn giáo chính thức của Brunei Darussalam sẽ là đạo Hồi. Đồng thời vấn đề quyền con người trong Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á cũng rất được quan tâm” [7]. Sau chiến thắng của phe Đồng minh trước các thế lực đối chọi năm 1945, các giá trị phổ quát về nhân quyền trên thế giới trở nên rộng rãi và phổ biến. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về chủ nghĩa nhân quyền trên thế giới, con lắc giữa chủ nghĩa phổ quát và chỉ nghĩa đặc biệt trở nên rõ ràng hơn. Sự ra đời của UDHR cùng với việc lần đầu tiên cộng đồng quốc tế của người Hồi giáo xác định khái niệm về quyền con người và nêu rõ các mục tiêu cần đạt được của các chính phủ ảnh hưởng Hồi giáo trên thế giới về lĩnh vực này [46]. Điều này dẫn tới sự thay đổi và đảm bảo quyền con người không chỉ trong tư tưởng mà trong ghi nhận của hiến pháp tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á.

Lịch sử và xu hướng phát triển của Hiến pháp của các quốc gia khu vực Đông Nam Á cụ thể ra sao sẽ được làm rõ trong từng phần dưới đây.

2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia

2.2.1. Khái quát chung

Indonesia có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia), là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo", lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo [95] và với dân số khoảng 255 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số và đứng thứ ba châu Á về dân số. Tổng thống Joko Widodo là Tổng thống hiện tại của Indonesia. Thủ đô của Indonesia là Jakarta, và ngôn ngữ chính thức tại Indonesia là tiếng Indonesia [58]. Cách đây gần mười năm, Indonesia đứng thứ 3 thế giới sau Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng Hồi giáo. Nhưng cùng với gia tăng nhanh chóng của các tín đồ Hồi giáo, Indonesia hiện nay đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng người theo đạo Hồi (87,2% dân số

Indonesia xác nhận là người Hồi giáo. Số lượng người Hồi giáo ở quốc gia Đông Nam Á này lớn nhất thế giới với khoảng 225 triệu) [52, 1]. Cùng với thời gian, tín đồ Hồi giáo ở Indonesia ngày càng tăng với số lượng lớn và là một trong những “thánh đường” Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á.

Lịch sử Indonesia trải dài từ thời Cổ đại khoảng 1,7 triệu năm dựa trên sự phát hiện về Hôm arectus Java. Có thể chia các giai đoạn lịch sử của Indonesia thành bốn (4) giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thực dân với sự xuất hiện và hình thành của các vương

quốc theo đạo Hinđu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Khi Châu Âu tiến tới thời kỳ phục hưng thì tại Indonesia hai quốc gia lớn là Srivijaya tại Sumatra, và Majapahit tại Java trở nên lớn mạnh và phát triển buôn bán thương mại. Di sản để lại các bộ luật được biên soạn ra đời, và được xem như thiên sử thi Ramayana [27].

Giai đoạn 2: Giai đoạn thuộc địa do chịu sự kiểm soát của người Hà Lan.Bắt đầu từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, Indonesia chịu sự chi phối của thực dân Hà Lan. Từ khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là Chiến thắng huy hoàng, tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945 [27].

Giai đoạn 3: Giai đoạn mới giành độc lập. Sau sự nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ của người dân Indonesia, cuộc cách mạng chính thức thành công, Tuyên bố độc lập Indonesia 1945 là dấu mốc quan trọng của đất nước. Nhưng ngay sau đó Indonesia rơi vào chế độ Sukarno với 22 năm độc tài [62][63].

Giai đoạn 4: Giai đoạn khôi phục sau sự sụp đổ của Suharno[64] Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, Hiến pháp Indonesia có sự thay đổi khác nhau. Cùng với những biến động chính trị và chính sách, Hiến pháp Indonesia cũng trải qua nhiều lần sửa đổi với các điều khoản thay đổi. Tuy vậy, lịch sử chung khái quát của quốc gia là chưa đủ để có cái nhìn toàn diện về vấn đề Hiến pháp, bởi lẽ Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hồi giáo. Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo cũng là một trong những thành

tố quan trọng tác động đến quá trình hình thành và thay đổi của Hiến pháp. Và giống như lịch sử chính trị Indonesia, lịch sử Hồi giáo Indonesia cũng trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.

2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia Thứ nhất, về dấu vết Hồi giáo trong lịch sử Indonesia

Mặc dù rất khó để biết chính xác sự phát triển ban đầu của Hồi giáo ở những hòn đảo Indonesia (do thiếu nguồn thông tin), nhưng rõ ràng thương mại quốc tế là một yếu tố rất quan trọng. Nhiều khả năng thương nhân Hồi giáo từ các quốc gia khác nhau đã tồn tại trong khu vực hàng hải của Đông Nam Á kể từ thời kỳ đầu của đạo Hồi. Các nguồn tin sớm nhất cho biết một số người bản địa đã theo đạo Hồi từ đầu thế kỷ 13, bia mộ mới cho thấy sự tồn tại của một vương quốc Hồi giáo ở Bắc Sumatra vào năm 1211. Và từ thế kỷ 15 trở về sau, các vương quốc và vương quốc Hồi giáo đã trở thành lực lượng chính trị thống trị ở những hòn đảo Indonesia, mặc dù sau đó họ đã bị đánh bại bởi những người mới đến từ châu Âu (Bồ Đào Nha và Hà Lan) trong thế kỷ 16 và 17 [89]. Con đường du nhập vào Indonesia của đạo Hồi không hề dễ dàng. Trước Hồi giáo, nhiều loại tôn giáo và tín ngưỡng đã phát triển ở Indonesia, ít nhất có hai tôn giáo lớn nhất đã được hầu hết người dân Indonesia chấp nhận trước khi đạo Hồi, cụ thể là Ấn Độ giáo và Phật giáo [92]. Và việc truyền bá đạo Hồi ở Indonesia không phải là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng, mà là quá trình của nhiều làn sóng Hồi giáo liên quan đến sự phát triển quốc tế trong thế giới Hồi giáo, những làn sóng đan xen ảnh hưởng và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Các thương nhân Hồi giáo đến quần đảo này trong các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Hồi giáo có thể được coi là làn sóng đầu tiên [89]. Làn sóng thứ hai là phong trào Wahabi và phong trào Salafi, cũng có tác động mạnh mẽ đến quá trình truyền bá đạo Hồi chính thống ở quần đảo [92]. Hai làn sóng này này nhằm khôi phục sự thuần khiết của đạo Hồi. Phong trào Wahhabi đến từ Ả Rập và có ảnh hưởng đến quần đảo này từ đầu thế kỷ 19, trong khi phong trào Salafi đến từ Ai Cập vào cuối thế kỷ 19 [92]. Cho đến nay, sự ảnh hưởng và vai trò của hai làn sóng Hồi giáo vẫn được tiếp tục duy trì ở Indonesia ảnh hưởng đến giáo lý và tư tưởng Hồi giáo được truyền bá ở đây [92].

Trong ba quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, Indonesia là quốc gia duy nhất không khẳng định rõ ràng mình là nhà nước Hồi giáo trong Hiến pháp dẫn đến nhiều tranh cãi kịch liệt trong vấn đề quốc giáo và mô hình nhà nước. Song không thể phủ nhận trên thực tế Hồi giáo thấm rất sâu vào con người và không khí sinh hoạt của Indonesia. Lý giải cho nguyên nhân sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo ở khu vực Indonesia, ngoài những nguyên nhân chung giải thích ảnh hưởng Hồi giáo nói chung đến khu vực Đông Nam Á đã được trình bày ở trên thì Indonesia còn chứa đựng những nguyên do riêng trong nội tại đất nước. Thứ nhất, ngay từ đầu, Indonesia đã có vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao thương buôn bán, không chỉ vậy, việc mở kênh đào Suez vào năm 1869 khiến việc đi đến Trung Đông dễ dàng hơn. Điều này dẫn đến việc liên lạc ngày càng chuyên sâu giữa người dân Indonesia và các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông [92]. Thứ hai, Hồi giáo là một tôn giáo đã vào Indonesia, đặc biệt là Java, vào cuối vinh quang của vương quốc Phật giáo Hindu. Vào thời điểm đó, rất nhiều thậm chí phần lớn dân số Java chấp nhận Hồi giáo vì Hồi giáo không phân biệt đối xử với con người với các diễn viên như nhiều vương quốc Hindu thời đó [92]. Thứ ba, trong thời cổ đại việc truyền bá đạo Hồi trên đảo Java do Wali Songo - là một tập hợp những người truyền bá Java tồn tại trong thế kỷ 14 [73] thực hiện. Đảo Java là trung tâm của nền văn minh thời đó đã có dân số đông. Cho đến khi vinh quang của các vương quốc Hồi giáo trên đảo Java, phần lớn dân số đã theo đạo Hồi. Điều này tiếp tục cho đến khi chính phủ của Tổng thống Soeharto thúc đẩy phong trào di cư tìm đến ngay cả dân số bằng cách chuyển một phần dân số Java sang các khu vực khác ngoài Java. Một cách gián tiếp, điều này có ảnh hưởng đến lịch sử Hồi giáo ở Indonesia và quá trình phân phối của nó trên khắp đất nước [92]. Do đó, dù diễn ra chậm và gặp phải rào cản nhưng sự mở rộng ảnh hưởng của Hồi giáo tại Indonesia diễn ra rất chắc chắn và quy mô.

Thứ hai, những biến thể của Hồi giáo tại Indonesia

Cùng chịu ảnh hưởng của giáo lý Hồi giáo giống như Malaysia và Brunei, song, Hồi giáo ở Indonesia cũng có những đặc điểm riêng khác biệt. Sự biến thể của Hồi giáo ở Indonesia thể hiện ở các điểm sau. Thứ nhất, Hồi giáo được truyền bá và phổ biến ở nhiều khu vực chủ yếu là các quần đảo, các thành phố được xây dựng nhờ các thương nhân Hồi

giáo hoặc nơi các thương nhân Hồi giáo định cư đông đảo và lâu dài. Một số khu vực khác của Indonesia, Hồi giáo chưa bao giờ là đa số, như miền Đông Indonesia vì nó nằm xa các tuyến đường thủy, giao lưu thương mại ít ỏi. Đồng thời, sức hút mạnh mẽ từ văn hóa vật linh hoặc Ấn Độ giáo – Phật giáo khiến con đường truyền bá đạo Hồi trở nên chông gai và dễ bị ngăn chặn bởi các nền văn hóa truyền thống. Điều này dẫn đến hay xu hướng: (1) Hồi giáo hoàn toàn bị ngăn chặn như ở khu vực Bali do văn hóa Hindu thống trị đến nay hoặc (2) là việc trộn lẫn các hệ thống tín ngưỡng với nhau, có thể kể đến khu vực Trung Java [89].

Có lẽ bởi vậy, cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Indonesia – Cộng đồng Java được chia làm hai nhóm theo những xu hướng các nhau. (1) Nhóm 1 được gọi là “Abangan”. Họ là những người Hồi giáo truyền thống có nghĩa là họ vẫn áp dụng tín điều tôn giáo truyền thống của người Java, kết hợp các giáo lý Hồi giáo với Ấn Độ giáo, Phật giáo và vật linh. Các thành viên của nhóm này thường cư trú hoặc đến từ các vùng nông thôn. (2) Nhóm thứ hai có tên là “Santri”. Nhóm này có thể được gọi là người Hồi giáo chính thống. Họ thường sống hoặc đến từ các khu vực đô thị và có định hướng nhiều hơn về nhà thờ Hồi giáo và kinh Koran. Trên thực tế, có sự tuyên bố độc lập của những người theo một xu hướng khác, được coi là nhóm thứ ba - Priyayi (nhóm quý tộc truyền thống), nhưng vì đây là một nhóm các tầng lớp xã hội chứ không phải là một nhóm tôn giáo, nên nhóm Priyayi không được đưa vào sự phân chia xã hội ở trên [37].

Ở thời điểm hiện tại, Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo có xu hướng gia tăng trong đời sống xã hội của Indonesia. Trong hai thập kỷ qua, ảnh hưởng của Hồi giáo ngày càng trở nên rõ ràng trên đường phố Indonesia và bắt đầu đóng một vai trò quan trọng hơn trong cuộc sống hàng ngày của người Hồi giáo. Ví dụ, số phụ nữ Indonesia đeo khăn trùm đầu đã tăng đáng kể và việc thờ cúng trong nhà thờ Hồi giáo ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng sự phát triển của Hồi giáo không giống như chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo. Hầu hết người Hồi giáo ở Indonesia có lòng khoan dung cao đối với các tôn giáo khác và các giáo phái khác trong Hồi giáo [77]. Dẫu vậy, thế giới vẫn luôn quan ngại trước tình trạng Hồi giáo cực đoan gia tăng ở Indonesia.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí