Ngoài ra, do sự phát triển của quyền con người trên thế giới, bản thân Hồi giáo khi du nhập vào Indonesia cũng có những điểm tiến bộ về công bằng và bình đẳng.
2.3. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Malaysia
2.3.1. Khái quát chung
“Malay” theo tiếng Mã Lai là “hoàng kim”. Được gọi bằng cái tên “Châu Á thu nhỏ”, Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa với dân số hơn 28 triệu dân bao gồm người Malaysia, người Hoa, người Ấn và các dân tộc khác sinh sống hòa hợp với nhau, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính trị quốc gia [53]. Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á. Quốc gia bao gồm 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang, là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền với tổng diện tích khoảng 329.847 km2. Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia. Bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km từ Bắc xuống Nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km.
Quá trình lịch sử tại Malaysia có thể chia làm bảy (7) giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Thời cổ đại. Những người Mã Lai nguyên thủy có nguồn gốc đa dạng hơn và đã định cư tại Malaysia vào khoảng 1000 TCN. Khoảng 300 TCN, họ bị người Mã Lai thứ đẩy và nội lục, người Mã Lai thứ là một dân tộc thời đại đồ sắt hoặc đồ đồng và có nguồn gốc một phần từ người Chăm [53].
Giai đoạn 2: Các vương quốc đầu tiên. Một số vương quốc Mã Lai tồn tại trong thế kỷ II và III, số lượng đến 30, chủ yếu tập trung tại bờ phía Đông của bán đảo Mã Lai. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, phần lớn bán đảo Mã Lai nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Srivijaya theo Phật giáo [53]. Đế quốc dựa vào mậu dịch, với các vương tại địa phương (dhatu hay thủ lĩnh cộng đồng) tuyên thệ trung thành với quân chủ trung ương nhằm cùng hưởng lợi.
Giai đoạn 3: Vương quốc Malacca.Trong vòng vài năm sau khi thành lập, Malacca chính thức chấp nhận Hồi giáo, việc cải biến tôn giáo của người Mã Lai sang Hồi giáo được tăng tốc trong thế kỷ XV. Quyền lực chính trị của Malacca giúp truyền bá nhanh chóng Hồi giáo trên khắp quần đảo. Đến đầu thế kỷ XVI, cùng với Malacca trên bản đảo Mã Lai và nhiều bộ phận của Sumatra, vương quốc Demak tại Java, và các vương quốc
khác trên khắp quần đảo Mã Lai ngày càng cải sang Hồi giáo, nó trở thành tôn giáo chi phối đối với người Mã Lai, và tiến xa đến Philippines ngày nay. Vương triều Malacca tồn tại trong hơn một thế kỷ, song trong thời gian này nó trở thành trung tâm của văn hóa Mã Lai [53].
Giai đoạn 4: Johor và người Hà Lan.Sau khi Malacca sụp đổ trước người Bồ Đào Nha, Vương quốc Johor và Vương quốc Aceh tại miền bắc Sumatra lấp đầy khoảng trống quyền lực [53]. Ba thế lực đấu tranh nhằm thống trị bán đảo Mã Lai và các đảo xung quanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiến Pháp Năm 1945 Của Hệ Thống Chính Quyền Trật Tự Cũ (Ngày 5
- Cơ Chế Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Các Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Hoạt Động Của Tòa Án Và Cơ Chế Bảo Hiến
- Nội Dung Hiến Pháp Hiện Hành Malaysia 2.3.4.1. Khái Quát Chung
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Các Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Ảnh Hưởng Và Đặc Điểm Của Hồi Giáo Tại Indonesia Về Ảnh Hưởng
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Giai đoạn 5: Chủ nghĩa thực dân Anh tại Malaysia. Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, Malacca thuộc về người Hà Lan. Trong suốt cuộc chiến Napoleon từ năm 1811 đến năm 1815, Malacca cùng chung số phận với những thuộc địa khác của Hà Lan tại Đông Nam Á, đã bị người Anh chiếm đóng. Vào năm 1824, Anh và Hà Lan kí kết Hiệp ước Anh - Hà Lan. Thông qua Hiệp ước, Malacca được chuyển giao hợp pháp cho chính quyền Anh. Hiệp ước đồng thời phân chia Malaysia thành hai thực thể riêng biệt cũng như đặt nền móng cho ranh giới Malaysia và Indonesia ngày nay. Đến năm 1910, mô hình cai trị của Anh tại các lãnh thổ Mã Lai được thiết lập [53].
Giai đoạn 6: Giai đoạn Chiến tranh thế giới II.Trong Chiến tranh thế giới II, quân đội Nhật Bản tấn công, đánh bại quân Anh và chiếm đóng Malaya, Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore trong ba năm. Người Malaya tiếp tục chứng kiến người Anh trở lại vào năm 1945, song mọi thứ không thể được duy trì như thời tiền chiến [53]. Nhiều cuộc đấu tranh giành lại chính quyền đã nổ ra. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1975, nền độc lập cho liên minh trong khối thịnh vượng chung đã được trao trả.
Giai đoạn 7: Thời kỳ độc lập, thống nhất cho đến nay.Năm 1963, Liên bang được đổi tên thành Malaysia với sự chấp nhận của các thuộc địa của Anh là Singapore, Sabah và Sarawak. Từ đó đến nay, Malaysia tiến hành ổn định tình hình quốc gia và phát triển kinh tế.
Có thể thấy, cũng giống như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác, đất nước Malaysia đã trải qua sự hình thành và phát triển của các vương triều, cùng với đó là những biến cố thăng trầm của lịch sử. Từ các thế lực thực dân châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà
Lan và Anh quốc, cho đến các thế lực trong khu vực như Xiêm, Nhật Bản. Điều này làm cho Malaysia trở thành một đất nước đa dạng về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến Hiến pháp và tình hình pháp luật của Indonesia.
2.3.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Malaysia
Là một quốc gia đa dạng sắc tộc và tôn giáo, trong đó Hồi giáo có số lượng tín đồ lớn nhất (khoảng 60,4%), con đường du nhập và Hồi giáo tại Malaysia có nhiều điểm đặc biệt so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thứ nhất, con đường xâm nhập của Hồi giáo vào Malaysia
Đã có rất nhiều tranh cãi, giả thuyết đã nổ ra nhằm xác định quá trình hình thành và du nhập của Hồi giáo vào Malaysia. Qua nghiên cứu các tài liệu và giả thuyết, khóa luận có thể tạm chia ảnh hưởng của Hồi giáo tại Malaysia thành ba (3) giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thích ứng và thay đổi (khoảng từ những năm 1200 – 1400
năm)[125]. Hồi giáo ở Malaysia là bán đảo Ả rập, một số thì cho là từ Ai Cập thông qua các thương gia Hồi giáo và Ấn Độ truyền sang trong thế kỷ VII – XIII [41, 4]. Đến thế kỷ XIII – XV, các thương gia Hồi giáo đã đến quần đảo Malaya – Indonesia buôn bán, định cư, lấy vợ người bản xứ…nhiều đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tu sĩ Hồi giáo xâm nhập vào vùng đất này truyền đạo. Giới quý tộc bản xứ, từ lâu đã thèm khát của cải của người Hồi nên đã vui vẻ chào đón, kết thân và tiếp nhận tôn giáo của họ. Kết quả là vào thế kỷ XIII – XV, đã có một số nước ở Đông Nam Á như Pasai (Indonesia) đã trở thành quốc gia Hồi giáo.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thích ứng của Malaysia về mặt tinh thần, tư tưởng của giáo
lý đạo Hồi (khoảng 1400 – 1700)[125]. Malaysia được cải giáo muộn hơn, thể kỷ XIV – XV [147]. Đầu thế kỷ XV, vua nước Melaka là Parameswara (1403 – 1424) đã cải theo Hồi giáo, lấy tên Hồi giáo là Iskandar Shah. Từ đây, Melaka không những là trung tâm buôn bán quốc tế mà còn là trung tâm truyền bá tôn giáo lớn nhất thời bấy giờ. Lần lượt các tiểu quốc khác ở phía bắc Demak, Terengganu, Kelantan… đã lần lượt thiết lạp quan hệ buôn bán, giao thương và đối ngoại với Melaka và du nhập Hồi giáo. Thời kỳ kỷ nguyên vinh quang Hồi giáo ở Malaya và đồng thời là sự sụp đổ của vương quốc Hindu ở Java là thời kỳ của Sultan Mansor Shah năm 1459 - 1477 [125] Trong suốt hơn một thế
kỷ từ năm 1403 cho đến khi bị Bồ Đào Nha xâm lược (1511), Melaka là một nước giàu có, một trung tâm buôn bán quốc tế năng động và là trung tâm Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á và từ đây, Hồi giáo lan sang hầu hết ở miền Tây Malaysia và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, xã hội Malaysia.
Giai đoạn 3: Giai đoạn bắt đầu đi vào phát triển ổn định và cho đến nay của Hồi
giáo tại Malaysia. Hồi giáo bước chân vào cuộc sống tại Malaysia trong tư tưởng và cả hệ thống vương quyền của Malaysia, vì thế, giống như Indonesia, Hồi giáo dần lớn mạnh và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống tại Malaysia.
Sở dĩ Hồi giáo có thể du nhập và có tầm ảnh hưởng quan trọng ở Malaysia do một vài điều kiện thuận lợi có thể kể đến như: Thứ nhất, Hồi giáo đến Malaysia vào lúc đế quốc Ấn Độ giáo Majapahit đang rơi vào khủng hoảng và tan rã. Sự khủng hoảng của hệ tư tưởng Ấn Độ giáo đã tạo sự trống rỗng niềm tin, một lỗ hổng lớn cho Hồi giáo len vào và phát triển [12]. Thứ hai, ở khu vực Đông Nam Á khi đó đang có sự chuyển hướng kinh tế từ nền nông nghiệp sang kinh tế buôn bán. Và rất thuận lợi khi Hồi giáo xâm nhập vào Malaysia qua con đường buôn bán. Hồi giáo trở thành ngọn cờ của các tiểu quốc đấu tranh chống đế chế Majapahit và giành độc lập, tiêu biểu là Melaka. Từ một làng chài nghèo nàn, Melaka đã dần vươn lên thành quốc gia hùng mạnh về quân sự và có tiềm lực kinh tế lớn. Chính sự thành công của Melaka đã cổ vũ các nước thuộc Majapahit cải theo Hồi giáo và tham gia vào thương trường quốc tế. Thứ ba, Hồi giáo ảnh hưởng vào Malaysia cũng có những điều kiện thuận lợi như khi du nhập vào Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng: du nhập hòa bình, sử dụng chung tiếng Malay, tư tưởng bình đẳng được đón nhận, nhà vua cải đạo,… Một ví dụ cụ thể ở Melaka, là “nhà vua sau khi cải giáo theo Hồi giáo đã ra lệnh cho các quan chức và thần dân của mình ở Melaka, dù có địa vị cao hay thấp, đều phải trở thành tín đồ Hồi giáo” [56, 27].
Thứ hai, về đặc điểm của Hồi giáo tại Malaysia. Ngoài những đặc điểm chung của Hồi giáo khu vực và Hồi giáo Indonesia, Hồi giáo ở Malaysia chia làm hai (2) phái hệ Islam: Sunni Islam và Islam Hadhari. Sunni Islam là hệ phái chiếm đa số ở Malaysia. Hệ phái này có một đặc điểm rất nổi bật là vẫn còn mang trong nó những yếu tố của Shaman giáo (sùng bái tự nhiên) vẫn còn phổ biến ở các vùng nông thôn ngày nay của Malaysia.
Mặc dù như thế, nhưng hệ phái Sunni Islam vẫn có điểm tương đồng với Islam toàn thế giới, đó là cầu nguyện năm lần trong một ngày. Và các cấp chính quyền của Malaysia có chính sách nghiêm ngặt trong việc duy trì đóng cửa hai giờ mỗi chiều thứ sáu ở các cơ quan chính phủ, các cơ sở giáo dục cũng như các công ty, ngân hàng đều phải đóng cửa trong hai giờ vào mỗi chiều để công nhân có thể tiến hành cầu nguyện. Islam Hadhari là một hệ phái tiến bộ do Thủ tướng Malaysia AbdullahAhmad Badawi khởi xướng nhằm để nhấn mạnh vai trò của niềm tin và trung thực trong công việc khó khăn. Tuy nhiên có những tín đồ Islam ở Malaysia rằng không đồng ý với khái niệm này vì những lời dạy của Hồi giáo đã và đang hoàn tất và vì vậy, họ cảm thấy rằng Hồi giáo không cần có một tên mới và nội dung mới [9].
2.3.3. Lịch sử Hiến pháp Malaysia
Hiến pháp Malaysia cũng có nhiều điểm tương đồng với Hiến pháp Indonesia khi trải qua nhiều lần sửa đổi với những biến động chính trị không ngừng. Từ bản Hiến pháp liên bang đầu tiên được thông qua ngày 31/8/1957 đến bản Hiến pháp hiện hành có hiệu lực ngày 1/11/2010, Malaysia đã trải qua sáu (6) lần sửa đổi Hiến pháp chính với những khác biệt trong nội dung từng lần để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử thay đổi.
(1) Hiến pháp Liên bang Malaysia 1957 (31/8/1957).
(2) Hiến pháp Liên bang Malaysia 1957 và hai lần sửa đổi 1960 và 1962.
(3) Hiến pháp Liên bang Malaysia trong giai đoạn 1963 – 1964.
(4) Hiến pháp Liên bang Malaysia 1957 sửa đổi 1973 – 1985.
(5) Hiến pháp Liên bang Malaysia 1957 sửa đổi 2003.
(6) Hiến pháp Liên bang Malaysia sửa đổi 2010.
2.3.3.1. Hiến pháp Liên bang Malaysia 1957 (31/8/1957)
Về hoàn cảnh lịch sử:
Hiến pháp Malaysia ( Văn bản Jawi : ڤرلمباڬأن مليسيا), còn được gọi là Hiến pháp Liên bang năm 1948 có 183 trường hợp, là luật tối cao ở Malaysia . Đây là một văn bản pháp luật tài liệu đã được định hình bởi hai văn bản trước đây của Liên đoàn các Hiệp định Malaya năm 1948 và Hiến pháp độc lập trong năm 1957. Hiến pháp này được soạn thảo theo lời khuyên của Ủy ban Reid đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 1956. Hiến
pháp có hiệu lực ngay sau khi giành độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Nó bắt đầu từ một hội nghị lập hiến được tổ chức tại London vào ngày 18 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 1956, với sự tham dự của một phái đoàn từ Liên bang Malaya , bao gồm bốn đại diện chính phủ, người đứng đầu Bộ trưởng Liên bang ( Tunku Abdul Rahman ) và ba bộ trưởng khác, cũng như Cao ủy Anh tại Malaya và các cố vấn của ông [53].
Về cơ cấu:
Hiến pháp gồm 15 phần và 13 bảng với những nội dung cơ bản như: chế độ chính trị, tôn giáo, quyền công dân, mối liên hệ giữa liêng bang và tiểu ban, bầu cử, tư pháp,… Ủy ban đã nhận được 131 bản ghi nhớ từ một loạt các tổ chức chính trị và kinh tế xã hội và được tổ chức nhiều hơn 100 phiên điều trần trên khắp Malaya trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1956. Dự thảo hiến pháp đã được xem xét bởi một Ban công tác ở Kuala Lumpur bao gồm Cao ủy Anh, đại diện của đảng Liên minh và chín nhà cầm quyền Malay từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1957. Hiến pháp sửa đổi sau đó tranh luận tại quốc hội Anh và Hội đồng lập pháp liên bang ở Malaya và có hiệu lực vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 khi Malaya độc lập [50].
Về thời gian có hiệu lực
Khác với Hiến pháp Indonesia thời kỳ đầu độc lập được sửa đổi ngay sau đó, Hiến pháp Malaysia có đời sống dài lâu hơn khi không có một điều khoản nào trong Hiến pháp hay một tuyên bố nào của người đứng đầu Nhà nươc về việc sẽ ngay lập tức sửa đổi Hiến pháp khi vừa giành được độc lập.
Về nguyên tắc và những nội dung chính
Trong quá trình Ủy ban thảo luận để thống nhất các nội dung sẽ đưa vào Hiến pháp Malaysia 1957, các bên đã đi đến thống nhất các điều sau:
(1) Bảo vệ vị trí và uy tín của Hoàng thân với tư cách là những người cai trị hiến pháp của các quốc gia tương ứng.
(2) Một hiến pháp Yang di-Pertuan Besar (Nguyên thủ quốc gia) để Liên bang được lựa chọn trong số các Hoàng thân của họ.
(3) Quốc tịch chung cho toàn Liên bang.
(4) Bảo vệ vị trí đặc biệt của người Mã Lai và lợi ích hợp pháp của các cộng đồng khác [66] (Lý do, tại thời điểm đó, người Malaysia không muốn chấp nhận sự hiện diện của người Ấn Độ và Trung Quốc ở Malaya như một người thường trú. Họ muốn đảm bảo quyền lợi cho người Malay gốc trước những luồng nhập cư.)
Đây là những điểm được xem là “bất di bất dịch” trong Hiến pháp Malaysia và nó được truyền tải nguyên vẹn trong bản Hiến pháp độc lập của quốc gia này. Đây cũng là những nội dung đáng chú ý nhất của Hiến pháp lịch sử Malaysia. Thậm chí, trong những lần sửa đổi Hiến pháp về sau, những điều này cũng ít khi bị thay đổi. Hiến pháp cũng đã xây dựng một hệ thống để phân phối quyền lực lập pháp và nguồn lực tài chính, phù hợp với điều kiện chính trị và kinh tế [49]. Tất cả hướng đến mục đích xây dựng một chính quyền trung ương mạnh, có quyền lập pháp, xác định chính sách và xử lý thuế. Trong khi đó, các bang được trao quyền ở một số khu vực nhất định. Họ cũng có một biện pháp tự chủ tài chính và được đảm bảo thu nhập ổn định thông qua các khoản viện trợ.
Hiến pháp, cũng công nhận rằng có một tiền lệ hiến pháp cho vị trí đặc biệt của Malay trong Hiệp định Malaya năm 1948 và đồng ý rằng các điều khoản nên tiếp tục trong một thời gian để hỗ trợ người Malay, về mặt xã hội và kinh tế [49]. Các điều khoản ưu đãi đó không phải được duy trì vĩnh viễn mà sẽ được xem xét 15 năm sau khi độc lập.
Mặc dù Hội nghị đã đề nghị Hồi giáo trở thành tôn giáo chính thức, nhưng ủy ban đã từ chối. Ủy ban lo sợ về sự mâu thuẫn tôn giáo nảy sinh, nên đã nhất trí Malaya sẽ là một quốc gia thế tục. Tuy nhiên, những điều này đã thay đổi sau các cuộc biểu tình từ một số người Malaysia. Khi Ban công tác xem xét bản dự thảo hiến pháp, quyết định cuối cùng là Hồi giáo trở thành tôn giáo liên bang [49].
Ngoài ra, quyền công dân được trao cho những người sinh ra trong liên đoàn từ ngày Merdeka. Những người được sinh ra trước đó và có quốc tịch nước ngoài có thể có được quyền công dân thông qua đăng ký hoặc nhập tịch bằng cách tuyên thệ. Những người có quốc tịch kép sẽ phải chọn quốc gia nào họ muốn cam kết trung thành [49]. Việc chèn một phần về các quyền tự do cơ bản trong dự thảo hiến pháp Malaysia của Ủy ban Reid đã gây tranh cãi. Ban đầu, các thành viên hàng đầu của đảng Liên minh cầm quyền, Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO) và Hiệp hội người Trung Quốc tại Malaysia (MCA),
không nghĩ rằng cần có một phần độc quyền trong hiến pháp để bảo đảm các quyền tự do cơ bản. Họ cảm thấy rằng luật pháp thông thường hiện hành đã cung cấp các biện pháp bảo vệ đầy đủ để bảo vệ các quyền tự do dân sự và chính trị của cá nhân. Tuy nhiên, đối tác cơ sở trong Liên minh, Đại hội người Ấn Độ - Malaysia (MIC) cho rằng một phần đặc biệt đảm bảo các quyền cơ bản của các cá nhân nên được đưa vào hiến pháp. Các đại diện của MIC liên quan đến các cuộc đàm phán trong nội bộ Liên minh và trong phiên điều trần với Ủy ban Reid là các luật sư rõ ràng quen thuộc với các điều khoản phức tạp trong hiến pháp Ấn Độ về các quyền cơ bản. MIC đã thuyết phục các đối tác của mình, UMNO và MCA, rằng một phần về tự do cơ bản là rất cần thiết. Do đó, bản ghi nhớ của đảng Liên minh với Ủy ban Reid đã liệt kê một danh sách dài các quyền cơ bản mà họ cảm thấy có thể được đưa vào hiến pháp để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân [50].
2.3.3.2. Hiến pháp Malaysia 1957 sửa đổi lần 1 vào 1960 và lần 2 vào 1962
Về bối cảnh lịch sử:
Lần sửa đổi Hiến pháp lớn đầu tiên là 3 năm sau khi Hiến pháp đầu tiên ra đời. Đó cũng là điều tất yếu với một quốc gia non trẻ và đang trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Bối cảnh lịch sử lần sửa đổi đầu tiên trong không khí đấu tranh ngột ngạt của các lực lượng chính trị khi. Đến năm 1960, chiến tranh đã nổ ra giữa các thế lực khác nhau [81]. Trong bối cảnh đó, Hiến pháp Malaysia cần sửa đổi để lập lại trật tự quốc gia. Đến 1962, khi đã bình ổn được cuộc hỗn chiến giữa các bên, Hiến pháp được sửa đổi lần nữa nhằm hợp nhất quyền lực.
Về cơ cấu:
Cơ cấu của Hiến pháp Malaysia 1957 về cơ bản vẫn được giữ lại trong lần sửa đổi 1960. Lần sửa đổi đầu tiên, Hiến pháp đã sửa 33 điều và bổ sung thêm 2 điều mới nhằm chấm dứt vấn đề xung đột trong nội tại đất nước [81]. Lần sửa đổi lớn thứ hai của Hiến pháp diễn ra chỉ hai năm sau lần đầu tiên. Hiến pháp đã được sửa đổi 29 điều, thêm ba điều nữa trong khi bãi bỏ ba điều khác, và thay đổi quy tắc bầu cử trong lần sửa thứ hai.
Về nội dung:
Thay vì tận dụng kết thúc chiến tranh để mở ra kỷ nguyên hòa bình và tự do mới, Chính phủ Malaysia muốn chấm dứt chiến tranh mà không mất đi quyền lực vì tình huống