Bối Cảnh Lịch Sử, Xã Hội, Văn Hóa, Tư Tưởng Việt Nam Thời Hiện Đại

Từ việc ý thức rò về số phận của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã nói lên những khát khao của họ. Đó là những khát khao về tình yêu, hạnh phúc và cả những khát khao dục tính, bản năng:

“Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì, múi nó dày

Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay”

(Quả mít)

Hồ Xuân Hương ví phụ nữ như “quả mít” với vẻ ngoài xấu xí nhưng bên trong lại thơm ngon, ngọt ngào. Ấy là những người phụ nữ xấu người đẹp nết, phẩm hạnh cao quý. Họ mong muốn người “quân tử” đừng xem phụ nữ như một trò chơi, như gió thoảng hoa bay bên đường, đừng đùa dỡn rồi nhanh chóng lãng quên, mà hãy trao cho họ tình yêu, sự quan tâm chân thành nhất.

Ở một bài thơ khác:

“Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”

(Ốc nhồi)

Xuân Hương ví thân phận người phụ nữ như “phận ốc nhồi”, suốt cuộc đời phải chịu bao vất vả, thiệt thòi. Người “quân tử” hãy yêu thương, san sẻ những nhọc nhằn cùng họ. Dù sử dụng những hình ảnh khác nhau, nhưng cuối cùng nhà thơ đều hướng đến thân phận và khát khao của người phụ nữ xưa.

Khát khao dục tính là điều thường thấy trong thơ Hồ Xuân Hương. Có nhiều ý kiến tranh cãi thơ Hồ Xương là dâm hay không. Thực ra, việc tranh cãi là không cần thiết. Mỗi bài thơ của bà đều ẩn chứa nhiều tầng nghĩa, hiểu như thế nào là do người đọc. “Tính dục” là yếu tố bản năng của con người, không đánh giá nó là dâm hay không. Hồ Xuân Hương, qua thơ mình, đã nói một cách sâu sắc những khát khao thầm kín của người phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Thơ Xuân Hương còn thể hiện khát khao bình quyền:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 3

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Sầm Nghi Đống là một vò tướng của nhà Thanh, cùng Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Chúng bị vua Quang Trung đánh cho bại trận. Sầm Nghi Đống thất trận, cùng kế phải thắt cổ tự tử. Hắn được Hoa kiều lập đền thờ ở một hẻm thuộc Thăng Long. Nếu như hai câu thơ đầu nữ sĩ tả ngôi đền và nói lên sự khinh miệt của mình thì hai câu cuối, bà nêu lên một giả định so sánh để bình giá cái “sự anh hùng”, cái nhân cách quá tầm thường của tên tướng Thiên triều bại trận. Ý thơ còn biểu lộ một khát vọng về quyền nam nữ bình đẳng của người đàn bà nước Nam. Xã hội phong kiến rất coi thường phụ nữ, thế mà Xuân Hương lại dám đem mình ra so sánh với quan Thái thú phương Bắc. Câu hỏi tu từ với ba tiếng “há bấy nhiêu” cho thấy bà đã bĩu môi châm biếm nhân cách tầm thường, cách ứng xử đê hèn của một viên tướng trong vòng tên đạn, gươm giáo. Hai câu thơ phản ánh một tâm

thế đàng hoàng, tự tin về tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

Như vậy, Hồ Xuân Hương đã thể hiện được những khát khao phái tính của giới nữ. “Cái tích cực nhất, giá trị của Xuân Hương là đả kích xã hội thối nát với tất cả uất giận của mình, bằng tất cả tài năng của mình. Sức mạnh của sự phản ứng có nguyên do trong sức mạnh của sự áp bức, và giới phụ nữ bị áp bức nhiều nhất thì khi họ vùng lên càng không thể “mực thước” [18, 160]. Xuân Hương đã nói được tiếng nói của nhiều người phụ nữ.

1.3. Ý thức phái tính trong thơ Việt Nam hiện đại

1.3.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời hiện đại

Bước sang thời hiện đại, bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Với sự xâm lược của thực dân Pháp vào năm 1858, nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt. Theo đó, như một sự tất yếu của lịch sử, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời năm 1930, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Quân và dân ta đã làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm

1945 lẫy lừng mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Cách mạng tháng Tám cũng đồng thời xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hơn mười thế kỉ ở nước ta. Sau đó, đất nước thân yêu hình chữ S lại tiếp tục 30 năm kháng chiến trường kì chống lại hai kẻ thù rất mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cuối cùng, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mang đến hòa bình, độc lập, thống nhất cho toàn dân tộc, Bắc- Nam thu về một mối.

Cùng với sự thay đổi về bối cảnh lịch sử xã hội là sự thay đổi về văn hóa tư tưởng. Văn hóa phương Tây ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ ở nước ta. Chữ Hán và chữ Nho mất dần vị thế, thay vào đó là sự ra đời và lên ngôi của chữ Quốc ngữ. Trong xã hội ấy, những xung đột giữa cái “cũ” và cái “mới” trong tư tưởng, nếp nghĩ, lối sống diễn ra gay gắt và cái “mới” đã thắng thế. Hệ tư tưởng phong kiến mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo mất dần địa vị thống trị. Hệ tư tưởng phương Tây du nhập và ngày càng có ảnh hưởng rộng rãi trong các tầng lớp trí thức và thị dân. Hệ tư tưởng vô sản được truyền bá rộng rãi trong quần chúng lao động và trở thành ngọn cờ tư tưởng của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trên hết là chủ nghĩa yêu nước, một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ mọi tư tưởng tiến bộ để giải phóng đất nước.

Như vậy, đất nước đã thay đổi, hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời lạc hậu được xóa bỏ và người phụ nữ đã phần nào được cởi trói. Người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thời hiện đại không còn phải chịu những áp bức, bị coi thường như thời phong kiến nữa. Phụ nữ dần dần được tôn trọng hơn, được bình đẳng hơn, được sống là chính mình.

Sự thay đổi về bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa tư tưởng đã tác động mạnh mẽ đến nội dung và hình thức phản ánh của văn học. Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có nói lên những tiếng nói bênh vực phụ nữ. Tiếp đó là các cây bút nữ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thúy Bắc, Lê Thị Mây... Thu Nguyệt, Tuyết Nga, Lê Thị Kim, Đỗ Bạch Mai, Thảo Phương, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đoàn

Ngọc Thu, Đặng Thị Thanh Hương... đã có nhiều vần thơ thể hiện sâu sắc những khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.

Giai đoạn sau 1975, đất nước đã hòa bình thống nhất, văn học được tự do thể hiện. Văn học sau 1975 nói chung và thơ ca nói riêng đã có những bước đột phá, đi sâu vào các mảng hiện thực đời sống, phản ánh con người đa diện nhiều chiều hơn, con người trở về với cuộc sống đời thường với nhiều lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và những sự trăn trở về cách sống. Các nhà thơ nữ (Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi...) lại càng trăn trở, lo âu trên con đường kiếm tìm hạnh phúc:

“Em lo âu trước xa tắp đời mình Trái tim đập bao điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Từ sau 1986 với công cuộc đổi mới đất nước, thơ ca có những đổi mới mạnh mẽ hơn. Tinh thần dân chủ và ý thức cá nhân xuất hiện nhiều trong văn học. Thơ thời kì này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, những góc khuất sâu kín trong tâm hồn con người, những khát khao bản năng. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và những cách tân ngày càng mạnh mẽ. Sự thay đổi này đã gây ra những phản ứng, những tranh cãi trong giới sáng tác, công chúng và dư luận. Nhưng dù thế, những tìm tòi đổi mới này cũng đã mang đến những ý nghĩa tích cực, đưa đến những quan niệm mới về thơ, kích thích sự đổi mới và góp phần vào sự thay đổi xã hội.

1.3.2. Sự xuất hiện của lực lượng sáng tác nữ trên thi đàn sau 1975

Trên thi đàn sau 1975, cùng với sự đổi mới về quan niệm sáng tác là sự xuất hiện của các nữ sĩ có học thức sâu rộng, biết phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời tiếp thu văn hóa Đông – Tây. Các nhà thơ nữ sau 1975 như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Trần Hoàng Thiên Kim, Bình Nguyên Trang, Dạ Thảo Phương, Đường Hải Yến, Nguyễn Thúy Hằng, Trương Quế Chi, Phạm Vân Anh, Ngô Thị Hạnh, Ngô Thanh Vân, Lynh Bacardy, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Lê Mỹ Ý, Trần Lê Sơn Ý, Trương Gia Hòa, Tú Trinh, Lai Ka... tiếp tục

khai thác hướng đề tài nói về phụ nữ, tình yêu, lòng thủy chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn, và khám phá những đề tài mới đầy biến động của đời sống, tìm tòi những cái mới, những chân trời lạ lẫm, đi sâu vào cái tôi cá nhân bí ẩn và đầy bất trắc. Tiếng thơ của họ xuất hiện một cảm hứng mới rất hiện đại: tính nhục cảm. Các nữ sĩ “đã mang lại những phát hiện mới, có giá trị khắc hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, nỗi đau của những phận người - cái mà chỉ ít năm trước đây, không ít người làm thơ còn né tránh. Họ đã chạm được vào còi sâu của tâm hồn, không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí mà còn bằng cảm xúc của trái tim, điều đó làm cho người đọc thấy gần gũi và đồng cảm với nhà thơ, khi độc giả không bị áp đặt bởi một chủ thể ngôn ngữ có ý định mà được tham dự cùng tác giả vào những cảm xúc được tái hiện từ cái chất liệu đời thường còn rớm máu và khó nhọc này. Sự dồn nén, bức xúc của tâm trạng bật dậy trong họ những câu thơ không chịu bằng phẳng và sự chuyển tải của những nỗi niềm, những ẩn ức đang còn khuất lấp trong tâm hồn thi sĩ đã tự tìm cho mình một hình thể mới, một nhịp vận động riêng trong cách tổ chức câu chữ và những bài thơ đổi mới của họ ra đời” (Mai Văn Phấn).

Nữ sĩ đương đại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ. Cùng với hành trình tìm cho mình những phong cách thơ mới định hình, thơ nữ trẻ đang có những cựa quậy, những đột phá mới, táo bạo. Bên cạnh đó, họ vẫn hướng tới những giá trị, những vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam.

1.3.3. Ý thức khẳng định bản ngã phái tính của thơ nữ sau 1975

Cùng với sự xuất hiện của lực lượng sáng tác nữ sau 1975 là ý thức khẳng định bản ngã phái tính của họ. Chính từ sự tác động của hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những tư tưởng đổi mới đã khiến các nữ sĩ đương đại hình thành tư duy thơ mới, mang đến những vần thơ sáng tạo, phản ánh thế giới nội tâm và cách nhìn đời thông qua lăng kính và trái tim người đàn bà.

Trước hết, ý thức khẳng định bản ngã phái tính hiện lên ở nội dung thơ. Các cây bút nữ thể hiện sự am hiểu về giới mình, dám đấu tranh với những bất công ngang trái, nói lên những khát khao, thậm chí là những khát khao thầm kín nhất: khát khao

tình dục. Họ mạnh bạo khẳng định sự bình đẳng về mọi phương diện kể cả tình dục với đàn ông. Con người trong thơ của những cây bút nữ phá cách, chịu sự chi phối rất mạnh của đời sống cá nhân, đề cao đời sống cá nhân, dám sống thật với chính mình và có thể coi đây là tiếng nói mạnh mẽ về giải phóng phụ nữ trong thơ ca.

Thứ hai, về mặt hình thức, các bài thơ được viết bằng những ngôn từ táo bạo. Ngôn ngữ trong tác phẩm của các cây bút nữ quyết liệt, mạnh mẽ không kém gì nam giới, thậm chí, nhiều cây bút có ý thức gây hấn và gây shock bằng sức mạnh của ngôn từ. Trước đây, người đọc chỉ quen nhìn thấy trong sáng tác của các nhà thơ nữ sự dịu dàng, thơ mộng, nhưng giờ đây, họ đã cố gắng tạo ra thứ ngôn ngữ góc cạnh, đầy cá tính. Thậm chí, đã bắt đầu manh nha lối “viết bằng thân thể”, dùng ngôn ngữ để biểu hiện nhịp điệu của suy nghĩ. Ngoài ra, các bài thơ còn được viết bằng nhiều thể thơ khác nhau mà nổi lên là thơ tự do và thơ văn xuôi, với cấu trúc tác phẩm đầy phức tạp. Tuy vậy, cuối cùng họ vẫn là phụ nữ, điều hiện lên âm thầm mà xuyên suốt trong các tác phẩm của họ ngoài những khát khao bùng nổ mãnh liệt là hơi ấm nữ tính, là những câu chuyện giản dị đời thường lặng lẽ đi vào văn học.

Những điều trên cho thấy sự cởi trói trong sáng tác, văn học trở về với đúng bản chất của nó là một hình thức nghệ thuật thuần túy lấy cảm hứng từ đời sống và trở lại phục vụ đời sống; sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy của các tác giả và cả bạn đọc; tính dân chủ của thời đại; sự tôn trọng phụ nữ, giải phóng phụ nữ.

Những tìm tòi phá cách của thơ nữ đương đại đã tạo nên một sự cách tân trong thơ Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Ý thức khẳng định bản ngã phái tính là điều nổi bật trong thơ nữ. Dưới ngòi bút của các nữ sĩ những câu chữ từ cuộc đời đầy giông bão cứ thế tuôn tràn, mỗi từ là một nhịp thở gấp gáp, mỗi câu là một khát vọng mãnh liệt. Chưa bao giờ trên thi đàn Việt Nam tiếng nói phái tính lại mạnh mẽ đến thế. Thời đại đã thay đổi, văn học đang chuyển mình, các nữ sĩ cháy hết mình cho thơ, cho đời.

Chương 2

Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG‌

2.1. Khái khao tình yêu và hạnh phúc

Tình yêu là thứ tình cảm hấp dẫn số một của con người. Khi hai tâm hồn gặp gỡ, rung động, nhung nhớ là khi tình yêu từ mũi tên của thần Eros đã xuyên vào trái tim làm rung lên những khúc nhạc tình, làm tỏa lan hương sắc của hồng hoa. Tình yêu với sự phức tạp từ chính bên trong, không chỉ mang đến cho nhân loại sự lãng mạn, ngọt ngào mà còn gieo bao đau khổ, mũi tên kia làm bao giọt lệ tuôn tràn. Nhưng dù có bao nhiêu trái ngang, bao giông bão, con người trong nhân gian vẫn khát khao yêu nồng cháy.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện” [14, 423]. Tuy nhiên, mỗi người mang trong mình một định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Theo triết lí của nhà Phật khi con người biết đủ sẽ tự thấy hạnh phúc. Biết thế nào là đủ? Khao khát hạnh phúc vì vậy mãi tồn tại cùng với sự tồn tại của kiếp nhân sinh.

Khát khao tình yêu và hạnh phúc luôn song hành cùng nhau, ở mọi nơi, trong mọi người. Trải qua bao thời gian, bao kiếp người sinh – tử, khát khao ấy vẫn luôn rực cháy. Thơ ca thực sự là mảnh đất an lạc cho những khát khao kia vươn mầm. Các nữ sĩ đương đại chính là người cần mẫn, tận tâm gieo trồng, chăm bón những mầm cây ấy. Phụ nữ và thơ ca có sự đồng điệu diệu kì nên dễ dàng hiểu và soi sáng tâm hồn nhau, thể hiện những khát khao của nhau.

Nếu ví khát khao tình yêu, hạnh phúc trong thơ nữ đương đại như một khu vườn ngàn hoa khoe sắc thì nổi bật ở đó là hai sắc hoa: sắc hồng của ước mong nhận được tình yêu, quan tâm, chăm sóc và sắc tím của khát vọng dâng hiến, hy sinh một cách thủy chung, trọn vẹn. Hai sắc hoa ấy lấp lánh, rực rỡ, nồng nàn, mê hoặc bất kì ai nhìn thấy hoặc chỉ vô tình hít nhẹ hương thơm.

Sắc hồng của ước mong nhận được tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, chở che là sắc màu lãng mạn, dịu nhẹ, ngọt ngào trong trái tim mọi phụ nữ. Mỗi vần thơ đương

đại như một cánh hoa đầy hương sắc. Mỗi thi sĩ lại có riêng cho mình một nhành hoa. Đó là “em” trong thơ Vi Thùy Linh:

“Anh yêu của em

Em yêu anh cuồng điên

….

Về đi anh!

Cài then tóc em bằng đôi môi anh

Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những đêm chập chờn, trĩu nặng

Em là người dệt tầm gai

Em chờ anh mãi…”

(Người dệt tầm gai)

Em” mang trong lòng mình một tình yêu đến “cuồng điên”, yêu “anh”. Tình yêu của nhân vật trữ tình “em” thấm trong từng mũi kim của “người dệt tầm gai”. Hình ảnh “người dệt tầm gai” làm hiện lên trong tâm trí ta một câu chuyện cổ tích xa xưa được nghe từ thuở bé thơ, có cô gái ngồi đan chiếc khăn mà bao ngày vẫn không xong vì ngày đan đêm lại tháo ra. Chiếc khăn ấy chẳng thể xong vì lòng “em chờ anh mãi…

Cùng với Người dệt tầm gai, nhiều bài thơ khác cũng thể hiện ước ao cháy bỏng của người phụ nữ mong một ngày tình yêu đến “gò cửa trái tim, xin em được vào”: Điều anh biết, Liên tưởng, Nói với anh, Tỉnh giấc… Và rồi khi anh đã đến thì tình yêu nảy nở và những cảm xúc bắt đầu xuất hiện. Đó là sự hờn ghen:

“Môi chạm môi là thực

Yêu anh sở hữu bản năng hờn ghen ích kỉ đàn bà yêu?”

(Nóng chảy mặt nạ em - Ngô Thị Hạnh)

Ghen là một biểu hiện của tình yêu. Ai yêu mà chưa một lần ghen? Phụ nữ, với tâm hồn nhạy cảm, dễ tổn thương thì lại càng dễ “hờn ghen ích kỉ”, luôn muốn “anh” “chỉ yêu mình em thôi” dù “em không xinh đẹp/ chẳng có chi hơn người”.

Tình yêu là nhung nhớ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022