chính sách khác. Ngày nay, chính sách giáo dục có vai trò quyết định trong việc đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Kinh nghiệm từ việc thực hiện đường lối này những năm vừa qua cho thấy, muốn cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu thì phải đầu tư mạnh mẽ cả trên bốn mặt: đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, chính sách ưu tiên và tổ chức quản lý. Sự phát triển kinh tế thị trường đa thành phần ở nước ta, một mặt tạo ra những nguồn lực mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế, mặt khác cũng đặt ra nhu cầu mới về đa dạng hóa giáo dục - đào tạo của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước là đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng không chỉ cho nhu cầu Nhà nước, mà cho toàn xã hội; người đi học phải đóng học phí, bãi bỏ chế độ phân phối học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp dạy nghề; cho phép và mở rộng từng bước các trường dân lập, tư thục các trường liên doanh với các tổ chức quốc tế và các trường 100% đầu tư vốn từ nước ngoài. Đây được coi là một bước chuyển quan trọng của quản lý phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các loại hình trường, cơ sở giáo dục - đào tạo dân lập, tư thục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học đã mang một diện mạo mới cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam không chỉ ở khía cạnh đa dạng loại hình, huy động thêm nguồn lực xã hội cho sự phát triển giáo dục, mà còn tạo tiền đề thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh cho giáo dục, từng bước hình thành thị trường giáo dục - đào tạo có định hướng trong phát triển nguồn nhân lực.
Giáo dục là nhu cầu, quyền lợi cơ bản của mọi thành viên trong xã hội, do đó chính sách quản lý phải đảm bảo sự công bằng và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người trong giáo dục. Chính sách quản lý này phải nhất quán, đặc biệt nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đang hàng ngày tạo ra khoảng
cách thu nhập ở các tầng lớp dân cư và nảy sinh những tiêu cực trong xã hội (khoảng cách giàu nghèo đã tăng lên khoảng 10 lần). Cùng với chủ trương miễn học phí ở bậc tiểu học, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách; lập quỹ cho vay đối với học sinh nghèo; tăng đầu tư cho giáo dục miền núi các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cho các dân tộc ít người… Việc chuyển từ chính sách bình quân, cào bằng sang chủ trương công bằng và bình đẳng trong giáo dục - đào tạo đã và đang tạo ra những điều kiện mới, động lực mới cho công cuộc phát triển giáo dục ở Việt Nam.
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ đổi mới đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Về mặt đối ngoại thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác với các nước trên các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… Nhờ chủ trương đúng đắn đó, đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80 và tạo được tiền đề cần thiết cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Thành công của giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nền móng mà nó được xây dựng. Các quy định pháp luật, cấu trúc tổ chức, hệ thống quản lý và lập kế hoạch, năng lực của đội ngũ cán bộ đó là những phần quan trọng của nền móng trên. Không có các quy định pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giáo dục, không có một hệ thống quản lý và kế hoạch mềm dẻo thích hợp, không có đủ cán bộ quản lý được đào tạo và cấu trúc tổ chức để tiến hành các đổi mới và phát triển thì giáo dục và nguồn nhân lực không thể phát hiện được. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm hoạch định chính sách, xây dựng
mục tiêu, nội dung, chương trình… ở cấp độ quốc gia chiến lược và các chính sách giáo dục, các chương trình hành động được phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan khác của Chính phủ. Các tỉnh cụ thể hóa các mục tiêu và phương thức đạt được các mục tiêu của giáo dục phù hợp với từng địa phương. Việc thực hiện chúng phải nhằm hoàn thành các mục tiêu quốc gia cũng như mục tiêu của từng địa phương. Điều này đến nay vẫn đang trong quá trình phân cấp theo ngành dọc và phân cấp theo chiều ngang nhằm tiến tới một sự phân định ranh giới rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm, ý thức chung về thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia. Để có thể thực hiện thành công các chương trình giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trong tay những bộ phận cấu thành liên kết chặt chẽ: xây dựng chương trình học, đào tạo giáo viên, quy chế thi tuyển, mạng lưới thông tin theo ngành dọc, kế hoạch hóa và tiếp nhận các thông tin phản hồi.
Cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tổ chức và quản lý mọi hoạt động xã hội bằng hệ thống pháp luật có tính khách quan, công bằng vì lợi ích của nhân dân; các chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam thời gian qua đã được thể chế từng bước bằng hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục.
Ngay sau khi thành lập nước, Chính phủ đã ra một loạt sắc lệnh là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân như: Sắc lệnh số 17/SL, Sắc lệnh số 19/SL về bình dân học vụ, Sắc lệnh số 20/SL về giáo dục giáo dục tiểu học bắt buộc và không mất tiền, Sắc lệnh số 16/SL về thành lập Thanh tra học vụ, Sắc lệnh số 18/SL về sử dụng học quan thời Pháp thuộc đều được ban hành ngày 08/09/1945, Sắc lệnh 44/SL ngày 10/10/1945 về thành lập Hội đồng cố vấn học chính,..
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều có chế định về giáo dục là cơ sở hiến định để hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.
Luật giáo dục và một trong những luật được Đảng quan tâm, chỉ đạo việc xây dựng và ban hành sớm nhất. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng năm 1986, Đại hội của đổi mới đã khẳng định: “Chuẩn bị ban hành Luật giáo dục”.
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 1
- Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 2
- Pháp Luật Về Giáo Dục Từ Ngày Thành Lập Nước Đến Khi Kết Thúc Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954)
- Pháp Luật Về Giáo Dục Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước (1954 - 1975)
- Luật Giáo Dục Năm 1998 Và Hệ Thống Văn Bản Quy Định Chi Tiết, Hướng Dẫn Thi Hành
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Từ năm 1986 đến nay, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết trung ương 8 (khóa 7), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết trung ương 3 (khóa 8), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002. Trải qua 25 năm đổi mới, Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Bước chuyển biến cơ bản nhất, rõ nét nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở việc trước đây Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội chủ yếu bằng nghị quyết và mệnh lệnh hành chính, sau 25 năm đổi mới, pháp luật đã trở thành công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước. Nguyên tắc pháp quyền ngày càng được khẳng định và phát huy hiệu quả trên thực tế. Hoạt động của cơ quan nhà nước ngày càng trở nên công khai hơn, dân chủ ngày càng được mở rộng. Nhân dân tham gia và thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các hoạt động giáo dục.
Việc xây dựng pháp luật không còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí mà đã dựa trên những cơ sở khoa học và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Kế hoạch xây dựng pháp luật dần trở thành một bộ phận hữu cơ của kế hoạch phải triển kinh tế - xã hội và được xây dựng phù hợp nguyên tắc khách quan, nguyên tắc khoa học và nguyên tắc dân chủ.
Điều này cho phép phản ánh khách quan và kịp thời nhu cầu xã hội vào pháp luật; tạo một sự bảo đảm điều chỉnh pháp luật có hệ thống, đồng bộ, cho phép khắc phục tính tản mạn, xung đột pháp luật, sự trùng lặp, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.
Từ khi ban hành Luật giáo dục năm 1998, Luật giáo dục cũng đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tiễn vào năm 2005, 2009 và các Luật chuyên ngành về giáo dục cũng được khẩn trương xây dựng như Luật giáo dục đại học, Luật về nhà giáo. Hệ thống pháp luật về giáo dục cũng được từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giáo dục bằng pháp luật.
Thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng được mở rộng, nhiều lĩnh vực điều chỉnh mới của pháp luật xuất hiện như bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, … trong thời kỳ đổi mới, nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp lý mới trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế đã được thể hiện và thực hiện.
Cùng với những biến chuyển của đời sống kinh tế - xã hội và và hệ thống pháp luật đồng thời cũng diễn ra những chuyển biến sâu sắc trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về giáo dục. Pháp luật về giáo dục đã có những tác động tốt, tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục.
1.2. Khái niệm pháp luật về giáo dục
Pháp luật là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ rất xa xưa, gắn liền với sự tiến hóa của xã hội loài người, sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phát triển phù hợp với ý chí
của giai cấp thống trị hay nói cách khác pháp luật mang tính giai cấp. Tuy nhiên bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị xã hội, vừa là công cụ để giải quyết các vấn đề chung, công việc chung, những chức năng xã hội, xuất phát từ bản chất của xã hội.
Như vậy, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đích trật tự và ổn định vì sự phát triển bền vững của xã hội.
Thể hiện bản chất của pháp luật, pháp luật về giáo dục ở Việt Nam vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội rộng rãi và Pháp luật về giáo dục là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về giáo dục, điều chỉnh tổ chức và hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước về giáo dục nhằm phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.3. Sự pháp điển pháp luật về giáo dục ở nước ta
Pháp điển là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng,… Kết quả của hoạt động pháp điển là một văn bản pháp luật mới ra đời, hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ
thuật luật pháp, hoặc đồng thời đạt được tất cả các yêu cầu đó. Đó là một bộ luật tương ứng với một ngành luật nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp logic, chặt chẽ và nhất quán.
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1945 đến năm 1998, Nhà nước đã ban hành gần 800 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục dưới dạng các Sắc lệnh của Chủ tịch Nước; Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chinh phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng. Tuy nhiên, các văn bản quy pháp luật được quy định phân tán, hiệu lực pháp lý không cao, cần được pháp điển hóa thành một bộ Luật về giáo dục.
Luật giáo dục được Quốc hội khóa X thông qua tháng 12 năm 1998 là nền tảng pháp lý của sự phát triển giáo dục. Đây là bộ luật chuyên ngành về giáo dục đầu tiên của nước ta điều chỉnh các hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Việc ban hành Luật giáo dục năm 1998 là một bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới. Luật giáo dục năm 1998 đã tạo được một hành lang pháp lý cho các hoạt động giáo dục phát triển. Các quy định của Luật giáo dục năm 1998 tạo điều kiện để ngành giáo dục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự ra đời của Luật giáo dục năm 1998, về cơ bản khung pháp lý các hoạt động giáo dục đã được định hình và ngày càng được củng cố.
Sau 7 năm thực hiện Luật giáo dục năm 1998, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi cần quy định cụ thể hơn một số nội dung của luật giáo dục năm 1998 hoặc sửa đổi một cách cơ bản, tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng ngày
càng cao sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Luật giáo dục năm 2005 đã được ban hành thay thế Luật giáo dục 1998 để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Qua 3 năm thực hiện, Luật giáo dục năm 2005 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đã nảy sinh một số điểm hạn chế, bất cập, một số quy định của Luật chưa đi vào cuộc sống, một số điểm chưa phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục, chưa phát huy được hiệu quả của việc hợp tác quốc tế về giáo dục cần được sửa đổi, bổ sung. Những sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục năm 2005 tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chế độ chính sách đối với người học, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã được ban hành năm 2009 để đáp ứng các nhu cầu trên.
Cùng với việc ban hành và hoàn thiện Luật giáo dục, thực tiễn phát triển giáo dục cũng đòi hỏi phải xây dựng những Luật chuyên ngành như Luật giáo dục đại học, Luật về nhà giáo, Luật giáo dục phổ thông, Luật giáo dục mầm non, Luật giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, xây dựng hệ thống các quy phạm thống nhất, đồng bộ, phù hợp thực tiễn đối với những quan hệ xã hội quan trọng trong giáo dục, hình thành một hệ thống pháp luật về giáo dục.