Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HUY HỒNG LAM


LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 1


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Chu Hồng Thanh


HÀ NỘI - 2012

MỤC LỤC

Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN 4

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 6

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 7

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ PHÁP LUẬT VỀ

GIÁO DỤC 9

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục

hoàn thiện pháp luật về giáo dục 9

1.2. Khái niệm pháp luật về giáo dục 18

1.3. Sự pháp điển pháp luật về giáo dục ở nước ta 19

Kết luận chương 1 22

Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC 24

2.1. Pháp luật về giáo dục từ ngày thành lập nước đến khi kết thúc

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) 24

2.1.1. Pháp luật về giáo dục trong năm đầu của nền cộng hòa 24

2.1.2. Pháp luật về giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (12.1946 – 10.1954) 29

2.2. Pháp luật về giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu

nước (1954 - 1975) 31

2.3. Pháp luật về giáo dục từ khi đất nước thống nhất đến trước

thời kỳ đổi mới (1975 - 1986) 35

2.4. Pháp luật về giáo dục từ khi đổi mới đến nay (1986 đến nay) 37

2.4.1. Pháp luật về giáo dục từ 1986 đến 1998 37

2.4.2. Luật giáo dục năm 1998 và hệ thống văn bản quy định chi tiết,

hướng dẫn thi hành 39

2.4.3. Luật giáo dục năm 2005 việc xây dựng hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về giáo dục 43

2.4.4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 71

2.4.5. Luật giáo dục đại học 73

Kết luận chương 2 82

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHÁP

LUẬT VỀ GIAO DỤC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 84

3.1. Thực tiễn giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục đến

năm 2020 84

3.1.1. Thực tiễn giáo dục hiện nay 84

3.1.2. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 90

3.2. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về giáo dục ở một số nước 98

3.3. Yêu cầu về nội dung và hình thức trong xây dựng pháp luật về

giáo dục 110

3.4. Phương hướng, giải pháp xây dựng pháp luật từ nay đến năm 2020 và một số giải pháp xây dựng pháp luật về giáo dục từ

nay đến năm 2020 114

3.4.1. Phương hướng xây dựng pháp luật về giáo dục từ nay đến năm 2020 114

3.4.2. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo

dục từ nay đến 2020 116

KẾT LUẬN 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHẦN MỞ ĐẦU


I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Ngày 08/09/1945, chỉ sáu ngày sau ngày thành lập nước, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành bốn Sắc lệnh về giáo dục: Sắc lệnh số 16 về việc đặt ra ngạch thanh tra học vụ, Sắc lệnh số 17 về việc đặt ra bình dân học vụ, Sắc lệnh số 19 về việc lập cho công nhân và thợ thuyền những lớp học buổi tối, Sắc lệnh số 20 về việc định rằng học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền tạo nên một phong trào xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí (đọc được sách báo, mở mang kiến thức về thường thức khoa học, chính trị, văn hoá,…) trong toàn dân chỉ sau một năm đã có 74.975 lớp với 95.650 giáo viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.

Chỉ trong vòng một năm sau ngày thành lập nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 146 ngày 10/08/1946 về việc đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới, Sắc lệnh số 147 ngày 10/08/1946 về tổ chức bậc học cơ bản. Các sắc lệnh này đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản của giáo dục Việt Nam và xây dựng những nền móng đầu tiên, vững chắc của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

Các nguyên tắc cơ bản này đã được ghi nhận tại Điều 15 Hiến pháp 1946.

Trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) nhiều văn bản pháp luật về giáo dục đã được ban hành, dần hình thành hệ thống pháp luật về giáo dục điều chỉnh những quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, chương trình giáo dục, các loại hình nhà trường, quy chế thi các cấp, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các biện pháp bảo đảm quyền học tập của công. Điều 15 Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định quyền học tập của công dân và các biện pháp bảo đảm quyền học tập của công dân.

Từ ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới (1975 – 1986) các cơ quan quản lý giáo dục đã ban hành những văn bản nhằm thống nhất quản lý mạng lưới các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước, từng bước áp dụng thống nhất hệ thống văn bản quy phạm phạm pháp luật về giáo dục đối với các loại trường, các ngành học, cấp học, xác định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, … những nguyên lý của giáo dục thời kỳ này đã được ghi nhận tại Điều 40, Điều 41 Hiến pháp năm 1959 như học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, hệ thống giáo dục được Hiến pháp quy định bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học.

Từ giai đoạn đoạn đổi mới đất nước từ 1987 đến nay, pháp luật về giáo dục đã từng bước được hình thành và phát triển tạo điều kiện để mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Năm 1991, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học là Luật chuyên ngành đầu tiên về giáo dục mặc dù phạm vi điều chỉnh của Luật mới chỉ giới hạn đối với việc phổ cập một bậc học nhưng đã có tác dụng quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, góp phần thực hiện việc “Nhà nước… phổ cập giáo dục tiểu học”, “bậc tiểu học là bắt bộc, không phải trả học phí” mà Hiến pháp 1992 đã quy định.

Điều 35 Hiến pháp 1992, được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 đã khẳng định vai trò, mục tiêu của giáo dục “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Năm 1998, Luật giáo dục đã được quốc hội thông qua, là lần pháp điển hoá đầu tiên pháp luật về giáo dục đã thống nhất quy định về mục tiêu giáo dục; tính chất nguyên lý, giáo dục; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường và cơ sở giáo dục khác; nhà giáo; người học; quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; quản lý nhà nước về giáo dục; văn bằng, chứng chỉ; xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục thay thế Luật giáo dục năm 1998, Luật giáo dục 2005 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của Luật giáo dục năm 1998 đã phát huy tác dụng tích cực, tạo hành lang pháp lý trong tổ chức và hoạt động giáo dục. Luật giáo dục 2005 đã kế thừa và phát triển nhiều nội dung của Luật giáo dục năm 1998. Những nội dung mới được bổ sung bao gồm các quy định nhằm tập trung giải quyết năm nhóm vấn đề: thứ nhất, hoàn thiện một bước về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định vị trí của giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba cấp đào tạo, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống; thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, xác định rõ yêu cầu về chương trình giáo dục, về điều kiện thành lập nhà trường, xác định rõ tiêu chí cơ bản để một cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục; thứ ba, nâng cao tính công bằng trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo; thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thứ năm, khuyến khích đầu tư mở trường dân lập, tư thục đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường dân lập, tư thục.

Nội dung chủ yếu của pháp luật về giáo dục trong thời kỳ từ khi bắt đầu đổi mới cho đến nay là những quy định nhằm chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá sang đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật về giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và hội nhập sâu rộng với thế giới đòi hỏi cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa pháp luật về giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển với tốc độ cao của đất nước trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống đất nước. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến nay để đánh giá vai trò tích cực và hạn chế của pháp luật về giáo dục trong từng thời kỳ đối với sự phát triển của giáo dục và xã hội, trên cơ sở đó nghiên cứu phương hướng xây dựng pháp luật về giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giáo dục phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN

Giáo dục là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình và bài viết quan tâm đến vấn đề giáo dục. Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các nội dung chuyên môn giáo dục bao gồm việc nghiên cứu về các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân qua đó góp phần đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, đáp

ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu phát triển quốc gia về giáo dục hoặc quan tâm đến vấn đề quan điểm phát triển giáo dục, chiến lược giáo dục, chính sách nâng cao chất lượng và hiệu quả, các chính sách về đào tạo giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, trường học như cuốn “Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển, hiện đại hóa‟ của nhóm tác giả GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, PGS.TS Đặng Bá Lãm, PGS.TS Trần Khánh Đức năm 2007, bài viết “Ngành giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết đại hội IX (Nguyễn Minh Hiển, Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 8/2002); “Phát triển con người bền vững là trọng điểm của phát triển giáo dục”, “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực” và “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” (Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc, tạp chí Khoa giáo số 1 tháng 1/2004 và Tạp chí Cộng sản số 25 tháng 9/2002); “nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” (PGS.TS Nghiêm Đình Vì, tạp chí Khoa giáo số 1/2004), “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” (GS.TS Bành Tiến Long, 2005), “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản giáo dục, 2005) hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng những luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu lý luận về việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục hoặc nghiên cứu về lịch sử phát triển giáo dục nói chung như “Hệ thống giáo dục và Luật giáo dục một số nước trên thế giới”, “Tìm hiểu Luật giáo dục 2005”, “Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005” (Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo), “Hoàn thiện các bảo đảm pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Đức Cường – Luận văn thạc sĩ Luật học, 2006), “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện nay”, (Lê Thị Kim Dung – Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2004). Chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử phát triển của pháp luật về giáo

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí