thời điểm này chi phí quân sự rất cao, thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng số ngân sách của nhà nước. Tại một viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc, có 300 cán bộ nhưng chỉ có 20 người nghiên cứu phục vụ công nghiệp dân sự, số đông còn lại nghiên cứu phục vụ công nghiệp quân sự.
Trong nông nghiệp, các công xã nhân dân lại quay trở về với chính sách tăng cường xã hội hóa tư liệu sản xuât, sức lao động. Kinh tế phụ thuộc của gia đình nông dân bị xóa bỏ. Hoạt động tài chính nhà nước đẩy nhanh tích lũy từ nông nghiệp. Do vậy, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.
Những chính sách kinh tế tả khuynh nêu trên kiến tạo cho sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Trên thực tế qua 3 năm đỉnh cao của thời đại “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, sản lượng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều giảm sút hoặc không tăng
Bảng 6.1. Kết quả sản xuất một số ngành kinh tế của Trung quốc giai đoạn 1966- 1968
Năm 1966 | Năm 1967 | Năm 1968 | |
- Phân bón(triệu tấn) | 9,6 | 8,1 | 9,5 |
- Than (tiệu tấn) | 248,0 | 190,0 | 205,0 |
- Thép (triệu tấn) | 13,0 | 10,0 | 14,0 |
- Xi măng (triệu tấn) | 17,0 | 14,0 | 17,0 |
- Lương thực (tiệu tấn) | 212,0 | 218,0 | 212,0 |
- Vải (tỉ mét) | 6,7 | 5,5 | 6,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa
- Đặc Điểm Kinh Tế Nước Nga Trước Cách Mạng Tháng Mười (1917)
- Chuyển Đổi Nền Kinh Tế Theo Hướng Thị Trường
- Những Thành Tựu Kinh Tế Và Hạn Chế Sau Cải Cách
- Xuất - Nhập Khẩu Các Nước Asean (Từ 1975 Đến 1980)
- Tỷ Trọng Các Ngành Kinh Tế Trong Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Một Số Nước Asean
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Nhìn vào tiềm lực công nghiệp của Trung Quốc trong 1 số ngành so với 1 số nước trên thế giới là thấp kém. Nếu sản lượng tính bình quân theo đầu người thì về điện Trung Quốc, kém Mỹ 67 lần, kém Liên Xô 28 lần kém Anh 32 lần, về thép kém Liên Xô 20 lần, kém Mỹ 19 lần, kém Nhật 32 lần …
Với nông nghiệp, sản xuất ngày càng trì trệ. Nhìn vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp vô cùng yếu kém. Trong 4,7 triệu đội sản xuất, giá trị bình quân về vốn cố định cho mỗi đội là 10 nghìn nhân dân tệ nhưng giá 1 mát kéo loại 55 sức ngựa trên thị trường Trung Quốc là 11 nghìn nhân dân tệ. Do vậy, với sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là phổ biến, nên năng suất lao động thấp. Ở Trung Quốc, 1 lao động nông nghiệp trong 1 năm sản xuất được 1 tấn lương thực, như vậy so với 1 lao động nông nghiệp của Mỹ kém hơn 100 lần. Vì vậy, thu nhập của người lao động thấp, đồng thời sản xuất hàng hóa ngũ cốc giảm xuống 15% so với trước đó (1953 - 1957) là 28%.
Sản xuất công nông nghiệp trong tình trạng nói trên, nên ngoại thương cũng giảm sút theo. Tới năm 1971 kim ngạch ngoại thương mới đạt bằng năm 1959 là 4,4 tỷ đô la.
Như vậy, những thảm họa kinh tế nói trên của Trung Quốc là hậu quả của chính sách quân sự hóa nền kinh tế, cùng những biện pháp kinh tế tả khuynh coi thường các quy luật khách quan. Do vậy, nhiều chính sách đặt ra ở Trung Quốc chưa đúng hoàn cảnh như chế độ phân phối sản phẩm theo nhu cầu trong điều kiện sản xuất xã hội còn thấp kém. Chính xu hướng ấy đã đẻ ra thể chế tập trung quan liệu, bao cấp gây trì trệ cho nền kinh tế, mà hậu quả của nó người Trung Quốc đã gói gọn trong 3 chữ “tử - lãn- cùng”, nghĩ là hoạt động sản xuất trì trệ như chết, người lao động thì lười biếng, đất nước thì nghèo khó cùng cực. Kết cục cuối cùng là chính trị xã hội thì rối loạn, lòng dân ly tán và sản xuất giảm sút.
* Kinh tế thời kỳ “Bốn hiện đại hóa” (1976 -1978)
Năm 1976, Trung Quốc chủ trương thực hiện “Bốn hiện đại hóa”: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Chương trình này được đưa ra khá sớm vào những năm 1964, 1975 nhưng tới năm 1977 mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 và được triển khai thực hiện.
Mục tiêu “Bốn hiện đại hóa” thể hiện những tham vọng rất lớn, ví dụ trong giai đọan đầu năm 1976 -1985, sản lượng tiến tới phải đạt được thép 600 tấn, lương thực 400 triệu tấn/năm, Trung Quốc dự định tới năm 2000, sản lượng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu sẽ xấp xỉ và đuổi kịp các nước tư bản phát triển. Trung Quốc cho rằng trong khoảng thời gian 25 năm, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hàng đầu của thế giới, có công nghiệp hiện đại, có quốc phòng và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Để thực hiện chủ trương trên, Trung Quốc cố gắng tăng nhanh tích lũy, đẩy nhanh nhập khẩu thiết bị và vay vốn của nước ngoài. Tỷ lệ tích lũy trong thu nhập quốc dân tăng lên tới 36,5%, Trung quốc tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ bản, năm 1978 là 45 tỷ đồng nhân dân tệ, bằng 1,5 lần năm 1977. Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung cho khu vực sản xuất, với những ngành công nghiệp hiện đại. Do vậy, khu vực phi sản xuất bị xem nhẹ. Từ đó những vấn đề ăn, ở, văn hóa, y tế trong tình trạng thấp kém, không được chú ý.
Nhìn vào những diễn biến kinh tế ở Trung Quốc từ năm 1976 - 1978 phản ánh sự nôn nóng, là quá trình tiếp nối chủ trương “Đại nhảy vọt” của thời gian trước. Do vậy, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế xét trên phương diện cơ cấu và hiệu quả. Trong thời gian thực hiện “Bốn hiện đại hóa”, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp trong nền kinh tế có sự thay đổi đáng chú ý. Với nông nghiệp, năm 1957 chiếm tỷ trọng 43%, thì năm 1978 hạ xuống 27% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Cũng trong thời gian ấy, tỷ trọng công nghiệp từ 56% tăng lên 72% trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Tình hình nông nghiệp như vậy, nên trong thời gian 1976 - 1978 hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu 1 lượng lương thực và thực phẩm thường chiếm tới 20% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Với công nghiệp, việc tập trung đầu tư cho công nghiệp nặng đã gây ra mất cân đối nghiêm trọng với công nghiệp nhẹ. Năm 1978 vốn đầu tư cho công nghiệp nặng chiếm 55,7%, trong khi đó công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 5,7% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do chính sách đầu tư như vậy, tỷ trọng giữa các ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi. Với công nghiệp nhẹ năm 1957 chiếm 53%, năm 1978 là 42% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Cũng trong thời gian ấy, tỷ trọng công nghiệp nặng từ 46% tăng lên 57% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Tình hình phát triển của công nghiệp như vậy, khiến cho hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, đời sống sinh hoạt của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, chủ trương “Bốn hiện đại hóa” mà Trung Quốc đưa ra không phải là bài toán dễ dàng thực hiện, Trung Quốc đã nhận thức được chính sách nôn nóng không thể đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Từ bài học thực tế này, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa trên cơ sở xem xét và đánh giá lại thực trạng nền kinh tế của mình.
6.3. Kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến nay
6.3.1 Kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 tới năm 1987
* Nguyên nhân cải cách kinh tế ở Trung Quốc:
- Năm 1978 ghi nhận sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc, vào tháng 11 năm 1978, tại Hội nghị lần thứ 3 của Đại hội 11, Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch rò những quan điểm tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời gian trước, đó là nguyên nhân gây nên sự trì trệ về kinh tế xã hội.
- Về phương diện kinh tế, tại Hội nghị lần thứ 3 của Đảng cộng sản Trung Quốc đã xem xét đánh giá toàn diện thực trạng của kền kinh tế Trung Quốc. Với nông nghiệp thì 700 triệu nông dân dùng lao động thủ công là phổ biến. Với công nghiệp thì nhiều ngành sản xuất còn lạc hậu mấy chục năm, thậm chí có ngành sản xuất lạc hậu hàng trăm năm so với công nghiệp hiện đại ở phương tây. Tình hình sản xuất công nông nghiệp như vậy, nên trình độ xã hội hóa sức sản xuất rất thấp kém, kinh tế hàng hóa và thị trường trong nước không phát triển. Do vậy, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế.
- Với thực trạng kinh tế nói trên, nếu tiếp tục kéo dài, sẽ đưa đất nước vào con đường bế tắc, khủng hoảng. Từ xem xét và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, nhiều quan điểm ở Trung Quốc đều thống nhất rằng, cần làm sáng tỏ Trung Quốc đang ở giai đoạn nào của sự phát triển lịch sử. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì có như vậy mới xác lập được hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong hoàn cảnh cụ thể. Từ thực trạng kinh tế xã hội, Trung Quốc cho rằng đất nước đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, giai đoạn này kéo dài ít nhất là 100 năm. Đó là thời gian cần thiết để Trung Quốc thực hiện những việc mà nhiều nước đã
thực hiện trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, trước khi các nước này tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là thời gian để Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa, thương phẩm hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa sản xuất.
- Từ xem xét thực trạng kinh tế xã hội, chuyển sang phương diện lý luận, Trung Quốc cho rằng trong quá trình nghiên cứu, C.Mác không đặt ra cho mình nhiệm vụ đưa ra mô hình cụ thể về xã hội tương lai. C.Mác đã đưa ra những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai, đó là sự trừu tượng hóa cao độ với nền kinh tế có lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao. Nhưng trên thực tế, công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở mỗi nước lại tiến hành trong điều kiện lịch sử khác nhau và có khoảng cách rất lớn so với sự trừu tượng hóa của C.Mác, đặc biệt với Trung Quốc, nền kinh tế còn ở trình độ rất thấp. Với cách xem xét, đánh giá về phương diện lý luận và thực tiễn nói trên, là cơ sở cho việc khởi thảo đường lối cải cách kinh tế ở Trung Quốc.
* Về nội dung cải cách kinh tế ở Trung Quốc bao hàm nhiều vấn đề:
- Trước hết Trung Quốc chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế vốn mất cân đối từ trước. Từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chuyển sang ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và những ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nước.
- Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải do kế hoạch điều tiết đơn nhất, mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường.
- Trung Quốc còn chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế có nhiều thành phần. Về vấn đề này, quân điểm của Trung Quốc cho rằng trong điều kiện cụ thể, với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, không phải càng quy mô lớn càng tốt. Đồng thời với nền kinh tế hiện tại không hoàn toàn càng công hữu, càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, mà cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể. Từ chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế có nhiều thành phần, nền kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển, các hình thức tư bản nhà nước cũng được chú trọng.
- Tiến hành đồng thời với cải cách kinh tế, Trung Quốc chủ trương thực hiện chính sách mở cửa quan hệ với thế giới bên ngoài. Tại Hội nghị XII của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định “chính sách mở cửa là đường lối chiến lược không thay đổi, là một điều kiện cơ bản để hiện đại hóa”. Thực chất hoạt động mở cửa của Trung Quốc nhằm thu hút vốn và tranh thủ khoa học kỹ thuật, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng mang tính chất quốc tế hóa cao, thì hoạt động mở cửa là phản ánh xu thế khách quan của thời đại với tất cả các quốc gia có nhu cầu phát triển kinh tế.
- Cùng với việc khởi xướng đường lối cải cách kinh tế, Trung Quốc còn tiến hành cải cách thể chế chính trị. Trung Quốc cho rằng trong thời gian qua, ở Trung Quốc đã hình thành bộ máy nhà nước mang tính chất tập trung quan liêu, tổ chức thì cồng kềnh nhưng hiệu quả trong hoạt động lại rất thấp. Bên cạnh đó có tình trạng công tác của Đảng và chính quyền chồng chéo lên nhau.
Qua thực tế, cải cách kinh tế đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, làm sống động nền kinh tế Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực:
- Với nông nghiệp, từ hội nghị Trung Ương lần thứ 3 khóa XI (1978) đã coi “nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân” và “Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, sự phát triển gắn với việc điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tính từ năm 1979 Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nặng. Đồng thời Trung Quốc chú trọng tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ. Do vậy, trong những năm qua, cơ cấu của nền kinh tế đã bước đầu giảm được tỷ lệ mất cân đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong thời gian này, khả năng sản xuất của công nghiệp tăng nhanh. Vào năm 1980 sản lượng dầu mỏ đạt 106 triệu tấn, nhưng năm 1987 sản lượng dầu mỏ là 134 triệu tấn, than là 899 triệu tấn. Nhìn chung, từ năm 1979 - 1985, về giá trị sản lượng công nghiệp, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,1%.
- Những hoạt động kinh tế đối ngoại chính sách mở cửa đã tạo ra những chuyển biến quan trọng, góp phần to lớn làm sống động nền kinh tế.
- Trong những sau cải cách, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng nhanh. Năm 1978 là 20,6 tỷ đô la, năm 1987 là 83,7 tỷ đô la, nghĩa là tăng lên gấp 4 lần. Điều đáng chú ý là sự tăng nhanh trong lĩnh vực ngoại thương của Trung Quốc không phải chỉ so với giai đoạn trước đây, mà còn nhanh hơn tốc độ của nhiều nước trên thế giới. Trong nhũng khoảng thời gian 10 năm (1978-1987), tốc độ bình quân với hoạt động ngoại thương của các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (SEV) là 7 - 8%, các nước thuộc khối thị trường chung châu Âu (EEC) là 3,1%, nhưng tỷ lệ này ở Trung Quốc là 18,9%. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, trong thời gian 10 năm (1978-1987) thì hoạt động ngoại thương của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, sản xuất công nghiệp tăng 2,5 lần, sản xuất nông nghiệp tăng 2,25 lần. Tốc độ phát triển của ngoại thuơng tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của sản xuất. Điều đó chỉ ra rằng vai trò của ngoại thương tác động trở lại với sự phát triển kinh tế trong nước rất quan trọng.
- Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Trung Quốc còn tranh thủ vay vốn của quỹ tiền tệ quốc tế với điều kiện rất thuận lợi và chú trọng sử dụng nó có hiệu quả. Năm
1982, Trung Quốc đã vay của ngân hàng thương mại quốc tế 10,8 tỷ đô la để thanh toán tiền nhập khẩu thiết bị đồng bộ. Các nước Tây Đức, Nhật, Anh ...cũng cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất thấp ưu đãi cho Trung Quốc. Tháng 10 năm1984, Tây Đức cho Trung Quốc vay 50 triệu Mác, với lãi suất 2% trả trong 30 năm.
Với chính sách mở cửa của Trung Quốc, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư trực tiếp.
Từ năm 1978 - 1985, vốn đầy tư của tư bản nước ngoài vào các xí nghiệp hợp doanh là 16,2 tỷ đô la, trong đó 5 tỷ đô la đầu tư vào thăm dò và khai thác mỏ, số còn lại là đầu tư vào công nghiệp nhẹ, điện tử, hóa chất, luyện kim ... Nhìn vào hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào sản xuất, chiếm tới 70% trong tổng số xí nghiệp tư bản nước ngoài đầu tư, do vậy, số xí nghiệp phi sản xuất chỉ chiếm 25%.
Hoạt động đầu tư của nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các đặc khu kinh tế và thành phố mở cửa. Tỉnh Quảng Đông năm 1979, giá trị sản phẩm sản xuất ra là 60 triệu nhân dân tệ, nhưng tới năm 1987 là 8 tỷ nhân dân tệ.
Như vậy, mức tăng trưởng thật là “thần kỳ” gấp 120 lần. Nhìn chung trong những năm qua, chính sách mở cửa đã đem lại những kết quả đáng chú ý. Ở Trung Quốc, việc đầu tư của nước ngoài làm xuất hiện 5000 xí nghiệp hợp doanh, 120 xí nghiệp nước ngoài độc doanh. Tính tới năm 1987, có 40 nước trong thế giới tư bản đã đầu tư kinh doanh vào Trung Quốc với 8796 hợp đồng kí kết. Trung Quốc đã sử dụng 31,9 tỷ đô la vốn đầu tư của nước ngoài. Trong quá trình hợp tác kinh doanh, Trung Quốc đã sử dụng 7000 kĩ sư, kỹ thuật viên của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.
Riêng trong quan hệ với các nước trong khối SEV, tính tới năm 1983 sau hơn 20 năm gián đoạn, Trung Quốc và Liên Xô lại nối quan hệ kinh tế. Năm 1985, Liên Xô đã giúp Trung Quốc cải tạo lại 14 công trình công nghiệp cũ và xây dựng 7 công trình công nghiệp mới. Với các nước Đông Âu trong khối SEV, từ năm 1984 bắt đầu quay lại hợp tác với Trung Quốc. Các nước này nhận giúp Trung Quốc cải tạo 79 công trình công nghiệp trị giá 80 triệu đô la thuộc các ngành chết tạo máy, luyện kim, hóa chất, điện tử, ...
Trên đây là những vấn đề kinh tế diễn ra trong thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu hút được những thành tựu to lớn. Khối lượng tổng sản phẩm xã hội năm 1988 đạt tới 1092 tỷ nhân dân tệ. Trung Quốc đã cơ bản giải quyết được vấn đề ăn no, mặc ấm cho 1 tỷ người. Trung Quốc đã tạo việc làm cho 70 triệu người ở thành phố và 80 triệu nông dân đã chuyển sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Tất cả những điều nêu trên phản ánh xu hướng tiến bộ trong phát triển kinh tế và tổ chức phân công lao động xã hội ở Trung Quốc.
Tuy vậy, trong nền kinh tế vẫn tồn tại không ít khó khăn và những khó khăn ấy không phải dễ dàng giải quyết được.
- Cụ thể tình trạng mất cân đối giữa các ngành đã giảm, nhưng việc khắc phục nó vẫn đang dai dẳng vì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp trong những năm qua vẫn cao. Ứng phó với vấn đề này, trong việc điều chỉnh nền kinh tế, nhà nước đã giảm đầu tư cơ bản, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Năm 1987, đầu tư cơ bản vẫn chiếm 1/8 tổng thu nập quốc dân.
- Việc hiện đại hóa có những giới hạn của nó. Do vậy, còn nhiều xí nghiệp trang bị kỹ thuật kém, sản xuất hiệu quả thấp. Trên thực tế có khoảng 1/6 số xí nghiệp bị thua lỗ trong kinh doanh và có nguy cơ phải giải thể hoặc sát nhập.
- Trong nông nghiệp, Trung Quốc thực hiện chế độ khoán, tuy đã khắc phục được tình trạng bế tắc lâu dài ở nông thôn, nhưng lại phát sinh những vấn đề mới phải giải quyết. Vì khoán trong nông nghiệp hạn chế vai trò của khoa học kỹ thuật, mà nguyên nhân sâu xa là do điều kiện của sản xuất nông nghiệp quy định. Qua thực tế chỉ rò khuynh hướng phân tán trong sử dụng ruộng đất đã gây khó khăn cho việc áp dụng khóa học kỹ thuật. Bên cạnh đó chế độ khoán tới hộ nông dân làm cho tính kế hoạch phát triển kinh tế và sản xuất bị ảnh hưởng, vì hoạt động của người nông dân đơn thuần chạy theo cơ chế chế thị trường. Nhìn vào nông thôn Trung Quốc trong mấy năm có khoảng 105 lao động ở nông thôn là những người làm thuê. Đồng thời, cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhiều hộ nông dân giàu lên rất nhanh.
Nhìn vào kinh tế Trung Quốc hơn 10 năm, chính sách cải cách và mở cửa với nội dung chưa hoàn chỉnh của nó đã làm sâu sắc thêm những tiêu cực trong xã hội. Những hiện tượng như đầu cơ, tích trữ, tham nhũng hay hiện tượng kinh doanh sản xuất chạy theo cơ chế thị trường gây ra những cẳng thẳng trong tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh. Xét trên phạm vi chung của nền kinh tế, Trung Quốc chưa tìm ra được giải pháp tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Qua thực tế có biểu hiện Nhà nước chưa quản lý thống nhất các hoạt động xuất khẩu trên phạm vi cả nước. Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế đang đứng trước nhiều biến động, nhưng có hiện tượng Nhà nước chưa xác định rò mối quan hệ giữa quản lý hành chính và quản lý kinh doanh. Do vậy, khi giải quyết các công việc cụ thể nhiều khi còn lúng túng, bị động.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở rộng cửa ra thế giới trong những năm qua nhằm tranh thủ vốn kỹ thuật, nhưng chưa đạt được ý đồ mong muốn. Nhìn chung, với hoạt động đầu tư của nước ngoài chưa có quy mô lớn, việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, vì nó chưa tập trung vào những ngành then chốt gắn liền với khoa học kỹ thuật hiện đại.
6.3.2. Kinh tế Trung Quốc từ năm 1988 đến nay
6.3.2.1. Cải cách mở cửa
* Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế:
- Quan điểm, chủ trương:
+ Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải thuần khiết công hữu.
+ Thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu: công hữu, tư hữu, sở hữu hỗn hợp; nền kinh tế nhiều thành phần (hình thức sở hữu do trình độ của lực lượng sản xuất quyết định).
+ Kinh tế công hữu là chủ thể, kinh tế quốc hữu là chủ đạo.
+ Cho rằng quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau.
- Chính sách, biện pháp:
+ Thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
+ Cải cách khu vực kinh tế quốc doanh (khu vực kinh tế nhà nước).
+ Khuyến khích kinh tế tư nhân.
+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài.
* Về cơ chế quản lý kinh tế:
- Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
- Có thể kết hợp sử dụng hai công cụ, phương tiện là kế hoạch và thị trường để điều tiết kinh tế.
- Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá XHCN, từ 1992, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN (hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước).
- Chính sách, biện pháp:
+ Giảm dần vai trò can thiệp trực tiếp bằng kế hoạch của nhà nước.
+ Cải cách các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô: thuế, giá cả…
+ Hình thành các loại thị trường.
+Cải cách hệ thống bộ máy quản lý kinh tế .
* Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
- Chủ trương điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế để khắc phục tình trạng mất cân
đối.
- Chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ - nông
nghiệp sang nông nghiệp - công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng.
- Coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân.
- Khai thác, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh .
- Coi trọng hiện đại hoá cơ cấu kinh tế: năng động, có thể điều chỉnh linh hoạt.
- Xu hướng: giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.