gắn liền với các hành động của các đối tượng thực hiện chính sách. Do đó, chủ thể thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phải biết rò các đặc tính này để đề ra các phương pháp tiến hành thực hiện chính sách này cho phù hợp; nhất là đối tượng là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể không bị thất truyền thì các giải pháp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phải phù hợp với thực tiễn, phong tục tập quán, đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách ở từng vùng miền khác nhau.
Ở nước ta, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của nhà nước sau khi ban hành được nhân dân đồng tình và ủng hộ. Nhà nước tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của nhà nước để phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước, của dân tộc.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Thành công của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan thường trực thực hiện chính sách (Bộ văn hóa, thể thao, du lịch) các cơ quan phối hợp như UBND các tỉnh ở địa phương và năng lực chuyên môn và thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan này.
Nếu bộ máy hành chính quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, nếu các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm và sự trong sạch thì nó sẽ gây khó dễ cho việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Năng lực thực hiện của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với cá nhân, tổ chức và trong xã hội. Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tốt không những
chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể mang lại kết quả thực sự.
Nguồn lực thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Việc thực hiện bất kì một chính sách công nào cũng đòi hỏi phải có một nguồn lực nhất định nhất định. Nguồn lực để thực hiện một chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của nhà nước thường do ngân sách nhà nước cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ bao gồm tài chính, máy móc, cơ sở vật chất khác….Trong quá trình Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, các tổ chức thực hiện cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư, nhất là các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Vì vậy, việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phải đi liền với việc đảm bảo đủ kinh phí. Nếu điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác thực hiện chính sách luôn được tăng cường. Chẳng hạn, nếu thiếu các điều kiện vật chất, kĩ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể thì các cơ quan Nhà nước khó có thể chuyển tải nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên. Ngay từ khi xây dựng và thông qua chính sách công cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư. Nguồn kinh phí cần được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra chặt chẽ và định kỳ xem xét việc sử dụng kinh phí, đánh giá hiệu quả kinh phí được giao.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể.
- Nội Dung Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Phân Tích Việc Ban Hành Và Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Huyện Krông Pắc
- Thực Trạng Về Điều Chỉnh Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Thái độ và hành động của nhân dân
Mọi chính sách cuối cùng cũng tác động đến người dân. Do đó, thái độ của người dân đối với chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể rất quan trọng. Có thể nói vai trò của người dân cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể chỉ có thể thành công khi nó nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng
của nhân dân. Nếu bản thân chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể không đem lại lợi ích cho đất nước và cho đại đa số nhân dân hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể thì họ sẽ không ủng hộ và không thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Có thể nói, yếu tố có tính chất quyết định là ở chỗ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tác động như thế nào đến lợi ích của công chúng, sự tương quan giữa những người có lợi và những người bị thiệt hại do thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đem lại. Nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Nếu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đáp ứng đúng những đòi hỏi bức xúc của nhân dân thì nó sẽ được duy trì và phát triển.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã phân tích về lý luận chung về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Từ việc làm rò một số khái niệm công cụ liên quan đến nội dung của luận văn (chính sách văn hóa, khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể), chương 1 đã làm rò những nội dung cơ bản lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng như Nôi dung chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
Đây là những cơ sở lý luận để tác giả thực hiện đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế- xã hội, lịch sử văn hóa, huyện Krông Pắc
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Pắc nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên Quốc lộ 26, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km, gồm có 16 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm có 05 xã, trị trấn thuộc khu vực I; 08 xã thuộc khu vực II; 03 xã thuộc khu vực III, trong đó có 35 thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 284 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 49 buôn đồng bào dân tộc Ê đê, 07 buôn đồng bào dân tộc Xơ Đăng, 06 buôn đồng bào dân tộc Vân Kiều [50].
Diện tích tự nhiên toàn huyện có 62.581 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 43.699 ha, đất lâm nghiệp là 4.208 ha và diện tích đất chưa sử dụng 6.973 ha. Nhìn chung, điều kiện địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ; khí hậu nhiệt đới cao nguyên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp [51]. Vị trí địa lí hành chính của huyện nằm tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp các huyện Cư M'gar, thị xã Buôn Hồ; phía Nam giáp các huyện Kông Bông, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Ea Kar; phía Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Krông Pắc có mạng lưới giao thông thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch... Nằm trên trục Quốc lộ 26, cách thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà khoảng 160 km, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, đây chính là điều kiện để tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
- Địa hình
Địa hình huyện Krông Pắc tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 500m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; nhìn chung địa hình đặc trưng bởi 3 dạng sau đây:
Vùng cao nguyên, dãy đồi lượn sóng: Nằm ở phía Bắc huyện, thuộc phía Đông Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ, phân bố từ Tây sang Đông. Đây là vùng chiếm diện tích lớn nhất huyện (khoảng 40.000ha), độ cao trung bình 500m - 550m. Đây là địa hình chiếm phần lớn diện tích trên địa bàn toàn huyện, hiện đang là khu vực sản xuất chính và rất thuận lợi cho việc bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng núi thấp, sườn dốc: Nằm ở phía Nam và Tây Nam huyện; vùng này có nhiều dãy núi rải rác như: Cư Drang (664m), Cư Kplang (648m) giáp huyện Krông Bông và dãy cao nhất là Cư Ouie (788m) giáp huyện Cư Kuin; độ dốc vùng này trung bình từ 20,5% trở lên.
Vùng trũng - thấp: Có diện tích khoảng 12.000 ha, nằm ở phía Nam và Đông - Nam huyện, ven hạ lưu sông Krông Buk và sông Krông Păc; vùng này có độ cao trung bình 400m - 500m, tương đối bằng phẳng, xen lẫn núi sót (Cư Mui cao 502m, Cư Plung cao 581m), có nhiều sình lầy, một số khu vực ngập nước vào mùa mưa.
- Chế độ thủy văn (khí hậu, chế độ mưa và sông suối)
Khu vực huyện mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới cao nguyên; nhiệt độ điều hòa quanh năm, không có mùa đông; khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rò rệt. Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 12 chiếm 81,60% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 4, thời kỳ mưa ít (8,4% lượng mưa cả năm). Sự chênh lệch nhiệt độ tháng nóng nhất và lạnh nhất trong vùng không lớn chỉ khoảng 5 - 6oC. Tuy nhiên, biên độ nhiệt ngày đêm là khá đáng kể, có khi đến 10oC. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và hoa màu khác cũng như việc phát triển mùa vụ trong năm. Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.
Hệ thống sông, suối phân bổ tương đối đều khắp và khá dày trên địa bàn huyện, những hệ thống sông, suối lớn như: Ea Knuếc, Ea Wy, Ea Kuăng, Krông Buk, Krông Pắc. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các hồ chứa nước, đập dâng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác du lịch sinh thái; trên địa bàn huyện hiện có trên 70 hồ chứa nước, đập dâng lớn, nhỏ, trong đó có những hồ lớn như: Hồ Krông Buk hạ, Hồ Ea Nhái, Hồ Ea Wy...cung cấp nguồn nước chính dùng cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân, tuy nhiên vào mùa khô hạn các hồ đập nhỏ vẫn không đủ nước phục vụ cho sản xuất. Quan sát một số giếng nước của người dân trong vùng cho thấy độ sâu của các giếng đào khoảng 8 - 15m, mùa khô thường xảy ra tình trạng khô hạn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc điểm địa hình, chế độ thuỷ văn và với diện tích rừng bị thu hẹp làm cho khả năng thoát nước nhanh gây thiếu nước trầm trọng ở khu vực cao vào mùa khô, ngập úng ở những vùng trũng vào mùa mưa.
Nguồn nước ngầm: Theo báo cáo tổng kết Dự án "Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk", tại khu vực thị trấn Phước An, mức độ phong phú theo tỷ lệ lưu lượng là 0,01 - 0,05 l/s.m. Có thể nói huyện Krông Pắc là vùng có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, do hiện tượng nước ngầm tầng trên chảy xuống tầng dưới nên nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước ngầm rất lớn.
- Tài nguyên đất
Huyện Krông Pắc có nguồn tài nguyên đất đai khá đa dạng, gồm 8 nhóm đất chính với 16 loại đất: nhóm đất đỏ vàng 39.754 ha (trong đó đất nâu đỏ trên đá Bazan 25.750 ha), chiếm 63,85%; nhóm đất phù sa 9.513,8 ha, chiếm 15,28%; nhóm đất đen 7.411 ha, chiếm 11,9%; nhóm đất xám 2.912 ha, chiếm 4,68%; nhóm đất lầy và than bùn 181 ha, chiếm 0,29%; nhóm đất thung lũng, dốc tụ 1.546 ha, chiếm 2,48%; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 18 ha, chiếm 0,03%; sông, suối, hồ 911,2 ha, chiếm 1,46% [51].
Hiện trạng sử dụng đất: Theo niên giám thống kê năm 2010 của tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích đất tự nhiên 62.581 ha, trong đó: đất nông nghiệp 42.988 ha, chiếm 68,69%; đất lâm nghiệp 4.248 ha, chiếm 6,79%; đất chuyên dùng 8.262 ha, chiếm 13,20%; đất ở 1.561 ha, chiếm 2,49%; đất chưa sử dụng 5.522 ha, chiếm 8,82%.
Tài nguyên khoáng sản: Địa bàn huyện Krông Pắc có nhiều mỏ khoáng sản như: đá, sét, than bùn, cát được đánh giá có trữ lượng khá; đang được các đơn vị khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng như: sản xuất phân vi sinh, sản xuất đá, ngạch ngói phục vụ ngành xây dựng...
Nhóm đất đỏ Bazan có tỷ trọng lớn (63,85% diện tích tự nhiên) là điều kiện rất tốt cho phát triển ngành nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp có giá trị cao. Gần 18.500ha (29,7%) đất phù sa, đất đen, đất dốc tụ dọc sông, suối sẽ là nơi phát triển các vùng chuyên canh lúa nước cao sản và các loại rau, màu có giá trị. Đây là thế mạnh, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện.
2.1.2. Khái quát Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội
Có được vùng đất ổn định như ngày nay, Krông Păc đã trải qua nhiều biến đổi về địa giới hành chính và tên gọi. Khi thành lập tỉnh Đăk Lăk, thực dân và chính phủ Nam Triều đã chia Đăk Lăk thành 5 quận để cai trị, trong đó phần đất phía Tây Krông Păc những năm 30 thuộc quận Buôn Ma Thuột, phần phía đông thuộc quận M' Đrắk, phần phía bắc đường 26 thuộc quận Buôn Hồ và phía nam đường 26 thuộc quận Lạc Thiện (huyện Lăk ngày nay). Đến năm 1965, chế độ cũ thành lập quận Phước An.
Tháng 10 năm 1965, do yêu cầu đòi hỏi của phong trào cách mạng trong tỉnh lúc bấy giờ, theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, sau khi hợp nhất B3 và B5, mật danh H8 (huyện 8, tiền thân của huyện Krông Păc ngày nay) được thành lập cùng với 9 huyện, thị khác trong toàn tỉnh, lấy tên H1 đến H10. Từ đó cho đến trước giải phóng năm 1975, có thêm hai lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi tên gọi H89, đông H6 rồi H11.
Sau giải phóng năm 1975, hợp nhất 3 huyện: H1, H9 và H11 thành huyện Krông Păc. Huyện được mang tên một con sông lớn nhất huyện "sông Krông Păc" bắt nguồn từ Chư Tông - M' Đrăk, chảy ngang qua trung tâm huyện rồi nhập vào sông Krông Bông. Đến tháng 7 năm 1977, toàn bộ khu vực H1 cũ được tách ra thành lập huyện M'Đrăk. Tháng 10 năm 1981, tách các xã phía nam huyện bao gồm cả H9 cũ, thành lập huyện Krông Bông; cùng lúc tách 3 xã phía Tây: Êa Bhôk, Hoà Hiệp, Ea Ktur tiếp giáp đường 21 Bis (nay là Quốc lộ 27) sáp nhập vào huyện Krông Ana. Tháng 12 năm 1985, tách các xã phía Đông huyện thành lập huyện Ea Kar. Tháng 4 năm 1995, xã Hoà Đông được tách ra từ thành phố Buôn Ma Thuột, sáp nhập về huyện Krông Păc theo Nghị định 71 của Chính phủ. Từ đó cho đến nay huyện Krông Păc được ổn định diện tích tự nhiên 62.581 ha.
- Về kinh tế:
Phát triển kinh tế của huyện ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khoảng 9,42%. Trong đó, lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp tăng khoảng 5,81%; công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 15,98%; dịch vụ tăng 14,70%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế (giá hiện hành) năm 2015 là 28 triệu đồng, năm 2018 là 37,63 triệu đồng, năm 2020 là 45 triệu đồng người/năm, năm 2019 ước đạt là 45,6 triệu đồng; trong đó vùng DTTS nói riêng là 23 triệu đồng người/năm (năm 2018), ước đạt 21,4% tổng thu nhập bình quân của huyện.
Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của huyện. nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện thường xuyên được hướng dẫn thực hiện gieo trồng đúng thời vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng tạo nên sản lượng có năng xuất.
Sản xuất trồng trọt tăng mạnh về diện tích và sản lượng, với tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 59.574 ha của toàn huyện. Tiếp tục chú trọng phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, nâng dần tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp; nhận thức của nhân dân các dân tộc thiểu số về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thức ăn được nâng lên, nên quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Tổng đàn gia súc, gia cầm trong vùng người dân tộc thiểu số có khoảng 220.500 con/tổng số 642.200 con, trong đó: trâu, bò 8.500 con, heo 14.000 con, dê 3000 con, gia cầm 225.000 con.
Một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là mô hình trồng lúa lai; mô hình ghép cải tạo cây cà phê; mô hình nuôi cá, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu… Hầu hết các mô hình này đều tạo điều kiện cho người dân có cơ hội học hỏi và ứng dụng vào trong sản xuất.
- Công nghiệp, thương mại và dịch vụ:
Phát triển ngành công nghiệp ở huyện chủ yếu tập trung phát triển các ngành có quy mô vừa và nhỏ, một số lĩnh vực có nhiều lợi thế để phát triển như Chế biến nông lâm sản, khai khoáng, sản xuất gạch, cơ khí sửa chữa, sản phẩm mỹ nghệ…
Tính đến nay, hầu hết các thôn buôn người dân tộc thiểu số đã có điện dùng sinh hoạt, điều này cũng tạo điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông