Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


hóa, lễ hội truyền thống, các lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội Vespa… và những hội thi khác cùng với những buổi biểu diễn ca múa nhạc ngoài trời.


1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt

Các sản phẩm du lịch đặc biệt như: chơi thể thao (thuyền buồm, ván lướt sóng, cano, cưỡi ngựa, nhảy dù bay,...), game show, hội nghị tổng kết, hội nghị khách hàng hoặc nghệ thuật ẩm thực..., đây là những sản phẩm đặc biệt cần phân khúc thị trường sản phẩm và chọn lọc loại hình thích hợp.

1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch cũng tương tự như những sản phẩm khác luôn chịu tác động bởi những thời kỳ của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.

Nhưng tất cả mọi sản phẩm không buộc phải tuần tự trải qua các giai đoạn trên. Có những sản phẩm có sự tăng trưởng nhanh và bền vững ngay vào thời kỳ đầu, có sản phẩm đạt thời kỳ bão hòa sớm, có sản phẩm đi qua thời kỳ bão hòa mà không suy thoái, lại tiếp tục một thời kỳ tăng trưởng mới.

Thời gian và vòng đời sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố,

đặc biệt nhất là bởi hành động chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.

1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hướng tới chất lượng sản phẩm hay dịch vụ theo cách tiếp cận giá trị và góc độ người tiêu dùng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường có nhiều loại khách hàng khác nhau. Do đó, để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng, chất lượng được xem như một chiến lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược này phải đảm bảo cung cấp những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi hiện tại và tiềm ẩn của khách hàng. Chiến lược này sử dụng tài năng của tất cả các thành viên nhằm đạt được lợi ích cho tổ chức nói riêng, cho xã hội nói chung và phải đem lại lợi tức cho các cổ đông.


Vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không thể tách rời chất lượng các sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn du khách mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh. Do tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch nên để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng không hề dễ dàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không có nghĩa là phát triển chúng một cách tràn lan mà cần có chọn lọc. Ngoài những định hướng phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, thì việc định hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cũng không kém phần quan trọng. Chính quyền địa phương cần định hướng phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh

Quan niệm về lợi thế cạnh tranh trước hết phải xuất phát từ khách hàng, một khách hàng sẽ mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp chỉ vì sản phẩm dịch vụ đó giá rẻ hơn nhưng cùng chất lượng hoặc đắt hơn nhưng chất lượng cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng là giá trị của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chính sản phẩm đó và không thấy ở các sản phẩm cạnh tranh khác, hay nói cách khác sản phẩm dịch vụ đó có những điểm mạnh vượt trội hơn các đối thủ khác.

Lợi thế cạnh tranh trên thị trường về cơ bản có hai loại, đó là chiến lược chi phí thấp hơn và chiến lược khác biệt về chất lượng sản phẩm, hình thức bề ngoài, khả năng đáp ứng nhanh...Nguồn lợi thế cạnh tranh có mối tương quan mật thiết với chiến lược và năng suất chất lượng của công ty. Để có được lợi thế cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên mọi phương diện.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc của ngành du lịch mà phải phối hợp đa ngành, không chỉ là công việc của sở du lịch thương mại mà còn là của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của mỗi người dân địa phương.

1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch


Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài, đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà chúng ta liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty. Thương hiệu là phần hồn của một doanh nghiệp, là uy tín của công ty, là niềm tin mà khách hàng dành cho công ty.

Thương hiệu du lịch là nét độc đáo nổi bật mang tính đặc trưng của sản phẩm du lịch ở địa phương lưu lại mãi trong ký ức của du khách. Khi nhắc tới địa danh đó mọi người liên tưởng ngay tới những đặc trưng nổi bật mà chỉ nơi đó mới có. Thương hiệu du lịch chính là địa danh nơi mà có những sản phẩm du lịch nổi tiếng.

1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển kinh tế du lịch vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở, động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Càng ngày, du lịch càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế của các nước.

Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên hiện nay phần nhiều các nước, các vùng và các thành phố đều cố gắng phát huy các thế mạnh của địa phương để khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch. Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho nhiều quốc gia một số tiền khổng lồ, thu hút một số lượng lớn lực lượng lao động. Sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại.

Đối với Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đã đem về một lượng lớn ngoại tệ cho quốc gia, góp phần tạo nên cán cân thanh toán thặng dư, tăng tỉ trọng dịch vụ trong ngành kinh tế quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương... Có thể nói du lịch đã đem lại nhiều giá trị kinh tế và xã hội cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta


đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành kinh tế du lịch, coi chúng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết: Năm 2006 Việt Nam đón được 3,585 triệu lượt du khách quốc tế và 17,5 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng doanh thu toàn xã hội từ du lịch khoảng 3,18 tỉ USD. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ đón 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD.

1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch

Chính sự lên ngôi của ngành du lịch và vui chơi giải trí đã buộc chính phủ các nước phải có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này. Các nhà quản lý cần đưa ra cho địa phương, quốc gia mình các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng đáp ứng sự thỏa dụng cao nhất cho du khách, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người của địa phương.

Việc qui hoạch du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng cần phải tính đến yếu tố không gian du lịch và cả thời gian vui chơi giải trí. Đó là tạo ra một không gian cho những mục đích sử dụng khác nhau đồng thời cũng phải xem xét thời gian mà du khách nhàn rỗi.

Để xem xét, đánh giá tính khả thi của các sản phẩm du lịch, ta cần phải biết cách đánh giá các cơ hội của địa phương và khu vực, cũng như phải biết những nhu cầu ở dạng tiềm năng của du khách. Công việc thu thập số liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, lịch sử có thể thực hiện tương đối dễ dàng, trong khi đó việc tìm hiểu về con người khó hơn rất nhiều.

Sản phẩm du lịch ra đời đòi hỏi phải có các nguồn lực đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực về tài chính, kết cấu hạ tầng chung của nền kinh tế, các chủ trương chính sách đầu tư của nhà nước cũng như địa phương về du lịch…

Sự thành công của một sản phẩm du lịch thường được xây dựng trên những quan hệ tốt giữa cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương và Nhà nước. Các bước cần thiết để tạo dựng nên một sản phẩm du lịch


thành công: trước tiên, cần phải liệt kê được những yếu tố hiện tại và tương lai của sản phẩm du lịch do thực thể địa lý đem lại. Bước tiếp theo là nhận diện các thị trường tiềm năng, phân khúc và chọn thị trường mục tiêu; xác định tổng thể các sản phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn; sản phẩm phải được tổ chức và phối kết hợp để du khách có thể tìm được lợi ích của họ. Cuối cùng sản phẩm phải được đưa ra phục vụ du khách với một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh.

1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước

Thái Lan:

Ngành du lịch Thái Lan đã trải qua một quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở nhiều mặt: về phương tiện phục vụ, về loại hình, về quy mô và chất lượng phục vụ du lịch.

Sự gia tăng số lượng và thành phần du khách quốc tế đến Thái Lan đã kéo theo một quá trình đa dạng hóa các điểm du lịch. Các công viên vừa được xem là điểm du lịch vừa là khu bảo tồn thiên nhiên. Chung quanh các thắng cảnh tự nhiên thường có các loại hình du lịch đặc biệt như: các tour dã ngoại và mạo hiểm, tour du lịch đi bộ, tour khám phá hang động và các tour du lịch sinh thái đa dạng khác.

Trong những năm gần đây, số lượng các cung điện, đền đài mang tính lịch sử và các viện bảo tàng được mở ra cho công chúng và du khách vào tham quan ngày một tăng.

Những bộ tộc miền núi đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch. Các bộ tộc miền núi được tái tạo ngay tại những trung tâm du lịch lân cận các thành phố du lịch chính của Thái Lan.

Các hội chợ, lễ hội và nghệ thuật dân gian đang là những hoạt động ngày càng thu hút nhiều du khách. Những lễ hội truyền thống được quảng bá rộng rãi đến các du khách tiềm năng; một số làng thủ công mỹ nghệ và chợ bán loại hàng này cũng đã trở thành những điểm thu hút không ít du khách, ví dụ như làng gốm sứ Dan Kwien và làng tranh chạm Ban Thawai.

Trên khắp các khu vực đồng bằng và thung lũng, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng đã được thành lập. Mặc dù con số du khách tự mình đi du thám vùng cao


nguyên ngày càng đông nhưng không làm giảm đi lượng du khách đến khu vực này thông qua các công ty du lịch dã ngoại. Hệ thống lộ trình dã ngoại đã mở rộng một cách nhanh chóng và đa dạng. Ở Phuket hiện có rất nhiều sân golf và các tiện nghi giải trí khác như vườn bướm, sân tập bắn súng, các trung tâm hàng mỹ nghệ và lưu niệm…

Hơn nữa, chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích người dân tìm ra các phương thức quản lý các nguồn lực vì lợi ích và phát triển cộng đồng. Người dân địa phương có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.

Thái Lan được xem như một mô hình điển hình có thể tham khảo để xây dựng mô hình phát triển du lịch đồng bộ nhằm thu hút du khách với số lượng lớn.

Singapore:

Singapore với diện tích nhỏ bé khoảng 648 km2, tài nguyên thiên nhiên không dồi dào cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên họ đã khắc phục được vấn đề thiếu tài nguyên thiên nhiên bằng cách tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo.

Để thu hút du khách, Singapore không ngừng đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí như: Trung tâm vui chơi Sentosa với các hoạt động văn hóa thể thao, khu dạo bộ, bơi thuyền và các nhà hàng; Công viên Đại dương là công viên lớn và hiện đại nhất của Singapore với hơn 250 loài sinh vật biển…

Singapore còn được mệnh danh là đất nước của các loài hoa, đặc biệt là các loài phong lan. Vườn quốc gia Singapore được xem là bảo tàng nhiệt đới, bên trong vườn có hơn 2000 loài hoa khác nhau. Đây cũng là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút đông đảo du khách tới tham quan và nghiên cứu.

Singapore được đánh giá là quốc gia có môi trường xanh sạch nhất thế giới. Có được kết quả đó là do các qui định luật lệ ở đây nghiêm ngặt, quá trình thực hiện nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của người dân rất cao. Điển hình như: Nhổ nước bọt hoặc ném rác bừa bãi sẽ bị phạt 1000 USD Singapore; Các nơi công cộng như tàu điện ngầm, rạp chiếu phim, siêu thị, tiền sảnh khách sạn, nhà hàng… đều cấm hút thuốc, nếu người nào vi phạm bị phạt 50 USD Singapore…


Chính ý thức cao về bảo vệ môi trường của người dân, khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo đã giúp cho ngành du lịch Singapore thành công và nổi tiếng khắp thế giới.

Indonesia:

Indonesia rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Indonesia một đất nước có hàng nghìn hòn đảo khác nhau, chính phủ đã chủ trương khai thác tiềm năng du lịch biển với nhiều loại hình phong phú. Mặt khác, chính phủ còn chủ trương kết hợp du lịch biển với nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc và đa dạng. Loại hình du lịch sinh thái cũng được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển, Indonesia đã thực hiện năm nguyên tắc đối với sự phát triển du lịch sinh thái:

- Trách nhiệm, quan tâm và cam kết đối với sự bảo tồn;

- Tham khảo ý kiến và được sự tán thành của cộng đồng địa phương về sự phát triển của du lịch sinh thái;

- Đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng địa phương;

- Sự nhạy cảm và tôn trọng đối với nền văn hóa và truyền thống tín ngưỡng của địa phương;

- Tôn trọng các qui định và luật pháp của chính phủ.

Để không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chính phủ đã kiện toàn được mối quan hệ chặt chẽ liên ngành giữa du lịch với ngành giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm khuyến khích cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên luôn được các cơ sở kinh doanh, địa phương và nhà nước quan tâm.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch luôn được gắn liền với việc giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG

ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG


2.1. Vị trí của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2006, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ. Doanh thu dịch vụ chiếm 12,9% tổng GDP của toàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch là 31,43%. Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29.75%.

Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Danh mục

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Doanh thu xã hội


481.8


633.5


920.0


1,215.0


1,405.0


1,663.0

Mức tăng trưởng so với năm

trước(%)


35.72


31.49


45.22


32.07


15.64


18.36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 3

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng

2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông

Giai đoạn 2001 - 2006, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông... đã được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển đi lại, sinh hoạt của du khách, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng và qui mô hệ thống giao thông nói chung còn yếu kém, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

a. Hệ thống đường bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022