Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa

CHƯƠNG 4. KINH TẾ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4.1.Quá trình hình thành hệ thống kinh tế Xã hội chủ nghĩa

4.1.1. Sự xuất hiện Chủ nghĩa xã hội

Đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa xã hội mới chỉ là các thuyết không tưởng của Saint Simont, R.Owen và Furier. Năm 1848 với “ tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, K.Mark và F. Engels đã đặt nền tảng lý luận cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1871 sự kiện công xã Pari nổ ra ở Pháp là sự thể nghiệm đầu tiên về mô hình xã hội tương lai đó, nhưng công xã Pari chỉ tồn tại trong thời gian gần ba tháng và để lại cho phong trào cách mạng vô sản thế giới những bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Đến năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được thành lập. Chủ nghĩa xã hội đã thành hiện thực trên 1/5 quả địa cầu. Ngọn cờ của Cách mạng tháng Mười Nga đã thức tỉnh hàng triệu người vùng lên đấu tranh chống áp bức, đã đưa chủ nghĩa tư bản vào giai đoạn tổng khủng hoảng và mở ra thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm từ 1917-1920 làn sóng cách mạng đã lan sang một số nước Phần Lan, Đức, Aó, Hunggari, Triều Tiên. Tuy cách mạng không thành công, nhưng giai cấp thống trị ở các nước đó đã buộc phải thực hiện những cải cách xã hội nhất định, mở rộng quyền bầu cử, cải cách ruộng đất, thi hành ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội …

Sau đó, năm 1921 cách mạng Mông Cổ thành công, dẫn đến việc thành lập nước cộng hòa nhân dân Mông Cổ vào năm 1924.

Năm 1945, việc Liên Xô chiến thắng phát xít Đức và phát xít Nhật đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và châu Á ra đời. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong lịch sử loài người chưa bao giờ bản đồ chính trị và kinh tế thế giới lại thay đổi với quy mô to lớn và tốc độ nhanh chóng như vậy.Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được xuất hiện là sự kiện lịch sử quan trọng nhất sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Tiếp đó, năm 1959 chủ nghĩa đế quốc lại bị đòn mới nặng nề nữa: đó là sự thắng lợi của cách mạng Cuba và việc thành lập nước cộng hòa Cuba, chủ nghĩa xã hội đã lan sang cả châu Mỹ La tinh.

Vào đầu những năm 70, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã bao gồm 1/4 diện tích, 1/3 dân số thế giới.

Sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng thêm: cách mạng ở một số nước ở châu Á, Phi, Mỹ la tinh đã thành công và tuyên bố đi theo con đường của nhủ nghĩa xã hội hoặc có xu hướng xã hội chủ nghĩa như Afghanistan, Angola, Angola, Lào, Nicaragua.

4.1.2. Quan hệ hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa

Các nước xã hội chủ nghĩa tuy xuất phát từ những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau, nhưng có nhiều điểm giống nhau về cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng, nên mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng được tăng cường.

Quá trình phát triển của mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa có thể chia ra làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất (1944 - 1948): đây là thời kỳ khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh ở các nước Đông Âu và Liên Xô.

Các nước XHCN ở châu Âu trừ Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, trước chiến tranh thế giới thứ hai thực chất là những nước nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc vào Tây Âu, là “ sân sau kinh tế của Tây Âu”. Sản phẩm công nghiệp tính theo đầu người ít hơn các nước Tây Âu tới 2 - 3 lần. Không những thế, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho nền kinh tế của các nước đó bị thiệt hại nặng nề.

Trong hoàn cảnh ấy, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước XHCN Đông Âu đặt ra là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó quyết định hướng phát triển của chủ nghĩa xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Trong thời kỳ này quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước XHCN có đặc điểm là mang tính chất song phương và chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực ngoại thương và tín dụng. Liên Xô cung cấp cho các nước Đông Âu: than, dầu, lương thực, thực phẩm và những thứ khác cần thiết cho công cuộc khôi phục kinh tế như thiết bị, quặng sắt… và Liên Xô còn cho các nước Đông Âu vay vốn lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất trong thế giới tư bản.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, nói chung đến cuối năm 1948, nền kinh tế quốc dân của phần lớn các nước XHCN Đông Âu đã cơ bản được phục hồi, đạt và vượt mức trước chiến tranh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này.

- Thời kỳ thứ hai (từ năm 1949 - 1991): Đây là thời kỳ thực hiện những cải tạo quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở các nước XHCN, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH… giành sự thắng lợi của chế độ XHCN ở các nước đó.

Trong thời kỳ này, mối quan hệ kinh tế giữa các nước XHCN có những đặc điểm mới: chuyển sang tính chất đa phương; mở rộng các lĩnh vực quan hệ hợp tác sang cả khoa học kỹ thuật và sản xuất. Hoạt động trong một tổ chức kinh tế chung. Việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) là một đặc điểm nổi bật của sự phát triển của các nước XHCN.

Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập vào tháng 1 năm 1949. Lúc đầu tổ chức này gồm 6 nước: Liên Xô, Bungari, Hunggari, Rumani, Ba Lan và tiệp khắc. Trong quá trình phát triển, tổ chức này dần dần có thêm một số thành viên mới:

Anbani tham gia năm 1949CHDC Đức tham gia năm 1950, Mông Cổ - 1962, Cuba - 1972,Việt Nam năm1978.

Ngoài những thành viên chính thức, còn một số nước tham gia với tư cách là quan sát viên như Triều Tiên, Ăngôla, Apganixtan, Êtiopia, Yemen, Lào… Và có nước tham gia từng mặt trong các hoạt động của hội đồng như Nam Tư, Phần Lan, Irắc…

Mục tiêu cơ bản của hội đồng tương trợ kinh tế là phát triển hợp tác kinh tế nhiều bên, trên cơ sở thực hiện triệt để nguyên tắc phân công lao động quốc tế XHCN, tác động đến sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, năng suất lao động và phúc lợi của nhân dân lao động của các hội viên…

Hội đồng tương trợ kinh tế đã thể hiện là một hệ thống quan hệ mới về kinh tế giữa các nước bình đẳng có chủ quyền.

Từ khi thành lập, Hội đồng tương trợ kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn hoạt động cụ thể, như sau:

- Giai đoạn 1 (1948 - 1958): hoạt động của Hội đã tổ chức sự hợp tác kinh tế nhiều bên, giúp đỡ nhau giải quyết những vấn đề về nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị và cho vay, phát triển ngoại thương và hợp tác về khoa học kỹ thuật.

- Giai đoạn 2 (1959 - 1962): hình thành cơ sở của việc chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất giữa các thành viên, thành lập các tổ chức phối hợp kinh doanh giữa các nước XHCN như: ống dẫn dầu” hữu nghị”, hệ thống năng lượng điện “hòa bình”… và Hội đồng còn thành lập các cơ quan chuyên môn để điều hành các mặt hoạt động của mình như: Uỷ ban hợp tác về công tác kế hoạch, Uỷ ban hợp tác về khoa học kỹ thuật và các ban thường trực bao gồm các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu.

- Giai đoạn 3 (1962 - 1969): hoạt động của hội ở giai đoạn này đã thể hiện là một nhất thể hóa kinh tế xã hội chủ nghĩa mở rộng hợp tác sản xuất và khoa học kỹ thuật.

Nhất thể hóa kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự hợp tác bao gồm nhiều mặt giữa các nước thành viên, nhằm thúc đẩy sự phát triển và sự hoàn thiện của phân công lao động quốc tế.

Trong giai đoạn này hoạt động của Hội đồng đã tăng cường hợp tác trong sản xuất như điện lực, chế tạo máy, dầu khí đốt, luyện kim… Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, gồm 3.000 tổ chức khoa học kỹ thuật tham gia, thành lập tổ chức quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, thành lập ngân hàng quốc tế XHCN trong lĩnh vực tín dụng và đầu tư.

- Giai đoạn 4 (từ năm 1969 - 1991) trong giai đoạn này, hoạt động của Hội đồng đã đi sâu vào nhất thể hóa kinh tế XHCN, dưới hình thức phối hợp kế hoạch kinh tế quốc dân. Đó là một hiện tượng mới trong quan hệ kinh tế XHCN. Việc phối hợp kế hoạch đã có tác dụng quan trọng trong việc giải quyết một cách tổng hợp các vấn đề

kinh tế quốc dân của các nước thành viên. Năm 1971 có một văn kiện quan trọng vào bậc nhất được kí kết: chương trình tổng hợp tiếp tục tăng cường và hoàn thiện sự hợp tác và nhất thể hóa kinh tế của các nước thành viên.

Chương trình tổng hợp đề ra các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hoạt động khoa học, phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc dân bổ sung việc phối hợp các kế hoạch 5 năm bằng việc phối hợp các kế hoạch dài hơn.

Khóa họp lần thứ 45 của Hội đồng đánh giá từ khi được thành lập, Hội đồng tương trợ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của các nước thành viên. Nhưng những năm gần đây, Hội đồng tương trợ kinh tế đã dần dần mất tính hiệu quả và tính năng động của nó. Do đó, Hội đồng tương trợ kinh tế sau đó không tồn tại nữa.

4.2. Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1917 – 1960)

4.2.1. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới

* Quốc hữu hóa:

- Quốc hữu hóa xã hội chủ nghĩa là việc dùng phương pháp cách mạng để xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản tức sở hữu toàn phần.

- Mục đích của quốc hữu hóa là làm cho giai cấp bóc lột mất chỗ dựa về kinh tế để chống đối cách mạng, đồng thời làm cho nhà nước vô sản nắm được các cách mạng máu kinh tế quan trọng để lãnh đạo và xây dựng nền kinh tế có kế hoạch.

- Về hình thức quốc hữu hóa: Liên Xô chủ yếu dùng hình thức tước đoạt trực tiếp, không bồi thường, còn các nước khác như Trung Quốc, CHDC Đức… thì chủ yếu áp dụng hình thức cải tạo bằng phương pháp hòa bình, thông qua chính sách chuộc lại và trả dần đối với tài sản của bọn tư bản. Liên Xô và Bungari khi chuẩn bị tiến hành quốc hữu hóa, Nhà nước đã thực hiện chế độ kiểm soát của công nhân để thong qua đó, Nhà nước phát hiện và khám phá hành động phá hoại sản xuất của bọn tư bản, đồng thời chuẩn bị một đội ngũ cán bộ cần thiết cho việc quản lý ngành công nghiệp quốc hữu hóa sau này.

- Về tốc độ: nhìn chung việc quốc hữu hóa được tiến hành ở các nước vào thời gian 5 - 6 tháng sau khi giành được chính quyền, nhưng đối với Liên Xô phải đến cuối năm 1948 mới thực hiện xong quốc hữu hóa.

* Cải cách ruộng đất:

- Là một nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nó đã được tiến hành ở các nước xã hội chủ nghĩa.

- Đặc điểm của nó đối với các nước: Liên Xô và Mông Cổ thực hiện quốc hữu hóa ruộng đất, còn các nước khác tiến hành cải cách ruộng đất; Liên Xô dành một phần ruộng đất sau khi quốc hữu hóa để xây dựng nông trường, số còn lại chia cho

nông dân sử dụng, chứ không có quyền sở hữu; Còn đa số các nước XHXN: CHDC Đức, Ba Lan, Trung Quốc… sau khi xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, đã đem chia ruộng đát cho nông dân vừa sở hữu vừa sử dụng.

* Hợp tác hóa nông nghiệp:

- Thực hiện theo nguyên tăc: tự nghuện, từng bước và có sự giúp đỡ, khuyến khích vật chất của nhà nước.

- Hình thức hợp tác hóa cũng rất khác nhau như ở Liên Xô là tổ cày chung, acten nông nghiệp và các komun; ở Trung Quốc có hình thức là tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, bậc cao và các công xã nhân dân; ở Việt Nam là tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao…

- Phương pháp tiến hành hợp tác hóa cũng có điểm khác nhau: Cuba theo kiểu riêng của mình như kiểu công nghiệp - xây dựng ngay kinh tế nhà nước với tỷ trọng lớn ở trong nông nghiệp; CHDC Triều Tiên đã đưa kinh tế toàn dân sớm xâm nhập vào kinh tế tập thể.

- Tốc độ tiến hành hợp tác hóa: có nhiều nước phải mất thời gian trên dưới 10 năm mới hoàn thành. Nhưng cũng có nước thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn như 3 - 5 năm

* Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

- Tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh để xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xóa bỏ bóc lột, tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất một cách mạnh mẽ.

- Hình thức và phương pháp cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh được thực hiện một cách khác nhau tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể và tiến trình cách mạng ở từng nước, tùy ở tình hình so sánh lực lượng giai cấp và thái độ của giai cấp tư sản với cách mạng.

Ở Liên Xô, giai cấp tư sản ngoan cố không chịu tiếp thu cải tạo hòa bình, nên các loại hình chủ nghĩa tư bản Nhà nước không được thực hiện mấy. Do vậy, chính sách kinh tế của Liên Xô là phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, trên cơ sở đó thủ tiêu hoàn toàn kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Sau này trong hoàn cảnh lịch sử mới, đa số các nước xã hội chủ nghĩa khác như Trung Quốc, Việt Nam, CHDC Đức đã áp dụng hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước để cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Với hình thức này, Nhà nước đã “ chuộc lại và trả dần” đối với tài sản của bọn tư bản.

4.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội

- Do trình độ xuất phát của nền kinh tế và do cơ cấu kinh tế của mỗi nước, công nghiệp hóa được đặt ra với mức độ khác nhau giữa các nước.

Đối với Liên Xô, Ba Lan, Rumani tiến hành công nghiệp hóa với ý nghĩa là liên tục giai đoạn cuối của quá trình công nghiệp hóa nói chung, vì công nghiệp hóa đã đi được một chặng đường dài dưới chủ nghĩa tư bản.

Đối với những nước xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội phải công nghiệp hóa hầu như từ đầu. Ở các nước này, công nghiệp hóa trở thành nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong quá trình công nghiệp hóa, các nước XHCN đã tiến hành theo một mô hình chung: ưu tiên phát triển công nghiệp năng, được thực hiện một cách có kế hoạch, tập trung và nguồn vốn chủ yếu dựa vào tích lũy trong nước trên cơ sở tăng năng suất lao động, dựa vào tiết kiệm và vào tinh thần lao động XHCN của toàn dân.

Cũng do những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị của mỗi nước khác nhau, công nghiệp hóa XHCN ở các nước cũng có những đặc điểm khác nhau về bước đi, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp, về tích lũy vốn ban đầu và về tốc độ công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân.

4.2.3. Xây dựng thể chế kinh tế Xã hội chủ nghĩa.

- Cơ chế kinh tế ở các nước XHCN có đặc điểm là thực hiện kế hoạch hóa, tập trung cao độ, với nhiều chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch hóa được coi là công cụ chủ yếu của quản lý kinh tế ở các nước XHCN. Nhà nước đã vạch ra các kế hoạch kinh tế quốc dân để tổ chức việc sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng trong toàn xã hội, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ nhanh hơn.

- Kế hoạch hóa ở các nước XHCN đều có tính chất pháp lệnh. Nhưng nhiệm vụ kinh tế chính trị của các thời kỳ kế hoạch có khác nhau và mức độ hiệu lực của kế hoạch cũng khác nhau.

- Các quan hệ hàng hóa tiền tệ ở các nước XHCN ở thời kỳ này bị coi nhẹ hoặc bị phủ nhận. Nền kinh tế mang tính chất trao đổi hiện vật trực tiếp; hạch toán kinh tế được thực hiện, nhưng mang tính chất hình thức. Và nhìn chung đó là mô hình quản lý kinh tế theo chế độ tập trung quan liêu bao cấp được thực hiện một cách phổ biến ở các nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

4.3. Kinh tế các nước Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ từ 1961 - 1991

4.3.1. Cải cách kinh tế

- Cuộc cải cách kinh tế là quá trình cải tiến toàn diện những hình thức và phương pháp quản lý kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

- Nội dung cơ bản của cuộc cải cách kinh tế ở các nước XHCN châu Âu:

+ Cải tiến hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo xu hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa và liên hợp hóa. Trong quản lý kinh tế, quyền dân củ đã được mở rộng các đơn vị cơ sở ngày càng đợc giao thêm nhiều quyền hạn gắn liền với hoạt động kinh doanh của họ và chịu trách nhiệm vật chất về các quyết định và hoạt động của mình.

Các cơ quan trung ương ngày càng được tập trung vào việc thực hiện chức năng hoạch định chiến lược phát triển, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chiến lược đó. Kết hợp quản theo ngành và vùng lãnh thổ cũng là một nội dung quan trọng của việc cải tiến hệ thống tổ chức quản lý kinh tế, xuất phát từ yêu cầu của sự phân công lao động theo ngành và vùng lãng thổ. Với nguyên tắc này, các xí nghiệp phải chịu sự chỉ đạo song trùng vừa theo bộ chuyên ngành, vừa theo địa phương.

+ Cải tiến chế độ kế hoạch hóa: đây là nội dung cơ bản nhất của cuộc cải cách kinh tế. Việc phối hợp giữa các loại kế hoạch: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cũng đã được thực hiện. Kế hoạch triển vọng được coi trọng hơn. Vai trò hợp đồng kinh tế đã được đề cao hơn. Nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Đồng thời, các nước XHCN đã chí ý nâng cao tính khoa học của các kế hoạch, trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật.

+ Tăng cường sử dụng các đòn bẩy kinh tế các phạm trù giá trị như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng, tisn dụng… để quản lý nền kinh tế. Việc vận dụng quy luật giá trị cũng đã được chú trọng hơn, chống cả 2 xu hướng cực đoan phủ nhận hoặc khuất phục trước quy luật giá trị. Các nước XHCN còn đề ra tinh thần kết hợp các lợi ích tỏng quản lý kinh tế, theo một phương châm cái gì có lợi cho Nhà nước thì cũng phải có lợi cho tập thể và cá nhân.

Cuộc cải cách kinh tế cũng đã đem lại những kết quả nhất định như góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động, xóa dần sự cách biệt giữa hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, giữa thành trị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay.

Tuy nhiên, kết quả thu được trong cuộc cải cách kinh tế lần này mới chỉ là bước đầu, còn rất hạn chế, không đạt đợc như kết quả mong muốn, trên thực tế ở nhiều nơi vẫn chưa thoát ra khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây.

4.3.2. Phát triển kinh tế

- Trong giai đoạn này các nước trong hệ thống XHCN phát triển kinh tế theo xu hướng như: nâng cao trình độ điện khí hóa trong các ngành kinh tế quốc dân, sử dụng rộng rãi năng lượng điện nguyên tử, cơ khí hóa toàn bộ và tự động hóa sản xuất, tăng cường trình độ hóa học hóa nền kinh tế quốc dân, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, chuyển nông nghiệp sang phương pháp sản xuất công nghiệp, làm cho nông nghiệp và công nghiệp gắn bó với nhau, thành lập các liên hiệp nông - công nghiệp hay các liên hiệp công - nông nghiệp.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước XHCN

(Đơn vị: %)



1961-1965

1966-1970

1971-1975

1976-1980

1981-1985

Bungari

6,7

8,8

7,8

6,1

3,7

Ba Lan

6,2

6,0

9,8

1,2

-0,8

CHDC Đức

3,5

5,2

5,4

4.,1

4,5

Hunggari

4,1

6,8

6,5

2,8

1,3

Rumani

9,1

7,7

11,4

7,0

4,4

Liên Xô

6,5

7,8

5,7

4,3

3,5

Tiệp Khắc

4,9

6,9

5,5

3,7

1,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 9

Trong thời kỳ từ năm 1971 – 1985 thu nhập quốc dân tăng 2 lần và sản lượng công nghiệp tăng 2,2 lần, gấp 1,5 lần mức tăng của các nước tư bản phát triển.

Đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước rò rệt; nạn thất nghiệp đã căn bản bị xóa bỏ; phúc lợi của nhân dân ngày càng tăng; sự nghiệp y tế, giáo dục được phát triển mạnh mẽ…

Tuy nhiên, từ những năm 1970 trở đi, nền kinh tế của các nước XHCN dần lâm và tình trạng khó khăn,trì trệ tình trạng này kéo dài đến cuối năm 1989 thì các nước lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn không thể chối cãi được. Trong vòng 1/2 thế kỷ các nước XHCN đã đi được một chặng đường mà chủ nghĩa tư bản đã phải đi hàng thế kỷ.

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nền kinh tế XHCN cũng đã có không ít sai lầm khuyết điểm. Làm kỳm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và làm ảnh hưởng đến việc cải thiện đời sống nhân dân.

- Các nước XHCN đang đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải tổ, cải cách hoặc đổi mới, hoặc sửa sai, để khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn. Nhưng công cuộc cải tổ, cải cách ở các nước Đông Âu và Liên Xô có một số chủ trương không đúng, hình thức, phương pháp và bước đi không phù hợp, nên dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước này vào cuối thập 80, đầu thập kỷ 90.

4.4. Kinh tế các nước Xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ 1991 đến nay

Các nước xã hội chủ nghĩa sau khi hoàn thành nhiệm vụ kinh tế của cách mạng dân tộc dân chủ đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa để xác lập mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung và tiến hành công công nghiệp hóa nền kinh tế. Thực tế các nước này đã thu được một số thành tựu kinh tế nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéo dài cùng những định hướng không phù hợp trong công nghiệp hóa đã dẫn đến những sự trì trệ trong phát triển. Để khắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022