Đặc Điểm Kinh Tế Nước Nga Trước Cách Mạng Tháng Mười (1917)

phục những hạn chế này, các nước Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác đã lần lược tiến hành, đổi mới theo hướng:

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

+ Về sở hữu tư liệu sản xuất: được coi là vấn đề then chốt, thực hiện đa dạng hóa quyền sở hữu, thực hiện cổ phấn hóa và tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

+Về cơ cấu kinh tế: cải tổ kinh tế theo hướng phi quân sự hóa, nâng cao khả năng sản xuất hàng tiêu dùng, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về cơ cấu quản lý kinh tế: từ bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước.

- Cải cách mở cửa: Chủ trương mở cửa nền kinh tế, hòa nhập với kinh tế thế giới, chuyển hướng thương mại, thiên về thị trường Mỹ và Tây Âu...

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày quá trình cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới của các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1917 đến giữa thập kỷ 1960.

2. Trình bày đặc điểm cơ chế kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1917 đến giữa thập kỷ 1960.

3. Tại sao các nước XHCH thực hiện cải cách kinh tế với nhiều biện pháp “sốc” những năm 1980 đến giữa thập kỷ 1990?

4. Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách kinh tế của các nước XHCN những năm 1980 đến giữa thập kỷ 1990.

5. Trình bày những hạn chế cơ bản của công cuộc cải cách kinh tế của các nước XHCN những năm 1980 đến giữa thập kỷ 1990.

6. Trình bày quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các nước XHCN từ năm 1991 đến giai đoạn nay.

7. Tại sao nhiều nước trong hệ thống XHCN chuyển đổi, cải cách nền kinh tế?

8. Xu hướng đổi mới kinh tế cơ bản của các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay như thế nào?

9. So sách đặc điểm kinh tế cơ bản của kinh tế các nước chủ nghĩa xã hội trước và sau cải cách.

10. Tại sao trong giai đoạn hiện nay, vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế vẫn đóng vai trò quan trọng ?

CHƯƠNG 5. KINH TẾ LIÊN XÔ (cũ)

5.1. Đặc điểm kinh tế nước Nga trước cách mạng tháng Mười (1917)

5.1.1. Nước Nga phong kiến từ thế kỷ VI đến đầu thể kỷ XIX

Quan hệ sản xuất phong kiến ở nước Nga đã hình thành vào thế kỷ VI mới đến giai đoạn phong kiến tập quyền, đạt đến giai đoạn cực thịnh vào thế kỷ X và XI. Chế độ phong kiến ở Nga có đặc điểm là chế độ phong kiến nông nô.

Đến thế kỷ XVII công trường thủ công đã khá phát triển, nhưng công trường thủ công đúc tiền chậm hơn ở Tây Âu, dựa trên cơ sở lao động của nông nô và dưới hình thức gia công tại nhà.

Thế kỷ XVIII và XIX các ngành nghề thủ công và thương nghiệp phát triển mạnh và xuất hiện nhiều công trường thủ công tư bản chủ nghĩa.

Để thích ứng với yêu cầu mới của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, tháng 12 năm 1861, Sa hoàng Nga đã chủ trương tiến hành cuộc cải cách nông nô, với nội dung chủ yếu là xóa bỏ sự lệ thuộc của nông dân vào địa chủ, chia ruộng đất cho nông dân và xác định tiền thuế phải nộp. Cuộc cải cách này mạng tính chất một cuộc cách mạng tư sản và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga.

5.1.2. Nước Nga tư bản chủ nghĩa (1861 – 1913)

Được tiến hành từ thời kỳ nông nô và kết thúc vào thời gian sau cuộc cải cách. Việc xây dựng đường sắt được phát triển mạnh: năm 1839 đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Uran, đến năm 1890 đã có 29.000 km, trong công nghiệp Nga đã phát triển có tính chất chu kỳ.

Cuối thế kỷ XIX những tổ chức độc quyền bắt đầu được hình thành ở Nga và đến đầu thế kỷ XX nước Nga thực sự bước sang chủ nghĩa đế quốc như các nước tư bản khác, nhưng còn mạng nặng quan hệ sản xuất tiền tư bản.

Đế quốc Nga mang tính chất đế quốc phong kiến quân sự. Hình thức độc quyền chủ yếu là xanhđica và có quan hệ chặt chẽ với các cơ sở kinh tế của nhà vua. Nước Nga là đối tượng để tư bản phương Tây đầu tư. Điều đó nói lên nước Nga tuy bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng vẫn là tư bản loại yếu, lệ thuộc vào tư bản phương Tây.

5.2. Kinh tế Liên Xô thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1918 -1955)

5.2.1. Những cải cách sau cách mạng tháng 10

- Quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất của địa chủ, nhà tu và nhà thờ, giữ lại một phần làm nông trường quốc doanh, còn một phần lớn đem chia cho nông dân sử dụng. Sắc lệnh về quốc hữu hóa ruộng đất được ban hành ngày 8/11/1917, đánh dấu giai đoạn kết thúc cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Nga, mở đầu cho quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Thực hiện chế độ kiểm soát của công nhân: sắc lệnh này được ban hành ngày 14 tháng 11 năm 1917, từ đó đến cuối tháng 11 năm 1917 ở tất cả các xí nghiệp lớn và vừa trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính quan trọng nhất đều thành lập các Uỷ ban kiểm soát của công nhân. Đó là biện pháp quá độ để công nhân làm quen với việc quản lý xí nghiệp, ngăn chặn những hành vi phá hoại của tư sản.

- Quốc hữu hóa đối với đường sắt, hầm mỏ, ngoại thương, bưu điện, ngân hàng lớn và công nghiệp. Từ tháng 11 năm 1917 đến tháng 10 năm 1918 tất cả đã có 3.668 xí nghiệp đã vào tay nhân dân lao động. Các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp, giao thông bưu điện đã quốc hữu hóa, được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng kinh tế tối cao.

- Thực hiện kế hoạch tiến quân vào cách mạng xã hội chủ nghĩa: đầu năm 1918 Lênin đã đề ra kế hoạch khôi phục lại nền kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế trong thời gian trước mắt-kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng đến cuối năm 1918, kế hoạch đó phải hoãn lại vì có nội chiến.

5.2.2. Thời kỳ nội chiến (1918 - 1920)

Trong giai đoạn này nước Nga thực hiện chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” với những nội dung cơ bản:

- Trưng thu lương thực thực thừa của nông dân, Nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

- Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm không những đối với đại công nghiệp mà cả trung và tiểu công nghiệp.

- Quốc hữu hóa cả những xí nghiệp vừa và nhỏ, có từ 5 công nhân trở lên và 10 công nhân trở lên nếu không có động cơ.

- Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm ở trên thị trường, nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng, xóa bỏ ngân hàng Nhà nước.

- Đặt chế độ lao động cưỡng bức với nguyên tắc: “ không làm thì không ăn”.

Nhờ thực hiện chính sách “kinh tế cộng sản thời chiến” mà Nhà nước Xô viết mới có lương thực để cung cấp cho quân đội và nhân dân, đảm bảo đánh thắng thù trong giặc ngoài. Khi đánh giá về chính sách đó, Lênin đã nói “Trong điền kiện chiến tranh mà chúng ta đã lâm vào thì về cơ bản chính sách đó là đúng”.

Đồng thời, trong thời gian này khí thế lao động của quần chúng được lên cao “Ngày thứ bảy lao động Cộng sản chủ nghĩa” được thực hiện trên toàn nước Nga. Đó là sáng kiến vĩ đại của công nhân đường sắt và sau đó được công nhân, người lao động trong cả nước hưởng ứng.

Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến hoàn toàn không phải là một giai đoạn tất yếu trong chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là chính sách tạm thời .

5.2.3. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1921 – 1925)

Hoàn cảnh lịch sử: Nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng: sản lượng lương thực năm 1920 chỉ bằng 1/2 so với năm 1913 – nạn đói xảy ra khắp nơi; đại công nghiệp bằng 1/7; giao thông vận tải tê liệt…

- Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến không còn phù hợp, đặc biệt chính sách trưng thu lương thực thừa đã gây bất bình đối với nông dân, một số cuộc bạo loạn đã nổ ra, nguy cơ liên minh công - nông tan vỡ

- Trước tình hình đó, Lênin đã đưa ra Chính sách kinh tế mới NEP nhằm khôi phục kinh tế nước Nga.

Nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP):

- Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực

- Cho phép tư nhân thuê hoặc mua lại các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ

- Cho phép trao đổi buôn bán, cải cách tiền tệ

- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh

- Kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh

Ý nghĩa

- Chính sach kinh tế mới của Lênin đã có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn là thúc đẩy quá trình khôi phục nhanh chóng, đồng thời củng cố khối liên minh công nông và tạo cơ sở cho sự ra đời của Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết ra đời (30.12.1922)

- Ý nghĩa lý luận: chính sách NEP của Lênin đã đưa ra nhiều kinh nghiệm và lý luận thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế sau này, đặc biệt là đối với các nước thuộc khối XHCN.

5.2.4 Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

* Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Cải tạo xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể

- Thực chất là chuyển biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể).

Nội dung:

- Nông nghiệp: Thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào làm ăn tập thể bằng việc xây dựng các nông trang tập thể.

- Công thương nghiệp: nhà nước tịch thu các cơ sở kinh tế của tư bản tư nhân và biến thành các xí nghiệp quốc doanh.

Kết quả: Năm 1937 hoàn thành, nền kinh tế trở nên thuần nhất chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.

* Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

- Liên Xô đã đưa ra khái niệm công nghiệp hóa là: “Quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy…” . Nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN ở Liên Xô được đề ra tại đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô (12 - 1925).

- Tiến trình thực hiện:

+ Bước thứ nhất: Bước chuẩn bị hay còn gọi là bước lấy đà, chủ yếu cải tạo lại các xí nghiệp cũ và xây dựng mới các xí nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 1927 nền công nghiệp Xô viết đã vượt xa nước Nga trước cách mạng.

+ Bước thứ hai: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là bước triển khai có ý nghĩa quyết định. Liên Xô đã xây dựng được một nền công nghiệp nặng to lớn với kỹ thuật tiên tiến, đã đưa vào sản xuất 1.500 xí nghiệp công nghiệp mới, chủ yếu là xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại, đã cho ra đời những ngành mới của đất nước như sản xuất máy kéo, máy lien hợp, ô tô, máy bay, máy công cụ, tơ nhân tạo và chất dẻo.

+ Bước thứ ba: Kế hoạch 5 năm lần thứ hai là bước hoàn thành việc trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Đặc điểm ông nghiệp hoá ở Liên Xô:

+ Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu.

+ Nguồn vốn cho công nghiệp hoá hoàn toàn dựa vào tích luỹ trong nước.

+ Tiến hành một cách có kế hoạch và được chỉ đạo theo kế hoạch thống nhất, tập trung cao độ.

+ Tác động trực tiếp đến nông nghiệp: cung cấp máy móc để thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp.

+ Diễn ra với tốc độ nhanh và hoàn thành trong thời gian ngắn.

+ Trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân rất quan trọng cần được nhấn mạnh là có sự nỗ lực chủ quan của nhân dân Liên Xô trong quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở các phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được phát triển mạnh mẽ khắp đất nước Liên Xô.

Đến năm 1937 Liên Xô đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đã từ một nước đứng thứ 5 thế giới trở thành thứ hai thế giới, đứng đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp- trở thành một cường quốc công nghiệp.

Sau đó Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba để phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành luyện kim có chất lượng cao, hóa chất, xây

dựng các xí nghiệp mới ở Uran và vùng phía Đông Liên Xô. Nhưng kế hoạch này chỉ được thực hiện trong 3 năm rưỡi.

5.2.5. Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941– 1945)

Trong giai đoạn Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế:

- Khôi phục công nghiệp: đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng. Sản lượng công nghiệp năm 1950 tăng 75% so với năm 1940, đã xây dựng được 6.000 xí nghiệp mới trong nhiều lĩnh vực.

- Khôi phục nông nghiệp: đến năm 1950 diện tích và sản lượng đạt được mức trước chiến tranh. Riêng đàn gia súc chưa khôi phục lại được, vì ngành chăn nuôi bị thiệt hại quá lớn trong những năm chiến tranh.

- Giao thông vận tải: được khôi phục ngang mức trước chiến tranh, về kỹ thuật được cải tiến hơn, nhiều tuyến đường được điện khí hóa, ngành vận tải đường ống được bắt đầu ra đời và nhanh chóng mở rộng.

- Thương nghiệp và tiền tệ: mạng lưới thương nghiệp được mở rộng hơn nhiều so với trước chiến tranh, hệ thống tem phiếu được bãi bỏ. Mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên Xô được bước sang thời kỳ mới hình thành mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong khối SEV.

5.2.6. Thời kỳ hoàn thiện chủ nghĩa xã hội (1951 – 1955)

Sau khi Liên Xô hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế, đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951-1955) hoàn thiện công cuộc của kế hoạch này là phát triển mạnh mẽ hơn nữa mọi ngành kinh tế quốc dân, nâng cao hơn nữa phúc lợi vật chất và văn hóa của nhân dân.

Công nghiệp nặng vẫn được phát triển mạnh. Năm 1954 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng.

Nông nghiệp đã khắc phục một bước quan trọng hiện tượng trì trệ trong thời kỳ công nghiệp hóa. Liên Xô đã nêu rò nguyên nhân của sự trì trệ đó là do: trong những năm công nghiệp hóa vốn tập trung vào công nghiệp nặng quá lớn, trong chiến tranh, nông nghiệp Liên Xô, đặc biệt ở miền Tây bị phá hoại nặng nề và công tác quản lý có nhiều thiếu xót. Nhà nước Xô viết đã tập trung thực hiện hàng loạt các biện pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp: hệ thống phục vụ về vật chất và kỹ thuật cho các nông trang tập thể và chế độ thu mua nông phẩm được cải tổ về căn bản.

5.3. Kinh tế liên xô thời kỳ củng cố và hoàn thiện CNXH (1956 – 1990)

5.3.1. Đặc điểm kinh tế Liên Xô giai đoạn 1956 - 1975

* Cải tiến hệ thống tổ chức quản lý kinh tế và cải cách kinh tế:

- Tổ chức lại hệ thống quản lý theo nguyên tắc ngành, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng lãnh thổ, mở rộng quyền hạn và tính độ lập kinh doanh của các xí

nghiệp và liên hợp sản xuất trên cơ sở thực hiện hạch toán kinh tế đầy đủ, quy định quan hệ hợp tác giữa các ngành các cấp, xác định ba cấp quản lý: bộ, liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp.

- Cải tiến sự lãnh đạo tập trung theo kế hoạch, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa, đổi mới hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh để kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, xác định mối quan hệ giữa kế hoạch triển vộng và kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn.

- Tăng trưởng các phương pháp kinh tế trong quản lý và vai trò các đòn bẩy kinh tế nhằn khuyến khích người lao động, các xí nghiệp sản xuất quan tâm đến việc phát huy khả năng tiềm tang của mình để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Cuộc cải cách kinh tế lần này cũng có tác dụng nhất định. Thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật, tăng cường nhịp độ phát triển kinh tế, nhưng những kết quả đạt được không như mong muốn vì nó vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cơ chế kinh tế đã lỗi thời của thời kỳ phát triển chủ yếu theo chiều rộng với lối tư duy kinh tế đã cũ mòn và tính tập trung quan lieu bao cấp còn có đất tồn tại.

* Phát triển các ngành kinh tế:

- Công nghiệp được tiếp tục phát triển theo hướng hoàn thiện kỹ thuật, tiếp tục thực hiện kế hoạch điện khí hóa, cơ khí hoám tự động hóa và hóa học hóa. Năm 1975 so với năm 1940 giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăn lên 17 lần và trong thời gian từ 1961 đến 1975 đạt nhịp độ phát triển hàng năm khoảng 8%, trong đó các ngành công nghiệp nặng hiện đại tiếp tục phát triển nhanh.

Bảng 5.1. Kết quả sản xuất một số ngành công nghiệp ở Liên Xô giai đoạn 1940 - 1975

Ngành

1940

1965

1970

1975

Điện (tỷ kwh)

48,6

507,0

741,0

1,039,000

Dầu và hơi đốt (triệu tấn)

31,1

243,0

253,0

491,0

Than (triệu tấn)

166,0

578,0

624,0

701,0

Thép (triệu tấn)

18,3

91,0

116,0

141,0

Quặng sắt ( triệu tấn)

29,0

153,0

197,0

253,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 10


- Nông nghiệp cũng có một bước phát triển mạnh mẽ, sản lượng trung bình hàng năn về ngũ cốc, thịt, bông, sữa đều tăng.

Bảng 5.2. Kết quả sản xuất một số ngành nông nghiệp ở Liên Xô giai đoạn 1961 - 1975

Sản phẩm

1961 – 1965

1966 - 1970

1971 - 1975

Ngũ cốc (triệu tấn)

Thịt (triệu tấn)

130,2

9,3

167,5

11,6

180,0

14,1

64,7

5,0

80,5

6,1

87,5

87,5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022