Tỷ Trọng Các Ngành Kinh Tế Trong Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Một Số Nước Asean

nghiệp, từ những năm 80, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là ngành kinh tế dịch vụ được coi là khu kinh tế thứ ba chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 7.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội một số nước ASEAN

(đơn vị %)


Nước

1970

1980

1993

1970

1980

1993

1970

1980

1993

Inđônêxia

40,6

24,4

17,6

20,9

41,3

40,2

33,1

34,3

40,4

Thái Lan

28,8

25,6

22,8

29,4

36,2

34,3

41,8

38,3

42,9

Philippin

30,2

20,6

14,2

25,7

30,8

35,3

44,1

48,6

50,1

Malaixia

32,0

22,9

15,8

24,7

35,8

44,2

43,3

41,3

40,0

Xingapo

2,3

1,1

0,2

18,9

38,6

36,4

67,9

60,0

63,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 15

Riêng Thái Lan số liệu ở cột năm 1993 chưa sưu tầm được nên thay bằng năm 1990.

Nhìn chung trong hơn hai thập kỷ qua với chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, đa dạng hóa thương mại, thực hiện mở cửa rộng rãi, thu hút đầu tư nước ngoài...vv, các nước ASEAN đã đạt được kết quả đáng kể trong lĩnh vực đối ngoại, giải quyết vấn đề lương thực. Tuy nhiên, nền kinh tế các nước này vẫn đang trong tình trạng không ổn định do những nhân tố bên trong, bên ngoài và những vấn đề kinh tế xã hội gay gắt.

* Những trở ngại trên con đường phát triển:

Những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt và trở ngại trên con đường phát triển kinh tế của các nước ASEAN thể hiện chủ yếu trên mấy nét sau đây:

- Nền kinh tế thị trường về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của thế giới tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế tăng trưởng trong sự chi phối, kiểm soát của các công ty tư bản độc quyền nước ngoài.

Bằng các biện pháp kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới các công ty độc quyền nước ngoài đã kiểm soát và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt của hầu hết các nước ASEAN đã thực hiện chính sách “mở cửa” rộng rãi, thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 1979, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài lên tới 9 tỷ đô la chiếm 45% tổng số vốn đầu tư công nghiệp của các nước này và tập trung chủ yếu trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn. Phần lớn các công ty hỗn hợp đều phải phải phụ thuộc vào nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Như trường hợp Indônêxia, trong tổng số 1.216 công trình năm 1979, có 756 công trình có vốn hỗn hợp, trong đó tư bản Mỹ - Nhật chiếm khoảng 80 - 85% tổng số vốn. Về thực chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế các nước ASEAN.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng đa dạng hóa thương mại và thị trường, các nước ASEAN vẫn phải phụ thuộc nặng nề vào thị trường một số ít nước tư bản phát triển nhất. Quan hệ thương mại của các nước ASEAN càng phát triển thì sự lệ thuộc đó

càng tăng lên. Năm 1978, Mỹ chiếm 17,7% trong nền mậu dịch của ASEAN, trong khi đó ASEAN chỉ chiếm 4% trong thị trường mậu dịch của Mỹ. EEC chiếm 14,3% trong nền mậu dịch của ASEAN, còn ASEAN chỉ chiếm 1,1% trong nền mậu dịch của EEC. Phần của Nhật chiếm 24,9% trong nền mậu dịch của ASEAN, trong khi ASEAN chiếm 10,5% trong nền mậu dịch của Nhật. Bạn hàng đối với mỗi nước ASEAN chủ yếu tập trung vào một số ít nước, trong đó thông thường có một nước giữ vai trò chi phối càng làm cho tinh thần bấp bênh, lệ thuộc tăng lên. Nhiều nhà kinh tế phương tây cho rằng sự phụ thuộc về mậu dịch đối với ASEAN có nghĩa là bị gò bó trong phát triển kinh tế, rằng họ bị lệ thuộc vào hệ thống quốc tế đến mức không hoặc hầu như không kiểm soát được tác động của nó nữa.

Trong hệ thống phân công lao động quốc tế, các nước ASEAN vẫn trong tình trạng chuyên sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu nông lâm sản và phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường một số ít nước tư bản phát triển về thiết bị công nghiệp, vận tải, ôtô, hóa chất, sản phẩm dầu lửa và một phần lớn hàng tiêu dùng,

- Tuy đã có những phát triển mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ qua, nền kinh tế một số nước ASEAN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu mất cân đối.

Tình trạng lạc hậu của nền kinh tế một số nước này thể hiện rò nét nhất trong nông nghiệp và trong cơ cấu xuất - nhập khẩu. Bên cạnh các trung tâm công nghiệp - dịch vụ và các đô thị sầm uất, khu vực nông nghiệp vẫn chiếm đại bộ phận lao động với tập quán canh tác lạc hậu của nền sản xuất nhỏ, phân tán. Nguồn xuất khẩu chủ yếu của Nhà nước vẫn là nguyên liệu, nông lâm sản. Chẳng hạn, hàng xuất khẩu chính của Thái Lan vẫn là lúa gạo, cao su, ngô, sắn, đay, thuốc lá, thiếc; hàng nhập chủ yếu là dầu lửa và sản phẩm công nghiệp. Năm 1979, Malaixia xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, nguyên liệu bán thành phẩm chiếm 36,9%.

Trong cơ cấu công, nông nghiệp, phần công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến tăng lên. Nhưng ngay bản thân ngành công nghiệp chế biến vẫn đang chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông - lâm sản.

- Các nước ASEAN đang đứng trước những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt cán cân thương mại và thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị xã hội chưa ổn định.

Thiếu hụt trong cán cân thương mại 5 nước ASEAN (trừ Brunay) từ 1268 triệu đô la năm 1968 lên 3.021 triệu đô la năm 1975. Ở một số nước, tình trạng này đang có xu hưởng tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước này như nguyên liệu, nông lâm sản có giá cả không ổn định trên thị trường thế giới. Do vậy, điều kiện thương mại của ASEAN không ngừng giảm sút.

Do tác động của lạm phát và khủng hoảng năng lượng khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều nước công nghiệp phát triển đã thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch và giảm nhập khẩu.

Do sự khống chế thao túng thị trường các nước ASEAN và thị trường thế giới của các công ty độc quyền, chính sách buôn bán bất bình đẳng, thực hiện giá cả độc quyền của các công ty xuyên quốc gia đối với các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN.

Nợ nước ngoài ngày càng tăng là một gánh nặng đối với nền kinh tế các nước ASEAN. Năm 1988, nợ nước ngoài của Inđônêxia là 42 tỷ đôla, của Philipin: 28 tỷ đô la, Malaixia 21 tỷ đô la, Thái lan 18 tỷ đô la, Brunây: 0,25 tỷ đô la, Inđônêxia và Philipin nằm trong số những nước mắc nợ nhiều nhất. Số tiền phải trả cho vay nợ năm 1984 của Inđônêxia là 8,9 tỷ đô la, Philipin là 9,3 tỷ đô la.

Lương thực vẫn đang là vấn đề gay gắt. Mặc dù đã có bước phát triển đáng kể trong sản xuất lương thực, nhưng nhiều nước ASEAN (trừ Thái Lan và Philipin) vẫn phải nhập khẩu lương thực.

Trong các nước ASEAN, sự phân hóa giai cấp ngày càng gay gắt nạn thất nghiệp tăng, tình hình chính trị, xã hội không ổn định.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế các nước ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh. Nhiều nhà kinh tế dự toán rằng Đông Nam Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung là khu vực phát triển năng động nhất của thế giới vào đầu thế kỷ

XXI. Tuy nhiên, các nước này đang phải tiếp tục giải quyết các mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt và trong điều kiện cạnh tranh kinh tế khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế các nước ASEAN đang đứng trước những thách thức to lớn để tiếp tục tăng trưởng nhanh.

7.2.4. Một số kinh nghiệm của ASEAN

- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững.

- Nền kinh tế hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, công -nghệ và thị trường bên ngoài.

- Nhiều nước ASEAN đang đứng trước những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt: cán cân thương mại và thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị - xã hội chưa ổn định.

- Sự suy giảm tài nguyên và tình trạng mất cân bằng sinh thái.

- Với trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất, việc thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực theo tầm nhìn ASEAN 2020 đang là một thách thức to lớn.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu của các nước ASEAN trong giai đoạn 1950 - 1960. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiêm cứu vấn đề này là gì?

2. Trình bày chiến lược phát triển công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu của các nước ASEAN trong giai đoạn 1965 đến những năm đầu thập kỷ 1990. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiêm cứu vấn đề này là gì?

3. So sánh chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu và chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu của các nước ASEAN.

4. Trình bày nguyên nhân những điều chỉnh kinh tế của các nước ASEAN từ cuối những năm 1980. Bài học kinh nghiệm của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

5. Trình bày nội dung điều chỉnh kinh tế của các nước ASEAN từ cuối những năm 1980. Bài học kinh nghiệm của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

6. Phân tích những hạn chế trong phát triển kinh tế của các nước ASEAN.

7. Bài học kinh nghiệm từ việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế của các nước ASEAN đối với Việt Nam hiện nay là gì?

CHƯƠNG 8. KINH TẾ VIỆT NAM

8.1. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến

8.1.1.Kinh tế Việt Nam thời kỳ tiền phong kiến

* Kinh tế thời nguyên thủy:

Thời kỳ nguyên thủy, lịch sử còn gọi là thời kỳ đồ đá. Căn cứ vào loài hình công cụ lao động và phương thức sinh hoạt của người nguyên thủy, khảo cổ học chia thời kỳ đồ đá thành ba giai đoạn: Đá cũ, đá giữa và đá mới.

- Giai đoạn đá cũ ở Việt Nam cách đây 30 vạn năm. Tại vùng núi Đọ (Thanh Hóa) con người nguyên thủy Việt Nam đã xuất hiện. Trong buổi bình minh của lịch sử, người nguyên thủy sống thành từng bầy, hái lượm những thức ăn có sẵn trong tự nhiên để sinh sống. Đất đai đúng nghĩa là kho lương thực nguyên thủy của con người.

- Bước vào giai đoạn đá giữa, kỹ thuật chế tác đá cơ bản vẫn là ghè đẽo. Những công cụ lao động tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Hòa Bình so với công cụ núi Đọ thuộc giai đoạn đá cũ đã có sự phong phú hơn về số lượng và loại hình. Với những công cụ được ghè đẽo một mặt, còn một mặt giữ nguyên được coi là đặc trưng riêng của văn hóa Hòa Bình.

- Giai đoạn đá mới ở Việt Nam cách đây 5 ngàn năm, với nền văn hóa Bắc Sơn

… đây là giai đoạn đá phát triển toàn diện, với sự đa dạng về loại hình công cụ đá. Giai đoạn đá mới ghi nhận những biến chuyển quan trọng trong đời sống con người. Con người dần chấm dứt cuộc sống lang thang, ăn lông ở lỗ để tiến tới định cư. Trồng trọt đã trở thành nguồn sống quan trọng của con người. khi con người sống định cư là điều kiện thuận lợi để chung sức lao động để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Nhìn chung, vào giai đoạn đá mới, hoạt động sinh hoạt và kinh tế của người nguyên thủy vẫn mang tính cộng đồng trong các tổ chức thị tộc, bộ lạc. Nhưng tới cuối chế độ công xã nguyên thủy, khi công xã nông thôn và gia đình phụ hệ cá thể xuất hiện, đã dẫn tới sự tan rã của quan hệ cộng đồng nguyên thủy.

Với các công xã nông thôn, sự phân hóa tài sản đã bắt đầu xuất hiện. Ruộng đất, nguồn nước vẫn thuộc quyền sở hữu công xã, nhưng có những cái đã thuộc về gia đình phụ hệ cá thể như nhà cửa, đồ dùng trong nhà, nông cụ. Để sinh sống, các gia đình nhận ruộng của công xã canh tác riêng, thu hoạch riêng. Bên cạnh hoạt động mang tính chất gia đình, các thành viên công xã phải tham gia lao động tập thể cho công xã như xây dựng công trình thủy lợi. Như vậy, tính chất cá nhân của sức sản xuất là nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Nó báo hiệu quan hệ cộng đồng nguyên thủy đi vào giai đoạn tan rã.

Thời kỳ nguyên thủy kéo dài vài chục vạn năm, lịch sử xã hội nguyên thủy phát triển chậm chạp nhưng vẫn theo xu thế đi lên. Kinh tế nguyên thủy ở nước ta chủ yếu là kinh tế hái lượm và trồng trọt. Nó diễn ra trong phạm vi hẹp, mang tính chất tự

nhiên, tự cấp, tự túc. Ở đó con người trao đổi với thiên nhiên nhiêu hơn trao đổi với xã hội. Tình trạng này khiến phân công lao động xã hội diễn ra yếu ớt chậm chạp, kinh tế hàng hóa không có điều kiện phát sinh.

* Kinh tế thời kỳ bắt đầu dựng nước

Thời kỳ mở đầu dựng nước ở Việt Nam cách đây khoảng 4 nghìn năm lịch sử, từ khi kỹ thuật luyện kim xuất hiện. Thời kỳ này gồm hai giai đoạn: Văn Lang và Âu Lạc, mà lịch sử gọi chung là thời đại Hùng Vương. Nhìn lại lịch sử nhân loại, khi kỹ thuật luyện kim xuất hiện sự có mặt của các loại công cụ, nông cụ bằng kim loại trong hoạt động kinh tế của con người là một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất, góp phần quyết định làm thay đổi nhưng quan hệ kinh tế xã hội. Thời đại Hùng Vương, vào giai đoạn nước Văn Lang, tổ chức xã hội lúc đầu dưới hình thức liên minh bộ lạc mà thủ lĩnh đứng đầu là Hùng Vương. Khi đồ đồng phát triển cực thịnh, xã hội Văn Lang đã xuất hiện bóng dáng của nhà nước đầu tiên. Tổ chức xã hội trên có vua Hùng, rồi tới hạc hầu, lạc tướng và dưới là lạc dân tầng lớp cơ bản trong xã hội. Ngoài ra, trong xã hội còn một số lượng nhất định những nô tì, họ phục vụ trong các gia đình quyền quý.

Trong xã hội Văn Lang, quan hệ kinh tế cũng có sự thay đổi. Sử cũ ghi lại “lạc dân khẩn ruộng, lạc hầu ăn ruộng”. Như vậy, lạc hầu là người đã chiếm một phần sản phẩm của lạc dân. Quan hệ kinh tế bất bình đẳng đã xuất hiện, kéo theo sự phân hóa trong xã hội. Ở khu mộ táng thuộc huyện Thiệu Dương (Thanh Hóa), có ngôi mộ có 36 hiện vật bằng đồng, trong khi ấy có ngôi mộ chỉ có ít đồ gốm sơ sài. Căn cứ vào số lượng và chất lượng đồ tùy táng, người ta có thể đánh giá được kẻ giàu người nghèo trong xã hội.

Thời đại Hùng Vương khi bước sang giai đoạn nước Âu Lạc, về phương diện Nhà nước và tổ chức xã hội có những thay đổi lớn so với giai đoạn nước Văn Lang. Theo sách “Giao châu ngoại vực kí” thì đội quân của nhà nước Âu Lạc lên tới 3 vạn người. Với thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) cũng là một minh chứng về phân hóa giai cấp và tổ chức xã hội. Thành Cổ Loa, với 3 vòng thành, ở đó có sự phân định rạch ròi chỗ ở, nơi đóng quân của vua, quan, lính. Điều đó thể hiện sự phân hóa trong xã hội đã khá rò nét và Nhà nước của An Dương Vương được tổ chức khá chặt chẽ.

Trong lịch sử Việt Nam, sự lớn mạnh của Nhà nước Âu Lạc có nguyên nhân khách quan từ sự xâm lăng của phong kiến Trung Quốc, nhưng mặt khác nó còn là sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đã phát triển tới mức độ nhất định.

Sự phát triển của Nhà nước kéo theo những thay đổi trong quan hệ kinh tế xã hội. Trong xã hội Âu Lạc, ruộng đất thuộc Quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Do vậy, người dân cày cấy ruộng công phải chịu các nghĩa vụ với Nhà nước, như đóng góp sản

phẩm, đi lai dịch, binh dịch. Chính sự phân hóa xã hội khiến cho số nô tì thời Âu Lạc nhiều hơn thời Văn Lang.

Cùng với những biến đổi trong quan hệ kinh tế xã hội, khi bước vào thời kỳ dựng nước, việc xuất hiện các công cụ bằng kim loại thực sự là một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất. Đây là thời kỳ trung tâm kinh tế đã dời về vùng đồng bằng dọc lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Cầu, sông Mã. Người dân đã sinh sống định cư thành làng xã, bên cạnh quan hệ huyết thống là quan hệ láng giềng. Do con người định cư, nên có điều kiện tập trung phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Với trồng trọt, bên cạnh việc trồng cây lương thực con người còn trồng các loại cây thực phẩm, hoa quả, cây lấy sợi. Trồng trọt đã trở thành nguồn sống chủ yếu của con người. Trong hoạt động canh tác, việc sử dụng các nông cụ bằng đồng và sắt cùng với việc bước đầu bước đầu sử dụng trâu bò đã góp phần mở rộng diện tích trồng trọt, Con người còn biết lợi dụng nguồn nước ven sông để tưới lúa. Bên cạnh hoạt động trồng trọt, con người còn tiến hành chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Chăn nuôi mang tính chất là nghề phụ trong gia đình.

Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, thủ công nghiệp thời Hùng Vương có sự phát triển. Giai đoan Văn Lang, kỹ thuật luyện kim đúc đồng đạt tới đỉnh cao. Sản phẩm của nó khá đa dạng, trong đó nổi bật là trống đồng. Trống đồng được coi là một kỳ công trong nền văn hóa dân tộc. Qua phân tích tỷ lệ hợp kim đồng thau người ta thấy đây là một tỷ lệ hợp lý, vừa đảm bảo được độ bền chắc cho các công cụ lao động, vừa đảm bảo được độ nóng chảy cần thiết để dễ đúc được sản phẩm. Từ Văn Lang chuyển sang giai đoạn Âu Lạc đã xuất hiện thêm kỹ thuật luyện đúc sắt. Chính sắt là chất liệu dần loại bỏ đồng ra khỏi lĩnh vực công cụ lao động.

Với nghề dệt, thời Hùng Vương người dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng các loại cây lấy sợi để dệt vải. Căn cứ vào y phục của nam và nữ in trên trống đồng chứng tỏ nghề dệt có những tiến bộ nhất định.

Với nghề gốm, các sản phẩm của nó được trang trí bằng các văn hoa đơn giản, nhiệt độ nung gốm ổn định hơn, đảm bảo được độ bền chắc của đồ vật.

Bên cạnh những nghề thủ công nói trên, những nghề thủ công khác như móc, đan lát … tiếp tục được duy trì phát triển nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người.

Như vậy, nông nghiệp và thủ công nghiệp thời Hùng Vương đều có những tiến bộ, tạo điều kiện cho sự trao đổi giữa con người trong xã hội nảy sinh. Khảo cổ học đã tìm thấy đồ đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Điều đó chứng tỏ rằng giữa các vùng trong nước có sự trao đổi với nhau. Thời kỳ này đã có sự trao đổi với nước ngoài. Trống đồng Đông Sơn đã được tìm thấy ở các nước vùng Đông Nam Á

Thời đại Hùng Vương cách đây 4 nghìn năm lịch sử, với những chuyển biến trên các phương diện kinh tế xã hội nói trên chỉ ra rằng với thời đại Hùng Vương, dân tộc Việt Nam đã hòa nhập cùng nhiều dân tộc trên thế giới bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh.

8.1.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến hóa (179 trước công nguyên đến 938)

Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 là thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ xã hội Việt Nam bước trên con đường phong kiến hóa. Quá trình phong kiến hóa diễn ra trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt, khi chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc là một trở lực trên con đường phát triển của xã hội Việt Nam, nhưng do kế thừa những thành tựu văn hóa vật chất thời đại Hùng Vương, cùng với quá trình đấu tranh chống đồng hóa dân tộc, đấu tranh chống áp bức để phát triển sản xuất đã mở ra những chuyển biến trong kinh tế dân tộc.

* Chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc

Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nhiều tập đoàn phong kiến Trung Quốc như: Triệu, Hán, Ngô, Tùy, Đường …. Thay nhau thống trị của chúng chỉ dừng lại ở châu, quận, huyện. Lúc đầu phạm vi thống trị của chính chỉ dừng lại ở châu, quận. Dưới đó chính quyền đô hộ đã thông qua tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam, những lạc hầu, lạc tướng để thực hiện nô dịch và bóc lột nhân dân ta. Trong thời kỳ này, những phong tục và luật lệ của người Việt có từ trước vẫn được duy trì

Nhưng từ năm 43 sau công nguyên khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị dập tắt, phong kiến Trung Quốc đã mở rộng ách đô hộ. Chúng cử quan lại người Hán sang Việt Nam cai trị với cấp huyện. bên cạnh đó phong kiến Trung Quốc tăng cường chính sách đồng hóa dân tộc, với việc du nhập phong tục văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam, những cư dân người hán cũng được đưa sang sinh sống ở Việt Nam ….

Khi nhà đường thống trị Việt Nam, từ năm 662, chúng tăng cường can thiệp vào làng xã, với tư cách là tế bào kinh tế xã hội cơ sở. Những đơn vị hành chính cơ sở được nhà đường thiết lập như tiểu thương từ 70 -130 hộ, đại hương là 160 - 540 hộ. Tiểu xã 10 - 30 hộ, đại xã 40 - 60 hộ. Như vậy âm mưu của nhà Đường hủy bỏ tính tự trị của làng xã Việt Nam để mở rộng nô dịch, bóc lột và thực hiện đồng hóa dân tộc.

Nhìn chung, suốt trong thời kỳ thống trị Việt Nam, sự sâm phạm của chính quyền đô hộ vào làng xã gặp nhiều khó khăn

Làng xã đúng nghĩa vẫn là: “Bầu trời riêng của người Việt Nam” ở đó vẫn bảo lưu, giữ vững những phong tục tập quán và sức mạnh truyền thống của dân tộc. Trên thực tế khả năng tự vệ của làng xã đã phá vỡ âm mưu đồng hóa dân tộc của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí