Chuyển Đổi Nền Kinh Tế Theo Hướng Thị Trường

Sữa (triệu tấn) Bông (triệu tấn)


- Giao thông vận tải: đẩy mạnh trang bị đầu máy điêzen trong ngành đường sắt, thực hiện điện khí hóa đường sắt: đến năm 1975 Liên Xô có 139.000km đường sắt, trong đó 38.800km được điện khí hóa. Vận tải đường ống được đẩy mạnh. Các phương tiện vận tải được trang bị kỹ thuật hiện đại.

- Quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, Liên Xô đã có quan hệ buôn bán với hơn 140 nước: trao đổi ngoại thương lên đến hơn 60 tỷ rúp; trong đó việc quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế giữa Liên Xô với các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế ngày càng được củng cố và tăng cường.

5.3.2. Đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976 - 1990

Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong thời gian này là kiên quyết chuyển chủ yếu kinh tế sang những nhân tố phát triển theo chiều sâu, phát triển mạnh mẽ và cân đối nền sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động và ra sức cải tiến chất lượng trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân.

Đồng thời, những khó khăn, căng thẳng về tài chính cũng tăng lên. Có hiện tượng bị tụt lùi rò rệt trên các chỉ tiêu kinh tế, khoảng cách giữa Liên Xô và các nước phát triển nhất về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học kỹ thuật bắt đầu tăng lên, không có lợi cho Liên Xô. Chương trình xã hội được vạch ra trong những năm đó cũng không hoàn toàn thực hiện được. Những điều đó thể hiện rò sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng tiền khủng hoảng kinh tế - xã hội Liên Xô.

Nguyên nhân của tình trạng đó chủ yếu là vì nền kinh tế theo quán tính tiếp tục phát triển, phần lớn trên cơ sở theo chiều rộng, hướng vào việc thu hút những nguồ dự trữ nhân lực và vật tư bổ sung vào sản xuất. Trong khi đó khả năng phát triển theo chiều rộng ở Liên Xô không còn nhiều. Sự trì trệ trong tư duy lý luận cũng đã làm ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết những vấn đề kinh tế: vẫn còn tồn tại các phương pháp cũ.

5.4. Kinh tế Nga thời kỳ hậu Liên Xô

5.4.1. Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Sau năm 1991, Chính phủ Nga đã chủ trương quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường có điều tiết và hòa nhập với nền kinh tế thế giới với các chính sách kinh tế đồng bộ và triệt để:

- Chính sách tài chính: Quy định một hệ thống tài chính thống nhất, thi hành một ngân sách liên bang khắc khổ, giảm chi phí tối đa cho trợ giá và quốc phòng.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 11

- Chính sách đầu tư: thay thế trình tự tài trợ không hoàn lại từ ngân sách trung ương trước đây bằng việc cấp tín dụng các ngân hàng kinh doanh, ban hành luật hoạt động trứng khoán, đào tạo đội ngũ nhân viên giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện hoạt động tự do cho thị trường vốn, lao động và tiền tệ.

- Chính sách sở hữu: Xóa bỏ chế độ độc quyền Nhà nước, mở rộng quá trình tư nhân hóa, đảm bảo quyền cạnh tranh và sở hữu tài sản, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chính sách ruộng đất: Đảm bảo chuyển hóa và sản xuất theo chế độ cho thuê, chuyển nhượng và thừa kế.

- Chính sách giá cả: Nhà nước hủy bỏ độc quyền giá cả nhà nước, thực hiện tự do hóa giá cả để phản ánh các chi phí sản xuất, khống chế tiền lương để gắn thu nhập với năng suất lao động.

- Chính sách đầu tư nước ngoài: Cho phép các công ty đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn vào các ngành công nghiệp, xi nghiệp quốc doanh đã tư nhân hóa.

- Chính sách cơ cấu kinh tế: Thu hẹp cá ngành sẩn xuất không hiệu quả và hiệu quả thấp, chuyển mạnh sản xuất quân sự sang sản xuất dân sự.

5.4.2. Kinh tế Nga hồi phục (1995 – nay)

* Từ năm 1995 – 1999: nước Nga thực hiện biện pháp cải cách ôn hòa hơn, lấy trọng tâm chính là giải quyết khủng hoảng để đẩy mạnh sản xuất, trợ giúp cho nhiều ngành công nghiệp, kiểm soát chặt chẽ nền tài chính. Bên cạnh đó nước Nga vẫn tiếp tục tiến hành tư nhân hóa cải cách thương mại, kinh tế đối ngoại không buông lỏng vai trò quản lý của nhà nước.

* Từ năm 2000 đến nay: Đường lối phát triển của nước Nga vẫn theo hướng bền vững, xây dựng kinh tế thị trường theo phương thức mới, định hướng cho sự đảm bảo các chỉ số kinh tế - xã hội để nền kinh tế đạt hiệu quả cao. Mục tiêu của nền kinh tế Nga trong phát triển kinh tế là vượt qua tình trạng khủng hoảng, đảm bảo tăng trưởng sản xuất, kích thích đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các chính sách phát thúc đẩy phát triển kinh tế của nước Nga bao gồm:

- Tăng trưởng kinh tế kinh tế tốc độ cao với cơ cấu kinh tế tiến bộ, tăng trưởng phải bền vững.

- Chú trọng sử dụng các công cụ kinh tế và thể chế để giải quyết các vấn đề kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

- Ưu tiên phát triển nguồn lực con người. Đây cũng là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại.

- Xây dựng thể chế kinh tế - xã hội là then chốt, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tự do tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nội dung dung chính sách kinh tế “Cộng sản thời chiến” của Lênin trong giai đoạn 1918 - 1920. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

2. Trình bày nội dung dung chính sách kinh tế “Kinh tế mới” của Lênin trong giai đoạn 1921 - 1925. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

3. So sánh chính sách “Cộng sản thời chiến” với chính sách “Kinh tế mới” của Lênin. Vai trò lịch sử của hai chính sách kinh tế này đối với nước Nga là gì?

4. Trình bày tiến trình, đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa Liên Xô trong giai đoạn 1926 -1937.

5. Trình bày những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa Liên Xô trong giai đoạn 1926 -1937.

6. Trình bày những hạn chế của quá trình công nghiệp hóa Liên Xô trong giai đoạn 1926 -1937.

7. Kinh tế nước Nga sau năm 1991 có những thay đổi như thế nào?

8. Trình bày những chính sách phát triển kinh tế của nước Nga từ năm 2000 cho đến nay.

9. Trình bày đặc điểm cơ bản của kinh tế CHLB Nga hậu Xô viết.

10. So sánh mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô trước đây và mô hình kinh tế thị trường hiện nay của nước Nga.

CHƯƠNG 6. KINH TẾ TRUNG QUỐC

6.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc thời kỳ phong kiến

Kinh tế Trung Quốc trước năm 1949 đã trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và thực dân phong kiến. Vốn là quốc gia đất rộng người đông, địa hình đa dạng và phức tạp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng sự thống trị của phong kiến và thực dan phong kiến đã kéo dài làm cho nền kinh tế Trung Quốc rơi và tình trạng đói nghèo và lạc hậu.

Trước khi chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm nhập, cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến Trung Quốc là nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp là nền tảng kinh tế, thủ công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp.

Từ thế kỷ 19, các nước phương tư bản thực hiện thôn tính, nô dịch Trung Quốc thông qua thương mại và chiến tranh biến nước này thành nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Các nước đế quốc thao túng toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, phá vỡ cở sở của nền kinh tế tự nhiên, phát triển các quan hệ tiền – hàng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Chế độ phong kiến và chế độ nửa thuộc địa đã để lại di chứng nặng nề ở Trung Quốc. Đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và công nghiệp nhỏ bé. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng phát triển bấp bênh, năng suất thấp. Công nghiệp trang bị kỹ thuật thấp kém và năng suất cũng rất thấp. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc cũng bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

6.2. Kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 1978.

6.2.1. Khôi phục kinh tế từ 1949 - 1952

Sau ngày giải phóng, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó khăn, sản xuất nông công thương nghiệp trong tình trạng giảm sút nghiêm trọng. Do vậy công cuộc khôi phục kinh tế đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế:

* Trong nông nghiệp:

- Khắp các vùng nông thôn Trung Quốc thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, từ tháng 6 năm 1950 đến cuối năm 1952 thì cải cách ruộng đất đã cơ bản hoàn thành. Kết quả 46 triệu ha ruộng đất được chia cho 300 triệu nông dân.

- Quan hệ sản xuất trong nông thôn Trung Quốc đã có sự thay đổi, quan hệ sản xuất phong kiến đã bị thủ tiêu, đồng thời trong điều kiện cụ thể thì sở hữu nhỏ và sản xuất nhỏ của người nông dân đã trở thành cơ sở cho sự phát triển của nông nghiệp của Trung Quốc. Ngay trong giai đoạn cải cách ruộng đất, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1951 có 300 hợp tác xã, tới năm 1952 đã nâng lên 4000 hợp tác xã.

- Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, Trung Quốc còn chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi. Từ năm 1949 - 1952, số lượng đất đào đắp là 1700 triệu m3, như vậy là gấp 25 lần kênh đào Xuyê và 10 lần so với kênh đào Panama về số lượng đất đào đắp.

- Sản xuất nông nghiệp có điều kiện nhanh chóng phục hồi. Năm 1949, sản lượng lương thực là 108 triệu tấn, tới năm 1952 tăng lên 159,3 triệu tấn.

* Về công thương nghiệp:

- Trung Quốc đã tiến hành quốc hữu hóa nhằm thủ tiêu quyền lực kinh tế của tư bản trong và ngoài nước. Trên cơ sở ấy, các cơ sở kinh tế quốc doanh đã hình thành và nhà nước đã nắm lấy những mạch máu kinh tế quan trọng. Nhìn chung, tới cuối năm 1952, trong công nghiệp, kinh tế quốc doanh chiếm 50% giá trị sản lượng công nghệp; trong thương nghiệp, kinh tế quốc doanh chiếm 95% trong tổng số chu chuyển hàng hóa và vật tư.

- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, bước đầu đã hình thành nên quan hệ kinh tế mới, góp phần tác động tích cực tới sự phát triển cảu nền kinh tế. Năm 1952 so với năm 1949, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 77,5%.

- Giá cả và tiền tệ cũng đi vào ổn định. Do vậy, đời sống nhân dân được cải thiện, hoạt động tài chính tiến hành có kết quả. Năm 1952 thu chi tài chính cân bằng, riêng số thu năm 1952 so với năm 1949 tăng 239%.

Như vậy sau 3 năm tiến hành khôi phục kinh tế, kinh tế Trung Quốc đã thu được những thắng lợi cơ bản. Năm 1952, tổng giá trị sản lượng nông công nghiệp đạt 177,5% so với năm 1949. Tuy vậy, nhìn vào nền kinh tế Trung Quốc, với công nghiệp thì sản phẩm tính theo đầu người còn thấp, ví dụ thép là 2,3kg, dầu lửa 0,7kg … Từ tình trạng ấy, hàng năm Trung Quốc phải nhập 95% số lượng thép, 76% thiết bị máy móc, 21% nguyên liệu dệt và 99% số lượng dầu mỏ … Để từng bước xóa bỏ tình trạng thấp kém và lạc hậu của nền kinh tế, Trung Quốc đã triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957) với 2 nhiệm vụ là cải tạo và phát triển kinh tế.

6.2.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957)

Vào năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ là trong một thời kỳ dài, dần dần thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, dần dần cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản theo hướng xã hội chủ nghĩa. Dựa theo tinh thần đó, Trung Quốc đã vạch ra những nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm làn thứ nhất (1953 -1957).

Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957), Trung Quốc đã xúc tiến công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn, từ thành thị tới nông thôn, với tất cả các đối tượng như nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những nhà công thương nghiệp, tư bản tư doanh. Nhìn chung công cuộc cải

tạo diễn ra với tốc độ nhanh và cơ bản hoàn thành vào nửa đầu năm 1956. Ví dụ, trong nông nghiệp vào năm 1956 có 96% số hộ nông dân tham gia hợp tác xã, trong đó có 87% hộ nông dân tham gia hợp tác xã bậc cao.

Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế. Từ đó, tỷ trọng các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi. Từ năm 1952 - 1957, kinh tế quốc doanh tăng từ 19% lên 33%, kinh tế hợp tác xã từ 1,5% lên 56%, kinh tế công tư hợp danh từ 0,7% lên 8%, cũng trong thời gian ấy, kinh tế cá thể từ 73% giảm xuống 3%, kinh tế tư bản tư doanh từ 7% giảm xuống 0,1%.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Trung Quốc chủ trương thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa:

- Trong công nghiệp, Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang, thép, hóa chất … Trong thời gian 1953 - 1957 việc xây dựng công nghiệp ở Trung Quốc đã được sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Các nước này đã giúp Trung Quốc 200 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc đã bước đầu hình thành. Nhìn vào kết quả của sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng hàng năm đạt 18%.

- Với sản xuất nông nghiệp, phong trào cải tiến kỹ thuật là xây dựng các công trình tưới tiêu đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Nhịp độ tăng hàng năm của nông nghiệp đạt 4,5%. Do vậy, sản lượng lương thực năm 1957 đạt 185 triệu tấn.

Như vậy việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957) của Trung Quốc đã thu được một số thắng lợi cơ bản. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế. Sản xuất nông công nghiệp đều có những tiến bộ.

Tuy vậy, với nền kinh tế Trung Quốc, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lao động thủ công còn phổ biến, năng suất lao động thấp. Qua cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, nhưng trình độ tổ chức và quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Trong quá trình tiến hành, về quan điểm, Trung Quốc cho rằng: nền kinh tế càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt. Quan điểm này phản ánh tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn hoàn thành nhanh chóng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Việc đánh giá kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa thường căn cứ vào số lượng, chứ ít chú ý tới chất lượng và hiệu quả.

Chính quan điểm nói trên đã phản ánh tới việc lựa chọn hình thức, bước đi trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Qua thực tế chỉ ra rằng, những hạn chế nói trên là chưa nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chưa thấy được quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình

độ của lực lượng sản xuất. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ để lại những hậu quả kinh tế to lớn trong thời kỳ lịch sử tiếp theo.

6.2.3. Kinh tế từ năm 1958 tới năm 1978

Từ năm 1958 đến năm 1978 là giai đoạn Trung Quốc với những chính sách kinh tế tả khuynh, nóng vội, duy ý chí được phản ánh qua các mốc lịch sử cụ thể như “Đại nhảy vọt” (1958 - 1965), “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 - 1976), “Bốn hiện đại hóa” (1976 - 1978). Những chính sách nói trên đã đưa nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng.

* Kinh tế thời “Đại nhảy vọt” (1958 - 1965).

Vào tháng 9 năm 1956, đại hội Đản cộng sản Trung Quốc đã họp và khẳng định lại đường lối xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đồng thời còn phê phán những biểu hiện tả khuynh trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế của giai đoạn trước. Đại hội còn vạch ra những chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1958 - 1962), những giá trị tổng sản lượng nền kinh tế sẽ tăng 75% so với năm 1957, trong đó công nghiệp tăng gấp 2 lần, nông nghiệp tăng 35%.

Nhưng sau đó tình hình thực tế không diễn ra như vậy. Vì từ hội nghị lần thứ 2 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tưởng Mao Trạch Đông đã chi phối toàn bộ đường lối phát triển của Trung Quốc. Do vậy, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã được sửa chữa lại. Trung Quốc dự định nâng sản lượng công nghiệp lên 6,5 lần, sản lượng nông nghiệp lên 2,5 lần. Trong công nghiệp, một số ngành được đề ra với mục tiêu rất cao, như sản xuất thép tăng 18 lần, điện tăng 15 lần, xi măng tăng 10 lần …

Để hướng tới những mục tiêu kinh tế nói trên, Trung Quốc phát động phong trào ba ngọn cờ hồng: “Đường lối chung, đại nhẩy vọt và công xã nhân dân”.

- Với công nghiệp, Trung Quốc tập trung cao độ để phát triển những ngành công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, điện lực ... Do tập trung cao độ để phát triển công nghiệp nặng nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, thể hiện giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa quy mô xây dựng và khả năng kinh tế tài chính, vật tư kỹ thuật, giữa tích lũy và tiêu dùng.

Bên cạch đó Trung Quốc còn phát động phong trào toàn dân làm công nghiệp, toàn dân làm gang thép. Đây là thời điểm sản xuất thép được đưa lên hàng đầu, năm 1962 chỉ tiêu đặt ra là 10,5 - 12 triệu tấn, sau nâng lên 80 - 100 triệu tấn. Do vậy, khắp đất nước Trung Quốc nhanh chóng mọc lên hàng chục xí nghiệp, lò cao do nhân dân xây dựng. Sản xuất gang thép trong điều kiện như vậy nên chất lượng rất thấp. Hàng triệu tấn thép do nông dân luyện đúc không thể sử dụng được gây lãng phí tiền vốn và sức lao động.

- Với nông nghiệp, từ năm 1958, Trung Quốc xúc tiến xây dựng công xã nhân dân ồ ạt. Mỗi công xã khoảng 5000 hộ nông dân. Nhìn chung, tới năm 1958 tất cả các nông dân đã được đưa vào các công xã. Đây là giai đoạn khắp nông thôn Trung Quốc tiến hành trưng thu ồ ạt tư liệu sản xuất của nông dân, kinh tế phụ gia đình bị xóa bỏ , phân phối áp dụng theo chính sách bình quân. Để tăng thêm tích lũy nông nghiệp, Trung Quốc còn phát động phong trào học tập và noi gương công xã Đại Trại. Đó là công xã không xin nhà nước chi viện, giúp đỡ, đã tự lực, tự cường, phát triển và có nhiều đóng góp với nhà nước.

Như vậy từ những ý đồ, cùng những tham vọng chủ quan, khiến cho Trung Quốc đứng trước những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Sức sản xuất của xã hội bị phá hoại, tính ra hàng năm thu nhập quốc dân giảm 3%. Trong đó sản lượng các mặt hàng công nghiệp đều giảm sút, với nông nghiệp, sản lượng lương thực năm 1960 tụt xuống 160 triệu tấn. Đứng trước những khó khăn về vấn đề lương thực, hàng năm Trung Quốc phải nhập một khối lượng khá lớn lương thực bằng 1/3 tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Tình hình kinh tế nói trên đã gây ra những đảo lộn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Trước tình hình ấy, Hội nghị Trung Ương lần thứ 9 (1 -1961) của Đản cộng sản Trung Quốc đã đề ra những biện pháp nhằm khôi phục nền kinh tế. Với công nghiệp, Trung Quốc đã giảm bớt hạng mục xây dựng, chuyển nhượng hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Với công nghiệp, các công xã nhân dân được chỉnh đốn và củng cố lại. Trong lĩnh vực tổ chức và quản lý nền kinh tế, những phạm trù kinh tế với tính cách là những đòn bẩy kinh tế như giá cả, tiền lương, lợi nhuận v.v.. được sử dụng nhằm khuyến khích sản xuất và động viên người lao động. Ở các vùng nông thôn Trung Quốc, các thợ địa phương và những mảnh đất phần trăm của nông dân đã được phục hồi. Qua thực tế, kinh tế phụ của nông dân đã được chú trọng, chủ nghĩa bình quân trong phân phối đã được dẹp lại.

Với những biện pháp nói trên, đã kịp thời giải thoát những khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc. Sản xuất từ năm 1963 đã đi vào ổn định. Do vậy, sản lượng lương thực năm 1965 đạt 200 triệu tấn, sản lượng công nghiệp năm 1965 vượt năm 1957.

* Kinh tế thời “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 -1976)

Bước vào năm 1966, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. “Đại cách mặng văn hóa vô sản” đã gây ra những biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc.

Bước vào thời kỳ “Đại cách mạng văn hóa vô sản” những chính sách kinh tế tả khuynh thời kỳ trước tiếp thục được áp dụng đã gây ra những xáo trộn không bình thường cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong công nghiệp Trung Quốc tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Ở Trung Quốc trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022