Tập Trung Giải Quyết Các Yếu Điểm Của Nền Kinh Tế Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng


3. Tập trung giải quyết các yếu điểm của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng

Bài học thứ ba mà chính phủ Việt Nam cần chú ý là việc tập trung giải quyết những yếu điểm của nền kinh tế Việt Nam về mô hình kinh tế và mô hình tăng trưởng.

Về mô hình kinh tế: Bài học mới từ cuộc khủng hoảng hiện nay là nó buộc các nước phải xem xét lại mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Việt Nam càng không phải là một ngoại lệ khi cần phải xem xét lại mối quan hệ của nhà nước và nền kinh tế vốn được cho là nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Nếu như việc tăng cường vai trò điều tiết của một nhà nước trong nhiều năm thực hiện chính sách giải quy (deregulation) như nước Mỹ có thể là hợp lý thì chính sách này chưa chắc đã thích hợp đối với Việt Nam, thậm chí có thể phản tác dụng, đối với những quốc gia mà vai trò của nhà nước vừa thừa, vừa thiếu như ở nước ta. Việc quốc hữu hóa một số ngân hàng của chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn hiệu ứng tiêu cực do sự sụp đổ của các ngân hàng này gây ra cho toàn nền kinh tế Mỹ đồng thời cam kết rằng các ngân hàng này sẽ được trả lại cho khu vực tư nhân khi thị trường hồi phục với hy vọng việc mua cổ phiếu của các ngân hàng gặp khó khăn với giá rẻ để sau này bán lại với giá cao hơn, ngân sách quốc gia không những không bị mất đi mà còn được bổ sung một khoản đáng kể.

Bài học bao quát nhất đối với Việt Nam được rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là việc kết hợp hài hòa giữa sức mạnh tự điều chỉnh của thị trường với năng lực của Chính phủ để điều tiết thị trường. Không thể nhấn mạnh một cách thái quá tầm quan trọng của mặt này hay mặt khác. Đây cũng là vấn đề khó nhất trong việc hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi phải từ những kinh nghiệm quốc tế và từ thực tế phát triển Việt Nam tiếp cận tốt hơn các lý thuyết kinh tế, độc lập trong tư duy và hành động để có được chính sách đúng đắn vừa tận dụng được lợi thế của đất nước, vừa chủ


động đối phó và vượt qua thách thức trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong khi Mỹ đang tìm cách can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế thì biện pháp can thiệp mà Việt Nam đang định sử dụng là yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chia sẻ gánh nặng với chính phủ bằng cách đảm nhiệm thêm một số trách nhiệm xã hội. Kinh nghiệm của thời kỳ bao cấp ở nhiều nước XHCN cũng như trường hợp thất bại gần đây của Fannie Mae và Freddie Mac ở Mỹ cho thấy việc thực hiện chính sách xã hội thông qua các DNNN có nguy cơ thất bại cao. Nguyên nhân là vì một mặt, nó tạo ra sự nhập nhằng giữa chức năng kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các DNNN, mặt khác nó dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của DNNN nhân danh trách nhiệm xã hội. Bài học rút ra từ khủng hoảng không phải là sự can thiệp của nhà nước cần nhiều hơn mà là phải hiệu quả hơn và phù hợp hơn với năng lực vốn có của nhà nước. Không phải là dừng chương trình cổ phần hóa mà trái lại, cần tiếp tục cổ phần hóa để cải thiện hiệu quả cho nền kinh tế; không phải là yêu cầu các DNNN phải thực hiện thêm một số trách nhiệm xã hội mà trái lại, phải tách bạch chức năng kinh doanh khỏi chức năng xã hội. Không phải là nới lỏng điều tiết đối với DNNN độc quyền mà trái lại, cần điều tiết hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Về mô hình tăng trưởng: Tình trạng bất ổn vĩ mô bên trong và khủng hoảng kinh tế bên ngoài cũng đòi hỏi Việt Nam phải xem xét lại mô hình tăng

trưởng của mình.

Việc trước tiên phải chú ý là thực tế đã chứng minh rằng mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào việc thúc đẩy đầu tư của Việt Nam trong nhiều năm qua tuy có thể đem lại tăng trưởng tương đối cao trong ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng có thể đẩy nền kinh tế ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng dài hạn và bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Thứ hai, mô hình tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu bên ngoài mặc dù có thể thích hợp trong điều kiện bình thường nhưng lại khiến nền kinh tế trở nên rất dễ bị tổn thương khi kinh tế thế giới khủng hoảng. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nhân tố nước ngoài - từ đầu tư trực tiếp, đến đầu tư gián tiếp, đến những mối quan hệ “chiến lược” trong phát triển - đều dẫn tới tình trạng dễ bị tổn thương do thiếu khả năng kiểm soát những nhân tố nước ngoài này.

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 10

Thứ ba, mô hình tăng trưởng dựa vào các DNNN quy mô lớn, có vị thế độc quyền trên thị trường trong nước không những tỏ ra thiếu sức chống đỡ đối với khủng hoảng đến từ bên ngoài, mà trong một chừng mực nào đó, còn là nguyên nhân gây ra sự yếu kém bên trong của nền kinh tế. Nếu không có một lượng tín dụng lớn nhưng kém hiệu quả đổ ào ạt vào các DNNN, nếu các DNNN không đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như chứng khoán và bất động sản, nếu như hoạt động của các DNNN hiệu quả hơn nhờ kỷ luật của Nhà nước (thông qua việc điều tiết) và kỷ luật của thị trường (thông qua sự cạnh tranh) thì nền kinh tế của Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với khủng hoảng từ bên ngoài.

Thứ tư, mô hình tăng trưởng không chú trọng đúng mức tới tính hiệu quả của việc sử dụng năng lượng và sự bền vững trong khai thác tài nguyên thiên nhiên tuy vẫn có thể tiếp tục thành công trong một thời gian nhưng trong dài hạn chắc chắn sẽ phải trả giá rất đắt những hệ lụy liên quan đến môi trường.

4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn

Việc quan trọng cuối cùng mà chính phủ nên chú trọng chính là việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và các tập đoàn để phần nào giảm bớt những gánh nặng kinh doanh mà họ phải gánh chịu trong khủng hoảng toàn cầu. Để giải quyết khó khăn cho cả ngân hàng và các DN, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp như giảm


thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm cân đối lớn, giảm thuế thu nhập DN cho một số DN…sẽ gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng. Nếu điều kiện cho phép nới lỏng chính sách tiền tệ thì nên điều chỉnh từng bước nhỏ để hoạt động ngân hàng thích ứng dần, tránh điều chỉnh những bước dài sẽ gây sốc.

Chính phủ cần khẩn trương cơ cấu lại hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng của Chính phủ để bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn ngân hàng, giúp các DNNVV dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng giúp hệ thống ngân hàng đảm bảo an toàn trong hệ thống tín dụng. Nguồn lực quốc gia hạn hẹp của chúng ta đang bị phung phí quá mức bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền. Để nối lại được mạch tăng trưởng thì Việt Nam nhất định phải triệt để cải tổ các tập đoàn độc quyền trong các ngành công nghiệp xương sống của đất nước.

Bên cạnh các doanh nghiệp các tập đoàn lớn thì các doanh nghiệp nhỏ và những người có điều kiện kinh tế khó khăn trong xã hôi là những đối tượng rất cần phải được Chính phủ bảo vệ và hỗ trợ trong khủng hoảng để giảm bớt các khó khăn. Họ là bộ phận dễ bị lãng quên và không được đại diện một cách thích đáng nhưng lại là một trong những tài nguyên có giá trị nhất cho phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Một biện pháp hỗ trợ hay dùng của chính phủ là thực hiện gói kích cầu. Về gói kích cầu, chính phủ cần có cơ chế giám sát thực thi trong quá trình triển khai, làm thế nào để tránh kích cầu hàng ngoại, cơ cấu mục tiêu ưu tiên (quan hệ giữa kiềm chế suy giảm tăng trưởng GDP, ngăn chặn thất nghiệp, cứu doanh nghiệp và hạn chế thâm hụt ngân sách). Đó là những giải pháp cần thiết, kịp thời và hợp lòng dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một yếu tố quan trọng khác, là sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về mặt chính sách, giúp cho doanh nghiệp giải quyết đầu ra như thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại là những giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài mà nhiều doanh nghiệp đang rất cần. Bên cạnh đó, những thông tin dự báo của Nhà nước cũng


là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo thuận lợi nhiều hơn cho sự điều hành của doanh nghiệp.

II. Bài học cho các nhà lãnh đạo

Cuộc khủng hoảng kinh tế với những biến cố xảy ra trong gần đây đã dạy cho chúng ta nhiều bài học đắt giá về vai trò lãnh đạo, trong đó có tầm quan trọng của việc lấp đi hố sâu ngăn cách về sự hiểu biết đang tồn tại không chỉ giữa những nhà lãnh đạo chính trị và tài chính, mà còn những quyết sách được đưa ra tại một nơi hoặc thậm chí có thể tại một văn phòng giữa những nhà điều hành của tất cả các loại hình tổ chức. Những giải pháp thiết thực, hiệu quả chỉ có thể đến từ sự am hiểu sâu sắc về bản chất của cuộc khủng hoảng; chính vì thế, thử thách trước mắt là cần nhanh chóng cân bằng ý thức về sự cấp bách, phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng với các giải pháp bằng chính những kiến thức mà chúng ta tích lũy được bấy lâu.

1. Tăng cường công tác dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân đầu tiên của một cơn bão tài chính thường bắt nguồn từ khu vực ngân hàng và bất động sản, các nhà quản lý cần dự đoán được các dấu hiệu sớm của cơn bão để kịp thời ra các quyết định giúp công ty họ tránh được sự thịnh nộ của cơn bão. Doanh nghiệp cần quyết tâm tái cơ cấu, bước ra khỏi những ngành nghề không còn thích hợp với đòi hỏi của thị trường. Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn. Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với việc từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp đổ. Tính chủ động của doanh nghiệp và kinh nghiệm trong phân tích cơ hội và rủi ro cùng với khả năng lập kế hoạch sản


xuất kinh doanh có tính đến các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành và thị trường của mình và việc dự báo những khả năng tốt nhất và xấu nhất có thể xảy ra là các yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp trong khủng hoảng toàn cầu.

Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tại phố Wall chính là việc các nhà lãnh đạo đã chủ quan và đã khuyến khích cho những chương trình đầu tư với quá nhiều rủi ro. Điều quan trọng của các nhà lãnh đạo là hãy chắc chắn những khoản đầu tư của công ty không có nhiều hoặc rất ít mạo hiểm. Ví dụ như tại Công ty chuyên sản xuất các loại máy móc và vật dụng dùng trong nông nghiệp hàng đầu của Mỹ, Deere, chỉ khuyến khích đầu tư dựa trên lợi nhuận, được đo lường bằng vốn đầu tư và lợi nhuận thu được trong năm bất kỳ của bốn năm liên tiếp trước đó. Nếu tình hình kinh doanh không khả quan thì có thể huỷ bỏ một phần lợi nhuận. Trong thời khủng hoảng, những tư duy và tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo được coi như một phần của chu kỳ kinh doanh.

2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp hợp lý và linh hoạt

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hiện nay, sau công tác dự báo, các nhà lãnh đạo sẽ rất cần đến khả năng tổ chức vận hành công việc hiệu quả hơn, linh hoạt hơn đặc biệt là ở thế giới mà cấu thành nên nó chính là những mối quan hệ hữu hảo ngày càng được thắt chặt giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các chủ thể khác.

Thế giới hiện nay luôn phải đương đầu với những khó khăn thử thách mới đang rình rập. Từ việc thay đổi khí hậu cho tới vấn nạn nghèo đói toàn cầu, dịch bệnh có khả năng lan rộng trên toàn cầu, những thử thách nặng nề, cấp bách nhất của thời đại đòi hỏi sự phản ứng vượt ra khỏi tầm với của bất kì một nhóm, một tổ chức, một khu vực hay một nền kinh tế đơn lẻ nào. Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất, những người sẽ đứng mũi chịu sào trong công cuộc tái thiết hệ thống tài chính Hoa Kỳ, hơn ai hết, là những người cần nắm


bắt được mối tương tác tinh tế này. Chấp nhận ghé vai gánh lấy một phần trách nhiệm gây ra cuộc khủng hoàng tài chính vừa rồi, các trường kinh tế đồng thời càng phải cam kết chặt chẽ hơn bao giờ hết trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Điều quan trọng trong việc tổ chức và điều hành doanh nghiệp thích ứng với tình hình khủng hoảng kinh tế là các nhà lãnh đạo phải có khả năng huy động được các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, các mối quan hệ thị trường. Đây có thể là yếu tố quyết định nhất để các doanh nghiệp vượt qua tình hình khủng hoảng hiện nay. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, khủng hoảng là thời điểm để họ có cơ hội giành được các vị trí tốt với các chi phí thấp hơn nhiều so với lúc kinh tế đang phát triển. Tùy thuộc quy mô mà các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế riêng. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ có ít cơ hội hơn vì tiềm lực nhỏ hơn. Như vậy, cơ hội chính là việc phát huy sức mạnh nội tại chứ không đơn thuần là trông chờ từ bên ngoài. Trong khủng hoảng thường có các cơ hội đi kèm đối với các doanh nghiệp có nền tảng tốt mà mấu chốt là do khả năng lãnh đạo của nhà quản lý doanh nghiệp. Ngành ngân hàng tài chính cũng thế, những cơ hội đến trong thời kỳ khủng hoảng không phải là ít, tuy nhiên chỉ có những doanh nghiệp biết nắm bắt đúng thời điểm và chuyển biến linh hoạt theo thị trường mới tận dụng được những cơ hội này. Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh vàng nếu không xác định một chiến lược đúng đắn, không tận dụng được thời cơ, không khai thác được các nguồn lực, nhất là không dự báo đúng tình hình, thì đều rơi vào rủi ro, thậm chí phá sản.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh những yếu tố quan trọng về vốn, cơ sở vật chất, thị trường mà doanh nghiệp sẵn có, yếu tố mang tính quyết định là đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi chính họ chứ không phải ai khác là người đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp của mình, trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Có thể cho


rằng, hoàn cảnh khó khăn cũng là phép thử năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp, nó thể hiện ở chỗ dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong những tình huống đầy bất trắc. Tuy nhiên, người lãnh đạo không thể đơn độc chèo lái con thuyền mà còn phải biết phát huy sức mạnh tập thể. Điều đó sẽ giúp họ tránh được những quyết định sai lầm, dẫn đến các bi kịch và tất nhiên, cũng giúp họ tránh được bệnh độc đoán, quan liêu.

3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung

Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì việc các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách mới thích nghi với tình hình kinh tế toàn cầu là vô cùng quan trọng. Từ kinh nghiệm lãnh đạo của các nước phát triển ứng phó trước bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có những chính sách mới thích nghi với tình hình kinh tế. Lịch sử đã chứng minh được rằng các doanh nghiệp, thậm chí cả nền kinh tế thế giới, luôn phát triển theo chu kỳ tuần hoàn với các giai đoạn nối tiếp nhau bao gồm củng cố, tăng trưởng, suy thoái, phục hồi và lại bắt đầu một chu kỳ mới. Giai đoạn suy thoái kinh tế là khoảng thời gian để các nhà quản lý thể hiện tài năng, tầm nhìn và bản lĩnh của họ

Hơn thế nữa, các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp hiện nay đang phải đối đầu với áp lực đào thải của qui luật cạnh tranh hết sức khốc liệt. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay thì áp lực đó càng nặng nề hơn bao giờ hết. Không ít doanh nhân trong nước đang cảm thấy mất phương hướng khi họ phải chứng kiến những thay đổi, thậm chí sụp đổ trong một thời gian ngắn.

Trong tình hình hiện nay, khi có khủng hoảng thì khó khăn là chính, nhưng cũng bao hàm yếu tố cơ hội. Việc xác định yếu tố cơ hội phù hợp với mình là không đơn giản. Tùy ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, yếu tố cơ hội xuất hiện cũng khác nhau, thậm chí, cơ hội của ngành này, doanh nghiệp này

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí