Đánh Giá Mức Độ Nghiêm Trọng Của Mỗi Thách Thức Đối Với Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Việt Nam


thị trường co hẹp sẽ gây nên một cuộc sàng lọc lớn thì cơ hội vẫn đến với các DN thực sự có năng lực, có sự chuẩn bị tốt. Qua nghiên cứu của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang gây trở ngại cho phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam về phương diện chi phí, tài chính, thị trường (Biểu đồ 2.8.)

Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi thách thức đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

79%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

43%

23%

Chi phí duy trì hoạt Khó khăn trong Sự biến động của động cao

tiếp cận nguồn vốn

thị trường


(Nguồn: Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam)

2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

Vốn tự có bao gồm vốn cổ phần thường, thặng dư vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế. Còn vốn vay, bao gồm vốn vay ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) và trái phiếu. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phải xuất phát từ việc điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay trong tổng cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp... Nếu làm phép so sánh giữa việc sử dụng vốn vay với vốn tự có thì rõ ràng mỗi loại nguồn vốn đều có những ưu và nhược riêng. Vì vậy, việc chọn lựa để điều chỉnh tỷ lệ phù hợp phải dựa vào đặc thù riêng của từng doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn thấp,


giúp tối đa hoá lợi nhuận để từ đó làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp (cấu trúc vốn của doanh nghiệp).

Lãnh đạo đòi hỏi phải nắm rõ chi phí sử dụng nguồn vốn của từng loại vốn (dựa trên nguyên tắc phù hợp với cơ cấu của từng doanh nghiệp, ngành nghề, thị trường...). Trên thực tế, không có công thức chung nào cho việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu. Việc xác định cơ cấu vốn phù hợp với từng doanh nghiệp phụ thuộc vào 6 yếu tố: rủi ro kinh doanh (sự ổn định hay biến động trong doanh thu), cơ cấu chi phí cố định và biến phí, tài sản cố định (giá trị thế chấp), năng lực khấu trừ thuế thu nhập của doanh nghiệp, quản trị hội đồng doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần đại chúng), chất lượng thông tin của doanh nghiệp (gồm kế toán, kế hoạch kinh doanh).

Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng, những tồn đọng trong doanh nghiệp đã chưa đủ sức đáp ứng những trở ngại trong nền kinh tế thị trường, càng làm cho doanh nghiệp Việt Nam trở nên lúng túng hơn do thiếu những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và bản lĩnh dẫn tới hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ở mức thấp. Doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn:

Hệ thống tài chính thiếu thanh khoản trong nhiều tháng gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Lãi suất quá cao trong năm 2008 gây khó khăn cho phần lớn các doanh nghiệp. Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tổng số 350,000 DNNVV thì vào tháng 10/2008 có có hơn 50% doanh nghiệp trong nước báo cáo đang thua lỗ và khoảng 60% doanh nghiệp nước ngoài có báo cáo tương tự. 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, trong đó có 20% có nguy cơ đóng cửa, 60% DNNVV không kiểm soát được chi phí, mất thị trường, không đủ vốn để duy trì sản xuất và vì thế sản xuất kinh doanh sa sút, đình trệ (Biểu đồ 2.9). Áp lực lên tỷ giá và hệ thống tài chính là không nhỏ. Đến khi lãi suất giảm vào cuối 2008 thì các ngân hàng lại đứng trước một khó khăn mới, là có thời gian vay vào với lãi suất cao (gần


20% cho tiền gửi 1 năm), và bây giờ cho vay ra với lãi suất thấp hơn (khoảng 13%) nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn sợ không dám vay, và tiền ứ đọng trong ngân hàng (vào thời điểm 11/2008 thừa gần 100 nghìn tỷ VND không có người vay).

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tình trạng DNNVV ở Việt Nam trong 2008






Doanh nghiệp phá sản

20%


20%





Doanh nghiệp thu hẹp




SX-KD



60%


Doanh nghiệp hoạt động bình thường




hoặc mở rộng SXKD


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 9

(Nguồn: Báo Lao Động)

Cuộc khủng hoảng về tài chính và nguồn vốn hoạt động trên thế giới từ đầu năm 2008 đến nay đã đẩy hàng loạt DN lớn đến cảnh phá sản hoặc buộc phải bán lại cho các pháp nhân khác và thậm chí phải ngưng hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế chung của VN làm cho các DN trong nước lâm vào các tình huống rất khó khăn.

Thủ tục hành chính, khó khăn của bạn hàng và sức ép cạnh tranh luôn có ảnh hưởng tiêu cực lên doanh nghiệp trong khủng hoảng, trong đó thủ tục hành chính là yếu tố hoàn toàn có thể cải thiện được trong khi bộ máy hành chính công vẫn giậm chân tại chỗ suốt từ cuối 2007 đến 2/2009.

Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều tỏ ra bi quan trước biến động của thị trường nội địa, trong đó có đến 81% trong số 196 doanh nghiệp tin rằng thị trường trong nước sẽ tiếp tục suy giảm trong thời gian tới. Tiếp đến, 43% lo không tiếp cận được vốn ngân hàng, 38% lo chi phí thuê lao động gia tăng, 23% sợ thị trường nước ngoài giảm sút và 20% cho rằng lao động bỏ việc sẽ tăng.


Sức tiêu thụ hàng hóa giảm do doanh nghiệp và người dân hạn chế mua sắm để tiết kiệm dẫn tới doanh số giảm sút. Trong khi đó chi phí duy trì hoạt động lại tăng lên mà doanh nghiệp lại không cân đối được “đầu vào, đầu ra” do giá nguyên liệu đầu vào quá cao. 23

Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu với nhiều bất trắc và rủi ro đổ vỡ, các tổ chức tín dụng nước ngoài đều ra sức áp dụng chiến lược kinh doanh thận trọng, phòng ngừa rủi ro, co hẹp tín dụng hoặc xét nét hơn khi cho vay, và với lãi suất cao. Suy thoái kinh tế làm sụt giảm tổng cầu và tăng nợ xấu dẫn đến thắt chặt tín dụng, rốt cuộc càng làm cho suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn khi xét đến những yếu tố tiêu cực trong môi trường sản xuất kinh doanh hiện nay. Tiền hoặc ngoại tệ vẫn có thể đến tay các doanh nghiệp, nhưng với những điều kiện ngặt nghèo hơn, đồng nghĩa với chi phí vốn sẽ không hề rẻ, làm cho việc mua máy móc thiết bị trở nên không còn mấy hấp dẫn nữa, bên cạnh chuyện mù mịt thị trường đầu ra, chưa kể các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể tiếp cận nguồn ngoại tệ để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp xin giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động.

2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự

Hầu hết ban giám đốc các công ty đều đang phải đối mặt với tình trạng chi phí vẫn tiếp tục tăng cao, hạn mức tín dụng bị thắt chặt hơn và doanh thu ngày càng giảm. Từ đó, họ phải tiến đến một quyết định nghiêm trọng hơn là giảm chi phí lương và lợi ích của nhân viên, thậm chí cắt giảm tạm thời hoặc sa thải nhiều lao động để tránh bị vỡ nợ hay đóng cửa doanh nghiệp. Ngay trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực trong năm 2006 - 2007 là tài chính, ngân hàng, và chứng khoán cũng hình thành xu thế cắt giảm mạnh. Tuy nhiên sự biến động nhân sự lại là nguyên nhân gây mất ổn định doanh nghiệp. Đối mặt với biến động nhân sự cũng đồng nghĩa với nguy cơ doanh


23 http://vietstock.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=110826&ChannelID=38


nghiệp có thể bị mất khách bởi các nhân viên cũ đặc biệt là nhân viên bán hàng khi ra đi thường mang theo số khách mà họ đang liên hệ và nắm giữ.

Cuộc khủng hoảng đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhiều khách hàng thông báo việc dừng ủy thác, nhiều mảng kinh doanh bị cắt công việc, nhiều bộ phận không hoàn thành kế hoạch trong tháng. Số nhân viên không có việc làm cũng tăng lên đáng kể. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong 2 năm 2008 - 2009, Việt Nam có gần 500.000 lao động bị mất việc làm.

2.3. Quản lý theo mục tiêu

Trong các DNNVV ở Việt Nam, công nghệ lạc hậu khá phổ biến. Do thói quen tư duy và do hạn chế về đầu tư, DNNVV thường đầu tư dần, mỗi năm mua một vài loại máy, thiết bị và khi thấy không ổn thì cũng thay thế dần. Điều này làm cho máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNNVV trở nên chắp vá, không đồng bộ. Khủng hoảng làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất kinh doanh sụt giảm đáng kể, và đây được coi là dịp may hiếm có để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mua vào để nâng cấp và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Nói cách khác, để được coi là cơ hội thì các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam phải tìm được thị trường tiêu thụ cho khối lượng sản phẩm gia tăng từ việc mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, còn nguồn vốn tín dụng phải có lãi suất tương đối thấp và điều kiện cho vay tương đối dễ dãi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội trong khủng hoảng vẫn hoạt động bình thường hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả năng thích ứng với tình hình và có thể tiếp tục phát triển nhờ nhiều vốn, áp dụng kỹ thuật mới và có thương hiệu tốt.


CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU‌


I. Bài học cho chính phủ Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Ở một góc nhìn khác, nó lại có ý nghĩa tích cực đối với Việt Nam khi cần nhìn lại để rút ra những bài học bổ ích về ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển lành mạnh hệ thống tài chính. Trong khó khăn, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là sự hỗ trợ của chính sách từ phía cơ quan quản lý và Chính phủ bằng những gói giải pháp hỗ trợ về vốn, bù lãi suất và giảm thuế. Vì thế cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã mang lại nhiều bài học quý báu cho chính phủ Việt Nam.

1. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật, cải tổ bộ máy nhà nước

Trong điều kiện hiên nay, Việt Nam là một nước nhỏ với tiềm lực kinh tế yếu, năng lực phản ứng kinh tế cũng rất bị giới hạn, ngoài các giải pháp cấp thời (như chính sách kích cầu, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất...), Chính phủ cần phải hoàn thiện lại các chính sách liên quan đến pháp luật thường là kẽ hở cho các đơn vị kinh doanh phạm pháp. Bên cạnh đó, điều quan trọng là chính phủ cần tập trung giải quyết dứt điểm các điểm yếu của chính sách pháp luật về giải thể và hợp nhất các doanh nghiệp trong nền kinh tế vốn chưa được quan tâm thích đáng đồng thời có những biện pháp thích ứng giải quyết các doanh nghiệp phá sản trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu.

Sự hỗ trợ từ các chính sách pháp luật của chính phủ góp phần giúp các doanh nghiệp kinh doanh có được sự thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính, minh bạch trong tiếp cận thông tin, thực thi pháp luật... là điều mà các doanh nghiệp đang cần. Đặc biệt, sự đối thoại tốt hơn và thường xuyên hơn về các


vấn đề liên quan đến thực thi các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động kinh doanh là vấn đề đặc biệt được các doanh nghiệp quan tâm. Bởi, sự chèo chống của các DN trong khủng hoảng sẽ chỉ thành công khi có được sự hỗ trợ của các nhà làm chính sách.

Bên cạnh đó, một việc không kém phần quan trọng là bộ máy nhà nước cần phải có sự cải tổ mạnh mẽ. Trong một nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, năng lực quản lý kinh tế quyết định trong bộ máy quản lý và điều hành kinh tế của Nhà nước có lẽ là một trong những điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sẽ phải được điều hòa lại với các mục tiêu kinh tế - xã hội trong nước. Các vấn đề môi trường và khai thác tài nguyên cần phải được quan tâm hơn xét về lợi ích lâu dài. Chính vì thế, bộ máy nhà nước Việt Nam cần có những sự thay đổi mới, nên coi trọng những người trẻ tuổi tham gia đóng góp ý kiến , tăng cường cơ sở hạ tầng hiện đại và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để quản lý.

2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng

Trong khoảng hơn một năm qua, Việt Nam thực sự đã trải qua hai cuộc khủng hoảng, một do chúng ta tự gây ra hồi đầu năm 2008 và một do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu từ hồi cuối 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính, nhà đất, chứng khoán, cùng các vấn đề liên quan đến cán cân xuất nhập khẩu và tỷ giá cần phải được mổ xẻ và tìm bằng được lời giải để ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai. Qua các cuộc khủng hoảng như thế, điều mà chính phủ Việt Nam nên quan tâm chú trọng là cần đặc biệt quan tâm hơn đến công việc dự báo và đưa ra những đánh giá chính xác và sớm nhất có thể về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng để từ đó dự trù xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai


sàn giao dịch chứng khoán... Việc xây dưng hệ thống thông tin minh bạch cũng là cơ sở để giúp tăng cường công tác dự báo và qua đó cũng củng cố thêm niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền. Vì thế, hệ thống thông tin minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.

Đối với Việt Nam, việc đánh giá đúng tác động của cuộc khủng hoảng trong điều kiện đã hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới là một công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi chính phủ phải quan tâm. Bài học từ cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực khởi đầu từ ngày 2/7/1997 tại Thái Lan, khi mà Việt Nam nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, nhưng do không chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu nên đã chịu tác động nặng nề, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút trong 5 năm liền, đầu tư nước ngoài ở vào trạng thái trì trệ từ năm 1998 đến năm 2004.

Để tránh lặp lại tình trạng đó, nước ta cần nghiên cứu để nhận dạng đầy đủ tác động của cuộc khủng hoảng, đề ra các giải pháp đồng bộ và phối hợp với các nước khác thực hiện các chủ trương chung để đối phó, đồng thời phải từ bài học kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có liên quan đến thị trường bất động sản và sự lỏng lẻo tín dụng của nhiều ngân hàng để xem xét một cách khách quan tình hình đất nước, trong đó có hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam, nhất là những khoản tín dụng đối với thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bất ổn mà hậu quả rất khó lường đối với tình hình tài chính – tiền tệ của đất nước.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí