những cái khó thấy, khó nắm bắt như tự ý thức, tự nhận thức, tự tin, sự thấu cảm, tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc... Trí tuệ cảm xúc ở góc độ chung nhất liên quan đến những năng lực nhận biết, vận hành các xúc cảm của mình, của người khác và các thành tố cần chú ý ở đây là: tự biết mình, tự quản, nhận biết các quan hệ xã hội và quản lý kiểm soát các quan hệ xã hội. Bốn thành tố này được tất cả các phiên bản chính của lý thuyết chấp nhận dù rằng có thể gọi tên khác nhau.
5.3 Kỹ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc chính là khả năng con người có thể điều chỉnh cảm xúc của mình theo mục tiêu nhất định nào đó với những yêu cầu cụ thể để hướng đến sự giao tiếp có lợi nhất.
Quản lý cảm xúc là một kỹ năng rất cần thiết đối với những cá nhân phải thực hiện những công việc dưới nhiều áp lực. Đặc biệt là nguy cơ quá tải về công việc và sự bực dọc của cá nhân trong mối quan hệ với người khác có thể làm cho con người dễ nóng nảy. Nhận ra cảm xúc của chính mình và quản lý cảm xúc đó theo hướng kiềm chế nó một cách tạm thời là điều cần thiết. Một nguyên lý đặc biệt của việc quản lý cảm xúc là con nguời sẽ tìm những phuơng thức để giải toả cảm xúc của mình nếu con người chưa thể tự thân cân bằng nó một cách hữu hiện...
Thiếu quản lý cảm xúc, những hậu quả tai hại có thể xảy ra. Làm người khác khó chịu, giận dỗi; làm tổn thương người thân, làm giảm giá trị của chính mình. Câu chuyện của Tuấn là một ví dụ điển hình. Khi phát hiện mẹ mình đã đọc lén nhật ký, Tuấn đùng đùng nổi giận la toáng lên và xé quyển nhật ký trước mặt mọi người trong buổi cơm chiều...
Khi nghe mẹ giải thích rằng mẹ không cố tình và lẽ ra Tuấn phải xử lý khác hơn vì hôm ấy có mặt anh rể. Tuấn cảm thấy quả thật là mình quá đáng. Thế nhưng Tuấn cũng băn khoăn rằng liệu phải chăng có thể kiềm chế cảm xúc dù Tuấn biết kiềm chế cảm xúc sẽ có lợi cho mình trong ứng xử. Quản lý cảm xúc không có
nghĩa là triệt tiêu cảm xúc hoàn toàn hay đẩy cảm xúc vào một góc hẹp mà hoàn toàn có cơ hội bộc lộ.
Khi giận dữ, thông thường bạn sẽ như thế nào và ra sao? Chắc chắn lúc ấy không thể xinh đẹp về mặt hình thức, không thể bình tĩnh về mặt tinh thần, không thể linh hoạt và sáng suốt để xử lý... Tất cả đều là những bất lợi cho bạn nếu thiếu khả năng quản lý cảm xúc...
Trong quan hệ giao tiếp, nếu bạn biết quản lý cảm xúc, mối quan hệ sẽ diễn ra một cách rất thuận lợi. Người giao tiếp cùng với bạn cảm nhận rằng bạn là một người rất tôn trọng người khác trong giao tiếp.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Lắng Nghe
- Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 1 - 6
- Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 1 - 7
- Nguyên Nhân Khiến Nhóm Làm Việc Không Hiệu Quả
- Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 1 - 10
- Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 1 - 11
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Hơn thế nữa, việc kiểm soát cảm xúc của chính bạn làm cho bạn cảm nhận một cách đầy đủ và trọn vẹn tình huống giao tiếp để hướng đến sự thành công.
Việc biết quản lý cảm xúc hay kiềm chế cảm xúc sẽ giúp bạn định hướng cuộc giao tiếp hiệu quả, hỗ trợ cho quan hệ giao tiếp diễn ra thật sự thông thoáng và tránh được những mâu thuẫn hay những xung đột không đáng có và cuộc giao tiếp sẽ đạt được mục đích như mong đợi.
5.4 Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc
Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết cảm xúc và khả năng tự điều khiển cảm xúc.
a. Khả năng tự nhận biết cảm xúc
Đó là khả năng con người nhận biết được cảm xúc bằng kinh nghiệm của
bản thân.
Biểu hiện đầu tiên của khả năng tự nhận biết cảm xúc là phải biết được
mức độ của cảm xúc đang tồn tại, tuỳ theo mỗi loại cảm xúc khác nhau sẽ có những cung bậc khác nhau:
- Mức độ trong tầm kiểm soát của chủ thể: lúc này mặc dù những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại, nhưng chủ thể hiểu rõ về cảm xúc của bản thân và biết cách điều tiết cảm xúc của mình một cách hợp lý.
- Mức độ nguy hiểm: lúc này chủ thể không tập trung vào bất cứ việc gì ngoài việc chỉ suy nghĩ đến cảm xúc đang hiện diện của bản thân. Nếu cứ tập trung vào cảm xúc đang hiện hữu như vậy thì sẽ có hai khả năng xảy ra:
Một là, cùng với những suy nghĩ tích cực thì sẽ đưa những cảm xúc tiêu cực về vùng kiểm soát của chủ thể.
Hai là, cùng với nhữg suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho những cảm xúc tiêu cực vượt tầm kiểm soát của chủ thể, ở giai đoạn này cảm xúc đang âm ỉ cháy và nằm trong tầm báo động.
Mức độ vượt tầm kiểm soát của chủ thể: lúc này chủ thể không còn giữ được cảm xúc của mình và để nó bộc lộ một cách tự nhiên. Mức độ này thường đi liền với những cảm xúc giận dữ hay vui sướng tột đỉnh. Tuy nhiên, cho dù là loại cảm xúc dương tính hay âm tính, tích cực hay tiêu cực nhưng nếu vượt qua tầm kiểm soát của chủ thể cũng đều không tốt, đặc biệt là đối với cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện thứ hai của khả năng tự nhận biết cảm xúc là khả năng tự nhận biết đúng nguyên nhân của cảm xúc. Có nhiều nguyên nhân gây nên cảm xúc của con người tương ứng với mỗi loại cảm xúc.
Những loại cảm xúc tiêu cực như: buồn, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm,… đều có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu của con người mà trực tiếp là do sự kiềm hãm về mặt thể lý và về mặt tinh thần. Khi một con người bị kiềm hãm về thể lý như những cơn đau, sự căng thẳng, mệt mỏi, đói, khát,…thường dẫn đến những cảm xúc giận dữ, lo sợ và buồn phiền. Khi bị kiềm hãm về mặt tinh thần như bị xúc phạm, bị hụt hẫng, bị mất mát,…thường làm cho con người cảm thấy buồn rầu, sự hãi, giận dữ.
Chỉ khi nào chủ thể hiểu rõ được nguyên nhân, cả nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên cảm xúc của mình thì mới có thể có những biện pháp hoá giải và kiểm soát, quản lý cảm xúc cá nhân.
Biểu hiện thứ ba là khả năng tự nhận biết hậu quả của cảm xúc, đối với những loại cảm xúc tiêu cực, nếu chủ thể không ý thức được hậu quả của nó gây ra thì sẽ khó để quản lý nó.
Biểu hiện thứ tư là khả năng nhận biết biểu hiện sinh lý của cảm xúc. Mỗi loại cảm xúc sẽ có những biểu hiện tương ứng về mặt sinh lý. Cảm xúc giận dữ sẽ có những biểu hiện liên qun đến hệ cơ, như cứng tay chân, căng cơ mặt, cơ hàm, khó thở, thay đổi nhiệt độ cơ thể,….cảm xúc sợ hãi thường có biểu hiện tim đập nhanh, nổi da gà, mắt mở to,…cảm xúc buồn có biểu hiện chùng cơ mặt, cử động mắt chậm, cường độ hành vi yếu,…
Trong cuộc sống, con người cần học cách kiểm soát những biểu hiện của cảm xúc hơn là kiềm chế nó, muốn làm được điều đó trước hết phải nhận ra những biểu hiện của cảm xúc.
b. Khả năng tự điều khiển cảm xúc
Bao gồm điều khiển cảm xúc đúng mức độ và đúng đối tượng. Khi một cảm xúc tiêu cực nào đó xuất hiện, nếu chủ thể biết cách quản lý để nó nằm trong vùng kiểm soát và hướng đến đúng đối tượng thì sẽ tránh được những hậu quả tiêu cực và ngược lại.
Điều khiển cảm xúc đúng mức độ, khi một cảm xúc tiêu cực nào đó xuất hiện ở chủ thể, chủ thể sẽ sử dụng những ý chí của mình để điều khiển những cảm xúc ấy sao cho chúng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chủ thể, không để cảm xúc ấy gây ra hành vi làm ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ của bản thân. Họ có thể vẫn thể hiện cho người khác biết là mình đang có những cảm xúc tiêu cực để đối tượng có thể hiểu, đồng cảm,… Để làm được điều này không hề đơn giản, bởi khi con người đã có những cảm xúc tiêu cực, nhất là cảm xúc giận dữ thì thường sẽ kéo
theo những lời nói và hành động không hay, có thể làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác. Do vậy, đòi hỏi chủ thể phải có tính tự chủ của ý chí rất cao thì mới có thể điều khiển cảm xúc của mình nằm trong vùng kiểm soát.
Điều khiển cảm xúc đúng đối tượng là khả năng mà chủ thể của cảm xúc biết cách hướng dẫn cảm xúc của mình đến những đối tượng phù hợp. Theo nghiên cứu của Davidoff, khi cá nhân để cảm xúc vượt mức kiểm soát, họ thường di chuyển cảm xúc của mình sang những đối t ượng liên quan hoặc không liên quan đến nguyên nhân gây ra cảm xúc.
Khi cảm xúc nằm trong tầm kiểm soát thì việc xác định đúng đối tượng gây ra cảm xúc tiêu cực là điều khá dễ dàng. Họ sẽ dùng lời nói và hành động để thể hiện cảm xúc đúng đối tượng đã gây ra cảm xúc cho mình một cách khôn khéo và bình tĩnh.
Như vậy, khả năng tự điều khiển cảm xúc có cơ sở là sự tự nhận biết cảm xúc. Muốn điều khiển được cảm xúc chủ thể phải hiểu về cảm xúc. Để điều khiển cảm xúc đúng đối tượng, trước hết chủ thể phải điều khiển cảm xúc đúng mức độ.
Một người có kỹ năng quản lý cảm xúc cao là người có khả năng hiểu rõ về những cảm xúc đang tồn tại, hiện diện trong cơ thể mình và điều khiển cảm xúc sao cho vẫn có thể giải toả những cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn hại đến người khác.
5.5. Phương pháp quản lý cảm xúc
a. Phương pháp thay đổi suy nghĩ
Thể hiện tính chủ thể trong tâm lý người, chủ thể cần thay đổi góc nhìn, nghĩa là đặt mình vào vị trí người khác, thể hiện tính thiện chí trong giao tiếp.
Bước 1: Chủ thể cần tĩnh lặng quan sát, cần ngồi ở vị trí yên tĩnh để tĩnh tâm và nghĩ lại việc mình đã làm.
Bước 2: Sau đó, chủ thể suy ngẫm lại những hành vi của mình đúng hay sai.
Bước 3: Chủ thể thay đổi góc nhìn của vấn đề theo hướng tích cực hơn. Bước 4: Cuối cùng, chủ thể nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình.
Vậy nên, tĩnh lặng là cách chúng ta tiếp cận nguồn năng lực của bản thân. Tĩnh lặng giúp chúng ta nắm lấy sự bình tĩnh, tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác hơn, khi ngồi yên lặng một mình và để mọi lo âu tan biến kể cả từ bên ngoài và từ trong chính bản thân mình, tập trung vào mình, suy nghĩ về chính mình.
b. Phương pháp bùng nổ an toàn
Là phương pháp mà chúng ta chuyển hóa cảm xúc bằng hoạt động, đó là:
- Không tổn hại sức khỏe, tinh thần người khác
- Không lãng phí thời gian
- Tăng cường mối quan hệ
- Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất cho bản thân Ngược lại, nếu chúng ta không quản lý được cảm xúc thì:
- Đi kèm với trạng thái cảm xúc giận dữ gây tổn hại tinh thần và sức khỏe cho mình và người khác
- Hành vi gây hấn, bạo lực
- Suy giảm mối quan hệ
- Vi phạm pháp luật và chuẩn mực.
c. Phương pháp cải tạo hoàn cảnh
Ở phương pháp này, để quản lý cảm xúc của mình được tốt, chủ thể cần:
- Chăm sóc sức khẻo cho bản thân
- Thư giãn, xả stress, tái tạo năng lượng
- Chăm sóc không gian sống và làm việc của bản thân
- Tìm cách giải quyết các mâu thuẩn, trách kéo dài, ngấm ngầm
- Tìm ra bản chất, nguyên nhân khiến bản thân khó quản lý cảm xúc và cách khắc phục.
Tóm lại, khi bạn thể hiện cảm xúc và truyền cảm xúc cho người khác thì chúng ta cần học cách không thể hiện cảm xúc ngay tức khắc, không giận dữ, không buồn bã, không bực bội, không khó chịu với người khác vì không phải người khác làm chúng ta tức giận, khó chịu mà cảm xúc đó do chính chúng ta tạo nên.
Làm thế nào để chúng ta không tự tạo cảm xúc, để chúng ta vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp, chúng ta vẫn quan tâm, tôn trọng người khác. Đó là nền tảng của mối quan hệ.
Bài 2: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Hiểu biết cách thức, quy chế tổ chức và nguyên tắc làm việc theo nhóm Cung cấp những phương pháp, kỹ năng xây dựng, quản lý điều hành và phát triển nhóm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các nhóm làm việc Xác định đúng các vấn đề hoặc xung đột trong nhóm, từ đó cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Chương 1: Các khái niệm chung
I. Khái niệm
1.1 Nhóm
Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm.
1.2 Khái niệm nhóm trưởng
Nhóm trưởng là người có khả năng phán đoán tuyệt vời những năng lực và cá tính của các thành viên trong nhóm. Giỏi tìm ra cách vượt qua những điểm yếu. Có khả năng thông tin hai chiều. Biết tạo bầu không khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm.
1.3. Vai trò của nhóm
a.Vai trò của nhóm trưởng
Tìm kiếm các thành viên mới, nâng cao tinh thần làm việc và phấn đấu đạt mục tiêu của nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi tạo cảm hứng thực hiện.
b. Vai trò của các thành viên