Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Lắng Nghe

Vị trí kiểu bàn ghế trong giao tiếp Trong môi trường văn phòng công sở hay trong 1


Vị trí, kiểu bàn ghế trong giao tiếp:

Trong môi trường văn phòng - công sở hay trong môi trường công cộng, vị trí chỗ ngồi cũng thể hiện một số ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.Chính vì thế, việc bày trí bàn họp và việc tìm chỗ ngồi cũng nói lên kiến thức và kỹ năng của người giao tiếp. Có thể quan tâm đến những yêu cầu cơ bản sau khi xác định vị trí ngồi:

+ Vị trí góc phù hợp với câu chuyện tế nhị, lịch sự giữa hai người

+ Vị trí hợp tác thể hiện hai người ngồi cạnh nhau cùng nhìn về một hướng hoặc ngồi đối diện nhưng chiếc bàn có tác dụng như chổ để giấy tờ.

Vị trí cạnh tranh với hai người ngồi đối diên nhau và chiếc bàn đóng vai trò 2

+ Vị trí cạnh tranh với hai người ngồi đối diên nhau và chiếc bàn đóng vai trò

như là chiến tuyến.

+ Vị trí độc lập là cách sắp xếp không phải để đối thoại mà thể hiện vị trí của người không muốn bị ai quấy rầy hoặc không muốn bắt chuyện. Vị trí này thường trong thư viện hoặc trong quán ăn với những người không quen biết trong môi trường “chung”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Chương 3 Các kỹ năng giao tiếp cơ bản 1 Kỹ năng tự đánh giá bản thân 1 1 Tự 3


Chương 3: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

1. Kỹ năng tự đánh giá bản thân


1.1. Tự đánh giá


Để hiểu về tự đánh giá, chúng ta cần tìm hiểu về đánh giá. Theo cách hiểu thông thường: đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật.

Có nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau về tự đánh giá, chúng tôi đưa ra khái niệm: tự đánh giá là sự đánh giá của cá nhân đối với mặt bên ngoài và những khả năng, những phẩm chất nhân cách của bản thân.

1.2 Kỹ năng tự đánh giá của sinh viên


a. Định nghĩa

Kỹ năng tự đánh giá là khả năng đánh giá khách quan về hình thức và những năng lực của bản thân, phẩm chất nhân cách của cá nhân bằng cách tiến hành đúng đắn và tương đối thành thạo các thao tác của quá trình tự đánh giá.

Kỹ năng tự đánh giá bao gồm hai mặt:

Thứ nhất là mặt tri thức: để sinh viên có thể đánh giá bản thân, cần phải có sự hiểu biết về tự đánh giá, hiểu biết càng sâu sắc, rõ ràng, hoạt động tự đánh giá diễn ra càng nhanh chóng, chính xác.

Thứ hai là mặt thao tác thực hiện: sinh viên phải biết thực hiện một cách đầy đủ, chính xác và thành thạo các bước tự đánh giá.

b. Quy trình tự đánh giá

Xác định quy trình tự đánh giá là một việc làm khá phức tạp và mang tính tương đối.

Thứ nhất, tiếp nhận thông tin về bản thân: đó là quá trình con người lắng nghe, thu thập những thông tin liên quan đến bản thân. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện qua hai con đường:

Con đường tự quan sát, tự phân tích để rút ra những thông tin về bản thân, cá nhân có thể tự quan sát để có những thông tin về hình thức của mình như: chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt,…Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể tự phân tích những hiện tượng tâm lý bên trong cơ thể như: ý thức kỷ luật, tinh thần làm việc, khả năng học tập, khả năng giao tiếp,…Thông qua con đường này, cá nhân sedx có những thông tin cá nhân rất đầy đủ, trọn vẹn, nhưng lại mang tính chủ quan, cảm tính.

Con đường tiếp nhận thông tin từ bên ngoài: là những thông tin do người khác nhận xét, đánh giá về bản thân mình, thông tin bên ngoài thường mang tính khách quan nhưng đôi khi không chính xác và phù hợp.

Thứ hai, xử lý thông tin, sau khi tiếp nhận thông tin, cá nhân tiến hành xử lý thông tin, đây là giai đoạn mã hóa thông điệp trong mô hình giao tiếp, hoạt động này

diễn ra trong bộ não và kết quả là cá nhân hiểu được ý nghĩa của những lời nhận xét, đánh giá của người khác đối với mình.

Trong quá trình xử lý thông tin, cá nhân phải vận dụng đến những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, kết quả xử lý phụ thuộc vào tính chủ thể của mỗi cá nhân.

Thứ ba, xác định giá trị bản thân, đây là quá trình cá nhân chỉ ra, gọi tên và khẳng định giá trị của bản thân, trên cơ sở những nhận xét, đánh giá của người khác về mình, cá nhân xem những thông tin đó có khách quan không, bản thân có đúng như nhận xét của người khác không.

Thứ tư, so sánh những khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách và từ mặt bên ngoài của bản thân với hệ thống thang giá trị đã được xác định.

Mỗi người có một hệ thống chuẩn các giá trị trong cuộc sống khác nhau, hệ thống chuẩn giá trị là nền tảng, là yếu tố quyết định sự

2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả


2.1. Khái niệm nghe và lắng nghe


Nghe là hình thức tiếp nhận thông tin qua thính giác.

Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với trạng thái chú ý. Lắng nghe giúp con người hiểu được nội dung thông tin và cả những trạng thái cảm xúc, tình cảm của người nói.

Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói.


a Yêu cầu đối với người nói Thoả mãn được nhu cầu của người nói Khi nói 4


a. Yêu cầu đối với người nói

Thoả mãn được nhu cầu của người nói. Khi nói, ai cũng có nhu cầu được người khác quan tâm, lắng nghe nên khi bạn lắng nghe tức là đã thoả mãn được nhu cầu của người nói. Điều này cũng sẽ tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nói.

Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình. Khi được lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có thể thoải mái để chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm, ý tưởng của mình.

b. Yêu cầu đối với người nghe

Thu thập được nhiều thông tin hơn. Khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu nhận được nhiều thông tin hơn từ phía người nói để có nhiều căn cứ, cơ sở hơn khi quyết định một vấn đề gì đó. Hơn nữa, theo tâm lý thông thường thì người ta chỉ muốn nói với những ai biết lắng nghe nên khi được lắng nghe, người ta sẽ chia sẻ nhiều hơn.

Tạo nên bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Khi người khác đang nói, chúng ta lắng nghe thì đến lượt chúng ta nói, họ cũng

sẽ chú ý lắng nghe. Làm được điều này, hai bên sẽ hiểu nhau nhiều hơn và tạo nên sự hài lòng đối với nhau.

2.2 Lợi ích của việc lắng nghe


Có câu nói rằng “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương” hay “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe” cho thấy lắng nghe có vai trò hết sức quan trọng.

Theo Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Như vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, lắng nghe chiếm gần nửa số thời gian. Điều này cho thấy, kỹ năng lắng nghe là hết sức quan trọng và việc lắng nghe sẽ mang lại nhiếu lợi ích cho cả người nói lẫn người nghe.

2.3 Các cấp độ nghe


Nghe phớt lờ, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những gì người nói nói. Biểu hiện của cấp độ nghe này là nói chuyện riêng hay làm việc khác khi người nói đang nói.

Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về một vấn đề khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin của người nói. Gật đầu, chăm chú nghe nhưng không hiểu nội dung và thỉnh thoảng có những hành vi, cử chi trái ngược với nội dung mà người nói muốn chuyển tải là những biểu hiện của nghe giả vờ.

Nghe có chọn lọc, từng phần là người nghe chỉ nghe một phần thông tin và nghe những gì mình quan tâm, ưa thích. Biểu hiện của cấp độ nghe này là lâu lâu nói chuyện hay làm việc riêng.

Nghe chăm chú, là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu họ. Ở kiểu nghe này, người nghe tập trung vào người đối thoại, không làm việc riêng

nhưng không có các cử chỉ thể hiện mình hiểu thông tin người nói đưa ra và khuyến khích họ nói.

Nghe thấu cảm, là kiểu nghe mà người nghe không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu họ một cách thấu đáo. Khi nghe thấu cảm, ta không chỉ hiểu được những thông điệp mà người nói muốn chuyển tải mà còn hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ. Lúc này, việc lắng nghe không chỉ bằng trái tim mà bằng cả trái tim và khối óc. Sự chăm chú, các câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và khuyến khích người nói… là biểu hiện của hình thức lắng nghe này.

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe


Theo D.Torrington, 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý nghĩ sâu sắc trong lời nói của người khác thì càng hiếm hơn. Điều này chứng tỏ rằng, để lắng nghe có hiệu quả không chỉ đơn giản là: muốn lắng nghe thì dừng nói mà còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe.

a. Tốc độ tư duy

Thông thường, tốc độ nói của người trưởng thành là 125 từ/phút trong khi tốc độ suy nghĩ của con người nhanh gấp 4 lần nên thời gian dùng để suy nghĩ nhiều hơn là để lắng nghe, nghĩa là chúng ta thường bị phân tán tư tưởng. Do vậy, khi nói về một vấn đề gì đó, chúng ta nên nói ngắn gọn và cũng không nên nói quá chậm sẽ dễ làm người nghe mất tập trung.

b. Sở thích

Người ta thường chỉ nghe những gì mà mình thích. Khi gặp những vấn đề không phù hợp với mình thì thường không muốn nghe và không nghe.

c. Sự phức tạp của vấn đề

Khi nghe một vấn đề phức tạp, nằm ngoài hiểu biết hay ít liên quan thì con

người thường có xu hướng bỏ ngoài tai, không lắng nghe nữa.

d. Thiếu kiên nhẫn

Lắng nghe đòi hỏi phải kiên nhẫn vì không phải lúc nào người nói cũng nói những gì ta muốn được nghe. Chính vì vậy, trong thực tế thường xảy ra tình trạng cả hai người cùng tranh nhau nói hay cùng nói. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường có những ý kiến đáp lại và muốn nói ngay những suy nghĩ đó. Nếu không biết kiềm chế và kiên nhẫn nghe người khác nói thì việc lắng nghe không thể có hiệu quả.

e. Thiếu kỹ năng lắng nghe

Cũng giống như những kỹ năng khác, muốn lắng nghe tốt thì phải có sự tập luyện và để tập luyện hiệu quả thì phải có những bài tập rất cụ thể. Tuy nhiên, việc dạy cho học sinh cách lắng nghe còn chưa được chú trọng.

g. Thiếu quan sát khi nghe

Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến thính giác mà cả các giác quan khác, nhất là thị giác để có thể nắm bắt hết thông điệp mà người nói muốn chuyển tải qua ngôn ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ.

“Sao mà anh ngốc thế Không nhìn vào mắt em”

là hai câu thơ rất hay nói lên tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt khi lắng nghe. Tuy vậy, chúng ta thường ít sử dụng hoặc chưa biết sử dụng mắt trong quá trình giao tiếp.

h. Những thành kiến, định kiến tiêu cực

Khi chúng ta có thành kiến, định kiến với người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại đề cập đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả lắng nghe.

i. Những thói quen xấu khi lắng nghe

Trong khi nghe, chúng ta thường mắc phải những thói quen xấu như: cắt

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 23/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí