Khái Niệm Kỹ Năng Mềm. Phân Biệt Với Kỹ Năng Cứng, Kỹ Năng Sống

Phan Thanh Vân [22] nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT theo tiếp cận mục tiêu giáo dục toàn diện với 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, để cùng chung sống và học để làm người.

Sách được tìm chủ yếu trong thư viện nhà trường, có thể nêu một số cuốn tiêu biểu như: “Nghệ thuật giao tiếp hữu hiệu nơi công sở”, “Giao tiếp trong kinh doanh”, “Nghệ thuật ứng xử và 100 điều tâm đắc”, “Nghệ thuật nói trước công chúng”, “Nghệ thuật ứng xử giao tiếp”….. Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu một số cuốn sách khác như “Small talk”, “Ai che lưng cho bạn”, “Thật đơn giản phỏng vấn tuyển dụng”, “Nghệ thuật giao tiếp để thành công”….

Internet cũng là nguồn cung cấp tài liệu phong phú, với những bài viết của các tác giả, các cuộc thảo luận về những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và trong công việc.

Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến nghiên cứu quản lý hoạt động GDKNM cho SV khối ngành kinh tế ở trường đại học.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm kỹ năng và giáo dục kỹ năng

1.2.1.1. Kỹ năng

Theo I.S.Banki: “Kỹ năng là năng lực tự có, hoặc qua học tập được con người vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào những hoạt động mang tính nghề nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chuyên môn của mình” [24].

Tác giả Trần Trọng Thủy [20]: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng”. Như vậy:

Thứ nhất: Kỹ năng là sản phẩm của quá trình tư duy, tích lũy kinh nghiệm của con người trong hoạt động thực tiễn. Kỹ năng là bậc cao của thao tác kỹ thuật mang tính thành thạo, chủ động và có kết quả ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ hai: Kỹ năng là năng lực của con người sử dụng tri thức, các phương tiện, cách thức hành động một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện biến động của thực tiễn.

Thứ ba: Hành động luôn gắn với mục tiêu và điều kiện xác định, chính mục tiêu, điều kiện xác định quyết định loại thao tác và trật tự thao tác trong hành động. Khi điều kiện biến động với các mức độ khác nhau thì thao tác và trật tự của chúng cũng phải thay đổi tương ứng. Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 3

Kỹ năng có được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó, kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng khác nhau. Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại [0]: Kỹ năng (KN) chuyên môn, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn: KNC, kỹ năng sống và kỹ năng mềm (KNM). Cũng cần nhận thấy rằng KNM là những nhóm KN thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống. Để thành công trong sự nghiệp mỗi con người phải thỏa mãn cả KN cứng và KNM, phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai KN cơ bản này trong cuộc sống và công việc.

1.2.1.2. Giáo dục kỹ năng

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức kỹ năng, thói quen của một nhóm người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường

diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm tác động nào có mục đích, tạo ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục.

Giáo dục kỹ năng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người học nhằm hình thành những tác động và thay đổi hành vi người học, tác động vào nhận thức, thái độ cầu tiến và ý thức bản thân của mỗi cá nhân để từ đó tự điều khiển thái độ hành vi, giao tiếp giữa người với người.

1.2.2. Khái niệm kỹ năng mềm. Phân biệt với kỹ năng cứng, kỹ năng sống

1.2.2.1. Kỹ năng mềm

KNM là thuật ngữ dùng để chỉ các KN quan trọng trong cuộc sống như: KN giao tiếp, lãnh đạo, KN làm việc nhóm, KN quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... KNM chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm được, không phải là những KN cá tính đặc biệt, KNM là cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công của mỗi người.

Thuật ngữ “kỹ năng mềm” ở nước ta bước đầu được các học giả giáo dục sử dụng. Khi muốn diễn đạt khả năng sử dụng hiệu quả các phương pháp thực hiện cho một hành động, thậm chí một lĩnh vực hoạt động xã hội người ta thường sử dụng thuật ngữ “kỹ năng mềm”. Tuy nhiên, khi xét về nội hàm khái niệm KNM, thì ngoại diên lại chưa được xác định rõ, nó vẫn là tập con của “kỹ năng sống” như: KN giao tiếp, làm việc nhóm, KN thương lượng và ký kết hợp đồng, KN trả lời phỏng vấn… của mỗi người lao động, các yếu tố này người ta còn là “kỹ năng mềm” (soft skill).

Tác giả Nguyễn Thanh Bình [4] cho rằng thuật ngữ KNM xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta từ chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong nhà trường” của UNICEF năm 1996. Tuy nhiên, những KNM được đưa vào trong nội dung chương trình là các KN cốt lõi: KN nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiên định… do chuyên gia Úc tập huấn.

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu khái niệm: “Kỹ năng mềm là những kĩ năng thuộc về tính cách con người (thuộc xã hội- cảm xúc), là yếu tố cần thiết cho sự phát triển cá nhân, tham gia xã hội và thành công trong công việc”.

Bản chất của KNM được hiểu như sau:

KNM là khả năng hòa nhập xã hội, hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, tổ chức. KNM thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại.

1.2.2.2. Kỹ năng cứng

KNC thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. KNC được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được KNC thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ - văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý hóa học sinh học toán học... và những kiến thức kỹ năng này được

phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.

Như vậy, thời gian để có được KN cứng thường rất dài và bắt buộc mỗi người phải trải qua những giai đoạn có tính hệ thống của tư duy logic. Mặt khác, mỗi người phải trải qua qua trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kì thi chuyên môn, tay nghề để khẳng định sự thành thạo về chuyên môn của mình. KN cứng thường xuất hiện trên bản lý lịch về khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn của mỗi con người.

Tóm lại, KNC là KN nghề nghiệp thể hiện qua trình độ học vấn hay bằng cấp và chứng chỉ, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn của mỗi người.

1.2.2.3. Kỹ năng sống

Kĩ năng sống (KNS) là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hành ngày [4].

Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng khu vực và từng quốc gia. Ở một số nước, KNS được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Một số nước khác KNS lại hướng vào giáo dục hành vi và cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình. Theo đó, vấn đề phát triển KNS cho thanh thiếu niên ở các nước cũng khác nhau.

Kỹ năng sống là những KN tinh thần hay những KN tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những KN này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển trong cuộc sống.

1.2.2.4. Mối quan hệ kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

KNC để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những KNM họ được trang bị [31].

KNM chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Cần nói thêm rằng KNM hay KNS chỉ là những tên gọi khác nhau, mà không phải là hai thứ khác nhau, và càng không phải là hai thứ giống nhau: KNM chính là một phần của kỹ năng sống thường dùng trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hay nói cách khác: kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và một số kỹ năng khác. KNM hay KNS là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống.

1.2.3. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Giáo dục là một quá trình xã hội hóa nhân cách con người được tiến hành có mục đích, có kế hoạch, có nội dung chương trình và được thực hiện bởi đội ngũ những nhà sư phạm. Trong trường đại học giáo dục được tiến hành với nhiều nội dung khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đó là: Giáo dục trí tuệ, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục kĩ năng sống vv...

Giáo dục KNM cho SV là thông qua các hoạt động dạy học, sinh hoạt tập thể, thực hành, thực tập của nhà trường nhằm tăng cường khả năng tiến hành các hành động nghề nghiệp một cách thuần thục cho SV trong học tập, cuộc sống vv.., giúp các em tương tác với những người xung quanh, giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề học tập, cuộc sống và công việc đặt ra.

Giáo dục KNM cho SV được đặt trong mối quan hệ với hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể, thực hành, thực tập của SV và các hoạt động khác, thông qua những hoạt động đó giúp SV có cơ hội trải nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học của nhà trường và phát triển năng lực cá nhân SV đáp ứng yêu cầu của công việc và cuộc sống.

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa với sự chuyển biến xã hội diễn ra mạnh mẽ, điều đó đặt ra đối với người lao động phải thích nghi và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao; sự năng động, biến động của thị trường sức lao động đó là kiến thức, KN nghề đặc biệt là KNM. Từ đó đòi hỏi người lao động phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng tự hoàn thiện mình về kiến thức, KN nghề nghiệp, KNM tương ứng; đặc biệt SV phải được trang bị, rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trước yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thích ứng với yêu cầu đất nước ta đang trên tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đòi hỏi các nhà trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực không chỉ có đầy đủ tri thức, mà còn có đủ KNM, có ý thức, thái độ đáp ứng ngày càng cao của thị trường lao động.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Giáo dục KNM cho SV là một trong những nội dung giáo dục, nội dung giáo dục này cũng cần phải được quản lý như các hoạt động giáo dục khác.

Quản lý GDKNM cho SV là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhằm tác động tới quá trình giáo dục KNM cho SV và các lực lượng tham gia vào quá trình đó, đặc biệt là giảng viên và SV và mối quan hệ qua lại giữa họ để vận hành có hiệu quả mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu trúc trong quá trình giáo dục KNM cho SV, hướng tới giúp người học hình thành hành vi thói quen hành vi phù hợp, hoặc thay đổi hành vi thói quen theo hướng tích cực để đạt được mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Mục tiêu của quản lý giáo dục KNM cho SV là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp SV sống thành công, hiệu quả trong công việc và cuộc sống tương lai.

Quản lý hoạt động GDKNM cho SV được tiến hành với những chức năng cụ thể: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình và kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNM cho SV trong nhà trường.

Nội dung hoạt động quản lý GDKNM theo tiếp cận các chức năng của quản lý bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch quản lý GDKNM;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch GDKNM;

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNM;

- Kiểm tra, đánh giá GDKNM.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung quản lý hoạt động GDKNM cho SV khối ngành kinh tế ở mục sau (1.3.3).

Các lực lượng tham gia giáo dục KNM cho SV bao gồm:

- Đội ngũ GV có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực GD KNM: GV chủ động tích hợp giảng dạy KNM thông qua các môn học, học phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022