khốc liệt, đòi hỏi SV khối ngành Kinh tế muốn thành công trong công việc thì phải có KN và kiến thức không chỉ học ở trường mà quan trọng hơn nữa có từ các trải nghiệm thực tế. Thực tập, trải nghiệm thực tế là cơ hội tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, học hỏi những kinh nghiệm về tổ chức quản lý sản xuất.
Sự trải nghiệm sẽ giúp SV dần hình thành và phát triển ở bản thân mình, có những thao tác phù hợp để dần hoàn thiện các KN (KN nghề nghiệp, KNM) trong nhiều tình huống khác nhau. Từ đó SV có góc nhìn mới về môn học, ngành học mà mình đang theo học, được học hỏi thực tiễn nhiều hơn từ đó giúp các em có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và KNM cần thiết. SV tự tin, trưởng thành tạo nên lợi thế cạnh tranh hơn sau khi ra trường. Thực tập, trải nghiệm phải được thể hiện trong kế hoạch đào tạo của khóa học.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch chỉ đạo thực hiện phát triển KNM cho SV thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, coi đây là nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
- GV giảng dạy các lớp ngoại khóa KNM phải nắm được nội dung của các KNM, có KN thiết kế bài giảng đặc biệt là KN thiết kế các hoạt động giáo dục, có khả năng vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp giảng dạy của SV phải hướng tới việc học tập chủ động, coi trọng dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của SV và hoạt động thực hành, trải nghiệm.
- Đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên, hội SV phải nhiệt tình, năng động và sát sao với các hoạt động, các phong trào của SV, được tập huấn, bồi dưỡng các KN tổ chức các hoạt động, các phong trào của Đoàn, hội.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhà trường và địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo bầu không khí tích cực, thân thiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.2.4. Tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm
- Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Của Ban Giám Hiệu Đối Với Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm
- Biện Pháp Tăng Cường Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế Trường Đại Học Hải Dương
- Khảo Nghiệm Mức Độ Cần Thiết Của Một Số Biện Pháp
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 13
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Các hoạt động, phong trào của Đoàn Thanh niên và Hội SV hay các câu lạc bộ sinh hoạt - học thuật trong nhà trường, đặc biệt hoạt động học nhóm đều là những môi trường rất tốt để SV tự tập luyện, rèn luyện và phát triển KNM.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Vì hạn chế thời lượng lên lớp, người dạy sẽ có một quỹ thời gian mở để tiếp xúc, hướng dẫn SV, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, trao đổi thêm khi SV cần, kết hợp các kênh liên hệ khác như mail, điện thoại… như vậy sẽ đảm bảo quá trình tự học của SV được thúc đẩy, định hướng đúng mức giúp SV chủ động và tự tin hơn.
Họp nhóm là một công việc quan trọng trong học tập theo hình thức tín chỉ, họp nhóm giúp SV rèn luyện nhiều kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết. Vì vậy nếu trong nhà trường có những phòng học dành riêng cho việc họp nhóm, làm bài tập nhóm SV trong nhóm sẽ có nhiều thời gian để họp và thảo luận về cách làm bài nhóm từ đó mang lại hiệu quả cao trong làm việc nhóm, giúp SV rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất.
Các hoạt động của đoàn trường, của các câu lạc bộ trong trường giúp ích rất nhiều cho SV. Nếu nhà trường có chính sách khuyến khích các câu lạc bộ trong trường phát triển, khen thưởng những câu lạc bộ hoạt động tốt mang
lại nhiều cơ hội cho các bạn SV trong trường. Đó sẽ là một biện pháp giúp SV trong trường năng động hơn, tự tin hơn với những kỹ năng đã được rèn luyện.
Những tân SV còn nhiều bỡ ngỡ với cách học ở trường đại học cũng như chưa nhận thức rõ được KNM là gì? Nó cần thiết như thế nào? Và các bạn có cần rèn luyện những KNM đó hay không? Rèn luyện những kỹ năng mềm đó như thế nào?...
Để giúp các tân SV nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như có định hướng rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân ngay từ đầu không bỡ ngỡ khi học tập và nghiên cứu trong môi trường mới nhà trường nên tổ chức những buổi hướng dẫn KNM cho tân SV. Trong các buổi hướng dẫn này có thể coi đó là sự chia sẻ của thầy cô, của các anh chị SV có thành tích tốt trong rèn luyện kỹ năng mềm cũng như sự chia sẻ của các doanh nghiệp về những kỹ năng mềm mà doanh nghiệp cần ở SV.
Những buổi hướng dẫn đó chính là động lực, là con đường giúp các tân SV rèn luyện cho bản thân những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết nhất với sự say mê rèn luyện để phục vụ cho chính công việc của SV sau này.
Sau những môn học về kỹ năng mềm bổ ích được học ở trường rất nhiều SV muốn vận dụng những kỹ năng đó vào thực tế cuộc sống. Tuy vậy giữa lý thuyết và thực hành có nhiều sự khác nhau khiến các bạn SV gặp khó khăn rất nhiều trong việc áp dụng những kỹ năng đã được học, rèn luyện vào thực tế. Những chương trình tập huấn kỹ năng giành cho SV có lẽ sẽ giúp SV rất nhiều trong việc áp dụng lý thuyết vào thực hành.
Trong những buổi tập huấn đưa ra các tình huống cụ thể mà SV sẽ gặp phải trong môi trường làm việc sau này và yêu cầu các bạn giải quyết tình huống với những kỹ năng đã học được. Đồng thời các buổi tập huấn cũng là lúc SV được tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp cụ thể và những kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp áp dụng để xây dựng và phát triển công ty của mình….Những buổi tập huấn như vậy đảm bảo SV trong môi trường làm việc
sau này sẽ phát huy và vận dụng một cách tốt nhất những kỹ năng mềm đã được học và rèn luyện.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện phát triển KNM cho SV đặc biệt các KNM thiết yếu thông qua các hoạt động của Đoàn trường, hội SV, coi đây là nhiệm vụ giáo dục toàn diện đồng thời là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ đó quan tâm tạo điều kiện đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị cho các hoạt động (các chủ đề đã được thiết kế), các phong trào Đoàn Thanh niên, Hội SV trong trường.
GV tạo điều kiện cho SV phát triển KNM đặc biệt các KNM thiết yếu; đồng thời quan tâm, theo sát quá trình hình thành, phát triển KNM của SV để có những điều chỉnh kịp thời.
Đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên, Hội SV trong trường nhiệt tình, năng động và sát sao với các hoạt động, các phong trào của SV; được tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức các hoạt động, các phong trào của Đoàn, Hội.
SV phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
3.2.5. Nâng cao ý thức tự rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Mặc dù KNM đóng vai trò quan trọng đối với SV nhưng nhiều SV vẫn chưa quan tâm đến việc rèn luyện, trang bị KNM cho bản thân. Nhiều SV còn cho rằng KNM sẽ tự hình thành, hoàn thiện và đó là tài năng bẩm sinh không cần phải đào tạo. Do những suy nghĩ lệch lạc như vậy nên hiện nay nhận thức rèn luyện KNM trong SV còn hạn chế, cần phải được đội ngũ GV tham gia giảng dạy từng bước uốn nắn, trang bị nhận thức cho SV về sự cần thiết của KNM đặc biệt các KNM thiết yếu, để từ đó thúc đẩy quá trình tự rèn luyện, tự đào tạo KNM của mỗi SV.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Giảng viên không chỉ giúp các bạn SV có phương pháp học tập hiệu quả để nắm vững chuyên môn. Giảng viên còn là những người hướng dẫn tốt nhất giúp SV nhận thức cũng như rèn luyện kỹ năng mềm một cách hiệu quả. Đào tạo theo hình thức tín chỉ mỗi môn học đều tạo cơ hội cho các bạn SV rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết, tuy vậy nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô về cách thức làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình, tham gia thảo luận trên lớp và ngay cả việc tự học của các bạn SV thì các bạn SV sẽ gặp nhiều khó khăn và không đạt được kết quả cao trong học tập cũng như rèn luyện các kỹ năng. Nhấn mạnh của thầy cô về tầm quan trọng KNM và việc rèn luyện những kỹ năng đó của SV thông qua phương pháp học tập mỗi môn học sẽ giúp SV nhận thức và rèn luyện những kỹ năng mềm tốt nhất.
Hiện tại có rất nhiều sách nói về kỹ năng mềm cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm. Trong những cuốn sách tầm quan trọng của những KNM luôn được đưa ra cùng cách áp dụng vào thực tế cuộc sống. Do vậy tìm đọc những cuốn sách viết về kỹ năng mềm sẽ giúp các bạn nhận thức rõ nhất tầm quan trọng của KNM cũng như phương pháp rèn luyện kỹ năng tốt nhất.
Kỹ năng mềm rất quan trọng với các bạn SV trong công việc và cuộc sống. Nhưng hiện tại các bạn SV lại chú ý rất ít đến tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Không ít suy nghĩ của các bạn SV cho rằng kỹ năng mềm là tự có và tự hoàn thiện, hay kỹ năng mềm là tài năng bẩm sinh của mỗi người. Những buổi hội thảo về kỹ năng mềm và tầm quan trọng của kỹ năng mềm do các bạn SV trong trường tự tổ chức sẽ giúp các bạn SV có định hướng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân.
Những buổi hội thảo khi SV được giao lưu trực tiếp với các doanh nghiệp sẽ là cơ hội để các bạn nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong môi trường làm việc sau này.
Sinh viên trong tất cả các trường đại học, cao đẳng đều đang không ngừng hoàn thiện những kỹ năng mềm của bản thân. Do vậy những buổi giao lưu về rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cùng SV các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp các bạn SV nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, học hỏi được những kinh nghiệm cũng như cách thức và phương pháp học tập và rèn luyện kỹ năng mềm một cách khoa học và hiệu quả nhất.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
GV tạo điều kiện cho SV phát triển KNM đặc biệt các KNM thiết yếu, đồng thời quan tâm, theo sát quá trình hình thành, phát triển KNM của SV để có những điều chỉnh kịp thời.
Đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên, Hội SV Việt Nam trường nhiệt tình, năng động và sát sao với các hoạt động, các phong trào của SV; được tập huấn, bồi dưỡng các KN tổ chức các hoạt động, các phong trào của Đoàn, Hội.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo bầu không khí tích cực, thân thiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
SV phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
3.2.6. Chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên khối ngành kinh tế theo hướng tiếp cận giáo dục kỹ năng mềm
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kĩ năng mềm cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và phải có sự thống nhất với đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Giáo dục kĩ năng mềm cho SV
phần lớn là được tiến hành thông qua hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục do đó muốn đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng mềm cho SV đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động theo hướng tiếp cận giáo dục kĩ năng mềm cho SV.
3.2.6.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng mềm là hoạt động ghi nhận và phản hồi thông tin về thực trạng giáo dục kĩ năng mềm cho SV, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn tồn tại và đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Ban giám hiệu cần chỉ đạo giảng viên tăng cường kiểm tra các kĩ năng ứng xử của SV trong hoạt động giao tiếp, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm. Kết hợp giữa đánh giá của nhà trường, đánh giá của giảng viên và đánh giá của tập thể lớp và đánh giá của cá nhân SV.
Trong hoạt động dạy học cần tăng cường phương pháp kiểm tra vấn đáp, phản hồi thông tin của SV trong giờ học, tăng cường kiểm tra các hoạt động học tập của tổ, nhóm SV để đánh giá về các kĩ năng làm việc đồng đội trong học tập.
Ban giám hiệu cần chỉ đạo giảng viên tăng cường kiểm tra thiết kế các dạng đề kiểm tra có tính mở nhằm đánh giá năng lực phát hiện giải quyết vấn đề của SV và phát triển kĩ năng tư duy độc lập sáng tạo của SV.
Trong hoạt động học tập, rèn luyện, giảng viên cần hình thành phát triển cho SV kĩ năng tự nhận thức, tự đánh giá về kĩ năng mềm để điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp. Do đó nhà trường cần chỉ đạo giảng viên kết hợp giữa đánh giá và tự đánh giá để rèn luyện kĩ năng mềm cho SV.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Muốn thực hiện có hiệu quả biện pháp trên đòi hỏi giảng viên phải có kĩ năng tích hợp nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả môn học với nội dung kiểm tra, đánh giá kĩ năng mềm.
Hiệu trưởng nhà trường cần phải có ý chí và thái độ kiên quyết. Ý chí của Hiệu trưởng không thể tạo ra được rất cả mà phải tạo ra được sự đồng bộ và thống nhất cao của cả hệ thống quản lý nhà trường từ tổ trưởng chuyên môn đến Ban giám hiệu. Các hoạt động kiểm tra hồ sơ giảng dạy, thanh tra hoạt động chuyên môn của GV, tổ chức hội giảng chuyên đề... giúp cho người quản lý kiểm soát được công việc của GV và SV.
Nhà trường cần ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn giảng viên thực hiện tích hợp các nội dung đánh giá KNM trong đánh giá môn học và đánh giá kết quả hoạt động của SV.
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Biện pháp “Nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên và sinh viên về giáo dục kĩ năng mềm” là cơ sở, nền tảng để thực hiện tốt các biện pháp giáo dục KNM và các hoạt động giáo dục khác.
Biện pháp “Nâng cao ý thức rèn luyện KNM của sinh viên theo hướng tiếp cận giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế” có tác dụng tạo động lực cho hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV thông qua hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động thực hành thực tập của SV; Biện pháp “Tạo môi trường cho SV rèn luyện KNM và tăng cường hoạt động giáo dục KNM cho SV” là điều kiện cần thiết để thực hiện các biện pháp khác.
3.3. Khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Các biện pháp đã được các chuyên gia cho ý kiến, bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm và am hiểu thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm cao.