So Sánh Mức Độ Kỹ Năng Đánh Giá Hiệu Quả Hợp Tác Trong Học Thực Hành Theo Giới Tính


Bảng 3.17: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo giới tính


TT


Nội dung

Sinh viên Nam

Sinh viên Nữ

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


3,04


1,01


3,60


1,00


0,02

2

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,89


1,02


3,57


0,96


0,03

3

Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,97


0,87


3,56


0,99


0,00


Tổng hợp

2,97

0,97

3,58

0,98

0,021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 18

3.2.3.2. So sánh theo trường học

Xét theo trường, sinh viên 3 trường có sự đánh giá tương đối giống nhau về KN phối hợp đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Bảng 3.18 là cơ sở dữ liệu thực tiễn minh chứng cho nhận định này:

Bảng 3.18: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo trường học


TT


Nội dung

Sinh viên ĐH SPKT

Vinh

Sinh viên ĐH SPKT

Hưng Yên

Sinh viên ĐH SPKT

Nam Định

ANOVA

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


3,04


1,01


3,60


1,00


3,32


0,87


0,07

2

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,99


1,02


3,57


0,96


3,02


0,95


0,084

3

Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


3,17


0,87


3,56


0,99


3,45


0,88


0,06


Tổng hợp

3,07

0,97

3,58

0,98

3,26

0,90

0,054


Bảng số liệu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong đánh giá của sinh viên về KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo tham số trường học.


Điều này nói lên sự đồng nhất của SV về KN này đặc biệt là sự hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành đều được SV đánh giá cao. Vì vậy, việc tác động, nâng cao KN cho SV tại các trường có thể triển khai đồng bộ.

3.2.3.3. So sánh theo khóa học

Sự khác biệt giữa SV năm 2 và SV năm 3 trong đánh giá về KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành có ý nghĩa về mặt thống kê (α=0,027), đánh giá của SV năm 2 cao hơn SV năm 3, chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 3.19: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác theo khóa học



TT


Nội dung

Sinh viên năm 2

Sinh viên năm 3

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,84


1,01


2,60


1,00


0,00*

2

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,89


1,02


2,57


0,96


0,01

3

Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


2,97


0,87


2,56


0,99


0,005


Tổng hợp

2,87

0,97

2,58

0,98

0,027

Theo từng biểu hiện cụ thể, SV năm 2 đánh giá mình có thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành cao hơn so với kinh nghiệm và hiểu biết. Ở SV năm 3 thì các em đánh giá hiểu biết về đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành là cao hơn, tiếp đến là kinh nghiệm và sau cùng là thao tác. Cũng có thể theo thời gian học, SV năm 3 tích lũy thêm tri thức và kinh nghiệm chắc chắn hơn so với SV năm 2.

3.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến KNHT trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật

3.3.1. Đánh giá của sinh viên và giảng viên về các yếu tố từ sinh viên tác động tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành

Có nhiều yếu tố (cả yếu tố từ sinh viên và từ nhà trường) ảnh hưởng tới KNHT của SV trong học thực hành. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ SV được thể hiện cụ thể ở bảng 3.20


Bảng 3.20: Đánh giá của GV, SV về ảnh hưởng của các yếu tố từ sinh viên đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Thái độ hợp tác trong học thực hành

2,64

1,16

2,68

1,13

0,19

2

Động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành


2,70


1,12


2,74


1,16


0,11

3

Tính cách của cá nhân

2,58

1,12

2,69

1,23

0,32


Tổng hợp

2,63

1,14

2,69

1,17

0,17


Số liệu thu được ở bảng 3.20 cho thấy đánh giá của GV cũng như tự đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ sinh viên tới KNHT trong học thực hành của SV có sự tương đồng với nhau. Qua bảng 3.20 có thể thấy cả GV và SV đều nhận định rằng các yếu tố từ sinh viên có những ảnh hưởng đáng kể đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của SV với ĐTB chung lần lượt là 2,63 và 2,69.

Trong tất cả các yếu tố từ sinh viên thì đánh giá của cả GV và SV đều cùng chung quan điểm khi cho rằng yếu tố động cơ thúc đẩy hợp tác là yếu tố ảnh hưởng quan trọng hơn cả (ĐTB theo đánh giá của GV là 2,70 và tự đánh giá của SV là 2,74). Động cơ luôn là yếu tố thúc đẩy con người tiến hành các dạng hoạt động. Trong trường hợp này cũng thế, động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành là yếu tố quan trọng quyết định đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cũng như đánh giá hiệu quả hợp tác. Các bạn SV nhận thức thấy sự cần thiết phải hỗ trợ, chia sẻ, hợp tác lẫn nhau để hoạt động học thực hành thu được những kết quả thiết thực cho mỗi cá nhân. Đó là một trong các yếu tố tạo điều kiện hình thành nên KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT nói riêng và của SV trong các ngành học đòi hỏi yếu tố thực hành nói chung.

Thứ bậc của các yếu tố từ sinh viên khác là không giống nhau trong nhận xét của GV và tự nhận xét của SV. Theo nhìn nhận của GV thì yếu tố đứng ở vị trí thứ


hai là Thái độ hợp tác trong học thực hành, tuy nhiên SV thì lại cho rằng đó là yếu tố Tính cách của cá nhân. Các thầy cô đánh giá rất cao thái độ hợp tác của SV trong học thực hành bởi lẽ nó sẽ quy định tính tích cực, tự giác giữa mỗi thành viên nói riêng cũng như sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học thực hành. Thái độ hợp tác tích cực thì SV sẽ luôn chủ động tìm kiếm những phương pháp, những hình thức hợp tác phù hợp, hiệu quả đem lại sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên. Tuy nhiên, SV thì lại cho rằng tính cách cá nhân mới ảnh hưởng hơn cả yếu tố thái độ hợp tác. Mỗi SV với những nét tính cách riêng sẽ có những phương thức làm việc riêng nhưng nếu được giao nhiệm vụ phù hợp thì cá nhân đó vừa có cơ hội phát huy tài năng, lại vừa đưa thành tích của nhóm đi lên. Và chính điều này tạo nên động cơ, hay sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong học thực hành.

Mức độ ảnh hưởng chi tiết của từng yếu tố từ SV tới KNHT trong học thực hành của SV được thể hiện cụ thể trong 3 bảng từ bảng 3.21 đến bảng 3.23

Thái độ khi làm việc hợp tác trong học thực hành là một yếu tố mang tính ảnh hưởng nhiều tới kỹ năng hợp tác. Mức độ ảnh hưởng của các biểu hiện trong yếu tố này tới kỹ năng hợp tác được thể hiện rất chi tiết trong bảng 3.21

Bảng 3.21: Tác động của thái độ khi làm việc hợp tác trong học thực hành của sinh viên‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Tích cực, chủ động, tự giác trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học thực hành


2,52


1,10


2,61


1,14


0,01

2

Luôn có sự cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành công việc chung và riêng


2,65


1,17


2,75


1,05


0,03

3

Luôn tin tưởng vào kiến thức, kỹ năng của bản thân và các thành viên khác


2,74


1,13


2,65


1,14


0,04



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

4

Biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác


2,72


1,22


2,71


1,15


0,05

5

Hào hứng khi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về chuyên môn cho thành viên khác, sẵn sàng hỗ trợ

khi thành viên khác gặp khó khăn


2,58


1,18


2,69


1,19


0,00


Tổng

2,64

1,16

2,68

1,13

0,012


Nhìn vào bảng 3.21 có thể thấy đánh giá của GV ở các nội dung “Luôn tin tưởng vào kiến thức, kỹ năng của bản thân và các thành viên khác” và “Biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác” cao hơn hẳn so với tự đánh giá của SV; các nội dung còn lại thì kết quả trong đánh giá của GV vẫn thấp hơn so với tự đánh giá của các em SV. Kết quả trên cho thấy, các thầy cô giáo đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các yếu tố như sự tự tin và sự tôn trọng trong việc hình thành nên thái độ đối với hợp tác. Tự tin vào kiến thức, kỹ năng của bản thân cũng như của người khác đó chính là chìa khoá đưa đến thái độ tích cực trong hợp tác. Và thái độ này cũng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến, quan điểm từ người khác. Theo các thầy cô, hợp tác là dựa trên tinh thần hỗ trợ, làm việc cùng nhau, nếu ai cũng có cái tôi quá lớn thì rất khó đi đến những thoả thuận chung cùng nhau. Do vậy, muốn đạt kết quả cao khi hợp tác trong học thực hành thì các SV cần phải có sự tôn trọng, có thái độ cầu thị nhưng vẫn phải bảo vệ các quan điểm của mình, biết cách thuyết phục người khác nhìn nhận quan điểm của mình, có như vậy mới tránh được sự ỉ lại, dựa dẫm vào người khác, nâng cao tính tự chủ trong hợp tác.

Trong khi đó, nội dung được các bạn SV đánh giá quan trọng hàng đầu trong thái độ hợp tác đó chính là Luôn có sự cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành công việc chung và riêng. Về vấn đề này, sinh viên H.T.H.A có chia sẻ:


“Em nghĩ rằng để mỗi cá nhân đều có thái độ hợp tác đúng đắn trong công việc chung thì tinh thần trách nhiệm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, mỗi cá nhân đều có những vấn đề của riêng mình, nếu không có tinh thần trách nhiệm với công việc chung thì việc hợp tác chỉ là trên hình thức, là sự chống đối, dễ dẫn đến tâm thế ỉ lại”

Ngược lại, nội dung được cả GV và SV đánh giá là có ảnh hưởng ít hơn cả trong yếu tố thái độ đó chính là nội dung “Tích cực, chủ động, tự giác trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học thực hành”. Bản thân mỗi sinh viên cần có sự tích cực, tự giác nhưng là trong hoàn thành công việc được giao của mình chứ không phải là trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau bởi lẽ việc hỗ trợ chỉ là trong những trường hợp cần thiết. Chính vì lí do này mà cả GV và sinh viên đều nhận định đây là nội dung có mức độ ảnh hưởng đứng ở vị trị cuối cùng.

Như kết quả trình bày ở trên, động cơ cá nhân có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng (xếp thứ nhất) tới KNHT trong học thực hành của SV. Trong yếu tố này có các yếu tố thành phần, và mỗi yếu tố thành phần lại được nhìn nhận có ảnh hưởng khác nhau tới KNHT của sinh viên. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 3.22

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của động cơ cá nhân đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Nội dung môn học có tính thiết thực, phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân


2,64


1,13


2,72


1,10


0,011

2

Hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân lĩnh hội tri thức phong phú, đa dạng, rèn luyện kỹ năng một cách vững chắc


2,80


1,07


2,75


1,17


0,023

3

Hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau


2,74


1,13


2,74


1,13


0,02



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

4

Hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân rèn luyện bản thân để trở thành một người kỹ sư hay giảng viên kỹ thuật tốt


2,68


1,15


2,72


1,22


0,01

5

Hợp tác trong học thực hành để thể hiện khả năng của cá nhân; được tôn trọng; kết quả học tập tốt hơn


2,66


1,12


2,78


1,18


0,00


Tổng hợp

2,70

1,12

2,74

1,16

0,032


Nhìn vào bảng 3.22 có thể thấy, từng nội dung đều được GV và SV đánh giá ở mức độ ảnh hưởng đáng kể tới KNHT của SV. Cụ thể: GV đánh giá cao ảnh hưởng của động cơ “Hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân lĩnh hội tri thức phong phú, đa dạng, rèn luyện kỹ năng một cách vững chắc” (với ĐTB = 2,80, độ lệch chuẩn 1,07). Theo các GV, một trong những nguyên nhân thúc đẩy các cá nhân có nhu cầu muốn hợp tác cùng nhau, đặc biệt trong hoạt động học thực hành đó chính là việc tiếp thu, lĩnh hội đa dạng vốn tri thức từ các cá nhân khác nhau thông qua hoạt động chia sẻ, thảo luận, từ đó giúp rèn luyện vững chắc các kỹ năng hành động, đặc biệt là kỹ năng hợp tác. Xếp ở vị trí tiếp theo là động cơ hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thông qua hợp tác, các cá nhân có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm việc của nhau (trong lập kế hoạch, trong tiến hành tổ chức và cả trong đánh giá hiệu quả hợp tác).

Cũng theo GV, động cơ hợp tác trong học thực hành để thể hiện khả năng của cá nhân; được tôn trọng; kết quả học tập tốt hơn và Nội dung môn học có tính thiết thực, phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân có ý nghĩa ít hơn cả trong việc hình thành nhu cầu hợp tác giữa các sinh viên trong học thực hành.

Trong khi đó, theo sự đánh giá của SV thì các em đặc biệt nhấn mạnh động cơ Hợp tác trong học thực hành để thể hiện khả năng của cá nhân; được tôn trọng; kết quả


học tập tốt hơn (ĐTB = 2,78). Các bạn cho rằng động cơ khẳng định mình, nhu cầu được tôn trọng là một trong những động cơ có ý nghĩa quyết định hơn cả đối với KNHT của SV. Vì trong hợp tác các bạn được bày tỏ quan điểm, kiến thức của mình và đó cũng chính là nguyên nhân của tính tích cực trong hợp tác. Tuy nhiên, nếu khai thác không tới có thể dẫn đến những cạnh tranh ngầm, tính cá nhân trong hợp tác.

Chính vì động cơ trên chiếm ưu thế, do vậy với các bạn động cơ có ý nghĩa kém quan trọng hơn cả đó là “Hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân rèn luyện bản thân để trở thành một người kỹ sư hay GV kỹ thuật tốt” và “Nội dung môn học có tính thiết thực, phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân”. Dường như các bạn mới đang chỉ hướng tới những động cơ trước mắt mà chưa quá chú trọng đến những mục đích, động cơ xa của hoạt động hợp tác cùng nhau.

Tóm lại, có sự khác biệt (kết quả kiểm định T-test (α=0,032) cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê) trong nhìn nhận của GV và tự đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thành phần của động cơ cá nhân đến KNHT trong học thực hành của sinh viên.

Về tính cách cá nhân dù được cả GV và SV đều đánh giá là ảnh hưởng ít hơn một chút đến KNHT của sinh viên. Mức độ ảnh hưởng của các thành tố bên trong của tính cách cá nhân tới KNHT được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của tính cách cá nhân đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Kiên trì, chịu khó bàn bạc, trao đổi thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, cách thức, yêu cầu hợp tác trong học thực hành


2,54


1,13


2,60


1,22


0,02

2

Đoàn kết, tích cực phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ thực hành đạt mục tiêu đặt ra


2,60


1,07


2,69


1,26


0,03

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí