Ảnh Hưởng Của Công Tác Bồi Dưỡng, Rèn Luyện Kỹ Năng Hợp Tác Đến Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên


Bảng 3.28: Ảnh hưởng của công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hợp tác đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Sinh viên ít được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hợp tác hay các kỹ năng xã hội khác


2,93


1,07


2,67


1,14


0,21

2

Việc rèn luyện kỹ năng hợp tác chỉ được lồng ghép trong các môn học và một số buổi học ở trường, nhưng rất còn hạn chế.


2,68


1,05


2,67


1,10


0,19

3

Nhà trường chưa thực sự quan tâm, động viên giảng viên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hợp tác cho sinh viên


2,72


0,98


2,64


1,15


0,11

4

Nhà trường chưa xây dựng nội dung, chương trình rèn luyện kỹ năng hợp tác thường xuyên cho sinh viên


2,78


0,87


2,77


1,15


0,12


Tổng

2,78

0,99

2,69

1,13

0,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 20


3.3.3. Tương quan giữa các yếu tố từ sinh viên, các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên trường sư phạm kỹ thuật

3.3.3.1. Tương quan giữa các yếu tố từ sinh viên đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên trường sư phạm kỹ thuật

Bảng 3.29 dưới đây thể hiện mối tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ sinh viên đến KNHT trong học thực hành của sinh viên trường sư phạm kỹ thuật.


Bảng 3.29: Mối tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ sinh viên đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên


Các yếu tố chủ quan

Hệ số tương quan r - Pearon

Hồi quy đơn biến

r2

β

1. Thái độ hợp tác trong học thực hành

0,457***

0,209***

0,418

2. Động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành


0,455***


0,207***


0,349

3. Tính cách của cá nhân

0,436***

0,190***

0,372

Thang đo các yếu tố từ sinh viên

0,528***

0,278***

0,497

Ghi chú: **: mức ý nghĩa p<0,001

Sau khi kiểm tra mối tương quan giữa các yếu tố từ sinh viên với kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật (hệ số tương quan r - Pearson đều theo chiều thuận, có mối quan hệ tương đối chặt với giá trị r giao động từ 0,436-0,457 (p<0,001), kết quả hồi quy đơn biến cho thấy, các yếu tố từ sinh viên đều có những ảnh hưởng nhất định tới những thay đổi về kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên (r2 dao động từ 0,199

– 0,209 với p<0,001). Kỹ năng học hợp tác của sinh viên cao nhất khi sinh viên có thái độ hợp tác trong học thực hành tốt, có động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành hay nói cách khác, thái độ hợp tác, động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành có tác động làm thay đổi lần lượt là 20,9% và 20,7% về kỹ năng hợp tác trong học thực hành kỹ thuật của sinh viên. Kết quả này cho những gợi ý rằng, để những sinh viên tự tin, mạnh dạn, chủ động học hỏi, có kỹ năng hợp tác… tốt hơn trong học thực hành thì tất cả nhận thức, thái độ, động cơ thúc đẩy, tính cách cá nhân đều có những tác động nhất định, nhưng khi sinh viên có thái độ tích cực, có động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành thì những thay đổi về kỹ năng học hợp tác sẽ mạnh mẽ hơn.


3.3.3.2. Tương quan giữa các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên trường sư phạm kỹ thuật

Khi xem xét tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên trường sư phạm kỹ thuật, kết quả thống kê theo bảng 3.30 dưới đây.

Bảng 3.30: Mối tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng học hợp tác trong học thực hành của sinh viên


Các hành động khích lệ

Hệ số tương quan r - Pearon

Hồi quy đơn biến

r2

β

1. Nội dung học thực hành

0,393**

0,154***

0,344

2. Phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên

0,361**

0,130***


0,369

3. Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành

0,383**

0,146***


0,329

4. Công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học tập cho sinh viên

0,401**

0,161***


0,381

Thang đo các yếu tố từ nhà trường

0,463**

0,214***

0,487

Ghi chú: **: mức ý nghĩa p<0,01; ***: mức ý nghĩa p<0,001


Khi xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố từ nhà trường với những thay đổi về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT, kết quả hồi quy đơn biến cho thấy dù nội dung, phương pháp, điều kiện tổ chức hay công tác bồi dưỡng, rèn luyện thì những SV luôn có những thay đổi theo chiều hướng tích cực (r2 giao động từ 0,130 – 0,161 với p<0,001). Việc nhận được sự bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học tập cho SV có nhiều thay đổi hơn cả (r2 = 0,161 với p<0,001) so với các khía cạnh khác; đồng thời sự bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học tập cho SV có ảnh hưởng đến 16,1% sự thay đổi về KNHT trong học thực hành của họ.

Nói chung, dù là yếu tố từ sinh viên hay yếu tố từ nhà trường đều có những ảnh hưởng tới KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT. Nếu so sánh hồi quy đơn biến thì các yếu tố từ sinh viên dự báo tác động đến hợp tác mạnh hơn so với


các yếu tố từ nhà trường (r2= 0,278; lớn hơn r2= 0,0,214 của yếu tố từ nhà trường dự báo). Trong đó thái độ hợp tác có tính dự báo tác động cao nhất (r= 0,457 và r2 = 0,209). Kết quả này đã gợi ý cho GV, SV trong môi trường học thực hành: cần khích lệ thái độ học hợp tác cho SV, giúp SV tìm được động cơ thúc đẩy bản thân rèn luyện học hợp tác, cần bồi dưỡng, rèn luyện KN cho SV với nội dung, phương pháp, điều kiện tổ chức phù hợp. Làm được điều đó là tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT.

3.4. Kết quả thực nghiệm tác động

3.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp thực nghiệm tác động

* Cơ sở lý luận

- Xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT đối với các hành động/hoạt động học tập. Có thể thấy, để có thể thực hiện hành động/hoạt động học tập có kết quả thì người học phải có tri thức, hiểu biết về đối tượng của hoạt động, cách thức tiến hành hoạt động ấy. Bởi tri thức, vốn hiểu biết về hoạt động là điều kiện cần thiết để cá nhận vận dụng vào thực hiện hoạt động đạt kết quả.

KNHT trong học thực hành có vai trò rất quan trọng trong việc giúp SV giải quyết các nhiệm vụ trong học thực hành, giải quyết các bài toán kỹ thuật và các nhiệm vụ khác trong quá trình học tập. Có thể phát triển KN này bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn biện pháp tác động tâm lý là nâng cao nhận thức và rèn luyện KN cho sinh viên SPKT.

* Cơ sở thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT nhìn chung đang ở mức trung bình. Trong đó, thành phần tri thức, hiểu biết, vốn kinh nghiệm về kỹ năng có mức độ biểu hiện thấp, không đồng đều giữa các nhóm KN.

Trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố động cơ, thái độ, nhận thức về hợp tác của SV đều có ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển KNHT trong học thực hành cho sinh viên.


Qua quan sát thực tế hoạt động học tập của sinh viên SPKT của các trường được nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, khi học tập theo cá nhân hay làm việc hợp tác theo nhóm cho thấy nhiều SV chưa biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành động, chưa thực sự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập, thiếu tinh thần trách nhiệm trong nhóm.

Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động tâm lý - sư phạm nâng cao nhận thức của SV về cách thực tổ chức và tiến hành các hành động/hoạt động lập kế hợp tác, tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành cho SV đại học SPKT thông qua các buổi tập huấn bồi dưỡng kiến thức KNHT và tổ chức 1 bài dạy học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm nhằm nâng cao mức độ các tiêu chí tính chính xác, tính linh hoạt của kỹ năng.

3.4.2. Đề xuất biện pháp tâm lý sư phạm

Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của sinh viên về KNHT trong học thực hành cho sinh viên SPKT.

* Mục đích: Làm cho sinh viên SPKT nâng cao nhận thức, hiểu biết về 3 nhóm KN thành phần: KN lập kế hợp tác; KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.

* Nội dung: Trang bị cho sinh viên SPKT kiến thức về thức về vai trò, tầm quan trọng của hợp tác, giá trị hợp tác; kỹ năng hợp tác, kỹ năng hợp tác trong học tập. (Phụ lục 6)

Các kiến thức về KN lập kế hợp tác: kiến thức, hiểu biết; kinh nghiệm và thao tác phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

Các kiến thức về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác: kiến thức, hiểu biết; kinh nghiệm và thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

Các kiến thức về KN đánh giá hiệu quả hợp tác: kiến thức, hiểu biết; kinh nghiệm và thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. (trích nội dung chương 2 của luận án)

* Cách tiến hành


+ Trước hết chúng tôi nói rõ cho SV biết mục đích thực nghiệm, các nội dung sẽ tiến hành, cách thức thực hiện, phát tài liệu phát tay SV đọc, nghiên cứu.

+ GV giới thiệu các nhóm KNHT trong học thực hành cho SV tham gia thảo luận.

+ GV chia SV thành các nhóm và tổ chức cho SV thảo luận theo sự định hướng, dẫn dắt của GV để nắm vững các tri thức về ba nhóm KN thành phần nêu trên.

+ Sử dụng, lồng ghép cho SV luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần việc giải quyết tình huống theo cá nhân và theo nhóm để hình thành và phát triển ba nhóm KN thành phần. (Phụ lục 5)

Trong quá trình SV thảo luận, làm việc với nhau, GV quan sát, ghi chép các biểu hiện hành vi, thái độ (sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần sẵn sàng hỗ trợ bạn, trách nhiệm với công việc của bản thân và của nhóm) của SV để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời các sai sót giúp SV hoàn thiện KN, đồng thời thu thập thêm thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực nghiệm.

+ GV đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm về ưu, nhược điểm của SV trong việc tham gia thảo luận, tiếp thu tri thức về các nhóm KNHT trong học thực hành.

Biện pháp 2. Tổ chức dạy học thực hành kỹ năng nghề theo phương pháp làm việc hợp tác nhóm

* Mục đích

Tổ chức cho SV thực hành rèn luyện lồng ghép các nhóm KN: KN lập kế hợp tác; KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành thông qua một số bài học thực hành thuộc môđun sửa chữa, bảo dưỡng động cơ đốt trong.

* Nội dung

Tổ chức rèn luyện KNHT cho SV thông qua học hợp tác nhóm trong học thực hành một số bài học thuộc môđun sửa chữa, bảo dưỡng động cơ đốt trong.

* Cách thức tiến hành

Trên cơ sở giáo án đã được thiết kế, GV tiến hành tổ chức triển khai thực hiện dạy học theo đúng trình tự các bước lên lớp như kế hoạch đã lập (thực hiện


theo giáo án dạy thực hành được trình bày tại phụ lục 8).

Trong quá trình tổ chức cho SV làm bài tập thực hành, GV quan sát, ghi chép lại toàn bộ tiến trình, diễn biến của buổi học. Ghi chép cẩn thận các hoạt động cá nhân, hoạt động phối hợp trong nhóm làm cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm.

Kết thúc buổi học, GV đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm về những việc đã làm được, chưa làm được cần tiếp tục rèn luyện thêm của SV trong việc tiếp thu tri thức, rèn luyện KNHT trong học thực hành.

3.4.3. Kết quả thực nghiệm tác động nhận thức của sinh viên sư phạm kỹ thuật về kỹ năng hợp tác trong học thực hành

Sự thay đổi mặt nhận thức của sinh viên sư phạm kỹ thuật về KNHT trong học thực hành thể hiện ở các bảng 3.31

Bảng 3.31: Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động mặt nhận thức về kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật


STT


Các lĩnh vực

Trước tác động


Sau tác động

T -

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hợp tác


3,88


0,79


4,55


0,67


0,00*

2

Nhận thức về mục đích hợp tác

3,0

0,75

3,92

0,71

0,04

3

Nhận thức về kỹ năng hợp tác trong học thực hành


3,50


0,86


4


0,72


0,012

4

Nhận thức về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hợp tác trong học thực hành


4,34


0,79


4,87


0,68


0,02

Chung

3,68

0,8

4,34

0,70

0,032

Từ số liệu thống kê thu được ở bảng 3.31 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Sau khi tác động, nhận thức của sinh viên SPKT về KNHT trong học thực hành được tăng lên rõ rệt. Điều đó được thể hiện cụ thể ở ĐTB các mức độ nhận


thức của SV về KNHT. Trước tác động, ĐTB mức độ nhận thức là 3.68; sau tác động, ĐTB tăng lên: 4,43 (tăng 0,66 điểm).

Để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T- test theo từng cặp theo vòng thực nghiệm. Nhờ kiểm định theo cặp, có thể phát hiện sự khác biệt cụ thể giữa các vòng TN. Kết quả tìm được sig. = 0,032 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong kiểm định này.

Xét từng hoạt động cho thấy, ĐTB nhận thức của SV về KNHT trong học thực hành cũng tăng rõ rệt. Cụ thể, Sự thay đổi cao nhất là "Nhận thức của SV về giá trị hợp tác", trước tác động, ĐTB = 3,0; ĐLC= 0,75; sau tăng lên 3,92 điểm, ĐLC = 0,71, tăng 0,92 điểm.

Sự thay đổi mức độ nhận thức của SV thấp nhất là "Nhận thức về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao KNHT trong học thực hành", ĐTB = 3,50, ĐLC = 0.86; sau tăng lên 4,0 điểm, ĐLC = 0,72, tăng 0,50 điểm

So sánh kết quả đo mặt nhận thức trước thực nghiệm tác động và sau tác động, chúng tôi thấy có sự tiến bộ rõ nét về mức độ nhận thức của SV về KNHT. Tuy nhiên, cùng nhận sự tác động như nhau nhưng sự tiến bộ nhận thức về KNHT của SV có sự đồng đều. Trong đó, sự thay đổi mức độ nhận thức về giá trị hợp tác tăng rõ rệt hơn, tiếp đến nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hợp tác, nhận thức về việc học tập, thấp nhất là nhận thức về bồi dưỡng nâng cao KNHT trong học thực hành

3.4.4. Kết quả thực nghiệm tác động rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành thông qua đổi mới giờ dạy

Sự thay đổi tác động rèn luyện KN hợp tác trong học thực hành thông qua đổi mới giờ dạy thể hiện ở các bảng 3.32

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí