Kỹ Năng Đánh Giá Hiệu Quả Hợp Tác Trong Học Thực Hành 65768


mỗi thành viên trong nhóm không ngừng nỗ lực, chủ động, tự giác. Vì thế, chúng em luôn cố gắng làm tốt phần việc của mình trước tiên.”

Nội dung “Chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng một cách kịp thời để xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra” được SV tự đánh giá là thấp nhất trong các nội dung thành phần, với ĐTB = 2,97/5. Sở dĩ như vậy là vì SV chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai kế hoạch làm việc hợp tác cùng nhau. Điều này đúng với kết quả quan sát, cho thấy phần lớn các SV còn lúng túng, chưa biết triển khai các kế hoạch làm việc hợp tác lẫn nhau một cách khoa học và có hiệu quả. Nhiều SV đươc phỏng vấn chia sẻ thêm rằng: “Do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng triển khai kế hoạch làm việc hợp tác cùng nhau nên nhiều khi bọn em xa rời cả mục tiêu ban đầu tự đặt ra. Bọn em cũng không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bạn khác, do vậy có nhiều khi chất lượng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác không được như chúng em mong đợi”. (Nam, SV năm 4, SPKT Hưng Yên).

Trong khi SV đánh giá cao các thao tác phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác thì đánh giá của GV ở các nội dung này một vài khía cạnh ở mức trung bình và một vài khía cạnh ở mức cao với ĐTB dao động trong khoảng từ 2,58 đến 3,25. Thêm lần nữa cho thấy, sự đánh giá của SV và GV vẫn có những khác biệt tương đối ở tất cả các nội dung của biểu hiện tiến hành thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Tuy nhiên khi kiểm định T-test, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,27). Cụ thể: Theo đánh giá của GV thì nội dung “Gắn kết, phối hợp trong việc lựa chọn các biện pháp hành động phù hợp nhằm đạt đến sự hiệu quả (xếp ở thứ bậc đầu tiên), còn theo tự đánh giá của SV thì nội dung: “Chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng một cách kịp thời để xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra” là tốt hơn cả. Có thể thấy GV đánh giá khá cao sự phối kết hợp của các cá nhân trong nhóm để tìm kiếm biện pháp hành động tối ưu nhất cho nhóm, trong khi đó SV lại nhìn nhận rằng, trong hoạt động học thực hành, khâu tổ chức để các thành viên sẻ chia, trao đổi thông tin, kiến thức…để xử lí các tình huống là tốt hơn cả. Đánh giá của GV chủ yếu tập trung nhìn nhận theo bề nổi, còn tự đánh giá của SV tập trung vào những nội dung bên trong của việc tổ chức, tiến


hành các thao tác. Điều này là dễ hiểu vì chính SV là người trải nghiệm các hoạt động hợp tác cùng nhau, do vậy SV là người hiểu rõ mình thực sự tốt ở nội dung nào hơn cả. Và sự thể hiện ra bên ngoài của các nội dung thành phần này là những gì mà GV quan sát và tri giác thấy.

3.1.3. Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành

a. Đánh giá chung

Đánh giá luôn được xem là khâu quan trọng trong bất kì hoạt động nào. Do vậy, nói đến KNHT trong học thực hành thì không thể không nói đến KN đánh giá hiệu quả hợp tác. Kỹ năng này được GV và tự SV có những sự nhìn nhận khác nhau về mức độ thể hiện. Số liệu cụ thể được thể hiện trong biểu đồ 3.3 dưới đây:

Biểu đồ 3 3 Đánh giá của GV SV về kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác 1

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của GV, SV về kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác

trong học thực hành

Theo đánh giá của GV thì kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác của SV trong học thực hành đạt ở mức độ trung bình, với ĐTB = 2,92, ĐLC = 0,97 tức là SV đã có hiểu biết, có kinh nghiệm, thực hiện đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Theo đó thứ bậc của các nhóm nội dung thành phần theo thứ tự là thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác, mức độ hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tácvà cuối cùng là kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác. Sự chênh lệch giữa các nội dung này là không quá lớn. Theo phản ánh lại của một


số GV thì điểm hạn chế KN đánh giá kết quả hợp tác đó là các bạn SV còn thiếu kinh nghiệm đánh giá, dù rằng các bạn đã có những hiểu biết nhất định về mục tiêu, nhiệm vụ, các tiêu chí, phương pháp đánh giá… Thậm chí các bạn cũng đã biết phối hợp, giám sát đánh giá lẫn nhau, song về cơ bản kinh nghiệm đánh giá của các bạn còn hạn chế (đặc biệt là đưa ra những đánh giá khách quan, chân thật để chỉ rõ thế mạnh, hạn chế của bản thân và của người khác là còn kém).

Theo kết quả tự nhận xét của SV có thể thấy, mức độ thể hiện KN đánh giá hiệu quả hợp táccủa các em ở mức độ cao với ĐTB = 3,15, ĐLC = 0,98, như vậy, theo tự đánh giá của SV thì bản thân đã thực hiện ở mức độ chính xác, linh hoạt các nội dung của KN này. Thứ bậc của các nội dung thành phần trong nhóm KN này cũng tương tự so với nhận định của GV. Theo tự đánh giá của SV, thứ nhất là mức độ thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác, thứ hai là mức độ hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác và cuối cùng là kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác. Kết quả này có phần chưa trùng khớp với kết quả quan sát bởi trên thực tế, tác giả nhận thấy việc thực hiện các thao tác phối hợp đánh giá của các em SV tốt hơn kinh nghiệm phối hợp đánh giá, được thể hiện thông qua việc đúc rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện các thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác.

Cũng theo kết quả ở bảng trên có sự khác biệt nhỏ trong đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Kết quả kiểm định T-test cho kết quả p=0,04 chỉ ra sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Giải thích cho điều này, thầy P.M (Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) chia sẻ “thực tế giảng dạy chỉ rõ sự lúng túng một phần của SV khi đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Thông thường các em thảo luận nhóm và lập ra kết hoạch hợp tác tốt và thực hiện kế hoạch đó khá tốt nhưng khi đánh giá thì các em chưa thực sự chỉ ra được mình đang còn hạn chế ở đâu – điều này rất cần các thầy cô giáo chú ý để định hướng, chỉ dạy cho các em”.

b. Mức độ đạt được các thành phần trong kỹ năng đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác

Mức độ biểu hiện của KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


được thể hiện cụ thể ở mức độ đạt được các nội dung thành phần thuộc nhóm KN này thông qua các bảng từ 3.8 cho đến bảng 3.10:

Bảng 3.8: Hiểu biết, kiến thức về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đánh giá hiệu quả hợp tác


3,16


0,84


3,06


1,05


0,27

2

Hiểu biết về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hợp tác(tính chính xác, tính cẩn thận, tính tiết kiệm, tính hiệu quả trong công việc…)


2,89


0,86


2,98


0,98


0,22

3

Hiểu biết về quy trình đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành


3,11


0,92


3,08


0,95


0,33

4

Hiểu biết về nội dung đánh giá hiệu quả hợp tác (đánh giá sự phù hợp trong phân công công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, mức độ phối hợp giữa các cá nhân, tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau, ý thức trách nhiệm…)


2,64


0,85


2,62


1,01


0,55


Tổng

2,95

0,87

3,04

1,00

0,42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


Từ bảng số liệu có thể thấy, SV tự đánh giá mức độ hiểu biết, kiến thức tương đối cao về mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiêu chí cũng như quy trình đánh giá. ĐTB thu được từ các nội dung này là từ mức trung bình đến mức cao, dao động từ 2,62 đến 3,16. Có thể thấy SV tự đánh giá mình có sự hiểu biết về mục tiêu, nhiệm


vụ, cách đánh giá, các tiêu chí đánh giá và các nội dung đánh giá hiệu quả công việc cũng như đánh giá sự phù hợp trong phân công công việc, trong sự hiểu biết lẫn nhau… Tuy nhiên, hiểu biết, kiến thức về quy trình đánh giá hiệu quả hợp tác là có phần kém hơn so với các phần khác trong biểu hiện thành phần của nhóm kỹ năng này. Có thể thấy SV đã có những kiến thức nhất định về nội hàm của đánh giá hiệu quả hợp tác, song quy trình (các bước) đánh giá còn gặp chút khó khăn, lúng túng hơn so với các nội dung khác.

Cũng từ bảng số liệu 3.8 có thể thấy, đánh giá của GV có phần trùng khớp với tự đánh giá của SV khi cho rằng SV có những “Hiểu biết nhất định về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đánh giá hiệu quả hợp tác”. Chia sẻ về nhận định này, cô

T.P.T (Nữ giáo viên, 36 tuổi, Hưng Yên) cho hay: “Các em SV đã nắm được các nội dung cơ bản của đánh giá hiệu quả hợp tá cnhư mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương pháp đánh giá. Từ đây, nó là cơ sở tiền đề giúp các em có thể thu được những kỹ năng hành động nhất định khi đánh giá hiệu quả hợp tác”.

Theo GV thì mức độ "Hiểu biết về quy trình đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành" ở mức độ cao, song theo tự đánh giá của SV thì nội dung này xếp ở thứ bậc cuối cùng, nghĩa là nhận thức của SV về quy trình (các bước) đánh giá vẫn còn gặp những hạn chế nhất định.

GV nhận định "Hiểu biết về nội dung đánh giá hiệu quả hợp tác (đánh giá sự phù hợp trong phân công công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, mức độ phối hợp giữa các cá nhân, tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau, ý thức trách nhiệm…) là một trong các nội dung thấp hơn cả so với các nội dung còn lại, tuy nhiên thì theo tự đánh giá của SV, đây được coi là một trong 4 nội dung có điểm ĐTB ở mức cao. Kết quả này được xem là phù hợp, tương thích với các nhận định trước đó của 2 nhóm khách thể này.

Kết quả khảo sát kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo sự đánh giá của GV và tự đánh giá của SV được thể hiện cụ thể trong bảng 3.9:


Bảng 3.9: Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Biết tự kiểm tra cũng như nhắc nhở người khác kiểm tra tiến độ thực hiện công việc để điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện nhiệm vụ thực hành được giao


2,88


0,88


3,08


0,92


0,13

2

Biết đánh giá mức độ phân công, phối hợp giữa các cá nhân trong làm việc cùng nhau


2,91


0,82


2,57


0,93


0,08

3

Biết tiếp thu ý kiến đánh giá, nhận xét đúng của bạn; biết phản biện lại những ý kiến không phù hợp nhưng không gay gắt gây mâu thuẫn


2,64


0,85


2,67


0,92


0,06

4

Biết đưa ra những nhận xét khách quan, không công kích, chê bai mà ngược lại biết chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn nhận ra được những sai lầm cần khắc phục


2,96


0,81


3,01


0,95


0,05

5

Biết tự đánh giá cái được, cái chưa được của bản thân cũng như của bạn về các hành động hợp tác trong học thực hành


2,67


0,89


2,93


1,07


0,3


Tổng

2,81

0,85

2,87

0,96

0,06


Từ bảng 3.9, chúng ta thấy SV cũng tự đánh giá kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành ở mức trung bình. Cụ thể: Theo SV, nội dung được đánh giá cao nhất trong kinh nghiệm đánh giá đó là "Biết tự kiểm tra cũng như nhắc nhở người khác kiểm tra tiến độ thực hiện công việc để điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện nhiệm vụ thực hành được giao" với ĐTB = 3,08, ĐLC = 0,92. SV đã có KN tự đánh giá cũng như nhìn nhận, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và của


người khác về việc thực hiện cách hành động hợp tác trong học thực hành. Những SV được khảo sát cũng đã "Biết đưa ra những nhận xét khách quan, không công kích, chê bai mà ngược lại biết chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn nhận ra được những sai lầm cần khắc phục" (ĐTB = 3,01, ĐLC = 0,95). Những kết quả trên thể hiện KN đánh giá người khác của SV trường SPKT. Ở đây đánh giá trên tinh thần không chê bai mà là trên tinh thần hỗ trợ, cùng giúp nhau tiến bộ, giúp bạn nhìn ra những điểm còn thiếu sót cũng như những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Ở vị trí tiếp theo là các nội dung " Biết tự đánh giá cái được, cái chưa được của bản thân cũng như của bạn về các hành động hợp tác trong học thực hành " và "Biết tiếp thu ý kiến đánh giá, nhận xét đúng của bạn"; "Biết phản biện lại những ý kiến không phù hợp nhưng không gay gắt gây mâu thuẫn" với ĐTB lần lượt là 2,93 và 2,67. Hiệu quả hợp tácđược thể hiện chính từ các khâu phân công, phối hợp giữa các thành viên và sự chất lượng đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên. Điều này đã được thể hiện rõ trong 2 nội dung của kinh nghiệm đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Như vậy, có thể thấy, SV đã có những kinh nghiệm nhất định trong đánh giá hiệu quả hợp tác.

Riêng chỉ có nội dung "Biết đánh giá mức độ phân công, phối hợp giữa các cá nhân trong làm việc cùng nhau" là xếp ở thứ bậc cuối cùng với ĐTB = 2,57. Điều này dễ hiểu bởi lẽ SV đang có những hạn chế nhất định trong kinh nghiệm phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch cũng như kinh nghiệm phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Cần có sự kết nối, tương trợ lẫn nhau hơn nữa trong việc hoàn thành các mục đích chung đã đề ra.

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác của SV trong học thực hành cũng chỉ được GV nhìn nhận ở mức độ trung bình với ĐTB trong các tham số dao động từ 2,64 đến 2,91. Có sự khác biệt trong nhận xét của GV và tự đánh giá của SV ở nội dung “Biết tự đánh giá cái được, cái chưa được của bản thân cũng như của bạn về các hành động hợp tác trong học thực hành” (theo bảng số liệu đánh giá của GV thì là thứ bậc gần cuối còn theo nhận định của SV thì xếp ở vị trí hàng đầu).


Kết quả quan sát thực tế cũng như kết quả phỏng vấn cho hay, ở kỹ năng tự đánh giá điểm mạnh, điểm chưa được của bản thân cũng như của các bạn khác về các hành động hợp tác đều ở mức thấp, SV còn gặp nhiều lúng túng, đôi khi có phần e ngại khi đưa ra “hình ảnh” bản thân cũng như về người khác. Trái lại, trong khi GV đánh giá cao nội dung “Biết đánh giá mức độ phân công, phối hợp giữa các cá nhân trong làm việc cùng nhau” thì theo đánh giá của SV, nội dung này ở vị trí gần cuối. Kết quả kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có thể chỉ là sự khác biệt do nhận thức của sinh viên còn hạn chế, các em chưa tự đánh giá những hạn chế trong khi làm việc nhóm như giảng viên – người hướng dẫn, chỉ dạy và quan sát, kiểm tra kết quả khi sinh viên hợp tác trong học thực hành. Kết quả quan sát khi SV hợp tác trong học thực hành cũng cho thấy rõ, các nhóm trao đổi rất linh hoạt, các em thẳng thắn phản biện nhưng không công kích, tỏ thái độ chê bai. Những khía cạnh khi nhận xét rất sát với đánh giá của GV. Khi xử lý tình huống tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm, SV đánh giá về cả những việc làm được và những việc chưa làm được của nhóm mình và nhóm khác để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm cho lần làm việc sau.

Bảng 3.10: Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T- test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

t

1

Bàn bạc, đánh giá về mức độ phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ nhau khi làm việc hợp tác trong học thực hành


2,60


0,84


3,52


1,05


0,05


2,13

2

Chia sẻ, đánh giá về mức độ hiểu biết lẫn nhau trong quá trình làm việc hợp tác


2,64


0,86


3,54


0,74


0,19


2,01

3

Trao đổi, đánh giá về việc phân công trách nhiệm trong việc quá trình làm việc hợp tác


3,07


0,87


3,60


0,97


0,23


1,85

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023