Đánh Giá Của Sinh Viên Và Giảng Viên Về Các Yếu Tố Từ Nhà Trường Tác Động Tới Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

3

Hòa đồng, thân thiện, gắn kết với các thành viên trong nhóm

2,54

1,13

2,74

1,24

0,011

4

Cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ thành viên khác khi họ gặp khó khăn

2,58

1,15

2,73

1,24

0,043

5

Khiêm tốn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác

2,64

1,13

2,71

1,20

0,00*


Tổng hợp

2,58

1,12

2,69

1,23

0,049

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 19


Kết quả thu được ở bảng 3.23 cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá của GV và SV về ảnh hưởng của các thành tố trong tính cách của cá nhân tới kỹ năng hợp tác của SV. Cụ thể, GV thì đánh giá cao tính khiêm tốn, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác, trong khi đó SV lại đánh giá cao tính hoà đồng, thân thiện, gắn kết các thành viên của nhóm. Tức là, GV thì đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác trên tinh thần sẻ chia, bình đẳng, tôn trọng còn SV thì lưu tâm đến sự tính hoà đồng, thân thiện bởi nó là cầu nối gắn kết giữa các thành viên. Điều này khẳng định, GV đánh giá cao các nét tích cách giúp cho việc hợp tác diễn ra theo chiều sâu còn SV thì lại chú trọng đến hình thức, bề nổi của hoạt động hợp tác.

Đứng ở vị trí thứ hai theo đánh giá của GV là Đoàn kết, tích cực phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ thực hành đạt mục tiêu đặt ra (ĐTB = 2.60) trong khi với các bạn sinh viên thì đó là yếu tố Cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ thành viên khác khi họ gặp khó khăn (ĐTB = 2.73). Điều này cho thấy sự nhất quán trong đánh giá của GV và SV về các nội dung trong yếu tố tính cách tới kỹ năng hợp tác của SV.

Theo đánh giá của GV, yếu tố mà được xem là ít ảnh hưởng hơn cả trong thành tố tính cách cá nhân là sự hoà đồng, thân thiện và sự kiên trì, chịu khó bàn bạc còn theo các bạn SV thì đó là yếu tố đoàn kết, tích cực và tính kiên trì, chịu khó. Nhìn chung, sự kiên trì, nỗ lực bàn bạc là một trong những nét tính cách mà cả GV và SV đều không đánh giá có sự ảnh hưởng đáng kể đến KNHT, bởi lẽ muốn hợp tác tốt thì


đương nhiên phải có cố gắng bàn bạc, trao đổi, chia sẻ. Đó là sự tự thân của mỗi cá nhân trong sự cân đối giữa công việc chung và công việc riêng.

Về cơ bản thì đánh giá của SV vẫn cao hơn đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của các nội dung thành phần trong yếu tố tính cách cá nhân tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT. Số liệu thu được từ kết quả kiểm định T-test (α=0.049) cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

3.3.2. Đánh giá của sinh viên và giảng viên về các yếu tố từ nhà trường tác động tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành

Bên cạnh những tác động từ các yếu tố chủ quan, các yếu tố từ nhà trường còn có những tác động tương đối tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành. Số liệu được thể hiện trong bảng 3.24 dưới đây:

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Nội dung học thực hành

2,50

1,07

2,74

1,13

0,31

2

Phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên


2,56


1,03


2,80


1,07


0,40

3

Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành


2,48


0,98


2,74


1,13


0,34

4

Công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học tập cho sinh viên


2,64


0,87


2,78


1,15


0,81


Tổng hợp

2,55

0,99

2,77

1,12

0,32


Nhìn vào bảng số liệu 3.24 cho thấy, có sự chênh lệch nhưng không lớn giữa cách đánh giá của cả hai khách thể về các yếu tố từ nhà trường tới KNHT trong học thực hành của sinh viên. Theo đánh giá của GV, các yếu tố từ nhà trường ít ảnh hưởng tới KNHT trong học thực hành, còn SV đánh giá các yếu tố từ nhà trường ảnh hưởng ở mức trung bình. Cụ thể:


Sinh viên đánh giá mức tác động nhiều hơn cả là yếu tố “phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên” với ĐTB = 2,8/5. Yếu tố này cũng được giáo viên đánh giá có tác động tương đối đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên. Có thể thấy, cả SV và giảng viên đều nhận thấy được phương pháp trong việc tổ chức, định hướng cho SV là rất quan trọng. Nếu được sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học về cách xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, cách thức thực hiện kế hoạch, cách tự giám sát các hoạt động của nhóm, cách đánh giá kết quả làm việc hợp tác của nhóm từ giảng viên thì sẽ khuyến khích sinh viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn luyện được các kỹ năng.

Trong học tập nói chung, hợp tác trong học thực hành nói riêng, nếu sinh viên được bồi dưỡng các kỹ năng học tập một cách thường xuyên, có phương pháp thì hiệu quả học tập sẽ nâng cao. Vì vậy, yếu tố bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học thực hành cho sinh viên được sinh viên đánh giá các giảng viên đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên. Yếu tố này được sinh viên đánh giá mức tác động tương đối (2,78/5) và giảng viên đánh giá ở mức cao nhất (ĐTB =2,64).

Cùng được sinh viên đánh giá mức tác động xếp thứ 3 là hai yếu tố “Nội dung học thực hành” và “Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành” với ĐTB là 2,74. Khi tham gia làm việc chung cùng nhau trong học thực hành thì tính chất, mức độ bài tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc hợp tác. Vì vậy, để tổ chức làm việc hợp tác trong học thực hành có hiệu quả thì nội dung bài tập phải có độ khó nhất định, nội dung phải có tính mới, khoa học, hiện đại nhưng phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của sinh viên. Đặc biệt, khi được giao nhiệm vụ, SV nắm được đầy đủ, rõ ràng các yêu cầu bài tập mà nhóm mình được giao, từ đó, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để phân công công việc cho phù hợp với họ thì hiệu quả làm việc nhóm sẽ cao. Ngược lại, nếu không nắm rõ ràng đầy đủ yêu cầu bài tập, phân công thiếu hợp lý, thiếu tính linh hoạt, nội dung quá sức với các cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc chung. Đánh giá


của GV cũng không có chênh lệch nhiều so với đánh giá của SV về các yếu tố khách quan tác động đến KNHT trong học thực hành của SV (kiểm định T – test cho kết quả p=0,32). Điều này có thể cho ta thấy, bên cạnh những tác động từ những yếu tố từ SV thì tác động từ những yếu tố từ nhà trường là đáng kể.

Các bảng sau đây cho ta thấy cụ thể hơn về từng tiểu yếu tố trong các yếu tố từ nhà trường tác động tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nội dung học thực hành tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Nội dung bài thực hành có độ khó nhất định nhưng vừa sức với kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên


3,12


1,05


3,14


1,13


0,09

2

Nội dung bài thực hành có tính ứng dụng cao, phù hợp chương trình đào tạo, gắn với thực tiễn sản xuất


3,24


0,89


2,98


1,07


0,08

3

Nội dung bài thực hành có tính mới, hiện đại, phản ánh đúng xu thế khoa học công nghệ


3,06


0,98


3,24


1,13


0,14

4

Nội dung bài thực hành có tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và yêu cầu của doanh nghiệp


2,98


0,88


3,18


1,15


0,51


Tổng

3,10

0,95

3,17

1,12

0,52


Nhìn bảng số liệu cho thấy GV đánh giá ảnh hưởng của nội dung học thực hành tới KNHT trong học thực hành của SV cao hơn so với SV tự đánh giá. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, Nội dung bài thực hành có tính


ứng dụng cao, phù hợp chương trình đào tạo, gắn với thực tiễn sản xuất được giảng viên đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao hơn cả (ĐTB=3,24/5). Thầy P.T. Tr. (48 tuổi, Nam Định) có chia sẻ: “Hiện nay, dạy học với quan điểm thực hành gắn liền với lý thuyết được toàn ngành giáo dục quan tâm, hơn thế, đối với sinh viên các trường kỹ thuật thì việc nội dung bài học có tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn sản xuất để sau khi ra trường, các em không chỉ là những người thầy dạy kỹ thuật mà còn là những kỹ sư lành nghề”. Rõ ràng quan điểm của thầy Tr. cũng chung với nhiều ý kiến của phần nhiều thầy cô giáo. Đánh giá của SV cũng tương đồng với đánh giá của GV (kiểm đinh T- test p=0,52), khi được hỏi, các em cũng chia sẻ rằng những bài học có tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn sản xuất thì khiến các em có hứng thú hơn cả, thu hút được sự tập trung học tập bởi các em thấy kiến thức mình học có thể được ứng dụng chứ không chỉ là những kiến thức trong sách vở.

Theo đánh giá của GV "Nội dung bài thực hành có độ khó nhất định nhưng vừa sức với kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên" (ĐTB=3,12/5), điều này có thể cho thấy GV luôn giữ đúng nguyên tắc giáo dục khi đánh giá ảnh hưởng của nội dung trong dạy học (cần vừa sức). Nội dung này được SV đánh giá có mức ảnh hưởng ít hơn “Nội dung bài thực hành có tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập của SV và yêu cầu của doanh nghiệp”. Cũng có thể giải thích điều này bởi đa phần SV quan tâm nhiều hơn vì không biết mình học ra có đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp không.

Tiếp theo đó là “Nội dung bài thực hành có tính mới, hiện đại, phản ánh đúng xu thế khoa học công nghệ” cũng được SV và GV đánh giá có ảnh hưởng tương đối tới kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên. Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 nếu nội dung bài thực hành không có tính mới, hiện đại thì quả thực khó có thể được chấp nhận.

Nếu như nội dung bài thực hành là yếu tố chủ quan được đánh giá ở mức tương đối tới KNHT trong học thực hành của SV thì ảnh hưởng của phương pháp tổ chức hợp tác của GV cũng được GV và SV đánh giá ở mức khá. Cụ thể:


Bảng 3.26: Ảnh hưởng của phương pháp tổ chức hợp tác của giảng viên đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Giảng viên có nêu một cách cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu bài thực hành cần đạt


3,14


0,87


3,06


1,15


0,11

2

Giảng viên triển khai nội dung và cách thức phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ bài thực hành


3,06


0,88


3,03


1,17


0,10

3

Giảng viên hướng dẫn các thành viên trao đổi, thống nhất kế hoạch, phân công rõ ràng trước khi thực hiện nhiệm vụ thực hành


3,18


0,86


3,17


1,10


0,31

4

Giảng viên theo dõi, giám sát các hành động hợp tác của sinh viên để đốc thúc, động viên, khích lệ họ hoàn thành nhiệm vụ được giao


3,21


0,92


2,92


1,13


0,42

5

Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về hiệu quả hợp tácmột cách khách quan, chính xác để sinh viên rút kinh nghiệm


3,14


0,89


3,11


1,15


0,06


Tổng

3,15

0,88

3,12

1,14

0,30


Bảng số liệu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong đánh giá của GV và sự tự đánh giá của SV về ảnh hưởng của phương pháp tổ chức hợp tác của GV đến KNHT trong học thực hành của SV (T – test cho p=0,13). Cụ thể như sau:

Đánh giá của SV về ảnh hưởng của phương pháp tổ chức hợp tác của GV đến KNHT trong học thực hành của SV có sự khác nhau về thứ bậc giữa các item.


Nếu như SV đánh giá việc “Giảng viên triển khai nội dung và cách thức phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ bài thực hành” có ảnh hưởng nhiều hơn cả thì GV lại đánh giá ở mức ảnh hưởng thấp nhất.

Sinh viên đánh giá phương pháp “Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về hiệu quả hợp tác một cách khách quan, chính xác để SV rút kinh nghiệm” có mức tác động thứ hai. Khi được hỏi, sinh viên L. T. Tr (Nam, SV năm 2, Nam Định) chia sẻ: “chúng em rất thích được các thầy cô cho chúng em tự đánh giá và đánh giá chéo vì như vậy, chúng em được trực tiếp nhìn thấy lỗi sai của mình, của các bạn, từ đó, chúng em sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những lần sau”. Phương pháp này được GV đánh giá có mức ảnh hưởng tương đối.

Phương pháp “Giảng viên hướng dẫn các thành viên trao đổi, thống nhất kế hoạch, phân công rõ ràng trước khi thực hiện nhiệm vụ thực hành” được cả GV và SV đánh giá ở mức tương đối (xếp thứ 2,3) đến KNHT trong học thực hành của SV. Sự hướng dẫn của thầy, cô vô cùng quan trọng bởi dường như, SV đang trong giai đoạn dần hình thành KNHT, khi được hướng dẫn, các em sẽ có hướng đi tốt hơn, cách giải quyết tình huống tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Điều kiện tổ chức hợp tác là yếu tố có tác động không nhỏ đến KNHT tác trong học thực hành của sinh viên. Bảng 3.26 cho thấy, sinh viên tự đánh giá ảnh hưởng của Tài liệu học tập, sách tham khảo cho các bài thực hành chưa đáp ứng yêu cầu đến kỹ năng hợp tác của các em nhiều hơn cả. Tiếp theo là Xưởng/phòng học thực hành thiếu trang thiết bị hiện đại (máy tính kết nối internet, máy chiếu…); Không gian xưởng/phòng học thực hành không thuận lợi để tổ chức làm việc hợp tác và Dụng cụ, vật tư, thiết bị thiếu thốn, không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập theo cá nhân cũng như khi phối hợp trong công việc đều được đánh giá có mức tác động tương đối. Có thể thấy, các em đều hiểu được những tác động trực tiếp của điều hiện tổ chức hợp tác tương ứng với thầy cô giáo.


Bảng 3.27: Đánh giá của giáo viên và sinh viên về ảnh hưởng của điều kiện tổ chức hợp tác đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Tài liệu học tập, sách tham khảo cho các bài thực hành chưa đáp ứng yêu cầu


2,84


0,98


2,71


1,16


0,07

2

Xưởng/phòng học thực hành thiếu trang thiết bị hiện đại (máy tính kết nối internet, máy chiếu…)


2,67


1,07


2,68


0,87


0,08

3

Không gian xưởng/phòng học thực hành không thuận lợi để tổ chức làm việc hợp tác


2,64


1,13


2,68


1,08


0,42

4

Dụng cụ, vật tư, thiết bị thiếu thốn, không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập theo cá nhân cũng như khi phối hợp trong công việc


2,78


1,15


2,68


1,09


0,28


Tổng

2,73

1,08

2,69

1,05

0,13


Bảng 3.27 dưới đây thể hiện ảnh hưởng của công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHT đến KNHT trong học thực hành của SV. Đánh giá của GV và của SV có sự tương đồng nhất định. Công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHT với các biểu hiện như Nhà trường chưa xây dựng nội dung, chương trình rèn luyện KNHT thường xuyên cho SV được SV đánh giá ở mức tác động nhiều hơn cả. Chính việc chưa có nội dung, chương trình chính thống để hình thành KNHT cho SV có ảnh hưởng tới quá trình hình thành kỹ năng cho các em.

Đối với GV, đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều hơn cả là Sinh viên ít được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hợp tác hay các kỹ năng xã hội khác. Xét tổng thể không có sự khác biệt đáng kể trong đánh giá của GV và tự đánh giá của SV (kiểm định T- test cho p=0,17).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023