Kết Quả Trước Và Sau Thực Nghiệm Tác Động Rèn Luyện Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành Thông Qua Đổi Mới Giờ Dạy


Bảng 3.32: Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành thông qua đổi mới giờ dạy


STT


Các lĩnh vực

Trước tác động

Sau tác động

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

I

Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác

1,42

0,57

2,22

0,60

0,00

1

Hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


1,32


0,54


2,15


0,56


0,01

2

Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


1,75


0,65


2,55


0,62


0,04

3

Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


1,20


0,59


1,98


0,61


0,03

II

Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


1,95


0,70


2,85


0,68


0,02

1

Hiểu biết về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


1,98


0,55


2,80


0,58


0,05

2

Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


1,86


0,64


2,78


0,56


0,012

3

Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,02


0,70


2,98


0,65


0,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 21


Nhận xét: sau quá trình thực hiện các biện pháp tác động đối với nhóm SV thực nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.32 cho thấy các biểu hiện của KN đều tăng. Đối với nhóm KN lập kế hoạch hợp tác, điểm trung bình tăng từ 1,42 lên

2,22, mức tăng này có ý nghĩa p=0,00*. Như vậy, sau khi được tập huấn trang bị kiến thức, luyện tập giải quyết tình huống liên quan đến KN và được tổ chức học tập theo phương pháp hợp tác nhóm thì vốn hiểu biết, kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác đã tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ sau quá trình học tập, rèn luyện dưới sự tổ chức, định hướng của GV thì SV đã biết lập kế hoạch hợp tác. Qua quan sát cho thấy biểu hiện lập kế hoạch hợp tác của sinh viên tương đối thuần thục, nghĩa là lúc nhanh, lúc chậm, lúc ổn định, lúc không ổn định, không bền vững các biểu hiện của


kỹ năng lập kế hoạch hợp tác. Tuy nhiên, xem xét từng KN thành phần cụ thể thì thao tác lập kế hoạch hợp tác mặc dù có tăng lên từ 1,20 lên 1,98 nhưng vẫn nằm ở mức yếu/chưa chính xác, chưa linh hoạt. Có thể nói, để thực hiện nhanh, trôi chảy, linh hoạt, bền vững các thao tác lập kế hoạch hợp tác là việc làm khó khăn đối với sinh viên SPKT. Do đó, SV cần bồi dưỡng thêm kiến thức, học tập kinh nghiệm, rèn luyện các thao tác lập kế hoạch hợp tác một cách thường xuyên để nâng cao KN này trong trong học thực hành, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Đối với nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác tăng từ mức yếu/chưa thuần thục lên mức trung bình/tương đối thuần thục, (điểm trung bình từ 1,95 lên 2,85), mức tăng này có ý nghĩa p=0,02. Như vậy, sau khi được tập huấn trang bị kiến thức, luyện tập giải quyết tình huống liên quan đến KN và được tổ chức học tập theo phương pháp hợp tác nhóm thì vốn hiểu biết, kinh nghiệm và thao tác tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác được tăng lên. Trước khi thực hiện các biện pháp tác động tâm lý, SV nhóm thực nghiệm thực hiện KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác ở mức yếu/chưa chính xác, chưa linh hoạt. Tức sinh viên thể hiện sự chậm chạp, chưa trôi chảy, không ổn định, không bền vững về hiểu biết, kinh nghiệm và thao tác khi tổ chức sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học thực hành. Tuy nhiên, sau khi tổ chức tập huấn, luyện tập giải quyết các tình huống liên quan và tham dự giờ học theo phương pháp hợp tác nhóm trong học thực hành thì kiến thức, kinh nghiệm và thao tác tổ chức sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm tăng lên mức trung bình/tương đối chính xác, tương đối linh hoạt.

Qua quan sát và phỏng vấn cho thấy, sau khi tổ chức tập huấn và tổ chức dạy học theo phương pháp làm việc hợp tác nhóm trong học thực hành thì nhóm SV thực nghiệm đã có được kiến thức, kinh nghiệm và thao tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Sinh viên đã nhận thức rõ hơn vai trò, tầm quan trọng về làm việc hợp tác, biết cách phân công công việc trong nhóm, biết điều hành, tổ chức, hướng dẫn các thành viên trong nhóm thảo luận, trao đổi để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thực hiện sự phối hợp, gắn kết với nhau để thực hiện công việc một cách tương đối nhanh nhẹn, trôi chảy. Sinh viên


H.V.L cho hay: “trước đây chúng em làm việc hợp tác theo cảm tính, không hiểu rõ cách thức, quy trình, và cũng không theo kỷ luật nào cả. Nhưng khi được tập huấn, được học một ca thực hành dưới sự tổ chức bài bản của giảng viên theo phương pháp hợp tác nhóm thì chúng em hiểu rõ về cách thức, quy trình làm việc hợp tác, biết cách phối hợp, cộng tác, chia sẻ với nhau trong nhóm”. Điều này cho thấy, các biện pháp tác động tâm lý là phù hợp, có tính hiệu quả, cần tiếp tục áp dụng để rèn luyện nâng cao KNHT cho sinh viên SPKT.


Tiểu kết chương 3


Kết quả nghiên cứu thực tiễn KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT cho thấy:

Nhìn chung, KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT ở mức trung bình. Về phía GV, các Thầy/Cô đánh giá mức độ kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT ở mức trung bình (ĐTB=2,92/5). Trong 3 nhóm KN thành phần tạo nên KNHT trong học thực hành của SV thì giảng viên đánh giá các nội dung biểu hiện của nhóm KN lập kế hoạch hợp tác có điểm trung bình cao nhất, tiếp đến là nhóm KN đánh giá hiệu quả hợp tác, cuối cùng là nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác. Về phía SV, các em đánh giá mức độ KNHT trong học thực hành của mình ở mức cao (ĐTB=3,15). Trong đó, nhóm KN lập kế hoạch hợp tác được đánh giá tốt hơn cả, tiếp đến là KN tổ chức thực hiện và xếp cuối là nhóm KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Có sự khác biệt về ĐTB trong đánh giá của GV và SV như vậy, song khi kiểm định T – test thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể được giải thích rằng: khi xét theo từng kỹ năng thành phần thì đánh giá của GV và SV có sự tương đồng nhất định. Theo như chia sẻ của GV và SV thì những khác biệt tồn tại trong đánh giá của giảng viên và sinh viên là do tự đánh giá của SV bao giờ cũng tự do và theo cảm tính nhiều hơn trong khi đó, GV thường đánh giá với sự khách quan, biểu điểm và yêu cầu rõ ràng hơn nên điểm số có thể thấp hơn.

Xét theo phương diện giới tính, SV nam đánh giá mức độ kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác cao hơn so với đánh giá của sinh viên nữ. Điều này có thể là do SV nam học kỹ thuật có phần thuận lợi hơn so với SV nữ. Vì vậy, cần lưu ý sự khác biệt về giới trong giảng dạy nhằm nâng cao KN cho SV tại các trường SPKT. Có sự đánh giá tương đồng giữa nam và nữ về mức độ kỹ năng tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác.

Xét theo trường học: Không có sự khác biệt đáng kể trong đánh giá về mức độ KN lập kế hoạch, KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Có sự khác biệt trong đánh giá của SV ở từng trường về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp


tác. Điều này cho thấy, yếu tố trường học có ảnh hưởng nhất định trong đánh giá của SV về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

Xét theo khóa học: Có sự khác biệt giữa sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3 (đánh giá mình có kỹ năng lập kế hoạch tốt hơn so với sinh viên năm 2 có thể là do trong quá trình học tập, SV năm 3 được thực hành, thực tập, rèn luyện nên kỹ năng ngày một nâng cao). Trong khi đó, sinh viên năm 2 lại đánh giá mình có kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác tốt hơn so với sinh viên năm 3. Không có sự khác biệt trong đánh giá kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác giữa SV năm 2 và SV năm 3. Điều này gợi mở cho tác giả có hướng tác động nâng cao KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành cho SV bằng cách tác động nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác là cần thiết đối với cả sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3.

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT. Trong đó yếu tố từ nhà trường có ảnh hưởng mạnh nhất là phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của GV, tiếp đến yếu tố từ sinh viên là động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành và tính cách cá nhân, ảnh hưởng yếu nhất là yếu tố điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành.

Sau thực nghiệm, kết quả KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT tăng lên một cách có ý nghĩa so với trước thực nghiệm, cho phép kết luận biện pháp tác động tâm lý - sư phạm được đề xuất có tính khả thi.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, có thể nêu ra những kết luận sau đây:

1.1. Về lí luận

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của các cá nhân vào việc gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học thực hành nhằm hoàn thành có kết quả học tập chung là lĩnh hội tri thức, hình thành KN, kỹ xảo nghề nghiệp trong điều kiện cụ thể.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của SV các trường Đại học SPKT là KN phức hợp, gồm ba nhóm KN thành phần: KN lập kế hoạch hợp tác; KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.

Sự hình thành và phát triển KNHT trong học thực hành kỹ thuật của sinh viên Đại học SPKT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ sinh viên và nhà trường.

1.2. Về thực trạng

Đánh giá chung thực trạng mức độ biểu hiện 3 nhóm KNHT trong học thực hành chủ yếu ở mức trung bình. Đa số SV thực hiện chưa chính xác, chưa linh hoạt các hành động cơ bản của kỹ năng.

Có sự khác biệt về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT theo phương diện giới tính, trường học và năm học ở cả 3 nhóm KN.

Có nhiều yếu tố từ phía SV và nhà trường ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT. Trong đó yếu tố từ phía nhà trường là phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của GV, và yếu tố từ SV là động cơ thúc đẩy hợp tác trong học thực hành có ảnh hưởng mạnh đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT là điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành.

Sau thực nghiệm, kết quả KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT tăng lên một cách có ý nghĩa so với trước thực nghiệm, cho phép kết luận biện pháp tác động tâm lý - sư phạm được đề xuất có tính khả thi.


2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với trường Đại học sư phạm kỹ thuật

- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên nắm vững kiến thức về KNHT, rèn luyện, phát triển KNHT để giảng viên có thể vận dụng vào tổ chức các hoạt động/hành động hợp tác trong dạy học, công việc nói chung, dạy - học thực hành nói riêng.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, các điều kiện phục vụ dạy học đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu dạy học thực hành nói chung, dạy thực hành theo hình thức hợp tác nhóm nói riêng.

- Hàng năm điều chỉnh chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, tăng cường tỷ lệ học thực hành trong đào tạo ngành SPKT nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

- Thường xuyên bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giảng viên tạo điều kiện cho họ tiếp cận với phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại để họ sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học.

2.2. Đối với giảng viên

- Phương pháp tổ chức dạy học hợp tác của giảng viên có ảnh hưởng rất mạnh đến việc hình thành và phát triển KNHT trong học thực hành cho SV. Vì vậy, các giảng viên cần tích cực trau dồi, cập nhật các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để áp dụng vào dạy học thực hành nhằm nâng cao tính tích cực, tự giác trong học tập cho sinh viên. Chú trọng hướng dẫn cách học cho sinh viên theo hướng tăng cường tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên; thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia vào các hoạt động: thảo luận, trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong quá trình học, thực hành luyện tập để nâng cao KNHT cho sinh viên.

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có thể nâng cao KNHT trong học thực hành cho sinh viên thông qua tập huấn cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hợp tác để giúp sinh viên làm việc, học tập hợp tác theo nhóm hiệu quả hơn. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức, kinh nghiệm, thao tác phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác, tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và đánh giá


hiệu quả hợp tác giúp sinh viên nhận thức đúng, đầy đủ và có thái độ tích cực khi tham gia làm việc hợp tác nhóm.

2.3. Đối với sinh viên

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy sinh viên tự đánh giá của sinh viên về các nhóm kỹ năng hợp tác trong học thực hành của mình luôn cao, song thực tế sinh viên chưa đạt đến mức chính xác, linh hoạt các kỹ năng. Do đó, cần tăng cường rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch hợp tác; tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.

Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành là nhóm kỹ năng thành phần được sinh viên tự đánh giá là thấp nhất. Do vậy, sinh viên cần có ý thức nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, thao tác bằng các biện pháp phù hợp. Tạo động cơ thúc đẩy bản thân rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023