Cơ Cấu Chi Tiêu Bình Quân Một Ngày Khách Quốc Tế Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế


Thời gian lưu trú qua đêm trung bình tại tỉnh TT-Huế chỉ đạt 2,4 đêm (cả khách nội địa và quốc tế), thấp hơn nhiều so với Quảng Nam và Đà Nẵng. Điều này hoàn toàn có thể lý giải, với điểm yếu cốt lõi là thiếu các sản phẩm DL về đêm, khách DL thường chỉ tham quan (chủ yếu là thành phố Huế) trong ngày, sau đó sẽ đến hai địa phương là Quảng Nam (tham quan phố cổ Hội An về đêm) và Đà Nẵng (nhiều nhà hàng, khách sạn, địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn). Ưu thế về khoảng cách giữa Hội An và Đà Nẵng khiến tỉnh TT-Huế gặp khó khăn trong việc thu hút lượng khách từ Đà Nẵng đến địa phương. Đây cũng là một trong yếu tố cơ bản hạn chế khả năng chi tiêu của du khách tại tỉnh TT-Huế và đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn.

* Chi tiêu bình quân của khách DL

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách là một trong những chỉ tiêu chất lượng, phản ánh mức độ thu nhập và khả năng chi tiêu của khách DL. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều địa phương đã thực sự quan tâm đến chỉ tiêu này bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng lượng khách hàng năm. Phân tích mức chi tiêu bình quân một ngày khách sẽ giúp xác định tính hấp dẫn của DL địa phương đối với du khách thông qua chính chi tiêu bình quân của họ tại địa phương đó, đồng thời nghiên cứu mức chi tiêu của khách DL dựa trên việc phân chia theo quốc gia sẽ giúp các địa phương tập trung vào các thị trường tiềm năng với mức chi tiêu bình quân một ngày khách ở mức cao.

Theo kết quả điều tra chi tiêu của Tổng cục Thống kê cho thấy chi tiêu khách DL tại tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2015 là thấp hơn mức bình quân chung của cả nước và đặc biệt là thấp hơn nhiều khi so với hai địa phương lân cận là Đà Nẵng và Quảng Nam.

Bảng 3.8: Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch


Khu vực

2006

2009

2011

2013

2015

1. TT-Huế

Khách quốc tế (USD/ngày)

92,8

69.23

78,0

70,6

71,3

Khách trong nước (1000 VND/ngày)

565,6

832,02

995,1

956,1

960,3

2. Đà Nẵng

Khách quốc tế (USD/ngày)

123,3

110,29

139,6

147,7

149,5

Khách trong nước (1000 VND/ngày)


1.110,00

1.253,3

1.138,0

1.134,6

3. Quảng Nam


Khách quốc tế (USD/ngày)

83,9

134,31

97,6

75,9

78,6

Khách trong nước (1000 VND/ngày)


555,8

750,1

996,6

1.023.4

4. Việt Nam

Khách quốc tế (USD/ngày)

83,5

91,24

105,7

95,8

94,0

Khách trong nước

(1000 VND/ngày)

550,8

703,47

977,7

1.148,5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nguồn: [135]; [136]; [137]; [138]; [139]


Xét về tốc độ tăng giảm, trong giai đoạn 2006 - 2015, chi tiêu bình quân một ngày của khách DL quốc tế tại tỉnh TT-Huế nhìn chung là giảm, năm 2015 so với năm 2006 giảm khoảng 25%, cụ thể là từ 92,8 USD vào năm 2006 giảm còn 71,3 USD trong năm 2015. Tương tự, Quảng Nam cũng chứng kiến mức chi tiêu bình quân một ngày của khách DL quốc tế giảm. Trong khi đó, trên phạm vi toàn quốc và tại địa phương lân cận là Đà Nẵng lại cho thấy xu hướng ngược lại, chi tiêu bình quân một ngày của khách DL tại Việt Nam tăng nhẹ và đặc biệt là có mức tăng ấn tượng đối với Đà Nẵng, từ 123,3 USD năm 2006 tăng lên 149,5 USD trong năm 2015 [135]; [136];

[137]; [138]; [139].

Ngược với xu hướng giảm của khách quốc tế, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách nội địa tại tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2015 lại có tốc độ tăng khá cao. So với năm 2006, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách nội địa trong năm 2015 tăng hơn 70% và đây cũng là xu hướng chung trên phạm vi toàn quốc. Một tín hiệu khả quan cho thấy khách DL nội địa dần chi tiêu nhiều hơn vào các dịch vụ và mặt hàng mua sắm, lưu niệm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương [135]; [139].

Bảng 3.9: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: USD


Chỉ tiêu

2006

2009

2011

2013

2015

Bình quân chung

92,8

69,23

78,0

70,6

71,3

Thuê phòng

20,8

16,09

18,6

15,5

19,6

Ăn uống

15,0

13,34

16,4

15,3

6,52

Đi lại

12,4

10,69

13,2

14,2

14,45

Vui chơi, giải trí

4,7

3,78

3,0

3,7

5,59

Thăm quan

9,1

9,32

9,3

9,0


25,14

Mua hàng hóa

18,7

10,62

12,2

9,8

Y tế

0,3

0,3

0,4

0,2

Chi khác

11,7

5,09

4,9

2,9

Nguồn: [135]; [136]; [137]; [138]; [139]

Xét về mặt cơ cấu chi tiêu, trong giai đoạn 2006 - 2015 chứng kiến sự thay đổi ở nhiều khoản chi khác nhau, trong đó nổi bật nhất là chi cho mua hàng hóa, thuê phòng và vui chơi, giải trí và ăn uống. Chi tiêu bình quân một ngày của khách DL quốc tế trong năm 2015 giảm so với năm 2006 chủ yếu là do chi tiêu ăn uống và các khoản mục khác có xu hướng giảm, hoặc tăng không đáng kể.

Đi sâu vào khoản mục chi tiêu cho ăn uống và tham quan, tỉnh TT-Huế tự hào là nơi hội tụ các di tích cấp quốc gia đặc biệt, có quy mô và tầm vóc quốc tế nhưng có


một thực tế là phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế cho khách chỉ từ 30.000đ đến 105.000đ/người/điểm/lượt và được áp dụng gần 20 năm, từ năm 1993 đến năm 2014 mà chưa một lần được điều chỉnh. Chính điều này dẫn đến khoản chi cho hoạt động thăm quan của khách DL quốc tế tại tỉnh TT-Huế năm 2015 gần như tương đương so với năm 2006 [96].

Bảng 3.10: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế cao nhất chia theo nước đến đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam

Đơn vị: triệu đồng


Thừa Thiên Huế

Việt Nam

TT

Thị trường

Bình quân chung

TT

Thị trường

Bình quân chung

1

Pháp

21,51

1

Na Uy

62,20

2

Anh

16,17

2

Bỉ

58,31

3

Đức

15,65

3

Đan Mạch

39,35

4

Mỹ

9,08

4

Thụy Điển

32,12

5

Úc

8,72

5

Pháp

21,51

Nguồn: [139]

Bên cạnh đó, xét về mức chi tiêu bình quân một lượt khách DL quốc tế tại Việt Nam chia theo quốc tịch thì các thị trường khách của DL tỉnh TT-Huế chưa phải là những thị trường khách có mức chi tiêu cao nhất. Cụ thể, đối với 7 thị trường khách tiêu biểu của KTDL tỉnh TT-Huế trong năm 2015 thì khách có mức chi trả cao nhất là khách Pháp với mức chi tiêu bình quân một lượt khách khoảng 21,51 triệu đồng, và mức chi tiêu thấp nhất thuộc về khách Hàn Quốc và Thái Lan, lần lượt là 5,22 triệu đồng và 2,12 triệu đồng. Kết quả này cho thấy đối với những thị trường khách càng ở xa Việt Nam như Châu Âu sẽ có mức chi tiêu khách tốt hơn những thị trường như Châu Á vì thời gian lưu trú của đối tượng khách này cũng thường lâu hơn. Những thị trường có mức chi tiêu bình quân một lượt khách cao nhất theo khảo sát điều tra chi tiêu khách DL năm 2015 là khách Nauy, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển lại không phải là những thị trường khách của DL tỉnh TT-Huế. Như vậy, DL tỉnh TT-Huế hiện nay chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống và hiệu quả xúc tiến quảng bá và thu hút khách ở các thị trường mới là chưa thật sự tốt, đặc biệt là các thị trường khách có mức chi tiêu cao như khu vực Bắc Âu [139].


Thêm vào đó, sự đơn điệu của quà tặng lưu niệm tại tỉnh TT-Huế cũng phần nào khiến cho mức độ chi tiêu của khách DL thấp. Tỉnh TT-Huế có khá nhiều đặc sản địa phương, nhưng đồ lưu niệm và quà tặng DL vẫn còn khá đơn điệu, thiếu các sản phẩm đặc trưng. Khách DL đến tỉnh TT-Huế thường được giới thiệu mua nón lá, tranh thêu và một vài đặc sản ẩm thực như mè xửng, các loại mắm, hạt sen. Đáng chú ý, với hơn 88 làng nghề cùng hàng trăm nghề thủ công truyền thống, song KTDL địa phương vẫn thiếu những sản phẩm đặc trưng, mang tính biểu tượng để thu hút du khách. Trong khi đó, việc kiểm soát giá cả và chất lượng các sản phẩm chưa được tiến hành tốt, điển hình là việc bày bán các sản phẩm Trung Quốc và hiện tượng chặt chém du khách tại Chợ Đông Ba và các địa điểm tham quan DL diễn ra khá thường xuyên.

Biểu đồ 3 12 Mức độ hài lòng của du khách đối với mặt hàng lưu niệm 1

Biểu đồ 3.12: Mức độ hài lòng của du khách đối với mặt hàng lưu niệm, đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 4]

Vấn đề đơn điệu về quà lưu niệm và đặc sản địa phương được phản ánh khá rõ nét thông qua đánh giá của du khách. Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế đối với tiêu chí này khá thấp, lần lượt bằng 3,05 và 3,50. Cụ thể, chỉ có 29,28% du khách nội địa cho rằng họ hài lòng đối với các mặt hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, trong khi con số này đối với du khách quốc tế là 47,7% [Phụ lục 4].

* Khảo sát mức độ hài lòng của du khách

Qua kết quả khảo sát khách DL trong và ngoài nước cho thấy, tiêu chí được du khách trong và ngoài nước có mức độ hài lòng thấp nhất là “cuộc sống về đêm và hoạt động vui chơi giải trí”, giá trị trung bình lần lượt đạt 3,20 đối với khách nội địa và 2,94 đối với khách quốc tế. Trong khi đó, sự hài lòng của du khách đối với tiêu chí “khí hậu, thời tiết” rất thấp (khách nội địa chỉ đạt 3,18 và khách quốc tế chỉ đạt 2,84) cũng là một


trong những yếu tố dẫn đến khả năng lưu trú của du khách tại tỉnh TT-Huế không cao [Phụ lục 4].

Biểu đồ 3 13 Mức độ hài lòng của du khách đối với một số tiêu chí về 2

Biểu đồ 3.13: Mức độ hài lòng của du khách đối với một số tiêu chí về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 4]

Bên cạnh đó, “cơ sở hạ tầng của địa phương” và “thuận tiện trong việc di chuyển tại địa phương” cũng được du khách đánh giá không cao (mức đánh giá trung bình đều dưới 4), phản ánh phần nào những khó khăn trong việc DL tại tỉnh TT-Huế, dẫn đến việc hạn chế các hoạt động của du khách, kéo theo sự hạn chế về doanh thu và chi tiêu của ngành KTDL.

3.2.2. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương

3.2.2.1. Đóng góp ngành kinh tế du lịch vào tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo

Sự phát triển ngành KTDL tỉnh TT-Huế thúc đẩy mở rộng các ngành nghề tạo việc làm và có thu nhập ổn định cho người dân. Thực tế từ sự phát triển mạnh của KTDL - dịch vụ trong những năm qua đã làm tăng nhanh nhu cầu các sản phẩm tạo cho ngành nghề và các làng nghề truyền thống có cơ hội khôi phục và phát triển (mộc mỹ nghệ, đúc đồng, đan lát, kim hoàn,…) đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, không ngừng sáng tạo và tham gia đầu tư, khai thác các sản phẩm tour tuyến độc đáo. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế của địa phương ngày một rõ nét hơn.


Những thành tựu về kinh tế mà ngành KTDL địa phương tạo ra còn được phản ánh thông qua ý kiến khảo sát của người dân địa phương trên địa bàn tỉnh TT-Huế. Kết quả khảo sát cho thấy, người dân địa phương đánh giá rất cao những mặt đạt được của ngành KTDL tỉnh TT-Huế trong vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói chung qua nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo đó, với thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý, mức độ trung bình đánh giá của người dân địa phương lên đến 4,29 đối với tiêu chí DL góp phần phát triển kinh tế địa phương; tiêu chí tăng thu nhập cho nhiều người dân sống quanh vùng di sản đạt mức đánh giá trung bình là 4,23; tiêu chí tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương đạt mức trung bình 4,57; và tiêu chí đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở địa phương đạt mức trung bình lên đến 4,18 [Phụ lục 5].


Biểu đồ 3 14 Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về 3

Biểu đồ 3.14: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới kinh tế địa phương

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 5]

Một thực tế không thể phủ nhận được rằng, hoạt động KTDL địa phương phát triển đã tạo điều kiện cho người dân có nhiều công ăn việc làm khác nhau như buôn bán nhỏ, thời vụ tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cơ sở lưu trú hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống…Điều này dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng tăng lên do tác động tích cực từ sự gia tăng mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách DL khi đến địa phương. Đây đều là những mức đánh giá cao của người dân địa phương, phản ánh chính xác vai trò của KTDL tỉnh TT-Huế đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.


3.2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng và việc tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ phát triển kinh tế du lịch địa phương

Trên thực tế, KTDL tỉnh TT-Huế có sự thu hút nhất định đối với sự tham gia của cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ việc phát triển KTDL trong những năm vừa qua. Điển hình là sự tham gia của người dân vào các loại hình như DL làng nghề truyền thống và DL cộng đồng ở các vùng nông thôn. Một trường hợp điển hình là làng nghề gốm Phước Tích. Trước khi xây dựng mô hình phát triển thí điểm, những vấn đề mà ngành KTDL phải đối mặt khi hình thành ở làng gốm Phước Tích là: (i) Nghề gốm suy thoái khiến cơ hội việc làm giảm và dẫn đến thu nhập của người dân thấp, kết quả là dân số lao động phải đi mưu sinh tại các thành phố lớn, (ii) Người dân ly hương dẫn đến hiện tượng nhà bỏ trống, các công trình kiến trúc bị xuống cấp…[8]. Sau gần 3 năm thực hiện các dự án DL, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan tổ chức quốc tế, sự nghiệp phát triển KTDL tại làng gốm Phước Tích đã đạt đươc nhiều thành quả như: Khôi phục một số nghề gốm tại làng; hình thành các hình thức DL như trải nghiệm gốm, mua hàng lưu niệm gốm; thu hút nhiều du khách đến làng nghề. Đặc biệt là thu nhập của người dân tăng lên đáng kể nên số người dân mong muốn tham gia KTDL ngày càng tăng.

Hay sự thành công của mô hình phát triển DL cộng đồng tại làng Cầu ngói Thanh Toàn cũng rất đáng ghi nhận. Các dịch vụ KTDL do nhóm cộng đồng người dân địa phương bước đầu đã được hình thành; chính quyền và người dân địa phương đã có những phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động và dịch vụ KTDL; các hoạt động KTDL như tham quan di tích, dịch vụ đi thuyền, xem biểu diễn và trải nghiệm đan lát, làm nón, dịch vụ ăn uống và dịch vụ hướng dẫn viên đã được phát triển với sự tham gia khá nhiều của cộng đồng dân cư địa phương.

Mặc dù vậy, có thể thấy sự tham gia và thu hút cộng đồng vào KTDL địa phương vẫn còn một số hạn chế và bất cập. Theo đó, Ban Quản lý các khu DL và người dân chưa có ý thức lớn trong việc chủ động lâu dài trong công tác xây dựng các làng DL cộng đồng, làng nghề và công tác xúc tiến DL. Các cơ quan quản lý địa phương còn yếu và thiếu kinh nghiệm đối với vấn đề phát triển KTDL gắn với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Một số các tour DL cộng đồng còn mang tính chất manh mún, tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống vẫn chưa có các sản phẩm đặc trưng đủ hấp dẫn để lôi cuốn du khách, khiến cho doanh thu


KTDL từ các nguồn bán sản phẩm lưu niệm giảm sút đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của người dân địa phương trong việc phát triển KTDL.

3.2.2.3. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương

* Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử

Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển KTDL được tỉnh TT-Huế chú trọng triển khai hiệu quả. Các di tích lịch sử, văn hóa đã được phục hồi và phát huy giá trị. Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được tập trung tu bổ, tôn tạo, đưa vào khai thác phục vụ KTDL. Nhiều công trình trọng điểm có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc tiêu biểu, có quy mô lớn được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Hệ thống nhà vườn trên địa bàn thành phố Huế đã được tỉnh quan tâm chỉnh trang, nhiều chính sách đã được thực hiện nhằm hỗ trợ người dân trong quá trình sửa chữa, trùng tu, phát triển dịch vụ phục vụ KTDL vừa đảm bảo các yêu cầu về bảo tồn di sản theo quy định.

Theo đó, tính đến 2016, chỉ riêng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã kêu gọi được sự tài trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế cho 42 dự án, với tổng ngân sách tài trợ đạt gần 8 triệu USD, chủ yếu là các dự án liên quan đến trùng tu, tôn tạo và phục chế di tích. Các dự án hỗ trợ chủ yếu đến từ các tổ chức như: Liên minh Châu Âu (EU); Tổ chức phát triển Hà Lan; Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Dự án Luxembourg.

Riêng Quần thể Di tích Cố đô Huế, từ năm 2006 đến 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, trùng tu và tôn tạo các công trình có giá trị tiêu biểu, quy mô lớn với nhiều hạng mục công trình di tích và hạng mục phụ trợ như hạ tầng, cảnh quan với tổng kinh phí trên 1.109 tỷ đồng [143].

Đã có khoảng 130 công trình di tích lớn nhỏ đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó tiêu biểu là: Kỳ Đài, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiến Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường… [56]. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng các khu di tích như: hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng khu vực Đại Nội, điện chiếu sáng nghệ thuật cho Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn, Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài, hệ thống nhà vệ sinh trong di tích… đã cơ bản được tu bổ hoàn nguyên hoặc xây dựng tôn tạo hoàn thiện. Điều quan trọng là các di tích được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc giá và thõa mãn các điều luật của Hiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023