Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 24


- Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Những khó khăn và áp lực đòi hỏi phải vượt qua của di tích Huế cũng còn không ít. Đó là nguồn vốn từ ngân sách dành cho trùng tu bảo tồn các di sản ngày càng hạn hẹp, trong khi nhu cầu về trùng tu bảo tồn hàng trăm công trình di tích ngày càng bức thiết. Việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, làm sao phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường.


Câu 2: Với những hạn chế còn tồn tại thì đâu là giải pháp quan trọng để có thể thúc đẩy ngành du lịch thừa thiên huế phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong thời gian tới?

- Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Để du lịch Huế khởi sắc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới như: Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổ chức các sự kiện hàng tháng tại Huế thử nghiệm trong năm 2018 và tổ chức thực hiện trong các năm về sau nhằm thu hút khách du lịch đến Huế. Các sự kiện sẽ diễn ra với chủ đề phù hợp theo từng thời điểm trong năm, như lễ hội diều, lễ hội ẩm thực chay, lễ hội hoa đăng, lễ hội hoa sen, lễ hội múa lân, lễ hội bia...

Đẩy mạnh việc khai thác dịch vụ thuyền trên sông Hương cũng như hai bờ sông Hương bằng việc chuyên nghiệp hóa về điều kiện thuyền, ca Huế và các dịch vụ bổ sung kèm theo. Hình thành các khu ẩm thực kết hợp với các hoạt động nghệ thuật ở một số khu vực trên đường Lê Lợi và Trần Hưng Đạo để cùng gắn với các khu phố đi bộ, phố đêm.

Ngoài việc tiếp tục khai thác thị trường truyền thống, đẩy mạnh hơn nữa thu hút nguồn khách du lịch từ các thị trường có thị phần lớn nhất hiện nay đến Huế là khách Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, cần nghiên cứu mở rộng thị trường tại Đài Loan cũng như một số địa phương của Trung Quốc để tăng lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng và tăng cường các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hóa di sản, cụ thể tại Đại Nội và hệ thống lăng, nghiên cứu xây dựng các dịch vụ có tính tương tác cao giữa khách du lịch và điểm đến. Cần đẩy mạnh các loại hình du lịch tiềm năng, như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đây là mô hình du lịch đang phát huy được hiệu quả. Sở Du lịch sẽ có sự phối hợp chỉ đạo và triển khai tốt du lịch mice. Với loại hình du lịch tâm linh, sở cũng quan tâm triển khai đẩy mạnh. Sở đã làm việc với các giáo hội để phát triển mô hình này.


- Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Thế mạnh du lịch của tỉnh vẫn là du lịch di sản văn hóa. Để phát triển du lịch cần phải có sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành, đồng thời tăng cường công tác quảng bá điểm đến. Phải thay đổi bằng được ý thức người dân, cán bộ công chức trong các cơ quan đơn vị về giữ gìn, xây dựng môi trường du lịch. Bên cạnh đó, Ông Hải cũng thông tin thêm rằng, nỗ lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong việc thắp sáng Đại Nội về đêm nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch cho Huế cũng như níu kéo du khách ở lại Huế nhiều hơn. Cụ thể, chương trình “Đại Nội về đêm” bắt đầu mở cửa từ ngày 22/4/2017, bình quân đón khoảng 5.000 người đến tham quan/đêm; đây là hoạt động nhằm tạo thêm một điểm nhấn trong hành trình tham quan di sản ở miền Trung nói chung và ở Huế nói riêng, qua đó góp phần mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi đến Huế. Song Trung tâm cũng mong muốn có sự phối hợp giữa TP. Huế, Sở Du lịch, bởi chương trình Đại Nội về đêm vẫn chỉ đơn thuần do đơn vị thực hiện và còn thiếu sự phối hợp với các bên liên quan...


Câu 3: Một trong những vấn đề mà ngành du lịch thừa thiên huế đang gặp khó khăn là công việc quảng bá. Vậy ông vui lòng cho biết đâu là giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?


- Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch Huế thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, qua trang fanpage và trang web 02 thứ tiếng Anh, Việt của Sở và trên ứng dụng điện thoại thông minh nhằm định hướng phương pháp quảng bá du lịch Huế theo hướng dễ dàng tiếp cận với du khách. Ở các vùng lõm, trung tâm của TP. Huế phải thường xuyên tổ chức các sự kiện, như mở rộng phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu để thu hút khách đến Huế.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện đơn vị tập trung đẩy mạnh quảng bá trên Internet; đồng thời tận dụng các mối quan hệ với địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, TP HCM, Hà Nội để tăng cường quảng bá cho nhau, tiến đến hợp tác 2 bên cùng có lợi, tạo sự liên kết phát triển du lịch vùng miền, đặc biệt là các tour du lịch về di sản...


- Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Liên quan đến vấn đề quảng bá trong ngành Du lịch, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: hiện hình thức quảng bá du lịch bằng cách tổ chức các gian hàng ở hội chợ chủ yếu dựa vào các ấn phẩm, tờ rơi, brochure… đã quá cũ, tính đại chúng không cao, do đó hình ảnh Cố đô Huế chưa được quảng bá sâu rộng và không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, tỉnh đã yêu cầu ngành Du lịch phải nghiên cứu những hình thức quảng bá mới, kịp thời và phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.


Câu 4: Các công ty du lịch đóng vai trò như thế nào trong phát triển du lịch tại các khu vực nông thôn?

- Ông Trần Quang Hào - Giám đốc Công ty Du lịch Huế Tourist

Nên hợp tác để đôi bên cùng có lợi.

Một mặt họ nên đóng vai trò như những tư vấn chuyên môn cho địa phương. Mặt khác các công ty du lịch nên tăng cường phân tích sâu hơn, ví dụ ai sẽ là khách đối tượng của tour? Ai là người quyết định lịch trình để du khách có thể tham quan tour? Sau đó xây dựng giá và bán tour thì sẽ hiệu quả hơn.


Câu 5: Để thúc đẩy du lịch cộng đồng tại khu vực Cầu ngói Thanh Toàn phát triển, thông qua việc hình thành Ban Quản lý được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho du lịch tại đây. Vậy xin ông cho biết Ban Quản lý đã hỗ trợ người dân như thế nào trong phát triển du lịch?

- Ông Nguyễn Mậu Hòa, Trưởng Ban Quản lý Du lịch Thanh Toàn

Sau khi điều tra và nắm được nguyện vọng tham gia du lịch của người dân, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia du lịch tập huấn về cách cung cấp dịch vụ, thái độ tiếp nhận... Ngoài ra, Ban Quản lý đã tìm hiểu và xác định được các cơ sở vật chất còn thiếu để cung cấp dịch vụ trong từng hộ dân, hỗ trợ và khuyến khích họ trang bị. Hiện tại, khi cơ sở tiếp nhận đã khá hoàn chỉnh, chúng tôi chuyển sang nâng cao ý thức người dân về phát triển du lịch, như thế sẽ có được sự tự nguyện, chủ động hoàn toàn của người dân trong phát triển du lịch Thanh Toàn.


Câu 6: Phát triển du lịch bền vững đã trở thành xu thế tất yếu của ngành du lịch nước nhà, Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài xu thế đó và du lịch cộng đồng được xem là hướng đi mới của ngành Du lịch Tỉnh. Nhiều tour du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế đã được tổ chức trong thời gian qua thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách. Được biết ở Thừa Thiên Huế hiện nay có 2 địa điểm được đầu tư chú trọng vào du lịch cộng đồng là Cầu ngói Thanh Toàn và Làng cổ Phước Tích. Xin ông vui lòng chia sẻ những thay đổi cơ bản khi phát triển du lịch công đồng tại 2 địa điểm trên khi Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)?

- Ông Trần Viết Lực - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Ví dụ như ở Cầu ngói Thanh Toàn, sau một thời gian phát triển, Thanh Toàn đã có những khởi sắc bước đầu đáng biểu dương, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch theo hướng bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội trong tương lai như:

- Nhận thức của chính quyền và nhân dân Thanh Toàn đã có chuyển biến rõ rệt, tạo ra được sự đồng tâm nhất trí trong việc thúc đẩy du lịch phát triển;

- Sự thay đổi cơ bản nhất đó là có sự chuyển đổi mô hình hợp tác phát triển. Nếu như trước đây là sự hợp tác đơn thuần giữa các đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp với các hộ dân đã làm hạn chế việc phát hiện tài nguyên dẫn đến sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn; lợi ích cộng đồng chưa được chú trọng; đến nay, thông qua việc hình thành Ban Quản lý và sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở VHTTDL (nay là Sở Du lịch), tài nguyên du lịch tại đây đã được khơi dây, nhiều sản phẩm mới được hình thành, ý thức tổ chức của cộng đồng đã được nâng cao thông qua việc thành lập các tổ chức dịch vụ để cùng chia sẻ lợi ích, tạo được sự đoàn kết nhằm chung tay xây dựng quê hương.


Câu 7: Xin ông chia sẻ một số vấn đề còn tồn tại khiến du lịch Thừa Thiên Huế chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình và một số giải pháp góp phần giúp du lịch Thừa Thiên Huế phát triển trong thời gian sắp tới.

- PGS. TS Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch.

Hiện nay các nhà chính sách nhìn vào số lượng khách du lịch mà không để ý đến chất lượng nguồn khách, khách du lịch từ thị trường nào, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi tiêu bình quân và kèm theo đó là nhiều yếu tố khác sẽ có tác động đến kinh tế, văn hóa và môi trường tại địa phương. Cần lựa chọn các thị trường khách tiềm năng với các đặc điểm phù hợp với định hướng phát triển. Cần có chiến lược định hướng thị trường rõ ràng, lựa chọn sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường cụ thể, cung cầu phải gặp nhau, nếu sản phẩm của mình không phù hợp thì công tác xúc tiến quảng bá sẽ không hiệu quả. Cách tiếp cận với sản phẩm thăm quan “Đại Nội về đêm” là chưa phù hợp, sản phẩm du lịch thăm quan không phù hợp vào buổi đêm, vì đối vì khách quốc tế họ muốn dành thời gian buổi tối để nghỉ ngơi hoặc dành cho các hoạt động giải trí. Liên quan đến vấn đề cân bằng trong quy hoạch phát triển hoạt động giải trí với bảo tồn di sản, cần có chính sách quy hoạch rõ ràng và hình thành các trung tâm giải trí để tập trung khách du lịch về đó, tránh ảnh hưởng đến các khu vực có di sản. Để tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế thì trong chính sách về sản phẩm cần: Đa dạng sản phẩm du lịch - Đáp ứng với đặc điểm của thị trường khách mình hướng đến - Đặc biệt tập trung vào những sản phẩm đặc thù chỉ riêng Thừa Thiên Huế sở hữu. Cần rà soát lại tài nguyên du lịch, tìm những bất hợp lý, phân khúc thành từng giai đoạn phù hợp và hướng tới mục tiêu lâu dài, đây sẽ là một lộ trình rõ ràng cho phát triển du lịch trong mối quan hệ với các địa phương liên kết.


Câu 8: Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề và phát triển các sản phẩm lưu niệm từ các làng nghề truyền thống là một trong những ưu tiên của ngành du lịch Tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề qua thực tế cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, thậm chí tại nhiều làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức độ đáng báo động. Ông vui lòng cho biết thêm về vấn đề này?

- Ông Nguyễn Việt Hùng - Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, Tình trạng ô nhiễm làng nghề vẫn kéo dai dẳng, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và cả đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đơn cử tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh như đúc đồng, gạch ngói, sản xuất bún tươi... Mặc dù ô nhiễm đã kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, nhưng vì không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật để khắc phục ô nhiễm, nên những hộ sản xuất nhỏ lẻ tại các làng nghề này đành phó mặc, chờ hỗ trợ của Nhà nước.


Câu 9: Từ góc độ một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm liên quan đến tour du lịch cộng đồng, anh có thể chia sẻ thêm các cảm nhận của mình về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải và những đề xuất để giúp du lịch thừa thiên huế phát triển trong thời gian sắp tới?

- Ông Nguyễn Đình Anh Khoa, chủ doanh nghiệp kinh doanh xe đạp Kstore Anh Khoa, cung cấp sản phẩm du lịch đạp xe đạp cho khách du lịch và các công ty lữ hành. Hiện tại tour đạp xe thăm quan như city tour và về các điểm đến xa hơn, như Thủy Biều, Cầu ngói Thanh Toàn được du khách đón nhận nhiệt tình. Cụ thể, hiện nay tour xe đạp đã được kín lịch đến cuối năm. Tuy nhiên chủ đạo vẫn là khách nước ngoài vì họ cảm thấy thích thú khi vừa được đạp xe thăm quan các điểm đến văn hóa - di sản như Văn Thánh, các Lăng tẩm, Đại Nội vừa được rèn luyện sức khỏe; trong khi khách nội địa lại không mặn mà lắm với loại hình này và có lẽ cần thời gian để họ nhận thức được. Có một trở ngại đối với du khách nước ngoài trải nghiệm sản phẩm du lịch đạp xe đạp này là vấn đề về giao thông tại TP Huế, văn hóa tham gia giao thông của người dân và hệ thống đường xá tại Tp Huế nhỏ và không thuận lợi đôi khi gây nguy hiểm đối với họ, mà với du khách nước ngoài thì vấn đề an toàn lại là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, trong tuor trọn gói vài ngày thì hiện nay đa phần du khách nước ngoài chỉ lưu lại Huế trong 1 ngày và phần lớn thời gian còn lại họ đạp theo đoàn về Lăng Cô vào Đà Nẵng và Hội An vì thiệt sự sản phẩm du lịch ở Huế chưa thật sự đa dang và ấn tượng, chỉ loanh quanh các địa điểm thăm quan là Đại Nội, các Lăng Tẩm,…còn ở địa điểm như Thủy Biều, Cầu Ngói Thanh Toàn thì chưa thật sự nhiều và sản phẩm du lịch tại đây cũng chưa mới mẻ. Đặc biệt, các địa điểm này khá xa khu vực thành phố nơi mà khách lưu trú, lộ trình để khách đi từ cơ sở lưu trú đến Cầu Ngói Thanh Toàn khá xa mà lại chưa có các điểm dừng chân để tạo tính liên tục và giúp du khách cảm thấy thoải mái và gần hơn. Từ góc độ một doanh nghiệp, tôi mong muốn trong thời gian tới Sở Du lịch và UBND Tỉnh cần có những chính sách cởi mở hơn để thu hút các nhà đầu tư đến với du lịch Thừa Thiên Huế để giúp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến Huế; khi phát triển sản phẩm du lịch cần quan tâm tới các sản phẩm mang tính chất địa phương, đặc thù chỉ của riêng Huế hoặc một vùng cụ thể nào đó (như xem đua ghe, đua thuyền,…) đồng thời, kết hợp với các công ty lữ hành xây dựng một lộ trình tour gồm các điểm đến hợp lý, tạo tính liên tục khi du khách đạp xe từ điểm xuất phát đến điểm cuối.


Câu 10: Vai trò của các cơ sở đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Vậy ông vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng đào tạo hiện nay và những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Thừa Thiên Huê sắp tới?

- Ông Võ Ngọc Trường Sơn, giảng viên Khoa Du lịch - Đại học, Phó Bí thư Đoàn Khoa Du lịch - Đoàn Đại học Huế.

Trong mọi ngành nghề, nguồn nhân lực luôn là một vấn đề quan trọng, thậm chí còn là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự phát triển. Hiện nay trong ngành du lịch, trên địa bàn Tỉnh có rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành du lịch, điển hình như Khoa Du lịch - Đại học Huế, trường Cao đẳng nghề Du lịch,…Về phía Khoa Du lịch, bên cạnh việc đào tạo dựa trên khung đào tạo cố định thì nhà trường chủ trương liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành để cho sinh viên cơ hội được thực tập và trải nghiệm công việc thực tế, ví dụ Khu du lịch Bà Nà Hills hay các công ty lữ hành trên địa bàn Tỉnh. Và nguồn nhân lực từ phía nhà trường được các doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực, đặc biệt là thái độ và tư duy trong công việc. Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng thắn là nhận thức của nhiều bạn sinh viên hiện nay còn chưa cao, mục tiêu nghề nghiệp chưa rõ ràng, các bạn chưa định hướng được nghề nghiệp của mình, do đó trong học tập còn chưa chủ động và chưa tận dụng thời gian trên ghế nhà trường để trau dồi các kiến thức, kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp và xã hội cần. Cụ thể, phần lớn các bạn sinh viên chỉ đơn giản là đi làm thêm là phục vụ bán thời gian tại các nhà hàng, quán cà phê,…kiếm thêm thu nhập, rất ít bạn trực tiếp làm thêm trong những doanh nghiệp liên quan đến ngành học như lữ hành, khách sạn. Trong thời gian tới, đứng từ góc độ giảng viên, tôi mong muốn nhà trường sẽ tích cực hơn trong việc liên kết với các doanh nghiệp để triển khai các học kỳ thực tế cho sinh viên và trực tiếp chấm điểm thực tập của các bạn. Bên cạnh đó, mong muốn từ Sở Du lịch có những chương trình liên kết với các cơ sở giáo dục để cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu cho sinh viên cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở dịch vụ du lịch và lữ hành trên địa bàn tỉnh.


PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH


1. Đối tượng và quy mô khảo sát

Luận án tiến hành khảo sát đối tượng là khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng đầu và giữa năm 2016. Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện.

Do số lượng khách du lịch nội địa tương đương 2/3 tổng số khách đến tỉnh Thừa Thiên Huế hằng năm, 1/3 lượng khách còn lại thuộc khách du lịch quốc tế. Nên cơ cấu mẫu điều tra của luận án cũng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ 2/3 khách nội địa và 1/3 khách quốc tế, để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với tổng thể.

Tổng số lượng khách được phỏng vấn là 330 người, tuy nhiên, chỉ có 290 bảng khảo sát đạt chất lượng (với183 khách nội địa và 117 khách quốc tế), đảm bảo như chỉ tiêu cơ cấu đề ra ban đầu. Các khu vực điều tra du khách được lựa chọn là những địa điểm tập trung nhiều khách du lịch như: ga Huế, cầu Tràng Tiền, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An, chùa Thiên Mụ, Đại Nội, biển Lăng cô, biển Thuận An, vườn quốc gia Bạch Mã và một số văn phòng công ty du lịch, khách sạn trên địa bàn.

2. Thiết kế bảng khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên các yếu tố khung phân tích về kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có sự tham khảo cuộc điều tra nhu cầu khách du lịch thuộc Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (gọi tắt là dự án EU).

Bảng hỏi khảo sát khách du lịch được thiết kế nhằm thu thập đánh giá của khách hàng về các thông tin chuyến đi, cảm nhận của khách hàng và các khía cạnh du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, phần A của bảng khảo sát nhấn mạnh về các thông tin chuyến đi: (i) số lần khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế, (ii) mục đính chính của du khách khi đến tỉnh Thừa Thiên Huế, (iii) phương tiện du khách đến tỉnh Thừa Thiên Huế, (iv) hình thức mà du khách lựa chọn để đến Thừa Thiên Huế, (v) các địa điểm du khách sẽ đến viễng thăm tại địa phương, (vi) những hoạt động mà du khách sẽ tham gia khi đến tỉnh Thừa Thiên Huế… Bên cạnh đó là những đánh giá của du khách (dựa trên thang đo Likert 5 điểm) về các dịch vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế trên cả ba khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Phần B của bảng khảo sát là các thông tin cơ bản của du khách như: (i) giới tính, (ii) độ tuổi, (iv) nghề nghiệp và (v) thu nhập trung bình hàng tháng.


3. Kết quả thống kê cơ bản:

* Giới tính


Giới tính

Nam

Nữ


Count

Row N

%


Count

Row N

%

Phân loại khách đến Khách nội địa

Thừa Thiên Huế Khách quốc tế

82

61

45.6%

56.5%

98

47

54.4%

43.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 24


* Độ tuổi



Phân loại khách đến Thừa Th

iên Huế

Khách

nội

địa

Khách

quốc

tế

Count

Column N %

Count

Column N %

Độ tuổi

Dưới 18 tuổi

3

1.7%

0

0.0%


18 - 25 tuổi

76

42.2%

40

37.4%


26 - 30 tuổi

54

30.0%

28

26.2%


31 - 40 tuổi

22

12.2%

19

17.8%


41 - 50 tuổi

12

6.7%

5

4.7%


51 - 60 tuổi

8

4.4%

6

5.6%


Trên 60 tuổi

5

2.8%

9

8.4%


* Nghề nghiệp


Phân loại khách đến Thừa Thiên Huế

Khách

nội

địa

Khách

quốc

tế


Count

Column N

%


Count

Column N

%

Nghề nghiệp Công chức/viên chức

37

20.9%

5

4.6%

hiện tại của Doanh nhân/Buôn bán Quý khách tại nhà

25

14.1%

15

13.9%

Nghỉ hưu

16

9.0%

31

28.7%

Học sinh/Sinh viên

34

19.2%

4

3.7%

Công nhân

14

7.9%

24

22.2%

Thất nghiệp

1

0.6%

6

5.6%

Nhân viên văn phòng

42

23.7%

18

16.7%

Nông dân

8

4.5%

0

0.0%

Nội trợ

0

0.0%

1

0.9%

Khác

0

0.0%

4

3.7%


* Thu nhập trung bình hàng tháng


Thu nhập trung bình hàng tháng của Quý khách (nội địa)



Frequency


Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Dưới 3 triệu

11

3.8

6.3

6.3

3 - 5 triệu

35

12.1

19.9

26.1

5 - 7 triệu

47

16.2

26.7

52.8

7 - 10 triệu

46

15.9

26.1

79.0

10 - 15 triệu

17

5.9

9.7

88.6

15 - 20 triệu

9

3.1

5.1

93.8

Trên 20 triệu

11

3.8

6.3

100.0

Total

176

60.7

100.0


Missing Không trả lời

6

2.1



System

108

37.2



Total

114

39.3



Total

290

100.0




Thu nhập trung bình hàng tháng của Quý khách (quốc tế)



Frequency


Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Dưới 500 USD

12

4.1

12.0

12.0

Từ 500 USD đến 1000 USD

34

11.7

34.0

46.0

Từ 1000 USD đến 1500 USD

12

4.1

12.0

58.0

Từ 1500 USD đến 2000 USD

17

5.9

17.0

75.0

Từ 2000 USD đến 2500 USD

11

3.8

11.0

86.0

Từ 2500 USD đến 3000 USD

9

3.1

9.0

95.0

Trên 3000 USD

5

1.7

5.0

100.0

Total

100

34.5

100.0


Missing Không trả lời

8

2.8



System

182

62.8



Total

190

65.5



Total

290

100.0




* Số lần khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế



Đây là lần thứ mấy Quý khách đến Thừa Thiên Huế?

Lần

1

Lần

2

Lần

3

Trên

3 lần

Coun t

Row N

%


Count

Row N

%


Count

Row N %


Count

Row N

%

Phân loại

khách đến

Khách

nội địa

96

53.3%

32

17.8%

15

8.3%

37

20.6%

Thừa Thiên Huế

Khách quốc tế

92

85.2%

10

9.3%

2

1.9%

4

3.7%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023