Đặc Điểm Và Tầm Quan Trọng Của Lợi Nhuận Kinh Doanh


cân nhắc rằng xã hội đã đạt được sự phân bổ nguồn lực có hạn một cách tối ưu chưa? Bởi vì nguồn lực khan hiếm, nên xã hội sẽ phải cân nhắc lựa chọn các phương án sử dụng nguồn lực khác nhau và khi nguồn lực được phân bổ cho một mục đích sử dụng nào đó thì điều này nghĩa rằng cơ hội sử dụng nguồn lực đó cho các mục đích khác không còn nữa.

Chi phí cơ hội của một hoạt động là những lợi ích đáng lẽ có thể có nhưng đã bị bỏ qua do việc lựa chọn một hoạt động khác.

Nếu một nhà hàng tạo ra lợi nhuận là £10.000/năm, thì người chủ đã thành công. Tuy nhiên, người chủ nhà hàng đó có thể đi làm thuê ở vị trí quản lý cho một nhà hàng khác với mức lương £10.500/năm. Như vậy, người chủ nhà hàng đó đã hy sinh £500 và từ góc độ kinh tế, việc kinh doanh của chủ nhà hàng là bị “lỗ” £500, thay vì hiểu là có

£10.000/năm được hạch toán (Hình 7.10 (a) và (b)).


Hình 7 10 Chi phí cơ hội Một người tìm kiếm tối đa hóa lợi ích kinh tế của 1


Hình 7.10. Chi phí cơ hội


Một người tìm kiếm tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình có thể lựa chọn dịch chuyển từ việc tự kinh doanh sang việc đi làm thuê cho người khác như một người quản lý hưởng lương. Rõ ràng rằng lợi ích tài chính rất cần thiết để thúc đẩy một nhà sản xuất gia nhập và duy trì hoạt động kinh doanh ở ngành nào đó, ít nhất £10.500/năm như ví dụ trên. Nếu không sẵn sàng thì việc sản xuất kinh doanh sẽ không xảy ra. Nhà sản xuất sẽ không bắt đầu hoặc tiếp tục kinh doanh nhà hàng của mình.

Bất cứ điều gì được cân nhắc như là một nhân tố tài chính có tính chất khuyến khích thúc đẩy các nhà sản xuất gia nhập và ở lại trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng thì cũng cần được xem xét cẩn thận so với chi phí sản xuất, hay công nhật trả cho người lao động và các hóa đơn phải chi trả cho các nhà cung cấp. Chỉ khi nào mọi chi phí này được đáp ứng thì lúc đó mới có lợi nhuận xét trên góc nhìn kinh tế học.

Chi phí cơ hội cụ thể này được hiểu là “lợi nhuận thông thường” và bất cứ một mức lợi nhuận nào vượt mức đó có thể được hiểu là “bất thường”. Điều này cần thiết để thu hút và giữ chân các nhà sản xuất trong một ngành nào đó (Hình 7.10 (a) và (b) (c) và (d)).

Kết quả là khi các mô hình kinh tế thể hiện các chi phí và doanh thu của quá trình sản xuất như nhau thì các chi phí cơ hội được đáp ứng (hoặc đạt được lợi nhuận thông thường).

7.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh

Tiết kiệm chi phí là con đường giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đó là điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thị phần cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động. Tiết kiệm chi phí cũng cho phép doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng giá trị lợi ích cho khách hàng và thu hút khách hàng. Các biện pháp tiết kiệm chi phí được tiến hành đồng bộ trong cả quá trình sản xuất kinh doanh và đối với mọi nhân tố nguồn lực sản xuất. Tiết kiệm chi phí phải được hiểu là giảm các chi phí bất hợp lý, chi phí không cần thiết trong doanh nghiệp và gắn với mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ.


Để xác định nguyên nhân chính xác của những hạn chế trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ các nhân tố tác động đến vấn đề này. Thông thường các nhà kinh tế phân tách các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí thành hai nhóm tác động chủ quan và tác động khách quan đến tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp, từ đó có thể làm căn cứ đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí hoặc điều chỉnh phương hướng hoạt động kinh doanh phù hợp với những biến động bên ngoài doanh nghiệp.

Doanh thu và cơ cấu doanh thu tác động đến cả mức phí và tỷ suất phí.

Cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định hầu như không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí biến đổi luôn tăng/giảm khi doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Quy mô kinh doanh mở rộng kéo theo chi phí kinh doanh tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, do việc tổ chức kinh doanh và năng suất lao động tăng, dẫn đến tỷ suất phí giảm xuống.

Đối với cơ cấu doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ khác nhau sẽ có sự tác động khác nhau đối với chi phí của mỗi nghiệp vụ kinh doanh, từ đó cũng ảnh hưởng đến tỷ suất phí thay đổi.

Năng suất lao động tác động đến chi phí lao động, thực chất tăng năng suất lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống. Tăng mức doanh thu bình quân một nhân viên kinh doanh hoặc giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động là mục tiêu không những của các doanh nghiệp mà còn là đích hướng tới của các quốc gia trên thế giới trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn hẹp. Trong xu hướng hiện nay, các khách sạn luôn cố gắng đầu tư và phát triển các dịch vụ tự động và tự phục vụ như các cây bán nước tự động, đổi tiền tự động, buffet trong nhà hàng,... để tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí lao động.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như đầu tư xây dựng khách sạn, đầu tư trang bị các thiết bị tiện nghi, đầu tư hệ thống bếp nóng bếp lạnh, đầu tư hệ thống bán phòng tự động,... trong giai đoạn nhất định sẽ


làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có mức đầu tư hợp lý, đồng thời có biện pháp tăng cường khai thác để nâng cao hiệu quả của đầu tư, thì dài hạn lại có thể tiết kiệm được chi phí. Đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động, có thể tạo hình ảnh liên kết thương hiệu của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức và quản lý thuộc về vai trò của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Nhân tố này tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý của các nhà quản trị càng cao, các nhân tố sản xuất kinh doanh như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn được sử dụng càng hợp lý, từ đó ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Bên cạnh các nhân tố tác động trong phạm vi doanh nghiệp như trên, chi phí của doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, tác động một cách khách quan đến chi phí kinh doanh.

Giá cả sản phẩm dịch vụ đầu ra và giá phí đầu vào đều ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm dịch vụ có thể không ảnh hưởng đến tổng mức chi phí nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí. Giá bán sản phẩm dịch vụ tăng có thể làm tỷ suất chi phí giảm xuống. Còn giá chi phí đầu vào lại tác động đến mức chi phí, nếu giá chi phí tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên dẫn đến tỷ suất phí tăng, doanh nghiệp có thể bị vượt chi.

Tùy thuộc trình độ phát triển của xã hội mà điều kiện và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sẽ khác nhau, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ phát triển của xã hội càng cao thì chi phí kinh doanh càng thấp.

Các chính sách của chính phủ cũng có ảnh hưởng khác nhau đến chi phí kinh doanh. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, chính sách miễn bỏ visa cho một số thị trường khách du lịch quốc tế, phí làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách,... Chính sách của chính phủ tạo điều kiện phát triển du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch thì tỷ lệ thuế nhập khẩu áp dụng đối với ngành du lịch sẽ giảm xuống, khi đó mức chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm.


Ngoài ra, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố khác như: Tỷ giá trao đổi ngoại tệ, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch, tình hình thị trường thế giới và khu vực,...

7.1.6. Đánh giá tình hình chi phí kinh doanh

Việc đánh giá tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập bảng phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết: Nhóm chỉ tiêu doanh thu, nhóm chỉ tiêu chi phí và tỷ suất chi phí.

Bước 2: Phân tích chung về tình hình doanh thu, chi phí, tỷ suất phí và xác định mức độ tiết kiệm/vượt chi về chi phí.

Bước 3: Đánh giá tình hình chi phí của doanh nghiệp theo các yếu tố khoản mục phí, thời gian, theo các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp và theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4: Kết luận chung về tình hình chi phí của doanh nghiệp, chỉ rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.


Hộp 7.1

Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà


STT


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019 với 2018

+/-

%


1

Tổng doanh thu

Trđ

2.742.102

3.668.431

+926.329

133,78

Doanh thu vận chuyển

Trđ

1.419.297

1.763.141

+343.844

124,23

Tỷ trọng

%

51,76

48,06

(-3,7)


Doanh thu ăn uống

Trđ

779.867

971.457

+191.590

124,57

Tỷ trọng

%

28,44

26,48

(-1,96)


Doanh thu vui chơi giải trí

Trđ

208.399

417.148

+208.749

200,17

Tỷ trọng

%

7,6

11,37

(+3,77)


Doanh thu dịch vụ khác

Trđ

334.539

516.685

+182.146

154,45

Tỷ trọng

%

12,2

14,09

(+1,89)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.



STT


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019 với 2018

+/-

%


2

Tổng chi phí

Trđ

1.284.355

1.610.067

+325.712

125,36

Chi phí vận chuyển

Trđ

693.551

767.208

+73.657

110,62

Tỷ trọng

%

55,56

47,65

(-7,91)


Chi phí ăn uống

Trđ

385.306

531.322

+146.016

137,9

Tỷ trọng

%

30

33

(+3)


Chi phí vui chơi giải trí

Trđ

154.123

219.733

+65.610

142,57

Tỷ trọng

%

12

13,65

(+1,65)


Chi phí dịch vụ khác

Trđ

51.375

91.804

+40.429

178,69

Tỷ trọng

%

2,44

5,7

(+3,26)



3

Tỷ suất chi phí

%

46,84

43,89

(-2,95)


Tỷ suất chi phí vận chuyển

%

25,29

20,91

(-4,38)


Tỷ suất chi phí ăn uống

%

14,05

14,48

(+0,43)


Tỷ suất chi phí vui chơi giải trí

%

5,62

5,99

(+0,37)


Tỷ suất chi phí dịch vụ khác

%

1,88

2,51

(+0,63)


Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà


Theo số liệu trên cho thấy, cả tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty du lịch năm 2019 đều tăng so với năm 2018 nhưng tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, tỷ suất chi phí của công ty năm 2019 so với năm 2018 giảm 2,95%. Như vậy, có thể đánh giá rằng tình hình sử dụng chi phí qua hai năm của công ty là khá tốt. Trong thời gian tới, công ty nên tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, chú trọng nâng cao trình độ quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả hơn.


7.2. LỢI NHUẬN KINH DOANH DU LỊCH

Lợi nhuận là thước đo quan trọng nhất cho thành công trong kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng sẽ làm tăng lợi ích của các nhóm: Khách hàng, nhân viên, nhà quản trị, các cổ đông và nhà đầu tư


(chủ sở hữu). Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà quản trị luôn đối mặt với nhiều trở ngại trong quản lý doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp: Thiếu tính sáng tạo, thiếu tập trung, giám sát thiếu chặt chẽ, mâu thuẫn giữa bộ phận kinh doanh và dịch vụ khách hàng, xác định không đúng đối tượng khách, đãi ngộ không thoả đáng,... Tại nhiều khách sạn, do có nhiều nghiệp vụ kinh doanh nên vai trò quản lý lợi nhuận thuộc về nhiều nhà quản trị khác nhau. Các bộ phận dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung có thể được hạch toán độc lập. Việc quản lý doanh thu tại bộ phận lễ tân là quản lý doanh thu từ bán buồng và các dịch vụ đi kèm như giặt là, điện thoại, ăn uống tại phòng,... Vì vậy, hiểu rõ bản chất của lợi nhuận sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh.

7.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh

Theo nghĩa chung lợi nhuận là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, là phần vượt trội của giá bán sản phẩm dịch vụ với chi phí tạo ra và cung ứng sản phẩm dịch vụ đó. Thu nhập là khoản thu được dưới mọi hình thức (tiền tệ, hàng hóa hay dịch vụ) mà một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia nhận được đều đặn trong từng thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 năm). Theo đó, lợi nhuận và thu nhập khác nhau về phạm vi áp dụng, về nguồn gốc, về biểu hiện và tính chất.

Ở góc độ kinh tế học, phân biệt lợi nhuận thông thường và lợi nhuận siêu ngạch (lợi nhuận vượt mức).

Ở góc độ kinh tế chính trị, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư.

Ở góc độ tài chính, lợi nhuận được xác định dựa trên lãi gộp, chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả các hoạt động khác và thuế phải nộp.

Thực tế trong kinh doanh du lịch, lợi nhuận được xác định khá đơn giản:


L = D - F - T

Trong đó:

L: Lợi nhuận. D: Doanh thu. F: Chi phí.

T: Thuế phải nộp.


Quá trình hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch có nhiều đặc trưng gắn với nguồn hình thành lợi nhuận.

- Lợi nhuận trong kinh doanh du lịch được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong khách sạn có nguồn hình thành từ kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ bổ sung. Lợi nhuận của một công ty lữ hành có nguồn từ kinh doanh tour trọn gói, hoa hồng cho nhà cung ứng và bán các dịch vụ lẻ kèm theo. Lợi nhuận của một nhà hàng có nguồn từ sản xuất kinh doanh sản phẩm tự chế và hàng chuyển bán.

- Cơ cấu nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp khác nhau tùy theo đặc điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu lợi nhuận của khách sạn khác với cơ cấu lợi nhuận của công ty lữ hành. Tỷ trọng lợi nhuận của từng lĩnh vực kinh doanh trong tổng lợi nhuận có sự khác biệt. Thông thường, doanh nghiệp càng kinh doanh các dịch vụ thuần túy thì lợi nhuận càng lớn.

- Bản chất của lợi nhuận xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ quá trình sản xuất, do sự kết hợp các nhân tố sản xuất tạo giá trị mới tăng thêm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh sản phẩm tự chế thể hiện rất rõ đặc điểm này. Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ quá trình sản xuất nhưng do các ngành sản xuất khác tạo ra. Doanh nghiệp du lịch kinh doanh hàng chuyển bán được hưởng lợi nhuận này do kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024