Đặc Điểm Và Các Bộ Phận Cấu Thành Của Ngành Du Lịch


Các điểm hấp dẫn có thể được phân thành bốn loại chính sau:

i) Điểm hấp dẫn gắn với các đặc điểm môi trường tự nhiên (tài nguyên tự nhiên).

ii) Các tòa nhà, công trình và điểm xây dựng nhân tạo được thiết kế nhằm mục đích khác như thờ cúng, tôn giáo mà không phải để thu hút khách thăm nhưng hiện nay chúng hấp dẫn một số lượng du khách đáng kể, sử dụng chúng như các cơ sở giải trí.

iii) Các tòa nhà, công trình và điểm xây dựng nhân tạo được thiết kế để thu hút khách thăm và được xây dựng có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, ví dụ như các công viên chủ đề.

iv) Các sự kiện đặc biệt.


1.1.4. Đặc điểm và các bộ phận cấu thành của ngành du lịch

1.1.4.1. Đặc điểm của ngành du lịch

Từ cách tiếp cận kinh tế, du lịch được quan niệm là một ngành cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ cho du khách trong hành trình và tại điểm đến du lịch. Mặc dù hoạt động du lịch phát triển từ khá lâu, nhưng nhận thức và quan niệm về ngành du lịch giữa các quốc gia vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1971 đưa ra khái niệm: Ngành du lịch có thể quan niệm rộng là đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương mại để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn bộ hoặc phần lớn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhà kinh tế Leiper người Anh lại quan niệm: Ngành du lịch bao gồm tất cả các công ty, các tổ chức và các tiện nghi nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách. Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ như McIntosh, Goeldner và Ritchie quan niệm cụ thể hơn: Du lịch là ngành tổng hợp các yếu tố lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. Ở châu Á, các nhà kinh tế Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình quan niệm ngành du lịch hướng về nhu cầu mà không


hướng về cung ứng như quan niệm của các ngành sản xuất khác, do đó ngành du lịch là một ngành công nghiệp có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.

Các quan niệm về ngành du lịch trên đây tuy không thật giống nhau, nhưng có hai điểm chung: Một là, ngành du lịch là một ngành dịch vụ (hoặc ngành công nghiệp như quan niệm của một số nước) có tính tổng hợp với nhiều yếu tố, nhiều bộ phận hợp thành; hai là, ngành du lịch có mục đích phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. Chính vì tính tổng hợp của ngành du lịch nên việc xác định vị trí của nó trong phân ngành kinh tế quốc dân không rõ ràng và không thống nhất giữa các quốc gia.

Du lịch Việt Nam tuy mới thực sự phát triển trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhưng Nhà nước Việt Nam đã quy định phải "có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước" (khoản 1, Điều 5, Luật Du lịch năm 2017).

Để nhận thức rõ hơn về ngành du lịch, chúng ta cần hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

a. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp

Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn, ở, tham quan, giải trí, mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch. Để đáp ứng từng nhu cầu riêng lẻ trong nhu cầu du lịch tổng hợp nói trên, đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau cung ứng các hàng hoá và dịch vụ cho du khách. Trước hết, ngành du lịch bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp cung ứng hàng hoá và dịch vụ chủ yếu và trực tiếp cho du khách như các công ty lữ hành, đại lý du lịch, các khách sạn, đơn vị vận chuyển và bán hàng lưu niệm du lịch; đồng thời nó còn bao gồm phần cung ứng cho du khách của các tổ chức và doanh nghiệp


khác như các nhà hàng, cửa hàng thương mại, vận chuyển công cộng, ngân hàng, bưu điện, y tế... (các tổ chức và doanh nghiệp này có phần cung ứng hàng hóa, dịch vụ chủ yếu cho cư dân địa phương). Chính vì đặc điểm này làm cho sự phân biệt và nhận diện ngành du lịch một cách độc lập trong nền kinh tế quốc dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thức đầy đủ đặc điểm tổng hợp của ngành du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý ngành và quản lý doanh nghiệp.

b. Du lịch là ngành dịch vụ

Nền kinh tế quốc dân thường được phân chia làm hai khu vực: Khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ (phi sản xuất vật chất). Ngành du lịch được xếp trong khu vực thứ hai mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hữu hình (như sản phẩm ăn uống, hàng lưu niệm...) nhưng doanh thu từ bộ phận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.

c. Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh

Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế (ngành công nghiệp) lớn ở các nước phát triển trong thế kỷ XX. Đối với một số quốc gia, du lịch thường chiếm một trong ba vị trí các ngành kinh tế hàng đầu, chủ yếu của quốc gia đó. Sự phát triển nhanh (có thể là nhanh nhất) của ngành du lịch trên phạm vi toàn thế giới thể hiện thông qua sự phát triển của số lượng người đi du lịch qua các năm và sự đóng góp của du lịch trong toàn bộ nền kinh tế thế giới. Ví dụ năm 2017, lượng khách đi du lịch trên thế giới lên tới 1.323 triệu lượt (tăng khoảng 7%), thu nhập du lịch quốc tế là 8.272,3 tỷ USD và du lịch thu hút hơn 9,9% tổng số lao động toàn cầu (313.221.000 việc làm)1. Ở nước ta, du lịch cũng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây thể hiện qua Bảng 1.1.


1 Nguồn: Theo WTTC, Travel & Tourism Economic Impact 2018 World.


Bảng 1.1. Sự phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2018



2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Khách quốc tế (Nghìn người)


5.049


6.014


6.847


7.572


7.874


7.943


10.012


12.922


15.600

Khách nội địa (Nghìn người)


28.000


30.000


32.500


35.000


38.500


57.000


62.000


73.200


80.000

Thu nhập từ du lịch (Tỷ đồng)


96.000


130.000


160.000


200.000


230.000


337.830


400.000


510.900


620.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Nguồn: www.vietnamtourism.com và báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cục Du lịch


d. Du lịch là ngành kinh doanh có tính thời vụ

Mặc dù một số lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch có thể phục vụ 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm như khách sạn, ăn uống, nhưng hoạt động du lịch nói chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung, cầu và một số yếu tố ảnh hưởng khác. Đặc điểm thời vụ này làm cho chính phủ các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một cách thận trọng trong phát triển ngành cũng như các doanh nghiệp.

đ. Du lịch là "ngành công nghiệp không biên giới"

Bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới địa phương hoặc biên giới quốc gia, mặt khác xu thế toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hoá của ngành du lịch trên cả phương diện cung và cầu du lịch. Tính chất "hướng ngoại" của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của một quốc gia thông qua các dòng ngoại tệ chảy vào hay chảy ra và ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc tế của quốc gia đó.


e. Các đặc điểm khác

Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng mà mỗi quốc gia có những nhận định khác nhau về đặc điểm của ngành du lịch ngoài các đặc điểm chung đề cập ở trên. Các đặc điểm này có thể là:

- Ngành có vốn đầu tư ban đầu chủ yếu vào cơ sở hạ tầng;

- Ngành sử dụng nhiều lao động trực tiếp;

- Ngành công nghiệp không tập trung và có khả năng làm đa dạng hoá nền kinh tế khu vực;

- Ngành tập trung nhiều doanh nhiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức sở hữu khác nhau;

- Ngành thu lợi trực tiếp từ việc bảo vệ và duy trì các giá trị của môi trường tự nhiên và nhân văn;

- Ngành có tính nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, pháp lý, công nghệ, tự nhiên...

- Ngành có sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến và các ngành, các lĩnh vực có liên quan khác.

1.1.4.2. Các bộ phận cấu thành của ngành du lịch

a. Vận chuyển du lịch

Du lịch gắn với sự di chuyển không gian, do đó lĩnh vực vận chuyển là một trong các bộ phận cấu thành đầu tiên và quan trọng nhất của ngành. Đến nay, có nhiều loại phương tiện được sử dụng trong vận chuyển du lịch, nhưng trên phạm vi toàn thế giới, có hai loại phương tiện phổ biến nhất là vận chuyển bằng ô tô và vận chuyển bằng máy bay (xem bảng 1.22). Trong lịch sử phát triển du lịch, sự ra đời và phát triển của ô tô và máy bay là hai trong những dấu mốc quan trọng nhất.


2 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.


Bảng 1.2. Loại phương tiện vận chuyển du khách sử dụng ở một số quốc gia (%)



Quốc gia

Du lịch quốc tế

Du lịch nội địa

Máy bay

Ô tô

Loại khác

Máy bay

Ô tô

Loại khác

Mỹ

58

38

4

18

77

5

Nhật

99

0

1

4

57

39

Anh

51

26

23

2

80

18


Ô tô là một trong các phương tiện vận chuyển đường bộ phổ biến và đa dạng nhất, thích hợp với khoảng cách ngắn, do đó hầu hết được sử dụng trong du lịch nội địa. Chúng bao gồm nhiều chủng loại và kích cỡ của các công ty vận chuyển, công ty du lịch cung cấp dịch vụ chuyên chở hoặc cho thuê phương tiện; ngoài ra, ở nhiều nước chúng còn bao gồm cả số lượng ô tô riêng trong các hộ gia đình. Các công ty trên thường cung cấp các chương trình (tour) du lịch tham quan, giải trí bằng xe buýt một cách thường xuyên như tham quan thành phố hoặc đến các điểm hấp dẫn trong các chương trình du lịch ngắn ngày.

Vận chuyển hàng không (máy bay) thường thích hợp với quãng đường dài và được sử dụng phổ biến trong du lịch quốc tế. Bên cạnh những ưu điểm như rút ngắn thời gian vận chuyển, đến được những điểm du lịch xa, tiện lợi và thoải mái trong chuyến đi thì những vấn đề như chi phí cao, độ an toàn là những điểm đáng cân nhắc. Ở các nước phát triển, các hãng hàng không quốc gia thường là những tập đoàn hoặc công ty lớn hoạt động mang tính chất thương mại với mục tiêu tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, các hãng hàng không quốc gia chịu sự kiểm soát một phần hoặc hoàn toàn của chính phủ. Do vậy, mục tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mục tiêu xã hội hoặc chính trị của quốc gia đó. Theo Bull - nhà kinh tế Úc, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, sự phát triển của vận


chuyển hàng không (cũng như đối với các hình thức vận chuyển khác) sẽ diễn ra theo tiến trình: sở hữu nhà nước - thiết lập quy chế - xác định lại mục tiêu - nới lỏng hoặc bãi bỏ quy chế (tự do hoá hoặc tư nhân hoá) - cạnh tranh.

Vận chuyển bằng đường thuỷ trong du lịch nói chung ít quan trọng hơn so với hai hình thức trên ngoại trừ tàu biển du lịch (du thuyền) vừa là phương tiện giao thông nhưng đồng thời là một loại hình du lịch cao cấp hiện nay. Tuy nhiên, tầm quan trọng của hình thức vận chuyển này trong du lịch còn tuỳ thuộc vào vị trí và đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia; ví dụ các quốc đảo, hoặc các nước có bờ biển dài, có hệ thống sông hồ lớn thì vận chuyển du lịch bằng đường thuỷ trở thành một trong các hình thức chủ yếu.

Vận chuyển bằng đường sắt cũng là một phương tiện phổ biến ở nhiều nước và được sử dụng nhiều trong chuyên chở khách du lịch. Hầu hết các công ty đường sắt là những nhà cung cấp độc quyền trong một khu vực hoặc một quốc gia nhưng phải cạnh tranh với các loại phương tiện vận chuyển du lịch khác. Vận chuyển bằng tàu hoả ngày càng trở nên quan trọng đối với du lịch ở châu Âu, du lịch nội địa của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nói chung, vận tải đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của dân cư. Phần vận chuyển du lịch chỉ có thể tách ra được là các toa (hoặc số chỗ ngồi) được thuê bao cho các chương trình du lịch trọn gói và các chuyến tàu hoả du lịch đặc biệt được xem như là một loại hình hoặc một sản phẩm du lịch.

b. Lưu trú và ăn uống

Lĩnh vực lưu trú và ăn uống nói chung được phân hoá và đa dạng nhiều hơn so với các lĩnh vực khác trong ngành du lịch. Trước hết, các dịch vụ này phải "cạnh tranh" với việc ăn nghỉ tại nhà người thân hoặc bạn bè của du khách mà phần này chiếm khoảng 30 - 50% trong tổng số ngày lưu trú của khách du lịch (bao gồm cả khách đi công việc). Thứ hai, loại sản phẩm cung ứng rất đa dạng từ các bãi cắm trại hầu như không có


dịch vụ kèm theo đến những khách sạn sang trọng, từ các món ăn bình dân đến các loại tiệc cao cấp. Sự khác biệt của sản phẩm cung ứng còn do tính đặc thù của địa phương tạo ra. Thứ ba, các doanh nghiệp cung ứng có phạm vi rộng từ những cơ sở thuộc sở hữu nhà nước đến các hộ tư nhân và các công ty đa quốc gia mà mỗi loại hình doanh nghiệp này có mục tiêu và chính sách kinh doanh khác nhau.

Nói chung, "sản phẩm lưu trú" được cấu thành bởi ba nhóm yếu tố như trong hình 1.3.


Hình 1 3 Các bộ phận cấu thành của dịch vụ lưu trú Cạnh tranh trong lĩnh vực 1

Hình 1.3. Các bộ phận cấu thành của dịch vụ lưu trú


Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống tuỳ thuộc vào khu vực địa lý của thị trường mà một cơ sở có thể đáp ứng. Hầu hết dịch vụ lưu trú và ăn uống được cung cấp trong phạm vi thị trường nội địa và có tính địa phương. Trong trường hợp này, giới hạn cạnh tranh ở các bộ phận cấu thành của dịch vụ lưu trú sẽ tuỳ thuộc vào quy mô (kích cỡ) của thị trường và giá cả dịch vụ phải phù hợp với các điều kiện địa phương. Khi cung cấp dịch vụ lưu trú cho thị trường quốc tế thì các nhà cung ứng phải cạnh tranh với các nhà cung ứng lớn và có hiệu quả ở các nước khác, để phục vụ khách hàng có mô hình cầu rất khác nhau.

Ngày đăng: 11/07/2024