Sự Tương Tác Giữa Phát Triển Du Lịch Và Nền Kinh Tế Quốc Dân


giảm thu nhập từ du lịch, trong đó có những khoản quan trọng và đáng chú ý như: Các dịch vụ không thanh toán, dịch vụ không khai báo, các chi phí ảo, hàng hóa công cộng...

b. Các phương pháp đo lường

Đo lường thường là một vấn đề khó khăn trong phân tích sự đóng góp của du lịch vào GDP. Nếu không tính đến nền kinh tế ngầm, thì tổng giá trị đầu ra (ví dụ của ngành nông nghiệp) được xác định tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch được bán trực tiếp cho hàng nghìn hoặc hàng triệu cá nhân mà ngay chính bản thân họ cũng không thể xác định được khi nào mình là khách du lịch. Các dịch vụ và hàng hoá có thể được bán ở nhiều mức giá khác nhau và có thể được theo dõi, ghi chép lại không chính xác. Ngoài ra, mỗi quốc gia lại sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường giá trị của các chi tiêu (hoặc thu nhập) từ du lịch.

Các nhà phân tích kinh tế du lịch đã xác định một số phương pháp đo lường cơ bản và chủ yếu sau đây:

- Theo dõi trực tiếp chi tiêu của du khách: Một cách lý tưởng là theo chân tất cả du khách ở khắp mọi nơi và ghi chép các chi tiêu của họ. Kết quả ghi chép này sẽ cung cấp chính xác sự đóng góp của du lịch trong GDP từ cách tiếp cận tiêu dùng. Điều này rõ ràng không thể làm được và thậm chí cũng rất khó thực hiện khi áp dụng cho một mẫu du khách. Phương án có tính khả thi hơn là chọn mẫu một nhóm du khách và sử dụng nhật ký chi tiêu của họ để theo dõi mức chi tiêu của từng người trong nhóm, sau đó nhân kết quả mức chi tiêu bình quân thu được từ mẫu với tổng số du khách.

- Theo dõi qua doanh thu của doanh nghiệp du lịch: Cách tiếp cận này xuất phát từ việc tập hợp tất cả doanh số bán của các doanh nghiệp du lịch. Thông tin này lấy từ cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý ngành và có thể dễ dàng hơn so với việc theo dõi trực tiếp tại các điểm bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành hoặc vận chuyển du lịch tương đối chính xác, thì doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí và cả lưu trú sẽ kém


chính xác hơn bởi vì các nhà cung ứng này không thể phân biệt hoàn toàn giữa doanh số bán cho du khách với cho các đối tượng không phải là du khách. Ngoài ra, còn có các hiện tượng giấu doanh thu hoặc để ngoài sổ sách, hoá đơn trong các doanh nghiệp du lịch.

- Điều tra du khách: Điều tra chọn mẫu du khách trên các tuyến hành trình hoặc tại các điểm đến du lịch là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá vai trò của du lịch. Kết quả điều tra có thể tương đối tin cậy tuỳ thuộc vào mẫu lựa chọn, trừ trường hợp một số đối tượng điều tra không thích việc phải nhớ lại và khai báo những dự định chưa hoàn thành (điều tra tiến hành khi một du khách chưa kết thúc chuyến đi). Đối với các quốc gia điểm đến thì phương pháp điều tra tại cửa khẩu hoặc điều tra tại "cửa ngõ" của một điểm đến du lịch đều phù hợp. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để điều tra du khách quốc tế tại các cửa khẩu thông qua các dữ liệu xuất, nhập cảnh. Từ kết quả điều tra có thể dễ dàng xác định được tổng chi tiêu của khách quốc tế tại một điểm đến du lịch. Tuy nhiên, đối với khách nội địa thì phương pháp này kém chính xác hơn và kết quả cũng chỉ có tính chất ước tính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

- Điều tra hộ gia đình: Có thể ước tính mức chi tiêu du lịch tại khu vực nguồn khách bằng cách điều tra hộ gia đình, trong đó chi tiêu của hộ gia đình nói chung được tách riêng phần chi tiêu dành cho du lịch. Kết hợp với sự phân tích khoản chi phí du lịch đi công việc của các doanh nghiệp trong thủ tục hoàn thuế, những số liệu này có thể cung cấp một bức tranh hợp lý và đáng tin cậy về chi tiêu cho hoạt động du lịch của quốc gia nguồn khách.

- Điều tra qua ngân hàng: Trong những phạm vi nhất định, có thể sử dụng một số phương pháp khác có thể đo lường giá trị của du lịch. Hầu hết khách đi du lịch trong nước hoặc quốc tế hiện nay thường sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán hoặc thanh toán qua mạng các dịch vụ du lịch. Điều tra qua các ngân hàng sẽ cho các số liệu tin cậy về chi tiêu của khách du lịch. Trường hợp khác, đối với một số quốc gia có sự kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và tất cả du khách nước ngoài đến đều phải chi tiêu


bằng tiền tệ của quốc gia đó thì tổng giá trị ngoại tệ trao đổi của các cá nhân qua ngân hàng hoặc các cơ sở thu đổi ngoại tệ hợp pháp sẽ cung cấp tổng chi tiêu (ước tính) của khách du lịch quốc tế.

Trong thực tế, các nhà phân tích thường kết hợp các phương pháp trên, đồng thời còn có thể xây dựng các loại mô hình mô phỏng khác nhau. Với bất kỳ một phương pháp đo lường nào ở trên đều có thể chưa đảm bảo độ tin cậy và chính xác, vì vậy các nhà phân tích kinh tế du lịch sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để có các kết quả kiểm tra chéo.

1.2.1.4. Sự tương tác giữa phát triển du lịch và nền kinh tế quốc dân

a. Tác động của phát triển du lịch đến nền kinh tế quốc dân

Sơ đồ đơn giản hoá một nền kinh tế như trong hình 1.4 phản ánh các dòng chảy chủ yếu của hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ với những "chủ thể" cấu thành và tham gia chính là doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và hoạt động thương mại quốc tế.


Hình 1 4 Sơ đồ một nền kinh tế quốc dân đơn giản Trong hình 1 4 này các dòng 1


Hình 1.4. Sơ đồ một nền kinh tế quốc dân đơn giản


Trong hình 1.4 này các dòng tiền tệ được xác định và ký hiệu như sau:

C = Chi tiêu tiêu dùng I = Đầu tư G = Chi tiêu của chính phủ Y = Thu nhập M = Nhập khẩu T = Thuế

S = Tiết kiệm X = Xuất khẩu

Như đã biết, phần lớn vai trò (sự đóng góp) của du lịch trong nền kinh tế thông qua C và I đối với chi tiêu và đầu tư cho du lịch nội địa, X đối với du lịch quốc tế nhận khách và M đối với du lịch quốc tế gửi khách. Những chi tiêu du lịch này sẽ lưu thông khắp nền kinh tế.

Doanh thu của các doanh nghiệp du lịch được chuyển thành khoản thanh toán các nhân tố sản xuất như tiền thuê, tiền lương, lãi suất và lợi nhuận. Chúng sẽ làm tăng thu nhập (Y) và đóng thuế tiêu thụ và thuế thu nhập (T) cho chính phủ. Tác động lưu thông trở lại của những thay đổi trong sự đóng góp của du lịch sẽ được xem xét trong phần sau. Những khoản tiền bơm thêm vào hoặc rò rỉ trực tiếp khác cũng xảy ra thông qua du lịch. Chính phủ có thể khuyến khích phát triển ngành du lịch thông qua tài trợ và cho vay hoặc thực hiện đầu tư vốn cố định vào cơ sở hạ tầng (G). Nếu nhu cầu vốn cần thiết của các doanh nghiệp được thoả mãn từ thị trường vốn thì có sự tăng trực tiếp của I. Công dân đi du lịch nước ngoài đem thu nhập ra khỏi nền kinh tế tương đương sự nhập khẩu (M), nhưng phương pháp tạo lập ngân quỹ cho các chuyến đi cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế: Các du khách dự định chuyến đi dài ngày và chi phí cao có thể để dành tiền cho chuyến đi trong một thời gian trước đó hoặc bằng cách vay tín dụng và trả nợ sau. Trong thời kỳ ngắn hạn, điều này có thể làm tăng tiết kiệm (S) và giảm tiêu dùng các khoản khác.

Các hãng hàng không và công ty lữ hành cũng có ảnh hưởng đến thị trường vốn trong thời kỳ ngắn hạn bằng cách tương tự. Do nhận tiền đặt trước cho nhiều loại vé và chương trình du lịch trọn gói, nhưng lại trì hoãn việc thanh toán cho các nhà cung ứng "càng lâu càng tốt" nên họ có thể tối đa hoá khoản tiền nhàn rỗi để sử dụng trong các thị trường vốn ngắn và trung hạn.


Khi du lịch phát triển, các tác động của nó sẽ làm thay đổi trong các dòng chảy hàng hoá, tiền tệ khác nhau trong nền kinh tế tuỳ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và những biến đổi về loại hình du lịch. Một số tác động này sẽ được xem xét trong phần 1.2.2.

b. Tác động của lạm phát đến sự phát triển du lịch

Trong một nền kinh tế đang tăng trưởng, vai trò của du lịch có thể bị thay đổi do tác động của lạm phát (ngoài các nhân tố đã được đề cập trong mục 1.2.1.2). Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, lạm phát làm cho giá cả tăng nhưng sẽ kích thích sản xuất phần lớn các loại hàng hoá, một phần để đảm bảo thu hồi các nhân tố đầu vào càng sớm càng tốt trước khi giá của các nhân tố này tăng lên, một phần khác do sự hấp dẫn của mức giá bán cao hơn đối với các đầu ra sau này. Trong khi đó, sản xuất du lịch ít khi có phản ứng giống như vậy bởi vì hầu hết các dịch vụ du lịch được sản xuất và bán ngay. Đồng thời, lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp du lịch. Dòng vốn đầu tư và sự sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp có thể bị giảm sút. Ngoài ra, nếu tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, thì phần thu nhập chủ yếu sẽ dành để mua các hàng hoá và dịch vụ cơ bản, còn phần chi tiêu du lịch sẽ tự động giảm xuống.

Lạm phát cũng làm thay đổi sự cân bằng của du lịch nội địa và quốc tế. Nếu giá cả trong nước tăng lên thì các du khách có thể sẽ có khuynh hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn để thay thế, khi đó làm chuyển chi tiêu từ C sang M trong công thức xác định các yếu tố của GDP.

Cuối cùng, ngành du lịch cũng có thể tự gây ra sự lạm phát do cầu kéo đối với nền kinh tế ở điểm đến du lịch. Áp lực của cầu tăng thêm ở những nơi mà có cung không co giãn làm cho giá các dịch vụ du lịch ở đây tăng nhanh.

1.2.2. Vai trò trong thu nhập quốc dân và tạo việc làm

1.2.2.1. Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân

Thu nhập quốc dân phản ánh khối lượng giá trị thuần thu được từ các nhân tố sản xuất (như lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, năng lực


quản lý...) của nền kinh tế hay đồng thời cũng là tổng thu nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế. Thu nhập quốc dân được xác định là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi khấu trừ giá trị các tài sản sử dụng hoặc phần vốn đã tiêu dùng.

Phân tích kinh tế vĩ mô đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và sự thay đổi của thu nhập quốc dân trong một nền kinh tế. Trong đó, một số nhân tố cơ bản gồm: Các mức độ tiết kiệm và đầu tư, mô hình tiêu dùng, giá cả và lãi suất, sự mất cân bằng trong ngân sách của chính phủ và mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên (bao gồm cả lao động). Vì hoạt động du lịch liên quan đến hầu hết các lĩnh vực này nên nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân, đặc biệt ở các quốc gia có du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tầm quan trọng đối với một nền kinh tế không chỉ ở quy mô của thu nhập quốc dân và mức bình quân đầu người, mà còn ở cấu thành và sự phân phối thu nhập quốc dân như được minh họa trong hình 1.54.


Hình 1 5 Cấu thành và phân phối thu nhập quốc dân Một nền kinh tế lớn có 2

Hình 1.5. Cấu thành và phân phối thu nhập quốc dân


Một nền kinh tế lớn, có nhiều ngành sản xuất và ít tập trung theo ngành thường ít bị tổn thất hơn trong các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ so với một nền kinh tế nhỏ trên cơ sở ít ngành. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các giá trị nhận được từ phát triển du lịch.

Trong khi lý thuyết kinh tế cổ điển giả thiết rằng sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ tự hiệu chỉnh thông qua các lực lượng thị trường để phản ánh năng suất cận biên của các nhân tố sản xuất, nhưng hiện nay các nhà kinh tế lại chỉ ra rằng điều đó luôn luôn không xảy ra. Do sự không hoàn hảo của thị trường và của hệ thống xã hội, sự không cân bằng giữa các khu vực hoặc một số lý do khác, nên có thể có sự phân phối thu nhập quốc dân "một cách ổn định" không phản ánh các năng suất cận biên. Khi đó, các chính sách phát triển bao gồm cả phát triển du lịch có thể thúc đẩy sự sản sinh ra thu nhập và các mục tiêu của phân phối thu nhập quốc dân.

1.2.2.2. Sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra

Tác động trực tiếp và gián tiếp của chi tiêu du lịch tuỳ thuộc vào cách phân bổ các khoản thu từ du lịch. Các khoản thu này lại tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu và khả năng khai thác các tài nguyên của ngành du lịch. Cường độ sử dụng các nhân tố sản xuất không chỉ phụ thuộc vào năng suất sử dụng từng nhân tố mà còn tuỳ thuộc vào loại hình du lịch cung ứng. Hình 1.65 minh họa một cách đơn giản về mong muốn của ngành du lịch trong các trường hợp khác nhau.

Trục hoành trong hình 1.6 biểu diễn sự liên tục từ một nền kinh tế có tiền công thấp tương đối (so sánh với các nhân tố sản xuất khác) đến một nền kinh tế có tiền công cao tương đối. Trục tung biểu diễn các loại hình du lịch từ du lịch đi công việc hoặc văn hoá đến du lịch nghỉ dưỡng ở những nơi có ánh nắng, biển và bãi cát. Thu nhập của ngành du lịch ở các điểm đến có xu hướng được phân phối theo cường độ sử dụng các nhân tố sản xuất (với các điều kiện khác không đổi). Vì vậy, 1 USD chi


tiêu cho chuyến đi tới Morocco có thể tạo ra nhiều việc làm hơn so với chuyến đi tới London mà ở đó đồng USD có thể được sử dụng để thu hồi vốn đầu tư nhiều hơn.


Hình 1 6 Các nhân tố sản xuất trong ngành du lịch Do đó sự phân phối thu nhập 3


Hình 1.6. Các nhân tố sản xuất trong ngành du lịch


Do đó, sự phân phối thu nhập từ các nhân tố sản xuất trong du lịch không chỉ tùy thuộc vào năng suất cận biên hoặc hiệu quả sử dụng mỗi nhân tố mà còn tùy thuộc vào loại hình du lịch. Ở các nước kém phát triển dựa trên cơ sở loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thường làm tăng thêm nhiều việc làm mặc dù với tiền công không cao, nhưng mức lương này làm tăng trực tiếp C. Trong nền kinh tế có tiền công cao hơn, sự phát triển du lịch có thể đồng nghĩa với yêu cầu về đất đai và nhu cầu đầu tư cố định như các hệ thống giao thông hiện đại, xây dựng khu nghỉ dưỡng và công nhận các công viên quốc gia. Điều đó gắn chặt với thu nhập từ các đầu tư tài chính (I) (bao gồm cả sở hữu đất đai), sau đó ảnh hưởng của du lịch đối với nền kinh tế tuỳ thuộc vào ai là người cung cấp vốn và người đó làm gì với khoản thu nhập từ lãi suất.

Cũng như các ngành khác, trong du lịch, tỷ lệ vốn - lao động đang thay đổi phản ánh việc sử dụng công nghệ ngày một tăng và do cầu phát triển nên các chi phí đất đai tăng lên vì khả năng cung bị cố định. Tuy nhiên, quá trình thay thế lao động trong du lịch diễn ra chậm hơn so với

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí