Kinh tế du lịch Phần 1 - 2


Chương 7. CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH DU LỊCH

237

7.1. Chi phí kinh doanh du lịch

237

7.1.1. Đặc điểm và cơ cấu chi phí

237

7.1.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh

243

7.1.3. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn

244

7.1.4. Chi phí cơ hội

262

7.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh

264

7.1.6. Đánh giá tình hình chi phí kinh doanh

267

7.2. Lợi nhuận kinh doanh du lịch

268

7.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh

269

7.2.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh

271

7.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh

271

7.2.4. Đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh

272

7.3. Chi phí hoạt động và khả năng sinh lời

273

7.3.1. Chi phí vốn

274

7.3.2. Chi phí hoạt động

276

7.3.3. Hiệu quả kinh tế theo quy mô

287

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

291

Chương 8. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

295

8.1. Bản chất kinh tế - xã hội của hiệu quả

295

8.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả

296

8.1.2. Các loại hiệu quả

298

8.2. Đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch

299

8.2.1. Đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch

299

8.2.2. Đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

311

8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch

324

8.3.1. Các nhân tố vĩ mô

324

8.3.2. Các nhân tố vi mô

325

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

326

Tài liệu tham khảo

329

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN


1. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN

Theo Quyết định 68/QĐ-ĐHTM ngày 10/02/2017 về việc Ban hành bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Quyết định 1566/QĐ-ĐHTM ngày 25/12/2019 về việc Hoàn thiện chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, học phần Kinh tế du lịch được xác định là học phần thuộc khối kiến thức ngành và khối kiến thức bổ trợ của các hệ, hình thức đào tạo và bậc đào tạo đại học của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và một số ngành, chuyên ngành khác. Kinh tế du lịch là môn khoa học kinh tế ngành và doanh nghiệp với những nguyên lý của kinh tế học vĩ mô và vi mô được vận dụng trong ngành du lịch của quốc gia. Mục tiêu của Kinh tế du lịch cũng nhằm giải quyết bài toán mất cân đối giữa nhu cầu du lịch trong xã hội ngày càng tăng với nguồn lực phát triển du lịch ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, Kinh tế du lịch cung cấp một bộ phận kiến thức cần thiết trong chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ, một bộ phận kiến thức không thể thiếu đối với cán bộ quản lý ngành du lịch ở trung ương và các địa phương, cũng như đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn, Kinh tế du lịch trang bị một bộ phận kiến thức ngành cần thiết để tạo cho sinh viên nhận thức được một bức tranh tổng thể và tương đối hoàn chỉnh về du lịch và ngành du lịch của một quốc gia. Vì vậy, Kinh tế du lịch là học phần kiến thức ngành bắt buộc được giảng dạy cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn. Đồng thời học phần cũng rất cần thiết trong các chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành có đào tạo về du lịch.


Ngoài Kinh tế học tạo nền kiến thức căn bản cho học phần này, Kinh tế du lịch còn có mối liên hệ mật thiết về kiến thức với các học phần khác như: Tổng quan du lịch, Tổng quan khách sạn, Nguyên lý quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng, Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư, Các phương pháp toán kinh tế, Kinh tế lượng,... Trong đó, Kinh tế du lịch thường được giảng dạy và học tập sau các học phần nói trên.

Nhiệm vụ của học phần:

- Về tư duy: Tăng cường phương pháp tư duy năng động, sáng tạo và hiệu quả của người học theo cách tiếp cận những kiến thức căn bản về các vấn đề kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch và trong ngành du lịch.

- Về kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức ngành cốt lõi của ngành kinh tế du lịch, giúp người học vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề quản lý phát sinh trong quá trình kinh doanh du lịch. Người học nắm được các kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về quản trị khách sạn và quản trị du lịch. Sau khi học xong học phần, sinh viên có kiến thức khái quát về kinh tế du lịch; thị trường du lịch; cán cân thanh toán trong du lịch; công ty đa quốc gia trong du lịch; đầu tư trong du lịch; chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch; lao động và vốn kinh doanh du lịch và hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch.

- Về kỹ năng: Giúp người học có năng lực cơ bản trong phân tích, hoạch định chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về phát triển du lịch; phân tích, lập dự án, chương trình phát triển hệ thống phân phối và kết cấu hạ tầng du lịch; phân tích hoạt động kinh tế trong ngành và doanh nghiệp du lịch. Qua đó, người học có năng lực vận dụng tổng hợp và sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết bài toán thực tiễn ở nước ta đặt ra trong điều kiện hội nhập.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN

Kinh tế du lịch là học phần thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng, các mối quan hệ và các phạm trù


kinh tế cơ bản nhất liên quan đến sự hình thành và phát triển của ngành và doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó có thể hiểu rõ bản chất và rút ra được các quy luật hoặc tính quy luật vận động của các hiện tượng và các quan hệ kinh tế trong phạm vi ngành và phạm vi doanh nghiệp. Sự vận hành của ngành du lịch bao gồm hoạt động của khách du lịch, hoạt động của người cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch, hoạt động của các cơ quan quản lý du lịch và hoạt động của cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch. Những hoạt động này không mang tính riêng lẻ mà có tính xã hội phổ biến trên hai phương diện cung và cầu về du lịch trong điều kiện tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và trong mối quan hệ với khu vực và toàn cầu hóa về du lịch.

Kinh tế du lịch còn nghiên cứu ngành du lịch với tính chất của một hệ thống mở. Hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệ thống với các yếu tố môi trường. Sự phát triển của hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế phải dựa trên cơ sở sự phát triển của các phần tử trong hệ thống. Ngược lại, sự phát triển của mỗi yếu tố cấu thành phải tuân theo sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống. Học phần sẽ giúp chỉ ra bản chất của các mối liên hệ này.

Ngoài ra, học phần còn gợi mở sự liên hệ hoặc vận dụng các khái niệm, các phạm trù, các mối quan hệ kinh tế cơ bản đó trong thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam. Đây là vấn đề rất cần thiết và quan trọng vì nhận thức đúng đắn các vấn đề lý luận căn bản về kinh tế du lịch và biết vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tế sẽ giúp cho ngành du lịch Việt Nam có thể hội nhập ngày càng sâu hơn với khu vực và thế giới trong quá trình phát triển.

Với các kiến thức kinh tế học được vận dụng và phát triển trong lĩnh vực du lịch nên nội dung của học phần khá phong phú. Tuy nhiên, những nội dung được đề cập trong giáo trình này trước hết dựa trên cơ sở


đề cương học phần đã được bộ môn, hội đồng khoa và nhà trường thông qua. Ngoài ra, những người biên soạn đã bổ sung thêm những vấn đề có tính phổ biến trên thế giới (đặc biệt ở các quốc gia có ngành du lịch phát triển) nhưng ít hoặc chưa được đề cập ở Việt Nam. Do đó, giáo trình được biên soạn với kết cấu thành 8 chương tương ứng với thời lượng dành cho học phần theo quy định, bao gồm:

Chương 1: Khái quát về ngành du lịch.

Chương 2: Thị trường du lịch, giới thiệu những yếu tố cơ bản và đặc trưng của thị trường du lịch, các yếu tố cấu thành thị trường và nội dung cân bằng thị trường du lịch.

Chương 3: Cán cân thanh toán trong du lịch, nghiên cứu sự tham gia của du lịch và tác động của du lịch đến cán cân thanh toán.

Chương 4: Công ty đa quốc gia trong du lịch, đề cập những vấn đề chung và cụ thể về kinh doanh đa quốc gia và công ty đa quốc gia trong du lịch cùng với tác động của nó đến nền kinh tế.

Chương 5: Đầu tư du lịch, giới thiệu một số vấn đề về đầu tư trong du lịch, bao gồm các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư du lịch.

Chương 6: Lao động và vốn kinh doanh du lịch, khái quát về lao động và vốn kinh doanh du lịch. Trong đó, nội dung tập trung vào các vấn đề như đặc điểm lao động, cung

- cầu lao động, năng suất lao động và tiền lương cho người lao động và các vấn đề về vốn như đặc điểm và nhu cầu vốn kinh doanh du lịch.

Chương 7: Chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch, trình bày những vấn đề cơ bản về chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch, mối quan hệ giữa chi phí và khả năng sinh lời trong kinh doanh du lịch.


Chương 8: Hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, gồm những vấn đề cơ bản có liên quan đến việc đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN

Là môn khoa học kinh tế thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên học phần Kinh tế du lịch sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Đồng thời, các học phần kinh tế nói chung và Kinh tế du lịch nói riêng cũng sử dụng các phương pháp chính để nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,...

Bên cạnh đó, do du lịch được tiếp cận như một hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố cấu thành nên phương pháp tiếp cận hệ thống cũng cần thiết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu học phần này. Phương pháp đòi hỏi việc nghiên cứu đi từ các yếu tố riêng lẻ để có thể nhận thức đầy đủ, khái quát mang tính tổng thể toàn bộ hệ thống du lịch. Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu toàn bộ hệ thống một cách tổng thể để có thể xử lý các yếu tố cấu thành một cách phù hợp nhằm đảm bảo phát triển toàn bộ hệ thống cũng như từng yếu tố cấu thành trong hệ thống.

Ngoài ra, học phần còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp mô hình hóa toán kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh,... nhằm làm rõ một số nội dung cần thiết và đặc thù.


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DU LỊCH


Mục tiêu của chương:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

Hiểu rõ đặc điểm và các bộ phận cấu thành của ngành du lịch.

Đánh giá được sự đóng góp của du lịch trong GDP của một quốc gia; tác động của phát triển du lịch đến nền kinh tế quốc dân và tác động của lạm phát đến sự phát triển du lịch.

Phân tích được sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra.

Đánh giá được vai trò trực tiếp của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đối với quốc gia (hoặc địa phương) điểm đến.

Đánh giá được vai trò gián tiếp của du lịch thông qua các loại bội số và kỹ thuật phân tích đầu vào - đầu ra.

Đánh giá được vai trò của chính phủ và các chính sách của chính phủ liên quan đến du lịch.


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành của hệ thống du lịch

Từ khi xuất hiện và phát triển đến nay, khái niệm du lịch thường được tiếp cận là một hoạt động xã hội của con người với 5 đặc điểm chủ yếu:

- Sự thay đổi vị trí một cách tự nguyện;

- Đi lại hai chiều nhưng không thường xuyên (có tính chất tạm thời);

- Lưu trú và các hoạt động tại điểm đến;


- Thực hiện vào thời gian nghỉ, thời gian rảnh rỗi;

- Mục đích du lịch: Nhiều mục đích khác nhau trừ cư trú vĩnh viễn và kiếm tiền.

Khi xem xét du lịch như một hệ thống mở thì khái niệm du lịch trở nên đầy đủ và rõ ràng hơn. Cách tiếp cận du lịch như một hoạt động xã hội nói trên tạo thành hệ thống du lịch cơ bản và có thể được biểu diễn như trong hình 1.1.


Hình 1 1 Hệ thống du lịch cơ bản Khi du lịch được tiếp cận dưới góc độ 1


Hình 1.1. Hệ thống du lịch cơ bản


Khi du lịch được tiếp cận dưới góc độ kinh tế thì hệ thống du lịch có thể được biểu diễn như trong hình 1.2 sau đây:


Hình 1 2 Hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế 2


Hình 1.2. Hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế

Ngày đăng: 11/07/2024